Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường Mầm non

doc 28 trang binhlieuqn2 07/03/2022 21242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_4_5_tuoi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN - Giáo viên kết hợp lồng ghép, cho trẻ quan sát tranh ảnh về bảo vệ môi trường: vào giờ học: Ảnh: Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh về ý thức bảo vệ môi trường - Âm nhạc: Dạy trẻ hát muá về những bài hát có nội dung về môi trường như: Em yêu cây xanh, hoa trong vườn 15
  2. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN Ảnh : Trẻ hát các bài hát về môi trường - Môi trường xung quanh: Cho trẻ nhận biết về thế giới môi trường xung quanh trẻ như: Quan sát cây cối, sự biến đổi của khí hậu, các loài động thực vật quý hiếm sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường. Ảnh: Trẻ quan sát rau 16
  3. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN - Toán: Thông qua chủ điểm thế giới thực vật dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 bằng cách cho trẻ trồng các cây xanh do cô tự làm * Hoạt động lao động - Giáo viên giáo dục ý thức môi trường cho trẻ qua lao động tự phục vụ, cụ thể một số hoạt động phục vụ cho cá nhân trẻ như đi vệ sinh cá nhân, cất đồ dùng gọn gàng, ăn hết suất, - Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo vệ môi trường học, chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên cũng như các hành động tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt. - Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự hào và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp (trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi ở trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở sân trường.) - Xử lý các tình huống thực: Giáo viên tận dụng các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống của trẻ để giáo dục bảo vệ môi trường như xử lý giấy vụn sau khi hoạt động tạo hình, khi thấy cây bị héo, khi trên bề mặt đồ dùng có bụi khi còn thức ăn thừa. - Xử lý tình huống giả định: Giáo viên đưa ra các tình huống giả định và trẻ đưa ra các phương án giải quyết như: “Cháu sẽ làm gì khi thấy nước chảy tràn ra ngoài? khi cháu muốn vứt vỏ mà không thấy có thùng rác”. - Tận dụng tình huống có sẵn: Lựa chon các đối tượng hay các địa điểm có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để tổ chức cho trẻ tham quan, quan sát, đàm thoại, khám phá và phát hiện về các vấn đề liên quan đến môi trường, từ đó hướng dẫn trẻ tìm ra các cách giải quyết tích cực. VD: Giáo viên có thể cho trẻ quan sát và nhận xét xem sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Và mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch, đẹp? Hoặc cô và các con cùng tham gia làm thí nghiệm rác thải gây ô nhiễm nước như thế nào? - Hay giáo viên có thể cho trẻ quan sát, đàm thoại về chất thải của các phương tiện giao thông như: Xe máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường? Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao ý thức giúp trẻ biết bảo vệ môi trường thì đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ nhận thức được đúng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường 17
  4. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN Hình ảnh: Trẻ thu gom rác - Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đã qua sử dụng, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động * Hoạt động chăm sóc - Giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào đĩa, biết lau tay và rửa tay khi tay bẩn. Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn bàn ghế cùng các bạn. Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí, trẻ được vui vẻ và thoải mái như : Cô thường xuyên nhắc trẻ phải biếtgiữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào đĩa. Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn bàn ghế cùng các bạn, kê bàn ngay ngắn. Biết rửa tay bằng xà phòng theo quy trình khi tay bẩn (cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện). - Trong khi ăn cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ lau miệng, uống nước và xúc miệng nước muối, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi rửa tay. Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định. 18
