Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 thực hành tốt môn thể thao tự chọn: Đá cầu
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 thực hành tốt môn thể thao tự chọn: Đá cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_t.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 thực hành tốt môn thể thao tự chọn: Đá cầu
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 THỰC HÀNH TỐT MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN: ĐÁ CẦU A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ .Bên cạnh đó, còn giúp các em hiểu được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao năng lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác (đạo đức, thẩm mỹ .) góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Môn Thể dục cấp tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức, kỹ năng đơn giản cần thiết nhằm rèn luyện tư thế cơ bản; làm giàu vốn kỹ năng vận động để các em học tập một cách hiệu quả nhất. Từ đó góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Ngoài ra, còn góp phần giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách tốt cho học sinh. Khi nói đến giờ học thể dục hầu hết các em học sinh rất hứng thú say mê đặc biệt là các em có năng khiếu về thể dục thể thao. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em học sinh do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong còn chậm chạp chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức tự tin trong học tập còn hạn chế dẫn đến sự tiếp thu bài học còn thụ động khi thực hiện môn thể thao tự chọn (TTTC): (Đá cầu) – Trò chơi: “ Chuyển đồ vật”. Hơn nữa đá cầu là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao cho nên trong chuyên đề này tôi đã lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hành tốt môn thể thao tự chọn: Đá cầu”. Hy vọng qua chuyên đề này sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh nói chung và giúp đồng nghiệp nâng cao tay nghề khi dạy học sinh đá cầu nói riêng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Phần đông học sinh thuộc các lớp trong trường đều chăm ngoan và yêu thích môn học Thể dục, đặc biệt là môn thẻ thao tự chọn Đá cầu. Các em được làm quen với cầu từ rất sớm. Ngay từ năm lớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay, sau đó chuyển sang học tâng cầu, chuyền cầu bằng chân ở các lớp 4, lớp 5. Năm học : 2018-2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục - Các em học sinh được phụ huynh quan tâm không chỉ ở việc học tập các môn học chính mà cả môn học này cho nên các em đều trang bị thể thao tốt, có các đồ dùng học tập như: Cầu lông, bóng bàn, cầu chinh - Ban Giám hiệu nhà trường thường quan tâm tới phong trào thể dục thể thao. 2. Khó khăn - Chưa có nhà thể chất cũng như chưa có sân tập riêng đặc thù cho bộ môn TDTT nên việc tập luyện của hs và giảng dạy trao đổi chuyên môn của giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. - Cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn Thể dục vẫn còn thiếu thốn. - Một số học sinh chưa tích cực, say mê tập luyện. - Một số học sinh do ham thích môn Đá cầu nên các em tổ chức chơi theo ý thích tự phát thành nhóm đông đảo trong giờ ra chơi và do không được hướng dẫn từ lúc nhỏ nên thành kỹ năng đá chưa đúng yêu cầu kỹ thuật. - Cơ quan vận động của học sinh Tiểu học đang trong thời kỳ phát triển nên đôi chân đưa đi, đưa lại khi đá cầu còn ngượng nghịu, sức đá chưa mạnh. - Một số ít học sinh chưa biết đến trò chơi đá cầu. Hơn nữa đá cầu hiện nay đòi hỏi học sinh phải tập luyện rất nhiều động tác như: Tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng mu bàn chân, chuyền cầu theo nhóm 2 người. Do đó đòi hỏi học sinh phải tập luyện thường xuyên và liên tục trong thời gian dài mới có thể tiến bộ. * Quan sát học sinh tập luyện đá cầu từng động tác, tôi thấy: + Tâng cầu bằng mu bàn chân. Học sinh thường mắc lỗi: - Tung cầu lệch hướng. - Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá. - Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm. + Chuyền cầu bằng mu bàn chân. Học sinh thường mắc lỗi: - Phán đoán cầu rơi không chính xác nên không đỡ được cầu. - Dùng tay đỡ cầu. - Chuyền cầu không chính xác (quá mạnh hay quá yếu). + Phát cầu bằng mu bàn chân. Học sinh thường mắc lỗi: - Tung cầu không chính xác. - Chạm cầu không đúng mu bàn chân. Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục Từ thực tế trên cho thấy kỹ năng đá cầu bằng mu bàn chân của học sinh còn hạn chế. Vì biết môn thể thao Đá cầu là môn tự chọn được đưa vào chương trình lớp 5 ở tuần 28 nên ngay từ đầu năm học giáo viên có kế hoạch huấn luyện cho học sinh chơi đá cầu. Tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân việc học sinh đá cầu chưa đạt hiệu quả như mong muốn. * Có nhiều nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân chủ yếu là: - Một là: Một số học sinh cho rằng môn đá cầu không phải thi nên không cần học. - Hai là: Các em chưa được tập luyện thường xuyên. - Ba là: Các em chưa nắm chắc được kỹ thuật của từng động tác. Có lẽ những nguyên nhân đó cũng là nguyên nhân chung ở các trường Tiểu học. Xét cho cùng những nguyên nhân trên phần lớn thuộc về trách nhiệm của giáo viên. