Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh Tiểu học

pdf 18 trang binhlieuqn2 03/03/2022 6132
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hanh_vi_ung.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh Tiểu học

  1. 2. Giải pháp 2: Kiểm soát cảm xúc và không vội vàng phán xét Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Cảm xúc có tính tích cực và tiêu cực, là động lực cho mọi hành vi diễn ra. Khi không kiểm soát được cảm xúc, con người thường có phản ứng tiêu cực mà biểu hiện cơ bản nhất là đổ lỗi và phán xét người khác. Phán xét có thể bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, bằng cử chỉ, thái độ, có khi chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Phạm vi phán xét rất rộng, đa dạng về nhiều mặt như: ngoại hình, tính cách, hành động, tình cảm, tư tưởng, Thông thường, khi không kiểm soát được cảm xúc, nhất là những cảm xúc tiêu cực, con người rất dễ buông lời phán xét tiêu cực. Giáo viên giúp học sinh hiểu vì sao cần thay đổi thói quen phán xét. Khi ai đó mắc sai lầm, gặp rắc rối, có cá tính hay hình dáng đặc biệt, cái họ cần là sự giúp đỡ, cảm thông chứ không phải là phán xét, chê bai. Nỗi sợ bị phán xét tạo nên tâm lí bất an và cảm xúc lo lắng, dẫn đến những ứng xử mang tính tiêu cực. Ví dụ: Trong trích đoạn truyện “Cô bé bán diêm” (BTTHKNS lớp 4, chủ đề 6 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc) Câu chuyện kể về em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Chẳng dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố mắng, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi và hi vọng vào những ảo ảnh. Đói rét, đau buồn, em bé chết trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Ngoài giá trị nhân văn sâu sắc mà câu chuyện mang lại, câu chuyện còn mang ý nghĩa giáo dục khác. Giá như ông bố trong câu chuyện biết kiểm soát cảm xúc, không hay nóng giận và đánh mắng em; giá như em bé kiềm chế được nỗi sợ hãi để tìm giải pháp tích cực; câu chuyện đã không có cái kết đau lòng. Câu chuyện “vết thương” (BTTHKNS lớp 4, chủ đề 6 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc) cho chúng ta thấy: Khi giận dữ, chúng ta dễ có những lời nói, hành động không tốt. Nếu đó là những lời phán xét thiếu suy nghĩ, nó sẽ làm thương tổn đến tâm hồn và sẽ theo người ta đến suốt cuộc đời. Chính vì thế, trước khi phán xét điều gì, ta cần phải suy xét thật cẩn thận. Và quan trọng nhất là đừng bao giờ nói ra bất cứ điều gì trong lúc ta giận dữ, bởi đó luôn là những lời nói đầy ác ý làm tổn thương người khác. Học sinh chia sẻ theo nhóm: Bạn đã từng bị phán xét chưa? Cảm xúc của bạn khi đó như thế nào? Bạn đã làm gì khi bị phán xét? Từ đó, giúp học sinh rút ra kết luận: biết kiềm chế cảm xúc và không phán xét người khác. Vậy cần làm gì để kiềm chế cảm xúc và không phán xét người khác? 7
  2. Thứ nhất, tạo một khoảng thời gian thư giãn và thả lỏng. Thứ hai, nghĩ về những điều tích cực mà sự việc đó mang lại. Thứ ba, lựa chọn giải pháp tích cực nhất. Tuy nhiên, kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là trốn tránh cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc buồn bã, chán nản, tức giận, đôi khi cũng có tác dụng xoa dịu tâm hồn. Khi đó có thể khóc thật nhiều cho vơi bớt nỗi buồn, có thể tức giận để nhận ra điều mình không thích, biết sợ hãi để tránh những nguy hiểm và biết phân biệt để chọn ra cái tốt và xấu cho bản thân. Hãy làm lắng dịu những cảm xúc, lựa chọn giải pháp tích cực có lợi cho bản thân hơn là tìm cách loại bỏ nó. Thực tế, đã có học sinh đã tức giận vì bị bạn xô ngã, buồn vì bị bạn nói xấu, coi thường bạn học kém, Dựa vào tình huống đã xảy