Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Mô hình Vườn hoa của em Phát động phong trào“ Sân trường xanh-sạch-đẹp” mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sân trường là nơi vui chơi, học tập và rèn luyện của học sinh. Sân trường sạch hay bẩn phản ánh hoạt động giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa. Để thực hiện phong trào này, tôi đã bố trí hợp lý các thùng đựng rác tại bốn góc sân trường. Ở mỗi thùng đựng rác dán các khẩu hiệu tuyên truyền như“ Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”, “Bỏ rác vào thùng”,“ Hãy bảo vệ môi trường” .Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi. Đội Sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát tình hình thực hiện của lớp mình phụ trách. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo với Tổng phụ trách với giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm để đánh giá thi đua. Tổ chức hoạt động lao động công ích đã mang lại những bài học ý nghĩa cho học sinh. Các em thấy được ích lợi của việc lao động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, khuôn viên nhà trường luôn được giữ gìn khang trang, sạch đẹp. 3.5. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa: Trường học gắn với di sản văn hóa hát Xoan. Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là lối hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa Ngày 24/11/2011, hát Xoan chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hát 15
- xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị đạo lý của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập và đổi mới. Trường trung học cơ sở Phượng Lâu nằm tại địa bàn xã Phượng Lâu, nơi có phường Xoan An Thái - một trong bốn phường Xoan gốc của tỉnh Phú Thọ. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa Trường học gắn với di sản hát Xoan là rất cần thiết. Trong hai năm qua, nhà trường liên tục tổ chức hoạt động ngoại khóa này nhằm phát huy truyền thống dân tộc, tôn vinh giá trị của hát xoan. Đặc biệt, giáo dục học sinh lòng tự hào về di sản trên chính quê hương mình, qua đó rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc duy trì và phát triển vẻ đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc. Ngoại khóa: Trường học gắn với di sản hát Xoan năm học 2017-2018 Đặc biệt năm học 2018 - 2019, Trường Trung học cơ sở Phượng Lâu đã tổ chức hoạt động ngoại khóa: Trường học gắn với di sản hát Xoan tại đình An Thái. Đình An Thái được các bậc tiền nhân tạo dựng tại làng An Thái một ngôi làng cổ nằm trên địa bàn Kinh đô Văn Lang - trung tâm nước Văn Lang thời kỳ các Vua Hùng dựng nước. Đình An Thái là một trong 3 đình thuộc 4 phường Xoan gốc, nơi có tục lệ hát Xoan thờ Thành Hoàng làng. 16
- Ngoại khóa: Trường học gắn với di sản hát Xoan năm học 2018-2019 Hoạt động ngoại khóa tại thực địa đã mang đến cho học sinh sự hào hứng, phấn khởi, giáo dục học sinh thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa cội nguồn. Qua đó, làm giàu thêm vốn kĩ năng sống, tạo những bước đệm cần thiết, đặt nền móng vững trắc cho các em trên con đường hoàn thiện vẻ đẹp “chân, thiện, mỹ” 3. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm: Trong năm học vừa qua với việc nắm vững và rèn luyện kĩ năng sống một cách thường xuyên học sinh trường Trung học cơ sở Phượng Lâu đã có sự tiến bộ vượt bậc về đạo đức. Các em đã có ý thức rèn luyện một cách rõ rệt. Hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy đã giảm hẳn, không có hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo. Học sinh đi học đúng giờ, yêu trường mến lớp, tham gia sôi nổi các hoạt động của Liên đội. Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường đã tăng lên, 100% học sinh kí cam kết thực hiện An toàn giao thông và nói không với tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh có sự đầu tư hơn trong việc rèn kĩ năng sống cho các em, cùng các em tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Qua khảo sát thực tế tôi thấy: Kĩ năng sống của học sinh trường Trung học cơ sở Phượng Lâu đã có sự tiến bộ rõ rệt. 17
