SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

doc 27 trang thulinhhd34 7770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

  1. + Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: . Học đại học sư phạm mầm non tại chức, từ xa. . Học đào tạo ngắn hạn để nắm bắt chuyên môn kịp thời - Động viên khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Sở, Phòng giáo dục tổ chức, nhất là các đợt tập huấn giáo viên dạy chương trình đổi mới, bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức. - Xây dựng và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đa số giáo viên. 2.3. Biện pháp 3: Nâng cao tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho giáo viên: Hàng năm lập danh sách giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng chính trị theo các chuyên đề trọng tâm về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Trong khi giáo viên tham gia học tập có đánh giá về sự chuyên cần, thái độ học tập của giáo viên. Bồi dưỡng và giới thiệu quần chúng ưu tú tham gia lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng; lớp bồi dưỡng đảng viên mới, lớp bồi dưỡng an ninh - quốc phòng đối với những giáo viên mới kết nạp Đảng trở thành những tuyên truyền viên tuyên truyền sâu rộng tới tất cả đội ngũ giáo viên về phẩm chất đạo đức cách mạng, con đường sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm học mới của ngành. Xây dựng nội quy, nền nếp kỷ cương trong nhà trường. Lấy chuyên đề Giáo dục lễ giáo làm thước đo nhân cách cho giáo viên. Phát động phong trào Giỏi việc trường - đảm việc nhà, yêu cầu giáo viên đăng ký phong trào gia đình văn hoá. 2.4. Biện pháp 4: Nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua việc tổ chức các chuyên đề: - Căn cứ vào kiến thức của giáo viên về các môn học trong chương trình giáo dục mầm non, thấy môn nào còn yếu kém, kết quả trên trẻ chưa cao để đưa môn học đó vào nội dung chuyên đề trọng tâm trong tháng bằng cách xây dựng tiết mẫu cho 100% giáo viên học tập rút kinh nghiệm, sau đó mỗi giáo viên tự thực hiện tiết 13
  2. dạy theo nội dung chyên đề phù hợp chương trình độ tuổi, khả năng nhận thức của trẻ. Ví dụ: Trường tôi, kiến thức và kĩ năng sư phạm của giáo viên về môn học cho trẻ làm quen với toán, tạo hình còn hạn chế do đó tôi đã đưa vào kế hoạch trọng tâm của năm học để giáo viên thực hiện. Ngoài ra những năm học gần đây, ngành giáo dục đã đưa ra chủ đề trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Để giúp giáo viên nắm bắt kịp thời với khoa học và công nghệ áp dụng dạy trên trẻ, tôi đã tổ chức tốt chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin như: tập huấn cho giáo viên về phần mềm mầm non hỗ trợ cho việc giảng dạy như: Phần mềm vui học Kidsmart, phần mềm Powerpoint, phần mềm 3M - sử dụng bảng điện tử thông minh, phần mềm Adobe ; Hướng dẫn giáo viên cách khai thác thông tin trên mạng internet lấy tư liệu cho bài giảng một cách hiệu quả. - Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các chuyên đề tại trường, việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia Hội nghị, hội thảo chuyên đề các cấp vô cùng quan trọng, giúp cho giáo viên được giao lưu, học hỏi, mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề. 2.5. Biện pháp 5: Nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên qua việc tổ chức các hội thi, phong trào của ngành học: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Đó cũng là phát huy truyền thống “Thi đua là yêu nước” của dân tộc. Cần tổ chức tốt hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường từ đó chọn ra những giáo viên tham dự các hội thi: - Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. - Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phảo suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kĩ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp thật linh hoạt, sáng tạo, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Song song với hội thi là việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào của ngành học: 14
  3. - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Cuộc vận đông “Hai không với 4 nội dung”: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và xếp học sinh ngồi nhầm lớp. - Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” - Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” – giúp trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Phong trào “Giỏi việc trường đảm việc nhà”, “Gia đình nhà giáo văn hóa” Những cuộc vận và phong trào trên nếu thực hiện tốt sẽ phát huy được truyền thống tập thể. 2.6. Biện pháp 6: Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên qua việc tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm: Đầu năm học triển khai cho giáo viên đăng ký đề tài. Tổ chức thi viết sáng kiến kinh nghiệm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm để chọn sáng kiến hay vào cuối năm. Tổ chức học tập những sáng kiến kinh nghiệm ở tạp chí, tập san của ngành. Bình chọn và khen thưởng những sáng kiến đạt kết quả cao. Có báo cáo điển hình những sáng kiến hay để học tập. 2.7. Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên: Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học dưới dạng sơ đồ hoá, ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, thời gian kiểm tra, cá nhân được kiểm tra được công bố công khai từ đầu năm học. Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức: kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất. Việc đánh giá giáo viên mầm non được thực hiện theo Quy chế “Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo 2 tiêu chuẩn: 15