ra, giáo viên giúp học sinh hiểu: Khi bản thân gặp chuyện không tốt do người khác mang lại cũng không nên quá tức giận, phán xét hoặc nói xấu họ. Nếu không thể thông cảm, cũng đừng làm tổn thương, cố gắng hết sức để tránh xung đột xảy ra. Đôi khi chỉ một lời phán xét, chế giễu cũng đủ tạo nên nhiều hành vi ứng xử tiêu cực. Giáo viên tuyệt đối không được phê bình, phán xét khi các em làm chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè, các em sẽ không đủ dũng cảm để thể hiện mình, lâu dần không thể hình thành những hành vi ứng xử tích cực cho các em. Chuyên gia tâm lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”. 3. Giải pháp 3: Gần gũi, đồng cảm và ứng xử khoan dung, nhân ái Gần gũi và đồng cảm giúp cho con người thấu hiểu và hòa nhập với thực tại. Đồng cảm để hiểu cảm xúc của người trong cuộc, ứng xử tinh tế, phù hợp với từng hoàn cảnh. Từ đó, học sinh biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh và tôn trọng sự khác biệt của người khác. Giáo viên cần có sự đồng cảm, thiện chí trong giao tiếp với học sinh; thông cảm với việc bộc lộ cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ, đôi khi thiếu kiểm soát của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu lớp 1. Cách ứng xử của giáo viên trước học sinh cũng chính là giúp học sinh học bằng trải nghiệm thực tế. Giáo viên có thể thay một số bài tập tình huống trong sách bằng tình huống thực tiễn. Ví dụ: “Bạn Vũ Anh Kiệt lớp 4E bị mắc bệnh tự kỉ. Hãy hình dung cách ứng xử của các bạn trong trường với bạn Kiệt và trình bày trước lớp theo hình thức tiểu phẩm”. Học sinh cần hiểu rõ tính cách, suy nghĩ, hành động của nhân vật mình đóng vai, tìm ra điểm tốt hoặc chưa tốt của nhân vật. Chia sẻ trung thực những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm cá nhân. 8
  3. Khi đóng vai, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước như sau: - Bước 1: Tìm hiểu nội dung tiểu phẩm. - Bước 2: Phân tích tiểu phẩm: Làm việc theo nhóm, thảo luận thể hiện ý tưởng, nội dung. Phân vai, độc thoại hoặc đối thoại. - Bước 3: Các nhóm lên đóng vai. - Bước 4: Phát biểu ý kiến, cảm nhận cá nhân. Học sinh khái quát những nội dung đã học, viết bài học rút ra từ tiểu phẩm. Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai: Để lựa chọn cách ứng xử này, em đã suy nghĩ như thế nào? Cả lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử đã phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? Lưu ý: Tình huống nên mở, không cho trước phần kết. Dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. Nên khích lệ học sinh nhút nhát tham gia. Trong cuộc sống, các em có thể đồng cảm với cảnh ngộ gần gũi: Bạn đang trực nhật một mình, bác lao công trong trường, những người có hoàn cảnh khó khăn, Xa hơn là người dân sống nơi thiên tai, người bị tai nạn, từ đó hình thành ý thức, hành vi giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác. Gần gũi và đồng cảm dẫn đến biểu hiện của lòng khoan dung và nhân ái. Khi đối xử khoan dung, nhân ái, những người có lỗi lầm dễ nhận ra sai trái và có cơ hội để sửa. Ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yêu đời, tích cực làm nhiều việc tốt. Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho việc cố tình sai trái, gây tổn hại tới chuẩn mực đạo đức con người. Trong các tiết học kĩ năng sống ở tiểu học, không có tiết học dành riêng để rèn kĩ năng này. Giáo viên có thể tùy nội dung từng bài để bổ sung kiến thức và giúp học sinh rèn cách ứng xử khoan dung qua các hoạt động hàng ngày. Ví dụ 1: BTTHKNS lớp 4, chủ đề 6 “Kĩ năng kiểm soát cảm xúc”. Giáo viên cho học sinh hiểu rõ: khi kiểm soát được cảm xúc, con người dễ dàng tha thứ và từ đó hành vi ứng xử tích cực sẽ thay thế tiêu cực. Ví dụ 2: BTTHKNS lớp 5, chủ đề 2 “Kĩ năng ứng phó với căng thẳng”. Học sinh hoàn thành yêu cầu bài tập 3, tình huống 1: “Bị Tâm từ chối cho chép bài, Quân tức giận gọi Tâm là “đồ tồi” và xui các bạn không chơi với Tâm ”, giáo viên có thể hỏi thêm: “Nếu em là Tâm, em sẽ ứng xử với Quân như thế nào?” Từ đó hướng dẫn học sinh cách ứng phó với căng thẳng cho mình mà vẫn khoan dung, độ lượng và giúp bạn tiến bộ. 9
