Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp

docx 20 trang Đinh Thương 15/01/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_18_2.docx
  • pdfSKKN_nam_hoc_2019-2020_du_thi_-GV_Tran_Thi_Dien_2f67046731.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp

  1. 11 Có đồ chơi phù hợp rồi thì tôi tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ để gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ khi mới vào lớp. Tôi trưng bày ở các góc chơi những món đồ chơi hấp dẫn đó kích thích trẻ chú ý và thích chơi. Tôi nhập vai cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện và gần gũi. *Kết quả: Trẻ rất thích được đến lớp để chơi đồ chơi, chỉ cần vào đến lớp nhìn thấy đồ chơi là trẻ muốn chơi luôn, với những đồ chơi mới lạ là trẻ nhìn ngắm rồi tìm ra cách chơi riêng luôn. Trẻ hứng thú khi chơi đồ chơi cô giáo tự làm. 2.4. Biện pháp 4: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về môi trường, hoàn cảnh gia đình, hứng thú, kỹ năng nhận thức, giao tiếp, vận động, nhu cầu riêng biệt, nên để trẻ thích đến lớp mọi hoạt động của cô giáo đều phải lấy trẻ làm trung tâm bao gồm: Giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch giáo dục lên kế hoạch cụ thể từng hoạt động xen kẽ giữa động và tĩnh đều phải lấy trẻ làm trung tâm. *Cách thực hiện:
  2. 12 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Tôi tìm hiểu sở thích, năng lực và nhu cầu của từng trẻ. Tôi luôn tôn trọng sự đa dạng của từng trẻ và gia đình trẻ, chấp nhận sự khác biệt giữa các trẻ. Tôi luôn đánh giá cao từng trẻ, hãy tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công. Từ đó tôi rút ra những trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và được xây dựng trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm được, không nên cố gắng dạy trẻ những gì quá khó và gò ép trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để có thể thành công. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau. Đảm bảo trẻ hứng thú, nhu cầu, kỹ năng và thế mạnh của trẻ đều được hiểu, được đánh giá đúng và được tôn trọng. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ là hoạt động với đồ vật. Chính vì vậy tôi xây dựng các góc chơi đa dạng, phong phú và nhiều đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ và đặc biệt là tôi để trẻ tự chọn góc chơi cho mình không ép buộc trẻ phải chơi ở đâu, chơi góc nào. Lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Tôi căn cứ vào việc quan sát nhu cầu học tập, hoạt động của trẻ xem những gì trẻ đã trải nghiệm, những gì trẻ muốn biết để xác định trẻ sẽ trở nên như thế nào, có thể làm được gì ở cuối ngày, cuối tuần, cuối chủ đề, cuối năm để tôi xác định mục tiêu và nội dung giáo dục. Từ đó mỗi trẻ được đảm bảo đều được hỗ trợ phát triển tốt tất cả lĩnh vực: Thể chất (vận động), tình cảm - xã hội và thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức. Ngay từ những buổi đầu trẻ đến lớp tôi luôn giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào chương trình rèn nề nếp từ tháng 8 đầu năm học cho trẻ và trong cả năm học của trẻ nên trẻ rất thích các chương trình này, thích tham gia tất cả các hoạt đông ở lớp. *Kết quả: Trẻ rất thích tham gia tất cả các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non và đặc biệt là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, 100% trẻ được đánh giá xếp loại đạt ở tất cả các lĩnh vực bằng các chỉ số theo giai đoạn
  3. 13 và đặc biệt trẻ rất thích đến lớp học để chơi cùng cô và các bạn. 2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị cho trẻ đến lớp. Đối với trẻ lần đầu tiên đi học thì để trẻ thích đến lớp ngoài những việc mà tôi đã thực hiện ở các biện pháp trên thì một việc không thể thiếu là tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh thật tốt trong việc chuẩn bị cho trẻ đến lớp. *Cách thực hiện: Ngay trong ngày đầu tiên đi học tôi trao đổi với với phụ huynh về nội quy của nhóm lớp như là: Nên cho con đi học đều và đúng giờ, đồng thời đề nghị phụ huynh kết hợp với cô giáo trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ phép cho trẻ. Cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo. Khi mẹ bế trẻ đến lớp thì tôi khoanh tay chào mẹ để mẹ bé chào cô cho bé học theo Tôi trò chuyện với phụ huynh về thói quen, sở thích của trẻ để dễ dàng tìm biện pháp giúp trẻ thích nghi. Tôi nói với phụ huynh tuyệt đối không được quát mắng trẻ trước mặt cô giáo, không được đem cô giáo ra để dọa trẻ dưới mọi hình thức và ở mọi lúc, mọi nơi. Đầu năm trẻ hay khóc nên khi đón trẻ tôi thường an ủi phụ huynh trước tiên: “Con chỉ khóc một chút thôi vào lớp là chơi đồ chơi luôn không khóc nữa”. Và đúng là như vậy trẻ lớp tôi chỉ khóc một chút khi vào lớp được cô trò chuyện tặng đồ chơi là trẻ thích chơi. Tôi quay một đoạn video các con chơi ở lớp đến giờ trả trẻ tôi trao đổi cùng phụ huynh và cho phụ huynh xem để phụ huynh yên tâm vì họ rất thương con, lo lắng cho con, sợ con khóc nhiều con mệt, ốm. Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và khi nhận trẻ từ tay bố mẹ. Tôi bế trẻ và nói chuyện nhẹ nhàng với những nụ cười tươi: “Con xinh quá. Hôm nay con có áo đẹp thế, ”. Những trẻ không muốn vào lớp ngay thì tôi đến gần trò chuyện, cười với trẻ và phụ huynh dần dần cho trẻ thoải mái rồi mới đón trẻ vào. Tôi dặn phụ huynh buổi chiều đón con sớm hơn và dần dần đón đúng giờ mở cổng trường để con không cảm thấy tủi thân và bị bỏ rơi. Phụ huynh có thể