  4. - Tiêu chuẩn 1: Về thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chí cụ thể: + Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo quy chế và quy định về chuyên môn của ngành tại nhóm, lớp được phân công phụ trách; + Quản lý hồ sơ, duy trì sĩ số, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở nhóm, lớp và tinh thần yêu thương đối với trẻ; + Có đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó có đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu sắn có, đảm bảo bền, đẹp và phù hợp với trẻ trong nhóm. lớp. Tạo môi trường nhóm/lớp sách đẹp, an toàn; + Nền nếp và hiệu quả sự phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; + Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. - Tiêu chuẩn 2: Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay. Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chí cụ thể: + Học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ; + Tham gia sinh hoạt chuyên môn của nhà trường; + Uy tín sư phạm đối với trẻ, đồng nghiệp và cha mẹ các cháu; + Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; + Trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định; Qua việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức và tự bồi dưỡng để đạt được chất lượng toàn diện. Mặt khác việ đánh giá giáo viên mầm non còn được thực hiện nghiêm túc theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02//2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/1/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo) đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức; các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm. 2.8. Biện pháp 8: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên: 16
  5. 2.8.1. Bảo đảm mọi chế độ chính sách: Là một cán bộ phụ trách chuyên môn cũng là Chủ tịch công đoàn của nhà trường, tôi đã thường xuyên phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản nhà nước đã ban hành: chế độ lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được quyền khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình, kỷ luật, được tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình. Như vậy, vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng, đồng thời vừa giáo dục cho họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. 2.8.2. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên: - Nhu cầu cơ bản: nơi ăn ở và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên. - Nhu cầu được an toàn. - Nhu cầu được thừa nhận. - Nhu cầu được tôn trọng. - Nhu cầu tự thể hiện. 2.8.3. Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường: Đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Trong nhà trường, đoàn kết trong tập thể sư phạm vừa tạo nên sức mạnh của tập thể vừa là nhiệm vụ tâm lý xã hội đặc biệt quan trọng của người quản lý. Thực tế đã chứng minh rằng, đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Muốn có một tập thể sư phạm đoàn kết, cần thực hiện những biện pháp sau: - Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo. - Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể: giữa các giáo viên trong tập thể cần có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp. Mọi giáo viên cùng nhau hợp tác, tương than, tương ái, khoan dung, độ lượng với nhau sẽ tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, thắm đượm tình cảm đồng nghiệp, anh em, bạn bè 17
  6. - Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là giúp cho những người trong cuộc nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữ, có thể bắt tay thiện chí và bình thường hóa quan hệ. 3. Kết quả đạt được: Sau khi đã áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Sen đã được nâng lên rõ rệt. 3.1. Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị: - Tập thể giáo viên luôn không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu để trở thành những người mẹ thứ hai của trẻ. Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không có đơn thư khiếu nại tố cáo. Được phụ huynh tín nhiệm, các cháu quý mến. - Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào của ngành học và toàn xã hội. - Thực hiện và chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Không có giáo viên vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. - Có thêm 02 giáo viên được kết nạp Đảng và Chi bộ nhà trường đang hoàn thiện hồ sơ kết nạp Đảng cho 04 giáo viên. 3.2 Về kiến thức, kỹ năng sư phạm: - Đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tích cực tham gia vào các hoạt động chuyên môn, nắm chắc nội dung, phương pháp các môn học trong chương trình giáo dục mầm non mới. Cụ thể: - Qua khảo sát chất lượng giáo viên 1 năm 2 lần có kết quả như sau: + Tổng số GV: 32 Kết quả khảo sát đầu năm Kết quả khảo sát cuối năm Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 18 10 4 0 23 9 0 0 56% 31% 13% 0 72% 28% 0 0 18
  7. - Thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng các chuyên đề: + Cho trẻ làm quen với toán. + Hoạt động tạo hình. + Lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống. + Giáo dục và bảo vệ môi trường. + Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo. + Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin: Do Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu đầu tư về trang thiết bị dạy học: 6 máy chiếu, 1 bảng điện tử thông minh, 8 máy tính cho 8 lớp nên việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy trở nên thuận tiện, có nhiều ứng dụng sáng tạo với tổng số tiết có ứng dụng công nghệ thông tin từ đầu năm học đến nay là 328 tiết. - Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay được áp dụng trong toàn trường và toàn thành phố như: + “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” của cô giáo Hoàng Thị Hồng. + “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi” của cô giáo Nguyễn Thị Lăng. - Kỹ năng sư phạm của giáo viên trở nên thuần thục hơn, nhẹ nhàng, uyển chuyển và linh hoạt hơn đặc biệt là trong việc xử lý các tình huống. 3.3. Về trình độ đào tạo: Năm học 2014-2015 nhà trường có thêm 03 giáo viên có trình độ đại học, nâng tổng số giáo viên có trình độ đại học là 29. Hiện còn 03 giáo viên đang theo học các lớp đại học sư phạm mầm non của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 được tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Vĩnh Phúc. Như vậy, 100% đội ngũ giáo viên nhà trường đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn. 3.4. Về kết quả công tác bồi dưỡng: - Năm học 2014-2015 đã mở được 3 lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường với các nội dung: Nâng cao năng lực lập kế hoạch giáo dục của giáo viên; Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên; Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá của giáo viên. 19
  8. - Năm học 2014-2015: đã bồi dưỡng 100% giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề: Giáo dục phát triển vận động; Hoạt động vui chơi. Bồi dưỡng được 6 giáo viên đạt giải cao trong cuộc thi Thiết kế bài giảng E-learning do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 3.5. Về đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên: - Ngoài việc được đảm bảo chế độ lương, phụ cấp, thêm giờ, phục vụ bán trú, động viên các ngày lễ tết, hàng năm giáo viên được nhà trường tổ chức cho đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường của tỉnh bạn, được đi du lịch nghỉ mát vào các dịp hè, đi lễ chùa đầu năm. Điều đó làm tăng thêm tình đoàn kết gắn bó trong đội ngũ nhà trường. 20
  9. Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Lý luận và thực tiễn đã khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường mầm non, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. Người giáo viên phải có đức, có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Người giáo viên phải có tinh thần đoàn kết, kỷ luật, phát huy dân chủ, cần đoàn kết toàn thể nhà trường thành một khối tạo nên sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo và đổi mới trong giáo dục. Chính vì vậy mà Đảng ta đã xác định: “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, với những luận điểm khoa học thiết thực về năng lực và phẩm chất của nhà giáo; về xây dựng tập thể những người làm công tác giáo dục; về xây dựng lòng yêu người, yêu nghề; về động lực phát triển của nền giáo dục Hơn bao giờ hết, chúng ta cần xây dựng được đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra. Điều này không những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà còn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Từ đó, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm: 1. Phải nắm vững đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở đó có biện pháp bồi dưỡng cụ thể. 2. Phải có kế hoạch cụ thể, sâu sát và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có hiệu quả. 3. Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ phải chú ý xây dựng bằng được nền nếp, phong cách làm việc nghiêm túc, tạo sự công bằng trong tập thể qua kiểm tra, dự giờ, đánh giá, khen thưởng, phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện về chuyên môn, phẩm chất đạo đức ở mỗi giáo viên mầm non. 4. Nội dung các chuyên đề đưa ra bồi dưỡng đội ngũ phải phù hợp với yêu cầu giáo dục, với chỉ đạo của ngành, với tình hình thực tế của đơn vị mình. Các 21