- Năm học 2016-2017 ( Khi chưa áp dụng đề tài) Học sinh có kĩ năng Học sinh có hình Học sinh kĩ năng Sĩ số tốt thành kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 217 50 23 102 47 65 30 Năm học 2018-2019 ( Khi áp dụng đề tài được gần 2 năm) Học sinh có kĩ năng Học sinh có hình Học sinh kĩ năng Sĩ số tốt thành kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 217 119 55 65 30 33 15 Qua bảng tổng hợp tôi thấy: Số học sinh có kĩ năng tốt ngày càng tăng lên( Chiếm quá nửa số học sinh toàn trường), số học sinh kĩ năng chưa tốt ngày càng giảm đi và đang bắt đầu hình thành kĩ năng mới. Đồng hành với sự tiến bộ của học sinh trong quá trình hình thành kĩ năng sống thì ý thức đạo đức của các em cũng có những thay đổi đáng khen ngợi. Năm học 2016-2017: ( Khi chưa áp dụng đề tài) Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 217 110 50,7 85 39,2 21 9,7 01 0,4 Năm học 2017-2018: ( Khi áp dụng đề tài được 1 năm) Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 217 146 67,3 60 27,6 11 5,1 00 00 18
- Bảng tổng hợp cho thấy: Hạnh kiểm tốt của học sinh năm học 2017 - 2018 tăng 36 em, hạnh kiểm trung bình giảm 10 em so với năm 2016 - 2017. Đặc biệt, sau 1 năm áp dụng đề tài không còn học sinh có hạnh kiểm yếu. Bên cạnh đó, khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cá nhân tôi nhận thấy, các em đội viên ngày càng hào hứng và thích thú với hoạt động này. Số lượng học sinh tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày càng gia tăng. Số HS tham gia các Số HS thực hiện tôt Tổng số học sinh hoạt động ngoài giờ các hoạt động ngoài Năm học tham gia khảo sát lên lớp giờ lên lớp SL % SL % SL % 2016 - 2017 217 100 180 83 160 73,7 2017 - 2018 217 100 190 87,6 195 89,9 2018 - 2019 217 100 217 100 213 98 Cùng với sự gia tăng về số lượng thì chất lượng của hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng có sự chuyển biến tích cực: Nền nếp sinh hoạt giữa giờ được duy trì tốt và hoạt động có hiệu quả, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng kể Như vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và ngược lại việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã thúc đẩy và làm mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 19
- III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy sáng kiến này có những ưu điểm sau: Không tốn kém về kinh phí, dễ dàng thực hiện, có thể ứng dụng được rộng rãi đối với tất cả các Liên đội trong thành phố. Những bài học kinh nghiệm của bản thân: Xác định rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bản thân cần linh hoạt, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Những ý kiến đề xuất: Đối với chính quyền địa phương: Đề nghị tập trung đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, gắn kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với lãnh đạo nhà trường: Cần coi trọng công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, coi đây là động lực chính để nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với phụ huynh học sinh: Đầu tư giáo dục kỹ năng sống cho con là sự đầu tư đúng đắn, tôi tin rằng giá trị nhận về sẽ xứng đáng với công sức của các phụ huynh bỏ ra. Trên đây là kinh nghiệm của tôi về “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phượng Lâu, ngày 26 tháng 3 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT Bùi Tuấn Sơn 20
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Stt Tên tác giả Tên tác phẩm Nhà xuất Năm xuất bản bản 1 Nguyễn Khánh Hà Rèn kĩ năng sống Đại học sư 2014 phạm Giáo dục kĩ năng sống 2 Nhiều tác giả trong hoạt động ngoài Giáo dục 2010 giờ lên lớp 21
- MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 Thực trạng của vấn đề 3 2 Các biện pháp để giải quyết vấn đề 5 2.1 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua buổi sinh hoạt 5 dưới cờ đầu tuần 2.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động 7 xã hội, đền ơn đáp nghĩa. 2.3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các 11 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và hoạt động trải nghiệm. 2.4 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt 14 động lao động công ích: 2.5 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động 15 ngoại khóa: Trường học gắn với di sản văn hóa hát Xoan. 3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 1 Kết luận 20 2 Những ý kiến đề xuất 20 22
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ TRƯỜNG THCS PHƯỢNG LÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Người thực hiện: Bùi Tuấn Sơn Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách SKKN thuộc lĩnh vực: Đội TNTP Năm học: 2018 - 2019 23