Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non

doc 18 trang thulinhhd34 16360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non

  1. Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: Những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, dự kiến những tình huống của trẻ ( nếu có) và cách khắc phục. Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện trẻ của lớp, phù hợp với nội dung bài dạy và môn học. Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ngoài ra chú ý tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời đến trẻ. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non là tư duy còn rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô. Chú ý lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với chủ đề. “Học thật”, Đó là kết quả của các họat động. Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ . Để thiết thực nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vấn đề đầu tiên đó là kết quả của quá trình giáo dục. Vì vậy mỗi giáo viên phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch soạn giảng, tổ chức đầy đủ các hoạt động hàng ngày, đảm bảo các nội dung giáo dục, biết lựa chọn, vận dụng các phương pháp giáo dục, tích cực tạo ra những tình huống, cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, trí tò mò, óc quan sát, sự tự tin, hứng thú, tự nguyện tham gia học tập của trẻ. “Chất lượng thật”. Các quá trình này đòi hỏi người giáo viên theo dõi, đánh giá sự phát triển, nhận thức của trẻ thông qua các lĩnh vực: Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và phát triển thể lực, trên cơ sở các chỉ số phát triển một cách khách quan, công bằng, tôn trọng các sản phẩm, kết quả học tập của trẻ. Qua đó biết được nhận thức của trẻ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp. Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ. Đế chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2015 – 2016. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ, xây dựng các nội quy, quy định riêng cho nhân viên làm ở bộ phận chế biến dinh dưỡng như: Quy định về thời gian nấu ăn cho trẻ trong ngày, nhân viên trực nấu ăn sáng cho trẻ từ 5h hàng ngày mới đảm bảo về thời gian cho trẻ ăn. Phân công công việc cho từng thành viên trên bảng phân công nhiệm vụ hàng tuần, giúp cho đội ngũ nhân viên chủ động trong thực hiện công việc hàng ngày. Tổ chức họp Hội cha mẹ trẻ của nhà trường bàn bạc và thống nhất nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, tăng mức tiền ăn từ 18,000đ/ngày/trẻ lên
  2. 20,000đ/ngày/trẻ. Huy động 100% trẻ ăn bán trú tại trường, xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ theo từng mùa. Quản lý chặt chẽ chế độ ăn, khẩu phần ăn của trẻ. Ban giám hiệu luôn giám sát giáo viên các giờ tổ chức ăn, nhà trường tổ chức cho trẻ ăn 3 bữa/ngày ngay tại trường, đảm bảo ăn, ngủ đúng giờ. Trong giờ ăn giáo viên tạo không khí vui vẻ, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết xuất, Trước khi cho trẻ ăn, giáo viên cho trẻ biết tên món ăn mà trẻ sắp được ăn, giá trị dinh dưỡng của các món ăn, trẻ được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn đủ lượng sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Nhà trường hợp đồng mua thực phẩm tại các địa chỉ tin cậy, giám sát chặt chẽ ngay từ khâu giao, nhận thực phẩm hàng ngày. Giao cho nhân viên y tế kiểm tra, giám sát thực phẩm, nếu thực thẩm không còn tươi ngon, không nhận đưa vào chế biến thức ăn cho trẻ, yêu cầu trả lại nhà cung cấp. Đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm túc quy trình bếp một chiều , 10 nguyên tắc vàng trong chế biến dinh dưỡng, hợp đồng mua rau sạch của các bậc phụ huynh trồng tại vườn trong các bữa ăn của trẻ. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày để đề phòng bất trắc trong quá trình chế biến dinh dưỡng. Tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên phục vụ tại bếp ăn của trường. Công khai tài chính hàng ngày trên bảng tin của nhà trường để các bậc phụ huynh theo dõi. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định về chăm sóc trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần trong các hoạt động tại trường, theo hướng dẫn số 271/SGD&ĐT-MN của Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. Phối hợp với y tế cơ sở kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm. Qua thăm khám sức khỏe phát hiện cháu nào mắc bệnh, giáo viên trao đổi với phụ huynh nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ để có biện pháp chữa bệnh cho các cháu kịp thời, cho trẻ uống VitaminA, vệ sinh phòng dịch, bệnh như: Phun thuốc muỗi, phun khử trùng môi trường nhớm lớp, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi bằng dung dịch Cloramin B theo lịch 2 tuần/ lần, thông thoáng môi trường nhóm lớp hàng ngày, tổng vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi ngoài trời 1 tuần/lần, thực hiện thường xuyên để phòng bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh phát sinh theo mùa. Tiếp tục triển khai mô hình giáo dục vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, rèn cho trẻ những kỹ năng ban đầu về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, có hành vi văn minh trong sinh hoạt tập thể. Chỉ đạo nhân viên y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ ở các lớp hàng ngày, phối hợp với giáo viên tổ chức cân, đo, lập biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ theo 3 giai đoạn. Sau mỗi lần cân, đo giáo viên các lớp đều lập danh sách trên bảng thông báo của mỗi lớp, để phụ huynh biết thể trạng sức khỏe của con em mình, đối với những trẻ sụt cân, thừa cân giáo viên cần trao đổi với phụ huynh, thống nhất, tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc cả về dinh dưỡng và rèn luyện thể lực. Xây dựng mô hình phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, thấp còi ngay tại đơn vị.
