Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_ham.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp
- Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp Với hoạt động phân biệt như: Phân biệt to nhỏ cô có thể tổ chức cho trẻ học thông qua các trò chơi liên hoàn như vậy trẻ sẽ rất hứng thú và lôi cuốn vào hoạt động. Với hoạt động văn học: Cô có thể cho trẻ lắng nghe câu truyện, bài thơ qua hình ảnh hay sân khấu rối; sa bàn, Cô cũng có thể đóng kịch cho trẻ xem Tích hợp vào hoạt động học những trò chơi vui nhộn có nội dung phù hợp để làm thay đổi không khí và gây hứng thú trẻ. Bên cạnh những hoạt động vui nhộn, đôi khi cô cũng có thể lựa chọn thêm những hoạt động mang tính chất thư giãn, nhẹ nhàng đến với trẻ tạo cho trẻ có thêm những cảm nhận khác biệt như: Tập những động tác hít thở yoga đơn giản hay tập thư giãn ngồi thiền luyện tính kiên trì cho trẻ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm tạo ra nhiều hiệu ứng mới lạ trong các hoạt động thu hút sự hứng thú của trẻ. *Tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: 12 of 17 11/8/2024, 3:09 PM
- Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp Bản thân tôi hiểu được tầm quan trọng đó nên hằng ngày tôi đã vận dụng rất nhiều các hình thức tuyên truyền như: Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hoặc thông qua các hình ảnnh, các bài tuyên truyền hàng tháng; Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu được: Với những trẻ lần đầu ra lớp, phụ huynh nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ như: Gần như 100% trẻ bắt đầu đi học đều bị ốm, sốt, điều này khó tránh khỏi kể cả khi các bé khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt. Trẻ thường sẽ có những biểu hiện tâm lý sợ sệt, quấy khóc, đêm ngủ có thể bị giật mình, ban ngày sợ phải đi học vì đây là lần đầu tiên trẻ phải xa gia đình, xa vòng tay yêu thương của cha mẹ để đến với một môi trường hoàn toàn mới lạ, vì thế trẻ sẽ rất sợ hãi, trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ trẻ. Song đó là tâm lý rất bình thường của trẻ mới ra lớp, do vậy phụ huynh không nên quá lo lắng, sót con và cho con nghỉ học. Mà để trẻ vượt qua giai đoạn này thì cha mẹ cần giành thời gian phối kết hợp với cô giáo, quan tâm tới trẻ nhiều hơn, không nên quá lo lắng tại sao con mãi không quen, không so sánh trẻ này với trẻ khác vì khả năng thích nghi của mỗi trẻ khác nhau. Và để trẻ sớm thích nghi với môi trường nhóm lớp, cô giáo đóng vai trò rất quan trọng, song cha mẹ cũng giữ một vai trò rất thiết yếu. Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con thật kỹ trước khi quyết định cho con đi học. Bắt đầu bằng việc cho con làm quen đám đông, tập và quan sát cách con chơi với bạn cùng tuổi tác, đặc biệt là cho con đến chơi ở ngôi trường mà con sẽ học để con dần có thiện cảm với cô và các bạn. Nói cho con biết lớp học có gì thú vị, có nhiều bạn, nhiều đồ chơi đẹp, hấp dẫn, cô giáo kể chuyện, hát hay, để con có ấn tượng tốt về lớp học. Có thể lúc đi học con vẫn sẽ khóc đòi mẹ song được ở bên những người con đã quen, đã được nghe kể, con sẽ nhanh chóng thích nghi và ổn định tâm lý hơn. Ngoài ra, mẹ nên biết rõ chế độ ăn, chơi, ngủ của trường để dần dần hướng cho con theo thời gian biểu đó, đây cũng là 13 of 17 11/8/2024, 3:09 PM
- Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp bước để giúp con không bị “sốc’ khi đi học, giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khoẻ cho con. Chia sẻ cho cô giáo biết những thói quen và tính cách của con để giúp cô hoà nhập với con nhanh hơn. Giúp con là một chiến binh mạnh mẽ. Mẹ nên giành thời gian nhiều hơn để nói chuyện về trường lớp, dạy con những thói quen tự phục vụ bản thân, cái gì tự làm được thì nên để con tự làm. Vì ở trường có rất nhiều trẻ, cô không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc cưng nựng đặc biệt cho một trẻ nào đó. Bé càng độc lập, càng ý thức rõ được mình đi học thì bé sẽ sớm thích nghi và sớm yêu trường lớp, bạn bè. Chuẩn bị hành trang cho con đầy đủ chu đáo nhưng không quá cồng kềnh , cầu kỳ, chỉ cần: Vài bộ quần áo phù hợp thời tiết; bỉm; sữa; 1 vài món đồ chơi con yêu thích, Nhớ ghi rõ tên, địa chỉ; số điện thoại của cha(mẹ) để cô giáo liên hệ khi cần thiết. Trẻ mới ra lớp, không bỏ mặc con từ sáng cho đến chiều. Có một số con một, hai ngày đầu đến lớp rất vui vì có nhiều bạn mới, nhiều đồ chơi. Thậm chí trẻ còn có cảm giác như mình được đi chơi công viên. Sau đó 1 vài ngày trẻ thây chán đồ chơi, thấy không còn gì mới lạ, trẻ sẽ chán và bắt đầu tìm mẹ, tìm người quen. Tìm không thấy nên trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và bắt đầu khóc. Tuyên truyền để phụ huynh nắm được nội quy của nhóm lớp như: Cho bé đi học đều, đi học đúng giờ, hạn chế mang đồ ăn vặt và đồ chơi ở nhà đến lớp. Đồng thời cũng đề nghị phụ huynh phối hợp với cô trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ giáo. Cô và bố mẹ phải luôn làm gương cho trẻ noi theo bắt chước. Ví dụ: Trẻ đến lớp, cô giáo khoanh tay chào bố mẹ, chào bé thì bố mẹ cũng khoanh tay chào cô giáo, chào con và nhắc trẻ chào cô giáo; những hình ảnh này đễ làm cho trẻ bắt chước và làm theo. Tuyệt đối không la mắng trẻ trước mặt cô hay không mang hình ảnh cô giáo, việc đi học ra doạ trẻ. Ví dụ như: “Con mà hư mẹ sẽ cho con đi học cô giáo; không ngoan cô giáo phạt 14 of 17 11/8/2024, 3:09 PM
- Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp đấy, ”tạo ấn tượng không tốt cho trẻ. Trao đổi để phụ huynh cố gắng giành thời gian chơi cùng con, khuyến khích, hướng dẫn, tạo cơ hội cho con thoả sức sáng tạo, tạo ra những đồ chơi, sản phẩm con yêu thích mang đến lớp để chơi, trưng bày, khoe với các bạn. Hoặc chụp hình các hoạt động của con để gửi cho cô giáo trang trí vào góc chơi trong lớp. Đồng thời giáo viên cũng thường xuyên cho phụ huynh xem những sản phẩm mà trẻ làm được trong giờ học để tạo sự tin tưởng của phụ huynh đối với cô giáo và để trẻ có dịp được khoe chiến tích của mình làm được với bố mẹ từ đó tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, phấn khích đi học. *Tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm. Xã hội ngày càng phát triển đã và đang đòi hỏi chất lượng giáo dục không ngừng tăng lên, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải luôn có sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ để đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của xã hội và nhận thức của trẻ, làm sao để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui đối với trẻ. Ý thức được được tầm quan trọng đó, bản thân tôi luôn cố gắng lỗ lực học tập không ngừng mọi lúc, mọi nơi thông qua các hình thức học như: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do trường, ngành tổ chức Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng đồng nghiệp, tham quan học hỏi trường bạn về cách sắp xếp, tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ. Tham gia các hội thi của ngành như: thi giáo viên giỏi cấp huyện; thi làm đồ dùng đồ chơi; thi viết sáng kiến kinh nghiệm; để qua đó chia sẻ học hỏi kinh nghiệm hay từ các bạn. Học bồi dưỡng thường xuyên. Học, đọc các tài liệu có liên quan đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để có năng lực xây dựng chương trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch dài hạn, năng lực xây dựng 15 of 17 11/8/2024, 3:09 PM
- Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động; xem phim ảnh, học trực tuyến qua truyền hình và internet những nội dung liên quan đến chuyên ngành giáo dục mầm non. Học và tìm hiểu thêm về các kỹ năng phòng – xử trí các bệnh và tai nạn thừng gặp ở trẻ, kỹ năng ứng xử sư phạm, sử dụng nhạc cụ, sử dụng vi tính, 4. Bài học kinh nghiệm: Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng cho nhóm lớp của mình trong thời gian qua và đã đạt được những kết quả rất đáng mừng là: Tôi đã tạo được môi trường học tích cực, thân thiện, gần gũi, hướng trẻ hoà nhập vào trường một cách tốt nhất. Cô giáo giống như người mẹ hiền, người bạn, người chị của trẻ. Các bé thích nghi với môi trường rất nhanh; không còn khóc nhè, mà thay vào đó là sự mạnh dạn, tự tin, yêu thích đến lớp, hoà đồng với các bạn, có khả năng phục vụ tốt, từ đó tạo được niềm tin yêu, tin tưởng , tôn trọng của các bậc phụ huynh. - Bản thân là một khối trưởng, tôi luôn gương mẫu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ , luôn yêu nghề mến trẻ, không ngừng học tập để nâng cao năng lực về chuyên môn. - Yêu thương, quan tâm tới trẻ, đối sử công bằng với trẻ, chú ý hơn tới những trẻ có thể trạng yếu, ăn uống kém, nhút nhát, chậm phát triển và những trẻ có biểu hiện cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Tôi luôn mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về những vấn đề của trẻ để cùng kết hợp dạy trẻ một cách tốt nhất. - Với phương trâm xây dựng môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” “ Lấy trẻ làm trung tâm” tôi luôn tạo cho trẻ được vui chơi, học tập một cách thoải mái, phù hợp với khả năng của trẻ. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Hiệu quả về mặt kinh tế: Các cháu nhanh vào nề nếp, ngoan ngoãn, khoẻ mạnh, tự 16 of 17 11/8/2024, 3:09 PM
- Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp tin trong giao tiếp vui vẻ; thích đến lớp nên phụ huynh rất yên tâm, tin tưởng, tôn trọng cô giáo cho trẻ đi học chuyên cần và rất ủng hộ các phong trào của trường lớp như: Phụ huynh tự nguyện quyên góp, ủng hộ đồ dùng để phục vụ cho việc ăn ngủ sinh hoạt của trẻ tương đối đầy đủ; ủng hộ đồ dùng, nguyên liệu để trang trí lớp; đồ dùng để cô giáo làm đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Từ đó tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, biết tự làm một số công việc đơn giản, phát huy được tính chủ động sáng tạo của trẻ - Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi gắm con cho cô giáo. Tạo được lòng tin yêu của phụ huynh và từ đó qua phụ huynh tuyên truyền trẻ ra lớp ngày càng đông hơn. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Sáng kiến “ Một số biện pháp giúp trẻ Nhà trẻ ham thích đến lớp” tôi đã tham khảo các sách hướng dẫn giáo dục mầm non, qua mạng internet và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Dung 17 of 17 11/8/2024, 3:09 PM