  4. Trong thực tế, học sinh gặp rất nhiều tình huống tương tự: cãi nhau do hiểu lầm, tranh trò chơi trên sân, bạn mượn sách không trả, Các em cần có cách ứng xử thích hợp hoặc giúp bạn giải quyết mang tính khoan dung, độ lượng. Do đó, không chỉ trong các hoạt động diễn ra hàng ngày trên lớp mà trong tất cả các hoạt động ngoại khóa, giờ nghỉ giải lao, lúc ăn trưa, giáo viên thường xuyên theo dõi, kịp thời giúp đỡ, khuyến khích các em thể hiện lối sống khoan dung, nhân ái. Đó cũng là một biểu hiện của hành vi ứng xử tích cực. 1.2.4. Giải pháp 4: Rèn thói quen ứng xử tích cực trong mọi tình huống Rèn thói quen ứng xử tích cực là việc làm rất cần thiết được thực hiện trong quá trình lâu dài và liên tục với vai trò quan trọng của người giáo viên. Thứ nhất, giáo viên cần duy trì và phát huy thái độ tích cực của học sinh. Học sinh tiểu học thường hay bắt chước, học theo hành động của người mà mình yêu mến, quý trọng. Các em luôn xem giáo viên là “thần tượng”, “chuẩn mực tuyệt đối”. Vì vậy ngoài việc thực hiện 3 giải pháp nêu trên, bằng những hành động, cử chỉ, lời nói cách cư xử hàng ngày, giáo viên tác động liên tục đến nhận thức, tình cảm và hành vi của mỗi học sinh. Những gì giáo viên thường xuyên làm quan trọng hơn nhiều so với những gì giáo viên nói. Muốn học sinh có hành vi ứng xử tích cực, giáo viên hãy làm như thế. Nếu những người xung quanh có thái độ không nhất quán và tiêu cực, các em cũng sẽ học theo với thái độ tương tự. Do đó, giáo viên kết hợp với gia đình học sinh để tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành thói quen ứng xử tích cực cho các em. Thứ hai, giáo viên ghi nhận, khích lệ và khen ngợi kịp thời hành vi ứng xử tích cực; nhắc nhở, điều chỉnh hành vi ứng xử chưa phù hợp của học sinh. Giáo viên nên khen ngợi đúng lúc và thiết thực ngay khi học sinh có hành vi tích cực. Khi khen học sinh, để đạt được kết quả tốt nhất, giáo viên cần: - Thể hiện cảm xúc khi khen học sinh: nhìn khích lệ, mỉm cười, gật đầu, - Sử dụng nhiều hình thức khen ngợi. Khen bằng lời kết hợp với hành vi cử chỉ có tính khích lệ, động viên: “Thật đáng ngạc nhiên!”, “Thật tuyệt!” “Đúng là một niềm vui to lớn!”, hoặc đơn giản hơn như: tốt, tốt lắm, tuyệt, Ví dụ: BTTHKNS, chủ đề 1 lớp 1 và 3: Phần thực hành học sinh đạt kết quả tốt, giáo viên khích lệ bằng lời khen: “Hôm nay cả lớp đã sắp xếp đồ dùng cá nhân rất gọn gàng. Điều đó thật tuyệt vời. Cô rất tự hào về các em!”. - Tập trung vào các việc học sinh làm tốt. Nếu có cả hành vi tốt và không tốt, giáo viên tập trung vào việc tốt, không nên trách mắng hay phản ứng ngay. 10
  5. - Không so sánh học sinh với các bạn khác. Chỉ cho học sinh thấy sự tiến bộ hoặc việc làm không tốt của mình bằng cách so sánh hành vi trước đây và hiện nay của các em. - Đặt ra các mục tiêu để học sinh tiếp tục phấn đấu. Ví dụ: Bài “Kĩ năng hợp tác” (Chủ đề 7 lớp 3; chủ đề 3 lớp 5). Giáo viên có thể nói: “Thật vui mừng khi các em đã tích cực hợp tác với các bạn. Cô sẽ ngạc nhiên và tự hào lắm nếu các em biết vận dụng kĩ năng này vào tất cả các các tiết học sau”. - Sử dụng vai trò của tập thể trong khen ngợi học sinh: khen trước lớp, khen nơi đông người, Khen ngợi giúp học sinh định hướng được hành vi đúng, sai và là động lực giúp học sinh tự tin phấn đấu. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, giáo viên phải phê bình để học sinh nhận ra hành vi ứng xử chưa phù hợp. Lưu ý luôn “khen ngợi rồi mới phê bình”. Hãy luôn dành cho học sinh những lời khen thích hợp, đúng lúc để phát huy những hành vi ứng xử tích cực ở học sinh. Thứ ba, tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa, rèn ý thức trách nhiệm. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, trải nghiệm kỹ năng sống. Qua đó rèn kỹ năng phối hợp, kỹ năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, cho các em. Rèn ý thức trách nhiệm sẽ hỗ trợ cho học sinh trong việc tiếp nhận các kĩ năng trong chương trình học kĩ năng sống như: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (lớp 1); Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (lớp 3); Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn (lớp 4); Kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng hợp tác, kiên định và từ chối, kĩ năng lập kế hoạch (lớp 5); Cần làm cho học sinh hiểu: không được đổ lỗi, viện cớ mà cần phải thừa nhận lỗi khi không hoàn thành nhiệm vụ. Để hình thành ý thức trách nhiệm, học sinh cần rèn tính kỉ luật, biết lập kế hoạch, học cách hợp tác để giải quyết công việc và cởi mở trong việc tiếp nhận phê bình. Để phát triển ý thức trách nhiệm thành thói quen tốt, học sinh cần chủ động đặt mục tiêu và chủ động thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể hoặc hướng dẫn các em tự đảm nhận, từ nhiệm vụ đơn giản đến nhiệm vụ phức tạp, khó khăn hơn như: trực nhật lớp, hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, Khi giao nhiệm vụ, giáo viên lưu ý: ngoài giao việc trực tiếp, giáo viên có thể giao việc theo cách gián tiếp để tránh gây áp lực cho học sinh và có thể kiểm tra sự tiến bộ trong việc thể hiện thái độ tích cực của mỗi cá nhân. 11
  6. Ví dụ: Để giúp các em rèn ý thức tự giác bảo vệ môi trường, giáo viên có thể thực hiện theo ba bước cơ bản sau: Bước 1: Rèn ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Liên đội, giao nhiệm vụ cụ thể: 5 phút sạch trường. Học sinh toàn trường vệ sinh trường trong 5 phút. Chia sẻ cảm xúc, nêu biện pháp rèn ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh với môi trường. Bước 2: Hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Sau một vài tuần thực hiện bước 1, giáo viên giao nhiệm vụ gián tiếp: Trong giờ ra chơi, ngoài việc tham gia các trò chơi thật vui vẻ, các em hãy quan sát và cho biết nhận xét của em về vấn đề vệ sinh trong trường. Sau giải lao, học sinh tự do chia sẻ: “Nêu nhận xét về vệ sinh sân trường và việc em đã làm (nếu có) để làm sạch sân trường”. Có thể có nhận xét sau (Giáo viên ghi nhanh nhận xét và số lượng học sinh có nhận xét đó lên bảng): - Sân trường sạch sẽ. - Còn có giấy rác do một số bạn ăn sáng không bỏ rác đúng nơi quy định. - Thấy bạn vứt vỏ kẹo ở sân, em phê bình và nhắc bạn bỏ rác vào thùng. - Có giấy ăn ở gần cổng trường. Nhóm em đã nhặt và bỏ vào thùng rác. Đề nghị: - Tự giác giữ vệ sinh trường, lớp, khu vệ sinh; - Đi vệ sinh đúng nơi quy định và nhớ xả nước; Bước 3: Không giao nhiệm vụ, nhưng chia sẻ việc các em đã tự giác làm được. Học sinh chia sẻ việc đã làm và cảm xúc khi ngôi trường thêm sạch đẹp. Giáo viên khen ngợi và khẳng định: Vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi là việc làm tích cực thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Với ba bước, giáo viên theo dõi được số lượng học sinh tích cực trong việc bảo vệ môi trường tăng hay giảm, thường xuyên hay không thường xuyên để tiếp tục hình thành thói quen tốt cho các em. Giáo viên khen ngợi những học sinh và nhóm học sinh có trách nhiệm, tự giác bảo vệ môi trường. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Những giải pháp của sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học” đã được áp dụng có hiệu quả ở các lớp của trường Tiểu học Lê Hồng Phong, năm học 2014-2015 và 2015-2016. 12