  3. Biện pháp 5. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Đời sống thiếu ổn định, người giáo viên chưa yên tâm chăm lo cho sự nghiệp của mình thì việc nâng cao chất lượng giáo dục rất khó khăn. Chính vì vậy trường mầm non Hoa Sen luôn chú trọng việc chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng cấp và hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng, đủ, kip thời, đáp ứng mọi quyền lợi chính đáng của giáo viên, giúp cán bộ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với trường. Tổ chức bình xét nâng lương, bình xét thi đua hàng tháng căn căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng tháng công khai, dân chủ công bằng. Tổ chức sinh nhật cho cán bộ, giáo viên, thăm hỏi, động viên kịp thời cán bộ giáo viên và gia đình những lúc ốm đau, hiếu, hỷ. Tổ chức thăm hỏi thân nhân các gia đình giáo viên, nhân viên thuộc diện chính sách, ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7 hàng năm. Tổ chức tốt các hoạt động ngày lễ cho cán bộ giáo viên như: Tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổ chức Hội thi “Khéo tay làm bánh”, được giáo viên, nhân viên trong trường đồng tình ủng hộ và tham gia rất nhiệt tình. Đây là cơ hội tốt giáo viên có cơ hội thể hiện nét đẹp văn hóa, sự khéo tay, hay làm của người phụ nữ không những chỉ trong gia đình mà còn được thể hiện qua việc chăm sóc, yêu thương các cháu. Đây còn là dịp để biểu dương các giáo viên giỏi việc trường, đảm việc nhà, tăng thêm tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó trong cơ quan, là động lực để các cô giáo thêm yêu ngề, say mê công tác. Tổ chức cho chị em tọa đàm nhân dịp ngày 8/3, ngày tết cổ truyền của dân tộc. Hàng năm tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, nghỉ dưỡng tại các điểm danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hoá của đất nước nhằm mở mang sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, gắn bó tình cảm, tình đồng nghiệp giữa các thành viên trong nhà trường, chia sẻ khó khăn, thêm hiểu nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chăm lo đến quyền lợi chính trị và sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân, từ đó mỗi thành viên là một yếu tố thúc đẩy các phong trào của nhà trường phát triển, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Biện pháp 6. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất, kỹ thuật, cần thiết được người giáo viên sử dụng để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ở trường học có vai trò quan trọng. Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Góp phần quyết định chất lượng của nhà trường, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm non.
  4. Trường mầm non Hoa Sen mới được đưa vào sử dụng công trình “Mở rộng trường mầm non Hoa Sen” tháng 9/2015. Điều thuận lợi là số trẻ ở các lớp được giảm tải tuy nhiên 10 phòng học mới còn thiếu đồ dùng, đồ chơi, rèm cửa, thang chia ăn lên tầng 2 cho trẻ đây là khó khăn phải khắc phục ngay trong đầu năm học. Tôi đã xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh, chỉ đạo tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường khắc phục khó khăn, huy động các bậc phụ huynh hỗ trợ kinh phí trang bị đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị của các lớp học mới đưa vào sử dụng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để các lớp mới nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động có nề nếp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động tại trường. Nhà trường đã phân công một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý cơ sở vật chất. Tiến hành khảo sát trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, hệ thống rèm cửa, thang nâng hàng chia ăn cho trẻ lên tầng 2, chỉnh trang khuôn viên trường, lớp học, bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả. Phối hợp với Hội cha mẹ trẻ hỗ trợ kinh phí trồng cây xanh, cây cảnh xung quanh trường, trong khuôn viên sân trường, tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, an toàn. Tham mưu với lãnh đạo các cấp trang bị thêm các thiết bị phục vụ hoạt động của trẻ như tủ cơm, kệ để đồ chơi, tủ đồ dùng cá nhân, phản nằm, tủ đựng chăn chiếu trang bị thêm bàn ghế làm việc cho cán bộ, giáo viên, máy chiếu, chăn len, xốp trải sàn và các thiết bị cần thiết phục vụ trẻ bán trú tại trường. Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Đối với trẻ mầm non, việc dạy trẻ ở trường là chưa đủ. Muốn trẻ ghi nhớ tốt tất cả thói quen trong sinh hoạt, nề nếp học tập phải dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và điều quan trọng đó là bản thân cha, mẹ trẻ phải nhận thức đúng đắn việc hình thành thói quen cho con mình là rất cần thiết. Vì vậy cô giáo và cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ học tập, noi theo. Xác định việc thống nhất công tác chăm sóc, giáo dục trẻ với phụ huynh và cộng đồng là trách nhiệm của nhà trường. Giúp cho phụ huynh có thêm kiến thức khoa học trong chăm sóc trẻ, giúp cho cộng đồng và toàn xã hội có cái nhìn toàn diện hơn về bậc học mầm non. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nuôi con theo khoa học, cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, uống đủ nước, tích cực rèn luyện thể lực. Phát hiện và phòng chống bệnh chân – tay – miệng, các dịch bệnh phát sinh theo mùa. Các điều kiện an toàn cho trẻ từ nhà đến trường, phòng tránh ngộ độc thức ăn. Vận động phụ huynh tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động của nhà trường trong năm học.