  5. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN Hình ảnh: Trẻ xúc cơm gọn gàng không rơi vãi, ăn hết xuất * Hoạt động đi dạo đi thăm: Trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ. Cô cho trẻ được đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác, khu vực quanh trường , uỷ ban nhân dân (UBND) xã Yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở tại nơi đó và tìm ra cách khắc phục bảo vệ môi trường. Cô cho trẻ quan sát hoạt động lao động của người lớn đang trồng và chăm sóc cây cối, con vật, làm sạch môi trường xung quanh * Hoạt động lao động (ngoại khoá) : - Cô hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối bện con vật, bện kèn, lá mít làm nghé ọ, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng mẹ Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi để xếp hoa, quả. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo. Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần cô cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như : - Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường (nhặt giấy vun, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác). - Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp. - Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định Qua đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường. 19
  6. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN Hình ảnh: Trẻ làm nghé ọ từ lá cây - Ngoài ra, giáo viên yêu cầu lợi dụng các tình huống có thật trong thực tế để tuyên truyền, giáo dục trẻ như: + Giờ dạo chơi: Bạn A biết nhặt vỏ hộp sữa ở sân trường bỏ vào thùng rác. + Trong giờ tạo hình: Bạn biết nhặt giấy vụn rơi xuống lớp vứt vào thùng rác đúng quy định. + Giờ hoạt động góc: Bạn C tự lấy giẻ lau các đồ dùng, đồ chơi có bụi bẩn. + Trong khi ăn: Nhiều bạn ăn hết suất, không để cơm rơi vãi, không nói chuyện riêng trong giờ ăn Một trong những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất thích được cô khen ngợi, nêu việc lấy hành động của mình, của bạn để làm gương cho bạn khác sẽ làm cho trẻ phấn khích hơn, nhớ lâu hơn. - Tổ chức cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh nơi trẻ sống, các cơ sở sản xuất, nguồn nước, trang trại, vườn cây nhằm làm phong phú thêm kinh nghiệm của trẻ về môi trường và hình thành ở trẻ thái độ đối với môi trường 20
  7. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN Hình ảnh: Trẻ đi tham quan dã ngoại * Hoạt động nêu gương: Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ GDBVMT cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn Qua những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô * Hoạt động lễ hội : Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ ,giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiêu hình thức như theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời hay thăm quan. Ví dụ ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán cô phát động phong trào “Tết trồng cây”, cô cùng trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng và cùng tổ chức tưới và chăm sóc cây. Ngoài ra cô giáo vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ: Giờ ngủ dậy, giờ chơi tự do, thậm chí cả những lúc trẻ làm vệ sinh cá nhân cũng cần hướng dẫn trẻ. * Hoạt động quan sát: Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường bằng các giác quan khác nhau, giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi trường và các hoạt động của con người trong môi trường , có thể tổ chức các hoạt động quan sát sau: 21
  8. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN - Tổ chức cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã hội gần gũi đối với trẻ như: quan sát môi trường lớp học, khu vực trường mầm non, quan sát nguồn nước, bụi khói trong không khí - Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, động thực vật và điều kiện sống của các con vật nuôi, cây trồng. - Quan sát các hiện tượng lao động bảo vệ môi trường của người lớn như trồng cây và chăm sóc cây, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh làm sạch môi trường xung quanh. Ảnh: Trẻ quan sát cây cảnh * Thí nghiệm và thực nghiệm nhỏ: - Giáo viên lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo húng tú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra. VD: Chúng ta biết được những cây gì xung quanh chúng ta? + Tại sao phải trồng cây? + Trồng cây trong lớp ( sân trường) để làm gì? + Muốn cây xanh tươi tốt chúng ta phải làm gì? => Với những câu hỏi đó cô cho trẻ chao đổi với nhau những gì mà trẻ biết. động viên trẻ thể hiện những kinh nghiệm của bản thân. Có thể buổi trò truyện sẽ được tiếp diễn vào ngày hôm sau để tiếp tục giải quyết những câu hỏi được đặt ra, trẻ có thể nói thêm, kể thêm về các đối tượng . Kích thích nhiều trẻ hỏi về những chi tiết nào mà trẻ thấy hứng thú.Luôn tạo sự hưng phấn để trẻ tìm hiểu sâu về các đối tường của môi trường thiên nhiên. 22