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên Thể dục cũng cho rằng Thể dục không phải là môn học chính, đá cầu chỉ là môn tự chọn nên không coi trọng việc tập luyện cho học sinh. Nhiều giáo viên chỉ để cho học sinh tự do đá cầu mà không chú ý hướng dẫn kỹ thuật đá cầu. Hoặc có những nguyên nhân khách quan đó là do đội ngũ giáo viên dạy Thể dục còn thiếu về nhân sự, chưa sâu về chuyên môn, chưa tâm huyết với nghề. Như vậy qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bị hạn chế về năng lực đá cầu nêu trên, bản thân tôi rất trăn trở khi mình là một giáo viên có chuyên môn về đá cầu nên trong quá trình công tác, giảng dạy bộ môn, tôi đã áp dụng một số việc làm cụ thể sau để góp phần nâng cao chất lượng môn thể thao tự chọn Đá cầu. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN 1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn đá cầu Để nhiều học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn này ngoài việc nói cho học sinh nghe về lợi ích của môn đá cầu, giáo viên nên cho các em theo dõi qua màn hình một số trận thi đấu về đá cầu ở một số cuộc thi. Giáo viên nên chọn những học sinh có năng khiếu đá cầu biểu diễn. Khi xem xong, giáo viên nên hỏng vấn học sinh để biết cảm xúc, sự ham muốn được chơi của các em. Giáo viên có thể tặng cho các em một số quả cầu tự làm để khơi gợi các em sự yêu thích. 2. Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh đá cầu 2.1: Hướng dẫn học sinh cách cầm cầu Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục Tay cầm cầu: (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên. 2.2: Hướng dẫn học sinh cách tâng cầu * Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: Chuẩn bị 2 chân đứng rọng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khaongr 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 2.3. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu), chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao – ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương. 2.4. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân (chuyền cầu theo nhóm) Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại). 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh các kỹ thuật nâng cao để học sinh phát triển năng khiếu cá nhân 3.1. Kỹ thuật chắn cầu bằng ngực Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0,3 – 0,5cm, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngả phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0,3 – 0,5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh chóng xử lý thăng bằng. 3.2. Kỹ thuật đánh đầu Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn bị đỡ đùi, khi cầu bay cao 2m cách đầu 0,5m, dùng sức cả 2 chân bật lên cao, thân người ưỡn cong hình Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan sát cầu. Sau đó gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc với trán sẽ bay đi. Có thể lắc sang phải hay trái gây khó khăn cho đối phương thì 2 chân tiếp đất nhanh chóng quay mặt quan sát đường cầu đối phương. 3.3. Kỹ thuật móc cầu bằng mu bàn chân Chân đá đặt phía sau, trọng tâm để cơ thể dồn vào 2 chân, tay thả lỏng, mắt quan sát đồng đội nhận cầu của đồng đội, người móc cầu tâng lần một sau đó chuyển trọng tâm cơ thể sang mũi bàn chân trước, kết hợp kiễng chân trụ, ngả người ra phía sau, lăng chân thuận ra trước lên cao về phía có cầu, cổ chân thả lỏng, khi tiếp xúc cầu bàn chân gập nhanh, móc cầu sang đối phương, khi hai chân tiếp đất học sinh nhanh chóng xoay người lại. 4. Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập luyện Sau khi củng cố kĩ năng đá cầu, cung cấp kĩ thuật đá cầu như trên, nếu học sinh còn mắc những sai lầm trong từng kĩ thuật, tùy từng lỗi học sin mắc phải, giáo viên có thể áp dụng biện pháp khắc phục với những bài tập như sau: Bài tập 1: Với những học sinh sai về mặt di chuyển (di chuyển không đúng hướng cầu rơi, di chuyển chậm) giáo viên nên cho học sinh tập các động tác bổ trợ để tăng độ linh hoạt của khớp hông, gối như: - Xoạc ngang, dọc. - Chạy nhẹ kết hợp với đá má trong, má ngoài. - Đá lăn chân theo chiều ngang, dọc. - Tập các bài tập chuyển vị trí kết hợp với xoay người, chuyển hướng. Bài tập 2: Với những học sinh không dự đoán được điểm rơi của cầu, tốc độ bay của cầu, giáo viên nên phân tích cho học sinh tầm quan trọng chú ý theo điểm rơi của cầu, phân tích tầm quan trọng tốc độ bay của cầu. Giáo viên nên cho học sinh tập: - Tập tung cầu, đúng động tác. - Tự tung bắt cầu. - Tập co chân và hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao không cầu và có cầu. - Tập đón cầu do người khác tung cho. - Treo cầu ở độ cao nhất định và tập đá cầu. 5. Biện pháp 5. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho bản thân Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục - Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn qua sách vở, qua truyền hình, học tập ở đồng nghiệp. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận Việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp khắc phục những sai lầm trong học kĩ thuật đá cầu nêu trong đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường. Đề tài đã góp phần nâng cao được thể lực, phát triển được trí tuệ, tạo hứng thú cho học tập tốt hơn, mai sau trở thành những con người phát triển toàn diện: Có đủ đức, trí, thể, mĩ để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài, giáo viên phải biết khéo léo lựa chọn những phương pháp thích hợp đúng khoa học mới có thể sửa chữa được những sai lầm thường mắc trong học sinh. 2. Kiến nghị - Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho môn thể dục được đầy đủ. - Nhà trường và các cấp xây dựng nhà thể thao và có sân chơi thể thao rộng rãi đảm bảo tiêu chuẩn cho hs tập luyện. Trên đây tôi đã nêu một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh học tốt môn đá cầu ở Tiểu học. Đó chỉ là những kinh nghiệm của bản thân tôi đúc kết được qua quá trình giảng dạy nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý đồng nghiệp cũng như tất cả các thầy cô, để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm quý báu góp phần phát triển nâng cao hơn nữa để tôi có thể vận dụng tốt vào giảng dạy môn Thể dục ở bậc Tiểu học. Xin chân thành cảm ơn! Duyệt của Ban giám hiệu TT Yên Lạc, ngày 12 tháng 4 năm 2019 Người viết Đỗ Thị Huyền Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục Bài soạn minh họa dạy chuyên đề Ngày soạn: 12 / 04 / 2019 Ngày giảng: 18/ 04 / 2019 BÀI 62 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN: ĐÁ CẦU TRÒ CHƠI: “CHUYỂN ĐỒ VẬT” I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. - Trò chơi “Chuyển đồ vật”. 2. Kỹ năng - HS thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích. - Nắm được luật chơi và biết các tự tổ chức trò chơi vận động. 3. Thái độ GD học sinh tinh thần đoàn kết, ý thức phối hợp hoạt động hiệu quả. II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm - Sân tập trường TH Minh Tân, sân trường được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Phương tiện - Còi, trang phục phù hợp, cầu đá, thiết bị để tổ chức trò chơi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU 1. Nhận lớp - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục - Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số và chúc GV “Khoẻ”. 2. Khởi động - Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân (200m) trên địa hình tự nhiên theo chiều kim đồng hồ. GV - Xoay các khớp cổ, cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai (GV) - GV hướng dẫn và quan sát HS tập luyện. - GV bao quát sửa sai. - Cán sự chỉ huy và tập cùng lớp - Trò chơi khởi động “Anh em đoàn kết” - GV nhận xét Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục 2. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra trong quá trình dạy học) - Gv tổ chức cho học sinh chơi. II/ CƠ BẢN a. Đá cầu (Lớp chia thành 2 nhóm tập luyện) * Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân Lớp chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 người thi đấu với nhau. - G.viên hướng dẫn, quan sát làm mẫu, HS quan sát luyện tập theo. * Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: - Lớp xếp thành 2 hàng ngang, 2 bạn đứng đối diện, phát cầu qua lại với nhau. Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục - GV hướng dẫn, quan sát làm mẫu, HS quan sát thực hiện theo. - GV gọi 2 HS lên thực hiện kĩ thuật tâng cầu bàng mu bàn chân, 2 HS lên thực hiện kĩ thuật séc cầu bàng mu bàn chân. - GV gọi HS lên nhận xét, GV nhận xét chung. b. Trò chơi: “Chuyển đồ vật”. - GV gọi 1 HS lên nhắc lại luật chơi và cách chơi, GV gọi một hs khác lên nhận xét. - GV nhận xét chung và tổ chức trò chơi cho các em III/ KẾT THÚC - GV cho HS thả lỏng: rũ tay, chân, cúi GV tổ người thả lỏng. chức, làm trọng tài, HS thực hiện - Đấm lưng cho bạn. trò chơi. - Nhận xét giờ học - Dặn dò: Ôn các nội dung đã học - Xuống lớp: GV hô “Giải tán” HS hô - Đội hình xuống lớp “Khỏe” - GV cho học sinh nghỉ Năm học: 2018 - 2019
- Trường TH Minh Tân Báo cáo chuyên đề môn Thể dục Duyệt của Ban giám hiệu TT Yên Lạc, ngày 12 tháng 4 năm 2019 Người soạn Đỗ Thị Huyền Năm học: 2018 - 2019