  5. Các hình thức tổ chức tuyên truyền: Tuyên truyền tại các buổi họp phụ huynh, giáo viên các lớp trực tiếp trao đổi thông tin về tình hình sức khỏe trẻ qua các giờ đón, trả trẻ hàng ngày, qua các góc tuyên truyền ở các lớp, trên sân trường, trên các bài viết và thông tin qua bản tin của trường. Qua việc thống nhất chặt chẽ với Ban chấp hành Hội phụ huynh, năm học 2015 – 2016. Hội phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường và hỗ trợ kinh phí tổ chức các ngày Hội, ngày lễ cho trẻ như: Ngày hội đến trường của bé, Tết trung thu, Tết Noel, các hội thi của giáo viên. Biện pháp 8: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ Kiểm tra là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết của người cán bộ quản lý. Vì công việc có triển khai mà không kiểm tra, đôn đốc thì hiệu quả không cao. Chính vì vậy nhà trường đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ và tiến hành dưới nhiều hình thức. Kiểm tra định kỳ công tác chăm sóc trẻ, kiểm tra, đôn đốc giờ cho trẻ ăn, ngủ, giờ dón trả trẻ hàng ngày để kịp thời nhắc nhở giáo viên chăm sóc trẻ chu đáo, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Kiểm tra thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ trong nhà trường, mỗi buổi tan trường bộ phận nhà bếp khóa hết van ga, vòi nước, chốt các cửa ra vào trước khi về, giáo viên trên các lớp cắt hết cầu dao điện, khóa van nước trước khi về. Kiểm tra, dự giờ các hoạt động của giáo viên, kiểm tra, đánh giá các chuyên đề triển khai trong năm học, kiểm tra đột xuất các hoạt động hàng ngày của giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách. Qua công tác kiểm tra giúp cho giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công tác bồi dưỡng phải tính thường xuyên, liên tục, có hệ thống nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là những nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của mỗi nhà trường. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là điều kiện cần thiết để người giáo viên sử dụng vào các hoạt động hàng ngày, Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Góp phần quyết định chất lượng của nhà trường, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Tổ chức tốt các Hội thi, các phong trào, các cuộc vận động nhằm động viên, khuyến khích, thúc đẩy chất lượng giáo dục.
  6. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội, Hội phụ huynh học sinh trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo cảnh quan, môi trường sư phạm, an toàn đối với trẻ. Quan tâm đến đến đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. 9. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến Năm học 2015 – 2016 với những sáng kiến áp dụng vào công tác quản lý chỉ đạo. Trường mầm non Hoa Sen đã thu được kết quả như sau: Về đội ngũ giáo viên: Qua kiểm tra, thanh tra các hoạt động giáo dục: Xếp loại: Tốt: 24/32 = 75% (Tăng 30% so với đầu năm) Khá: 6/32 = 19% (Giảm 26% so với đầu năm) Trung bình: 1/32=6% (Không còn giáo viên yếu) Thực hiện chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin: 169 lượt giáo viên ứng dụng hình ảnh trình chiếu powpowr; số tiết ứng dụng: 416 tiết. Đánh giá giáo viên thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với toán 4 khối lớp Xếp loại: Tốt: 4/4 Đánh giá thực hiện chuyên đề hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non 4 khối lớp. Xếp loại tốt: 4/4 Hồ sơ sổ sách: 32/32 giáo viên được kiểm tra Xếp loại tốt: 26/32 = 75% Khá: 6/32 = 19% Trung bình: 1 = 6% Kết quả công tác chăm sóc trẻ: Tỷ lệ bé chuyên cần đạt: 97% Tỷ lệ bé ngoan đạt: 100% Trẻ có sức khỏe bình thường giai đoạn 2 đạt: 97% Trẻ suy dinh dưỡng: 3,0% (giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm 2,9%). Trẻ có cân nặng cao hơn so với tuổi: 12 = 2% (giảm 0,5% so với đầu năm) Trẻ thấp còi: = 6,0% ( giảm 1,6% so với đầu năm) Thi giáo viên giỏi cấp trường có 8 giáo viên đạt từ giải Ba trở lên.