  9. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN + Đối với con vật nuôi cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật, cây, hoa, lá Cho trẻ xem về quá trình phát triển, thay đổi của đối tượng: Hạt -> nảy mầm -> Cây có chồi -> lá non -> lá xanh thẫm, to hơn , sau đó trẻ được xem cả quá trình chăm sóc cây trồng. - Cô cho trẻ quan sát và tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như thí nghiệm về cây trồng cần nước và ánh sáng, thí nghiệm lọc nước và ô nhiễm nước bằng rác, không khí bị ô nhiễm do bụi, khói. Hiện tượng nước bốc hơi; hình dạng khác nhau của nước; các lớp chất lỏng; nước có màu gì? Chất gì hòa tan trong nước; nước biển đi đâu? Tùy theo điều kiện tôi chon những thí nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ : Điều gì sẽ sảy ra nếu không có nước? Phải làm những công việc gì để bảo vệ nguồn nước? Chúng ta làm gì để góp phần tiết kiệm nước? Cho trẻ xem trên máy chiếu những vùng miền thiếu nước, đất đai thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. * Vào các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non: + Đón trẻ - chơi tự chọn - Trò chuyện sáng - Dạo chơi - Vệ sinh - Hoạt động góc - Giờ ăn - Hoạt động chiều - Lao động, chăm sóc vườn rau - Nêu gương, trả trẻ. 3. 5. Biện pháp 5 : Tăng cường cơ sở vật chất: * Để phục vụ cho việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm non đạt được hiệu quả nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: - Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú: + Trồng nhiều loại cây khác nhau: Cây ăn quả, cây bóng mát, cây rau, hoa Hình ảnh: Trẻ trồng cây, lau lá cây + Có khu nuôi một số con vật để trẻ quan sát, chăm sóc con vật. - Tiết kiệm trong tiêu dùng: 23
  10. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN + Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền (lớp xe cũ, dây thừng, tấm ván, gạch). + Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng. + Có bể chứa nước, có van khoá vòi. + Có nội quy sử dụng tiết kiệm điện nước. - Vệ sinh trường lớp ngăn lắp: + Đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện. Thùng rác phải có nắp đậy, rác được đổ vào thùng đựng phải được rửa sạch hàng ngày. + Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông cống rãnh. + Mở cửa thông thoáng lớp học. + Vệ sinh lớp học, trường theo định kỳ. - Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ: + Có nước sạch, có đầy đủ phòng học cho trẻ vui chơi học tập. + Có nhà vệ sinh cho trẻ trai, trẻ gái. - Thu hút trẻ tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp học. + Tổ chức cho trẻ tham gia lao động thu gom rác ở sân trường, tưới cây. + Trẻ tham gia phân loại rác. * Trong nhóm, lớp cần phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có góc thiên nhiên để trẻ gieo trồng cây làm thử nghiệm và chăm sóc cây. - Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc trẻ (chậu, khăn mặt, giá phơi khăn, ca, cốc, lược, bình đựng nước uống). - Đồ đùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, được sắp xếp gọn gàng, dễ lấy. - Có thùng đựng rác, có các dụng cụ để trẻ tham gia các buổi lao động: Chơi, bình tưới cây, khăn lau, xô, chậu - Có lịch vệ sinh phòng nhóm hàng ngày, hàng tuần. 3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm - Thông qua các hình thức quan sát các hành động của trẻ hoạt động thực tiễn (hoạt động lao động vừa sức với trẻ), xem tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi trường và các hành động của con người ảnh hưởng giữa giả định khác nhau, có thể xảy ra trong thực tiễn hoặc tận dụng các tình huống thực đang xảy ra, yêu cầu trẻ giải quyết để kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ở trường mầm non. - Giáo viên thường xuyên có những ghi chép, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức về bảo vệ môi trường của trẻ, qua đó thấy được những điều còn tồn tại, những việc chưa làm được để đúc rút cho bản thân những bài học kinh nghiệm qúy báu sao cho việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt được những hiệu qủa tốt nhất, thiết thực nhất. . 24
  11. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm - Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy ý thức về bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt hơn, cụ thể như sau: a. Đối với trẻ: - 100% số trẻ tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường trong trường mầm non, luôn có ý thức và mong muốn tạo nên môi trường xanh - sạch - đẹp trong tất cả các hoạt động của trẻ ở trường. b. Đối với giáo viên: - Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi ở trường, tôi đã tìm được cho mình những phương pháp và kinh nghiệm khá thành công trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, được các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và các bậc phụ huynh đánh giá cao. Điều quan trọng nhất là tôi đã thành công trong việc hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bậc học đầu tiên, góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước – những con người của thời đại mới luôn biết giữ gìn và tạo nên một hành tinh giàu đẹp hoà bình và xanh tươi. So sánh kết quả đầu năm học với cuối năm học 2017 -2018 trên trẻ: Nội dung đánh giá Đầu năm học Cuối năm học - Hiểu biết của trẻ về môi trường xanh 75% 95% - sạch - đẹp - Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường 80% 100% trong trường mầm non - Tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu 70% 100% - Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi 85% 100% - Biết yêu thương chăm sóc loài vật 80% 100% a. Đối với nhà trường : - Ban giám hiệu nhà trường đầu tư rất nhiều nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường của cô và trẻ ở tất cả các lớp, các khối trong nhà trường d. Đối với phụ huynh : - Phụ huynh đã nhận biết thấy được tầm quan trọng của việc rèn cho trẻ biết cách và có kỹ năng trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những biện pháp phù hợp kết hợp cùng cô dạy trẻ để phát huy những mặt tốt và dần khắc phục những mặt trẻ chưa đạt được. 25
  12. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN PHẦN III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong điều kiện hiện nay môi trường bị ô nhiễm, việc xây dựng và bảo vệ môi trường để tạo ra môi trường xanh- sạch – đẹp là việc làm rất cần thiết. Đòi hỏi mỗi người đều phải có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo nhằm giúp cho con người có được những hiểu biết, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường, biết cách sống tích cực với môi trường.Việc xây dựng và bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên, liên tục đã đem lại một số hiệu quả nhất định trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Môi trường thiên nhiên ở trường có xanh- sạch – đẹp sẽ là môi trường gần gũi thân thiện nhất, tạo điều kiện cho giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi, hoạt động tích cực với thế giới xung quanh, qua đó hình thành và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ lứa tuổi mầm non và được thực hiện mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức như lồng ghép vào các giờ học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, tuyên truyền, trò chơi tạo hứng thú, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà lại đạt hiệu quả cao . Mục tiêu của hoạt động này là giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch và môi trường bẩn, nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Từ đó trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, chăm sóc cây làm cho môi trường luôn xanh- sạch- đẹp. Có được kết quả đó cũng là nhờ sự kiên trì bền bỉ, tâm huyết, linh hoạt sáng tạo của chính bản thân tôi đã lựa chọn các hoạt động để lồng ghép vào giáo dục trẻ. Chúng tôi hoàn toàn tin rằng nếu được sử dụng các biện pháp một cách đồng bộ, thường xuyên chắc chắn rằng việc có ý thức bảo vệ môi trường không còn xa lạ với trẻ mà trở thành thói quen tốt cho gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy tôi đã áp dụng dạy cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, góp phần giáo dục trẻ thực hiện những việc tốt và hình thành những thói quen tuy nhỏ, nhưng từ những việc nhỏ hàng ngày sẽ làm nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này “ những chủ nhân tương lai của đất nước” 2. Ý Kiến đề xuất và kiến nghị Qua thực tế trực tiếp thực hiên SKKN của tôi. Tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân và đề xuất kiến nghị với các cấp lãnh đạo một số ý kiến : 26
  13. Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường MN a. Kinh nghiệm bản thân: - Trước hết ngay từ đầu năm cần lập kế hoạch để định hướng được các công việc cần thực hiện. - Cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về phương thức thực hiện các biện pháp hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, ở từng giai đoạn khác nhau. - Khi hướng dẫn trẻ cần phát huy tối đa tính tích cực, sự tò mò, ham hiểu biết khám phá của trẻ. - Tạo cho trẻ môi trường hoạt động có quan sát, khám phá, tìm tòi, phát hiện những biểu tượng mới lạ để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động hàng ngày để giáo dục của trẻ. b. Đề xuất kiến nghị : - Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm tìm ra biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt hiệu quả tốt nhất, tôi có một số kiến nghị như sau - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm tiếp tục tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, hội thảo, kiến tập về các chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường. - Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học hỏi, kiến tập trường bạn và tổ chức kiến tập tại trường để chị em trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp tôi đã lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu giáo, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc giúp trẻ có những hành vi, thói quen tốt, có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết liệm năng lượng Tôi xin chân thành cảm ơn ! 27