  4. 14 mang cho con một món quà mà con thích khi đón con vào buổi đầu tiên đến lớp. Với những trẻ ăn ít thì phụ huynh nên cho con ăn nhiều hơn, với những trẻ ngủ ít thì phụ huynh nên cho con ngủ sớm một chút để mai con dậy đúng giờ tới lớp. Tôi xây dựng một góc tuyên truyền với phụ huynh về các hoạt động trong ngày của trẻ ở lớp để ngày nghỉ phụ huynh cho con thực hiện giống ở lớp để trẻ quen dần với nề nếp ở lớp nhanh hơn. *Kết quả: Trẻ lớp tôi rất thích đến lớp ngay cả ngày nghỉ phụ huynh nói ngủ dậy con lại đòi đi học ngay. Trẻ nhanh quen với nề nếp ở lớp. Phụ huynh yên tâm khi cho con đến trường, lớp. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả kinh tế: Đối với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18- 24 tháng tuổi ham thích đến lớp” của tôi về hiệu quả kinh tế không lớn nhưng thu lại được những hiệu quả nhất định như: Tôi đã áp dụng một số biện pháp trên vào nhóm/lớp 18-24 tháng tuổi trong năm học 2019- 2020. Đã tạo được môi trường: Lớp học thân thiện cô giáo như người mẹ, người chị, người bạn của trẻ và đã đạt được nhiều thành công. - 100% trẻ thích đến lớp, ngay cả vào ngày cuối tuần được nghỉ có bạn còn đòi bố mẹ đưa đi học, trẻ đến lớp không còn bỡ ngỡ, chơi thân với các bạn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn. - 100% trẻ thích trò chuyện cùng với cô, thích được chơi và tham gia các hoạt động ở lớp. - 100% trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non, trẻ đi học không còn nhõng nhẽo và khóc. - Công tác chủ nhiệm và quản lý lớp học của tôi được nâng cao. - Phụ huynh tin tưởng giao con cho tôi, các con rất nhanh nhẹn, ăn giỏi và có khả năng tự phục vụ tốt: Trẻ tự đi dép; biết tự ngồi bô; tự cài- mở cúc áo;
  5. 15 cầm thìa xúc cơm và cầm cốc uống nước; tự lấy ghế và cất ghế đúng nơi quy định; lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Các con rất gần gũi với tôi, hay gọi tên tôi khi cần, hay kể chuyện cho tôi nghe về những gì con thấy, thi thoảng còn lại gần ôm tôi và nghịch tóc của tôi, ngồi vào lòng tôi. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: - Trẻ đến lớp không còn bỡ ngỡ, chơi thân với các bạn, gần gũi với cô giáo, thích ăn cơm cùng các bạn ở lớp. - Công tác chủ nhiệm và quản lý lớp học của tôi được đánh giá cao. - Các cháu ở lớp tôi nhanh vào nề nếp, thích đến trường, thích đến lớp, ăn giỏi, tự tin, có kỹ năng tự phục vụ bản thân. - Tôi cảm thấy mình đã hoàn thành tốt vai trò của một người giáo viên mầm non. Tôi đã tạo được niềm tin vui, an tâm, tin tưởng cho các bậc phụ huynh khi trao con của họ cho tôi. Các con ở lớp tôi luôn thích đến lớp, nhanh vào nề nếp, ngoan ngoãn tự tin khi giao tiếp, khả năng tự phục vụ ngày càng tốt hơn. - Để trẻ thích tới lớp giáo viên cần chuẩn bị tốt cho việc trang trí môi trường lớp học, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, phù hợp với lứa tuổi của trẻ 18-24 tháng tuổi, gây sự chú ý và hứng thú của trẻ khi tới lớp. - Giáo viên luôn nhẹ nhàng, trò chuyện tươi cười với trẻ, luôn quan tâm chăm sóc trẻ hết mình bằng tình yêu thương chân thành để trẻ nhận thấy được sự gần gũi thân thiết giữa cô và trẻ, trẻ thấy vui khi gặp cô. - Cô giáo luôn luôn xây dựng mọi hoạt động ở lớp từ nhận thức, hứng thú, sở thích, năng lực của trẻ để trẻ dễ dàng tiếp thu và hứng thú tham gia và thích đến lớp. - Cô giáo cần tạo cho trẻ bầu không khí mỗi ngày đến lớp là một ngày hội, ngày vui. - Biết kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tuyên truyền với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục và rèn nề nếp cho trẻ khi ở nhà giống như ở lớp để các con nhanh quen với nề nếp ở lớp, muốn đến lớp mỗi ngày.
  6. 16 Trên đây là một số giải pháp của tôi trong việc giúp trẻ nhóm/lớp 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp” này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Diên CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi ham thích đến lớp” của đồng chí Trần Thị Diên có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong trường Mầm non xã Nghĩa Thành. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Quy
  7. XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT