Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 5

pdf 28 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6953
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_lam_to.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 5

  1. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. Giữa 2 tiết học, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài, Trong các tiết Khoa học, Lịch sử, Địa lí, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống và đóng vai trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành cho mình đạo đức tốt, rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết cho bản thân. Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi để các em tự phân công vai diễn, khi cần thiết thì giáo viên sẽ giúp đỡ, hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. *Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Ảnh minh họa: Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn. * Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề biển đảo “ Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12” - Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ niệm Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 16 -
  2. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. ngày Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải phóng miền Nam, Học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 22/12 * Ví dụ: - Tổ chức cho các em hát văn nghệ “ Mừng Đảng, mừng Xuân” Văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân - Tổ chức cho các em tìm hiểu kiến thức lịch sử, văn hóa quê hương ở huyện Tân Trụ: Miễu Ông Bần Quỳ, Chợ ông Huyện, Đám lá tối trời, Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 17 -
  3. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. (Học sinhcùng Thầy cô viếng đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực) - Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. * Ví dụ: Làm thiệp chúc mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11; ngày Quốc tế Phụ Nữ 8-3. Hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi dân gian cho cả lớp, các em trở nên tự tin, năng động và sáng tạo. (Hoc sinh chơi trò chơi dân gian) Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 18 -
  4. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. 2.3. Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí, giáo dục toàn diện học sinh một lớp. Để làm tốt công việc đó người giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được đặc điểm tình hình lớp thật cụ thể, sâu sắc qua việc tìm hiểu về học sinh lớp mình qua nhiều kênh thông tin. Trong quá trình giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp, lên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, với giáo viên bộ môn, đi sâu đi sát lớp chủ nhiệm, để giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng. Với những học sinh có ý thức học tập,đạo đức tốt thì công việc của người giáo viên chủ nhiệm sẽ nhẹ nhàng, còn đối với những học sinh chưa ngoan, những học sinh cá biệt đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian công sức hơn cho công tác chủ nhiệm. Là một giáo viên từng làm công tác chủ nhiệm tôi giúp đỡ 2 học sinh cá biệt trong lớp như sau: 1/ Em: Nguyễn Trọng Nghĩa (cha bị tai nạn giao thông chết) 2/ Em Phạm Tuấn Phong (cha bệnh hiểm nghèo chết) Ở độ tuổi tiểu học, các em vẫn chưa hình thành được nhân cách của mình, các em chỉ là những học sinh chưa ngoan và cần được giáo dục. Điều đầu tiên mà tôi giáo dục các học sinh cá biệt. Hằng ngày tôi thường nói chuyện với 2 em để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng các em như thế nào? ( thích gì? Muốn làm gì?) để tìm ra biện pháp giáo dục các em. - Quan tâm và gần gũi hơn với các em Cái gì cũng có lý do của nó, không phải tự dưng khi sinh ra con người ta cũng đều không tốt cả. Và đối với trường hợp của 2 em học sinh cá biệt cũng vậy, vì nhiều yếu tố tác động nên khiến các em như thế. Tôi tìm hiểu nguyên nhân, và biết được 2 em mồ côi cha, không được cha bao bọc thương yêu như các bạn khác, 2 em dễ giận, tự ti với bản thân, chọc phá bạn tùy thích. Để thực hiện tốt điều này, tôi tìm cách tiếp cận cũng như quan tâm và gần gũi 2 em hơn, vì thấu hiểu về những chuyện mà các em gặp phải. Tôi lắng nghe những tâm sự của các em và giữ kín những tâm sự đó để các em tin tưởng mà bộc bạch. Gần gũi, cảm thông chia sẻ với 2 em và trở thành người cô thật sự thân thiết của các em. - Nhẹ nhàng phân tích những ưu, khuyết điểm: Những đúng, sai trong nhận thức và hành động của 2 em, giúp 2 em nhận ra lỗi lầm của mình và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa. kết quả sau giải đoạn giữa học kì 1 em Nghĩa và em Phong ngoan hơn, học tốt hơn. - Nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực: Tạo cho 2 em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa. Tin tưởng sự chuyển biến của 2 em. Trân trọng những tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất vì đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các em. Mạnh dạn biểu dương 2 em trước tập thể lớp. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 19 -