  10. hình thức phải chặt chẽ làm đến nơi đến chốn, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. 5. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp để tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ giáo viên về vật chất cũng như tinh thần. 6. Vai trò của người quản lý hết sức quan trọng, phải thực sự gương mẫu, phải giỏi về chuyên môn, có uy tín, phải xây dựng được sự tin yêu và tin tưởng đối với đội ngũ. 2. Kiến nghị: Để thực hiện được mục đích quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, tôi mạo muội có những đề xuất như sau: - Với Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên cần tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức để giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ. Nhất là chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. - Với trường mầm non Hoa Sen: cần tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng giáo viên và phải thực hiện thường xuyên công tác này. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, có kế hoạch đồng bộ về việc bồi dưỡng phát triển giáo viên. * Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây: SKKN đã đưa ra một số biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường một cách toàn diện về mọi mặt. So với SKKN trước đây, một số biện pháp đưa ra chủ yếu tập trung về bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Vĩnh Yên, ngày 01 tháng 04 năm 2015 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Bùi Lệ Thanh 22
  11. PHỤ LỤC Phiếu dự giờ giáo viên TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN PHIẾU DỰ GIỜ GIÁO VIÊN Năm học: (Dùng cho giáo viên dạy nhà trẻ) Họ và tên giáo viên dạy: Tên tiết dạy: Tên người dự: Ngày dự: Nội dung đánh giá Điểm Điểm chuẩn đạt I. Chuẩn bị cho tiết dạy: 1,5đ 1. Giáo án: soạn ngắn gọn, rõ ý, đầy đủ nội dung, 0,5 đúng phương pháp. 2. Đồ dùng trực quan: chuẩn bị đủ, đẹp, phù hợp, an 0,5 toàn, sử dụng thuận tiện. 3. Hình thức tổ chức: đảm bảo thời gian, địa điểm tổ 0,5 chức hoạt động phù hợp. II. Nội dung tiết dạy: 3,0đ 1. Đảm bảo mục đích, yêu cầu, kiến thức, kĩ năng 1,0 theo đặc điểm tiết học, môn học. 2. Hình thành kiến thức cho trẻ có hệ thống, logic, 1,0 chính xác, phù hợp với nhận thức, đặc điểm phát triển tâm, sinh lý độ tuổi và chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non mới. 3. Sử dụng đồ dùng trực quan khoa học, hợp lý, hấp 1,0 dẫn. III. Phuơng pháp: 4,0đ 1. Thực hiện đúng phưưong pháp đặc trưng của bộ 2,0 23
  12. môn 2. Tích hợp, lồng ghép nội dung, phương pháp phù 1,0 hợp, linh hoạt, sáng tạo. 3. Kỹ năng sư phạm phù hợp, thu hút sự chú ý, tích 1,0 cực hoạt động của trẻ, bao quát lớp và xử lý tốt các tình huống trong tiết dạy. IV. Kết quả trên trẻ: (Đạt 70% trở lên) 1,5đ 1. Trẻ tự nguyện, hứng thú và tích cực tham gia hoạt 0,5 động. 2. Trẻ trả lời các câu hỏi rành mạch, rõ ràng, mạch 0,5 lạc, lễ phép. 3. Trẻ có nền nếp, thói quen, có hành vi giao tiếp 0,5 ứng xử tốt trong hoạt động. 10,0đ Tổng điểm: (Đạt 9-10đ xếp loại: Tốt, 7-8đ xếp loại: Khá, 5-6đ xếp loại: TB, dưới 5đ xếp loại: Yếu). TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN PHIẾU DỰ GIỜ GIÁO VIÊN Năm học: (Dùng cho giáo viên dạy mẫu giáo) Họ và tên giáo viên dạy: Tên tiết dạy: Tên người dự: Ngày dự: Nội dung đánh giá Điểm Điểm 24
  13. chuẩn đạt I. Chuẩn bị cho tiết dạy: 1,5đ 1. Giáo án: soạn ngắn gọn, rõ ý, đầy đủ nội dung, đúng 0,5 phương pháp. 2. Đồ dùng trực quan: chuẩn bị đủ, đẹp, phù hợp, an 0,5 toàn, sử dụng thuận tiện. 3. Hình thức tổ chức: đảm bảo thời gian, địa điểm tổ 0,5 chức hoạt động phù hợp. II. Nội dung tiết dạy: 3,0đ 1. Đảm bảo mục đích, yêu cầu, kiến thức, kĩ năng theo 1,0 đặc điểm tiết học, môn học. 2. Hình thành kiến thức cho trẻ có hệ thống, logic, 1,0 chính xác, phù hợp với nhận thức, đặc điểm phát triển tâm, sinh lý độ tuổi và chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non mới. 3. Sử dụng đồ dùng trực quan khoa học, hợp lý, hấp 1,0 dẫn. III. Phuơng pháp: 4,0đ 1. Thực hiện đúng phưưong pháp đặc trưng của bộ 2,0 môn 2. Tích hợp, lồng ghép nội dung, phương pháp phù 1,0 hợp, linh hoạt, sáng tạo. 3. Kỹ năng sư phạm phù hợp, thu hút sự chú ý, tích 1,0 cực hoạt động của trẻ, bao quát lớp và xử lý tốt các tình huống trong tiết dạy. IV. Kết quả trên trẻ: (Đạt 90% trở lên) 1,5đ 1. Trẻ tự nguyện, hứng thú và tích cực tham gia hoạt 0,5 động. 2. Trẻ trả lời các câu hỏi rành mạch, rõ ràng, mạch lạc, 0,5 lễ phép. 25
  14. 3. Trẻ có nền nếp, thói quen, có hành vi giao tiếp ứng 0,5 xử tốt trong hoạt động. 10,0đ Tổng điểm: (Đạt 9-10đ xếp loại: Tốt, 7-8đ xếp loại: Khá, 5-6đ xếp loại: TB, dưới 5đ xếp loại: Yếu). 26
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo. 2. Chương trình giáo dục mầm non Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1996. 4. Trang Web mamnon.com.vn 27