  7. Việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực là điều cần thiết, phù hợp với nhận thức của học sinh, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, giúp trẻ phát triển toàn diện, năng động, cách ứng xử nhanh nhẹn, tinh tế, phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay. Qua thực tế giảng dạy và giáo dục, chúng tôi có thể khẳng định: sáng kiến có thể áp dụng được với tất cả các lớp trong các trường Tiểu học của thành phố Ninh Bình nói riêng và các địa phương khác nói chung. Các giải pháp của sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả trong các giờ dạy kĩ năng sống và còn sử dụng trong cả quá trình giảng dạy và hoạt động ngoại khóa. V. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh tiểu học cần thực hiện ở mọi nơi mọi lúc, trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội và thực hiện càng sớm càng tốt. Giáo dục hành vi ứng xử tích cực không đồng thời đạt được kết quả như nhau ở tất cả các đối tượng. Do đó, giáo viên cần kiên trì áp dụng để tác động đến đồng thời các quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi - thói quen ứng xử, tạo cơ hội cho các em vận dụng tự nhiên và linh hoạt vào các tình huống thực trong cuộc sống. VI. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trong năm học qua, nhờ áp dụng sáng kiến, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh và thu được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: - Học sinh tích cực hơn trong mọi hoạt động, đồng thời hiệu quả giáo dục ở tất cả các môn học ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nên lớp thanh niên nhiệt tình, năng động, tích cực vươn lên trong cuộc sống. - Việc áp dụng sáng kiến sẽ giảm bớt thời gian giáo viên tự học, tự nghiên cứu và kinh phí cho việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Do đó, hiệu quả kinh tế sáng kiến mang lại rất lớn, khó có thể tính toán. Một số hiệu quả cụ thể của sáng kiến: 1. Khắc phục được một số hạn chế, bất cập của nội dung, chương trình và tài liệu kĩ năng sống cấp tiểu học Việc giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh đã được thực hiện song song giữa lí thuyết và thực hành tác động được đến tất cả quá trình nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi - thói quen ứng xử. Giáo viên kiểm soát được hành vi của học sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho phù hợp. 13
  8. Phạm vi của nội dung giáo dục mang tính thực tiễn cao do sử dụng tình huống xảy ra hàng ngày, do đó phát huy triệt để kĩ năng đã học của học sinh. Việc giáo dục hành vi ứng xử tích cực diễn ra thường xuyên, liên tục nên thuận lợi cho việc hình thành thói quen ứng xử tích cực cho học sinh. Phát huy được tư duy sáng tạo của giáo viên. Học sinh nhận thấy việc rèn thói quen ứng xử tích cực là thiết thực nên chủ động trong mọi hoạt động. 2. Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi Những năm học vừa qua, học sinh đã tham gia khá nhiều cuộc thi: Thi giải toán qua mạng internet, thi giải toán bằng tiếng Anh, Thi Tiếng Anh, cuộc thi “ Em nói giỏi Tiếng Anh”, số lượng và chất lượng các cuộc thi tăng lên rõ rệt. Tổng hợp kết quả như sau: SỐ LƯỢNG HỌC SINH ĐẠT GIẢI NĂM GHI CHÚ HỌC CẤP THÀNH PHỐ CẤP TỈNH Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 1 HS đạt Huy chương 2013-2014 6 8 8 11 0 6 4 5 Đồng cấp Quốc gia 1 HS đạt Huy chương 2014-2015 4 3 6 18 Vàng cấp Quốc gia 9 HS dự thi, 1 HS đạt 2015-2016 17 37 31 23 11 14 16 23 Huy chương Đồng 3. Hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh + Học sinh hiểu biết về các chuẩn mực hành vi đối với bản thân, có hành vi ứng xử tích cực; mạnh dạn, tự tin, ý thức tự quản tốt hơn. + Tăng thêm tình cảm yêu trường mến lớp, hứng thú học tập, tích cực thi đua thực hiện tốt các hoạt động của trường, lớp. + Học sinh có tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện, phát huy được năng lực cá nhân. + Chấp hành tốt nề nếp học tập, nội quy trường lớp, giảm đáng kể số học sinh vi phạm nội quy, quy định của trường. + Tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ, đóng góp làm từ thiện. 14
  9. + Học sinh có ý thức xây dựng môi trường học tập thân thiện, bảo vệ môi trường sống, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng cá nhân, tài sản của lớp, của trường. Trên đây là sáng kiến mà chúng tôi đã áp dụng khi thực hiện công tác giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh trường tiểu học Lê Hồng Phong và đã mang lại những kết quả thiết thực. Với những kết quả đạt được, chúng tôi hy vọng có thể áp dụng kinh nghiệm này với tất cả giáo viên, ở bất cứ lớp nào cấp Tiểu học để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các thầy cô và đồng nghiệp để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Bình, ngày 28 tháng 4 năm 2016 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ĐỒNG TÁC GIẢ Hoàng Thị Thu Trần Thị Kiều Phương Lương Thị Oanh Đỗ Thị Như Thanh TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG - THÀNH PHỐ NINH BÌNH Xác nhận PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NINH BÌNH 15
  10. PHẦN PHỤ LỤC 1. Truyện kể: Cái bình nứt Một người gùi nước ở Ấn Độ, có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu của một sợi dây và rồi được đeo lên vai anh ta để mang về nhà. Một trong hai cái bình thì còn rất tốt và không bị chút rò rỉ nào cả. Cái còn lại bị nứt một chút nên nước bị vơi trên đường về nhà, chỉ còn lại có hai phần ba. Hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ. Một ngày nọ, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: - Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua. - Sao lại phải xin lỗi? Mà ngươi xin lỗi về chuyện gì? - Anh ta hỏi lại cái bình. - Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi - Cái bình nứt đáp. Với lòng trắc ẩn của mình, người gùi nước rất thông cảm với cái bình nứt, ông ta nói: "Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Chiếc bình luôn mặc cảm với vết nứt của mình Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước. Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết rất rõ về vết nứt của ngươi, và ta đã lấy điểm yếu đó để biến nó thành điều có ích. Ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày trong khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng từ những chỗ rò rỉ của ngươi. Giờ đây, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy để trang trí nhà cửa của ta. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa duyên dáng để làm đẹp ngôi nhà của mình". (Theo ngoisao.net) 16
  11. 2. Một số hình ảnh về giáo dục hành vi ứng xử tích cực ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Ninh Bình Cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Lê hồng Phong tham gia nhận giải “Tài năng Tiếng Anh”cấp toàn quốc Hoạt động trải nghiệm: Một nhóm học sinh lớp 2C mua sắm ở siêu thị chuẩn bị cho buổi liên hoan 17
  12. Trò chơi “Kéo co” Chăm sóc cây, bảo vệ môi trường 18