  5. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. - Tôn trọng quyền lựa chọn, quyết định của hai em trong phạm vi cho phép: Cho phép các em tự giác thực hiện các việc làm của mình trong mọi hoạt động học, vui chơi, Không áp đặt các em, thận trọng khi nói chuyện vì học sinh cá biệt rất nhạy cảm. kết quả 2 em lễ phép hơn, hợp tác tốt trong giờ học. - Điềm tĩnh, biết tự kiềm chế: Vì học sinh các biệt là một sự “thử thách” rất lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kìm chế của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Tôi không nóng vội, quá khắt khe, đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ dễ dẫn đến sự chai lì. Kết quả 2 em không còn quậy phá các bạn trong lớp. - Phối hợp chặt chẽ với gia đình: Điều quan trọng trong công tác chủ nhiệm là giáo viên cần phối hợp một cách chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục các em. khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh cá biệt tôi được biết. Hai em học sinh cá biệt có hoàn cảnh sống đặc biệt, em Nghĩa sống với bà ngoại. Hằng ngày em đi học rất sớm vào lớp chọc phá mọi người, mẹ thì đi làm vài tháng mới về. Còn em Phong thì đi học phải tự đi, tự về, tự chơi, không ai quản lí, nhắc nhở, mẹ đi làm thuê xa sáng mẹ đi sớm chiều tối mới về. Cả hai em không được gia đình quan tâm, không ai quản lí, chăm sóc các em như những học sinh khác. Vì vậy, khi tiếp xúc với phụ huynh, tôi đặt vị trí của mình vào trong suy nghĩ, tình cảm của cha mẹ các em để phân tích, lí giải thiệt hơn. Tôi cố gắng tìm hiểu những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc quản lí, cũng như dạy dỗ con em mình để cùng nhau tìm biện pháp giáo dục tốt nhất. Hằng ngày vào lớp tôi nhắc nhở thường xuyên, giáo dục các em mọi lúc mọi nơi. Kết quả các em đi học về biết làm việc phụ giúp gia đinh, không còn đi sớm về tối, không còn quậy phá mọi người xung quanh. 2.4 Hoạt động giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lương giáo dục khác: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Ban giám Hiệu, Thầy cô bộ môn, phụ huynh học sinh, cũng như các cấp lãnh đạo để giáo dục học sinh ngày càng tốt hơn. - Kết hợp giáo viên chuyên nắm được kết quả của các em trong học tập cũng như trong các phong trào thi đua. Ví dụ: -Tham gia học kĩ năng sống; thi vẽ tranh; thi văn nghệ; phụ trách sao giỏi, Ví dụ: Tổ chức học sinh tập huấn kĩ năng sống ngày 15/3/2019 tại trường do thầy Hưng trực tiếp dạy. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 20 -
  6. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. ( Học sinh tập huấn hoạt động trải nghiệm kĩ năng sống) - Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với BGH: Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với Ban giám hiệu và hội đồng giáo dục nhà rất cần thiết để thực hiện những công việc sau: Tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cho từng hoạt động cụ thể của Ban giám hiệu trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ (cuối học kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất nếu có nhằm: đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức và các mặt hoạt động khác của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm. Đề đạt nguyện vọng chính đáng của học sinh lớp chủ nhiệm với Ban giám hiệu và hội đồng giáo dục nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết với sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng. Tôi nêu những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định của trường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế. * Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Đồng nghiệp: - Trong nhà trường các em được học tốt tất cả các môn theo qui định. Ngoài công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm còn phải phụ trách các bộ môn chuyên môn, vì thế việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 21 -
  7. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. - Phối hợp với các lực lượng khác như: bảo vệ, thư viện, y tế, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể để giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần phản ánh nguyện vọng của học sinh, đề xuất yêu cầu và đề nghị các lực lượng này cùng phối hợp tác động tới học sinh, hỗ trợ các hoạt động của lớp khi cần thiết. * Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng: Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại). Với ý nghĩa đó, sự kết hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh, cha mẹ học sinh được xem là nguyên lý cơ bản của nền giáo dục. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa ba lực lượng này trong việc giáo dục học sinh thì ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm. Vấn đề mấu chốt ở đây là làm thế nào? Ở việc kết hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình, đã được thực hiện theo cơ chế “Phân công - Hợp tác” bằng việc làm cụ thể, thiết thực của giáo viên, cha mẹ học sinh. Cụ thể là: - Xác định rõ nhiệm vụ của lớp, gia đình dựa trên cơ sở vai trò, chức năng và thế mạnh của mỗi bên. Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục. Vì vậy, giáo viên có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở lớp, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của lớp cho cha mẹ học sinh. Chủ động thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo dục. để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. - Xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, nội quy ở trường, lớp, ở địa phương của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục. Nội dung của bản quy định bao gồm các việc làm và các quan hệ hằng ngày của học sinh ở nhà, ở trường; Nội dung của từng việc làm, yêu cầu cần đạt được khi thực hiện. Các việc làm đó được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Quy định này là do giáo viên chủ nhiệm cùng cha mẹ học sinh xây dựng từ đầu năm học trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm. Những điều chỉnh cần thiết sẽ được hai bên thông báo kịp thời cho nhau trong suốt năm học. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 22 -
  8. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. - Xác định những hình thức phối hợp nhằm đảm bảo mối quan hệ thường xuyên giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Hình thức trao đổi trực tiếp được thực hiện qua việc giáo viên đến thăm gia đình học sinh, các cuộc họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại. Những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp nêu trên tạo được mối quan hệ thân mật, hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh. Từ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp cho gia đình. Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ liên lạc, qua đại diện hội cha mẹ học sinh hoặc đại diện cộng đồng dân cư nơi gia đình học sinh cư trú. Trong các hình thức này, việc trao đổi qua sổ liên lạc có tính khả thi hơn cả. Song, sổ liên lạc phải được sử dụng một cách thường xuyên khi cần chứ không phải theo định kỳ hàng tháng. Đồng thời, cần cải tiến hoạt động của cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh phải thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc phối hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Vì vậy, về mặt tổ chức, bên cạnh Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh cần có tổ phụ huynh (của lớp) theo địa bàn học sinh cư trú. Tổ trưởng phụ huynh sẽ hoạt động theo tư cách là cầu nối trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình. Để các hoạt động nêu trên được thực hiện có hiệu quả góp phần tích cực trong công việc giáo dục cho học sinh, giáo viên cần lưu ý: Phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường trong đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng. Phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như: Hội cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương trong việc giáo dục cho các em. Nếu nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành giáo dục cho học sinh sẽ có hiệu quả. Nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng thì sẽ vô hiệu hóa, gây ảnh hưởng xấu đến giáo trẻ. Để có được sự thống nhất, tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà trường, gia đình, xã hội thì nhà trường phải trở thành trung tâm văn hóa giáo dục, trở thành nơi chỉ đạo thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 23 -
  9. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. ( Đại hội phụ huynh học sinh đầu năm) 3. Hồ sơ về công tác chủ nhiệm lớp: - Sổ chủ nhiệm lớp, ghi rõ kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tháng. - Các văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm. Biên bản họp phụ huynh. - Sổ liên lạc với gia đình học sinh. - Sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh, để phối hợp với giáo viên dạy lớp lên kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. IV. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là những biện pháp tôi đã làm trong thời gian làm chủ nhiệm lớp, Kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ. Các em ngày càng chăm ngoan hơn. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 24 -