  7. Thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp thành phố đạt giải Nhất tập thể; 1 giải Nhất, 2 giải Nhì cá nhân; tham gia thi cấp tỉnh đạt 2 giải Nhì, 1 giải Ba cá nhân. Chọn 3 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi giáo dục mầm non vào cuối tháng 3/2016. Kết quả đánh giá thực hiện các cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành 100% giáo viên của trường đều thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của ngành, của nhà trường, tập trung đóng góp xây dựng quy định về văn hóa tại nơi làm việc, trong năm học không có giáo viên vi phạm về đạo đức nhà giáo. Giáo viên tích cực thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, 18/18 lớp học đều có góc thiên nhiên, tham gia sáng tác các bài thơ, truyện, đồng dao, vè đưa vào dạy trẻ; tổng số bài sáng tác: 74 bài. Đánh giá các lớp trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2015 – 2016: Xếp loại xuất sắc: 5 lớp = 28% Xếp loại Tốt: 9 lớp = 50% Xếp loại Khá: 4 lớp = 22%. Kết quả công tác tham mưu tăng cường cơ sở vật chất Với việc trực tiếp quản lý và áp dụng các biện pháp trong thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Kết quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được thay đổi đáng kể cả về chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như kết quả đánh giá trên trẻ cả về chuyên môn giáo dục và công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. Đạt được kết quả trên là sự cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên trong thực hiện quy chế chăm sóc, giáo dục trẻ. Thể hiện qua các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hàng ngày, 94% giáo viên đều đạt giờ dạy khá, tốt, qua các Hội giảng chào mừng ngày 20/11, các Hội thi, qua kiểm tra, thanh tra. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường luôn nâng cao nhận thức, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp lối sống lành mạnh. Trong năm học vừa qua nhà trường không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo. Số giáo viên trẻ, giáo viên mới vào nghề được sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã tiến bộ, tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt hơn, nhiều giờ dạy đạt kết quả tốt. không còn giáo viên xếp loại yếu, không hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên yên tâm công tác, yêu trường, yêu lớp, được phụ huynh tín nhiệm. Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường từ giáo viên – phụ huynh – học sinh. Trong năm học các bậc phụ huynh đã ủng hộ kinh phí cho nhà trường may rèm cửa 10 phòng học mới, làm thang nâng hàng chia ăn cho trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận chế biến dinh
  8. dưỡng. Hỗ trợ trồng cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường, bổ sung 10 máy điều hòa nhiệt độ phục vụ sinh hoạt của trẻ. 8.1. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến Các biện pháp trên sau khi được áp dụng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Thu hút học sinh đến trường đạt tỷ lệ cao. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường chiếm được sự tin yêu của nhân dân, các bậc phụ huynh và xã hội. Chất lượng đội ngũ giáo viên đã được nâng lên rõ rệt, giáo viên đã chủ động, sáng tạo hơn trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường sư phạm được tăng cường, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 26/2/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (KhóaXI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Công tác phối hợp, tuyên truyền với các bậc phụ huynh được chú trọng. Thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền đã làm thay đổi tư tưởng của một số các bậc phụ huynh trong chăm sóc con theo khoa học và phối hợp tốt với nhà trường. Tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm học trước, trường mầm non Hoa Sen quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2015-2016. Phấn đấu là trường luôn ở vị trí tốp đầu bậc học mầm non toàn tỉnh. 8.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của các tổ chức, cá nhân: Khi đưa sáng kiến vào thực hiện trong nhà trường đã được đồng nghiệp trong các trường mầm non, tổ chuyên môn, Hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao và phù hợp với đặc thù của bậc học mầm non. 9. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Stt Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường mầm non Định Trung Thôn Vẽn – Định Trung – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
  9. 2 Trường mầm non Thanh Trù Thôn Đông – Thanh Trù – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc 3 Trường mầm non Tích Sơn Ngõ 8 – Đường Hùng Vương – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Vĩnh Yên, ngày 8 tháng 3 năm 2016 Vĩnh Yên, ngày 8 tháng 3 năm 2016 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Phó hiệu trưởng Bùi Thị Hải Yến Nguyễn Thị Phương Thủy