  10. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. * Kết quả rèn luyện của học sinh đến giai đoạn cuối học kì II: KẾT QUẢ RÈN LUYỆN Tự phục vụ Tự học, giải Chăm học, Tự tin, trung tự quản, hợp quyết vấn đề chăm làm thực, đoàn kết Tổng Giai đoạn số học tác với bạn sinh Mức đạt được Mức đạt được Mức đạt được Mức đạt được Chưa Chưa Chưa Chưa Tốt Đạt đạt Tốt Đạt Tốt Đạt đạt Tốt Đạt đạt đạt ĐẦU NĂM 35 30 3 2 29 3 3 30 4 1 30 2 3 CUỐI HỌC 35 31 3 1 30 4 1 33 1 1 32 2 1 KÌ I CUỐI HỌC KÌ II 35 33 2 0 34 1 0 34 1 0 34 1 0 Qua bảng số liệu: Đến cuối học kì II học sinh có tiến bộ rõ rệt qua từng giai đoạn - Học sinh đến trường đúng giờ, luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi, có ý thức tự phục vụ, tự quản. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. Có đầy đủ đồ dùng học tập. - Tự học, tích cực tự giác hoàn thành tốt công việc được giao. - Các em cá biệt đầu năm trở nên ngoan hiền hơn. Tự giác tham gia tốt công việc ở lớp, ở trường. - Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp trong năm qua luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát. - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể. Đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Kính trọng thầy cô và người lớn. - Hội đồng tự quản làm việc tự tin hơn. Các em biết tự học. V. KẾT LUẬN: Thực tế, công tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng, nếu làm tốt, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thầy cô trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh. Giáo viên tiểu học thường có thời gian gần gũi các em rất nhiều, một số trường hợp thầy cô tiếp xúc với học sinh còn nhiều hơn cha mẹ. Vì vậy, thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên có thể ngăn chặn được học sinh bỏ học, chán học, học sinh trầm uất vì gia đình, học sinh Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 25 -
  11. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. bỏ nhà đi hoang, giải quyết bất đồng bằng bạo lực đồng thời phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và thích học hơn. Thầy cô chủ nhiệm không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của các em nhiều nhất. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, việc đầu tiên khi nhận lớp, tôi phải nắm được thông tin cá nhân từng em. Lưu ý các trường hợp học sinh mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ làm ăn xa (hoặc lý do khác) phải ở với người thân, gia đình quá khó khăn về kinh tế, bản thân các em bị bệnh mãn tính, bệnh phải điều trị dài hạn Kế tiếp là các em được phụ huynh quá cưng chiều, các em học yếu, các em thường nghịch phá chọc ghẹo bạn bè. Các trường hợp này thường nảy sinh nhiều vấn đề trong năm học, bởi ở tuổi tiểu học, các em rất nhạy cảm, hành động theo bản năng, dễ bi quan trước những điều không tốt đẹp từ gia đình hay từ bạn bè trường lớp . Từ những thông tin này, tôi gần gũi trò chuyện tiếp xúc các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, tôi hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm, các hành vi không hay hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn. Quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh cũng là điều hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Đừng đợi đến các kì họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội quy trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. Tôi có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em khi có dịp gặp mặt nhau như lúc phụ huynh đưa đón con em. Làm cho cuộc trao đổi thân mật giữa phụ huynh và người giáo dục trẻ em được đào tạo bài bản ở trường sư phạm. Cả hai bên đều học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Làm được như thế, chắc chắn các giáo viên sẽ được sự tin yêu ở phụ huynh và họ sẵn sàng hỗ trợ cho giáo viên trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt mà giáo viên đề ra, cũng như dễ dàng cung cấp mọi thông tin về trẻ ở gia đình. Ngoài ra, công tác chủ nhiệm còn phải làm cho lớp học đoàn kết, yêu thương nhau, luôn quan tâm gắn bó với nhau. Để tạo được một lớp học như thế, người giáo viên cần phải tạo điều kiện cho học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp. Có thể nói để vừa phải đảm bảo tốt việc truyền thụ kiến thức văn hóa ở nhiều môn học cho học sinh, vừa phải làm tốt công tác chủ nhiệm, đó là việc không dễ dàng nhưng “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng”. Mong rằng các thầy cô giáo tiểu học đừng quên điều đó. VI. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Với đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Huỳnh văn Đảnh nói riêng huyện Tân Trụ nói chung. Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 26 -
  12. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. Tài liệu tham khảo 1. TH39 - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học (21/3/2016) 2. TH7 - Xây dựng môi trường học tập thân thiện (21/3/2016) 3. TH1 - Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học (21/3/2016) Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 27 -
  13. SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 5. MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài Trang 1 - 2 II. Nội dung công việc đã làm Trang 2 - 3 III. Biện pháp giải quyết Trang 3 - 24 IV.Kết quả chuyển biến đối tượng Trang 24- 25 IV. Kết luận Trang 25- 26 V. Phạm vi đối tượng áp dụng Trang 26 Giáo viên: Bùi Thị Thủ Lĩnh - 28 -