Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng. Chăm sóc sức khỏe trẻ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng. Chăm sóc sức khỏe trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx
Mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cham_soc_nuoi_duong_-_cham_soc_suc_khoe_tre_daae1319c8.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng. Chăm sóc sức khỏe trẻ
- 13 pháp, giải pháp khắc phục dần từng bước đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ đảm bảo cho các khu lớp có đồ dùng đảm bảo theo yêu cầu. Là một phó hiệu trưởng được nhà trường phân công phụ trách chuyên môn nuôi dưỡng, tôi thường xuyên nắm bắt vận dụng các chuyên đề mới, tiến hành rà soát kiểm kê trang thiết bị đồ dùng thiết yếu phục vụ cho chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ sau đó xây dựng kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng về việc đầu tư tu bổ, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị về việc nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cần thiết cho từng hoạt động, bổ sung dần trong năm và đặc biệt là không đầu tư mua sắm ồ ạt về số lượng mà yêu cầu đảm bảo về chất lượng, đảm bảo tính năng sử dụng, tính thẩm mĩ và độ an toàn cao hợp vệ sinh. Để tạo nguồn kinh phí đầu tư mua sắm, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ tôi tham mưu cùng với Ban giám hiệu nhà trường về nội dung để tổ chức hội nghị họp phụ huynh toàn trường nhằm tuyên truyền với phụ huynh nhu cầu bổ sung đồ dùng, trang thiết bị như: giá phơi khăn tay, mua thùng vệ sinh có vòi vặn, mua xô chậu vệ sinh, thùng nước uống, ấm đun nước sôi đảm bảo có đủ đồ dùng sinh hoạt chung. Ngoài ra tôi còn chỉ đạo cho giáo viên các khu lớp tổ chức tuyên truyền, để cho các bậc phụ huynh hiểu biết và đóng góp tự nguyện cho con em mình các đồ dùng vệ sinh cá nhân như bát, thìa, cốc bằng Inốc, khăn mặt đảm bảo không dùng chung để giữ gìn sức khoẻ cho trẻ trách lây lan các bệnh truyền nhiễm, sạch sẽ bền đep an toàn cho mỗi trẻ. Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, tôi tham mưu với hiệu trưởng phải phát huy và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các tổ chức đoàn thể xã hội các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm ủng hộ kinh phí, giúp nhà trường tăng cường cơ sở vật chất. Thực tế trong năm học qua, trường tôi đã làm rất tốt công tác xã hội hóa giáo dục, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh đóng góp tiền cho con em ăn buffet tại các điểm trường có hiệu quả chất lượng. Nhà trường đã kêu gọi sự ủng hộ rất lớn từ các tổ chức đoàn thể chính trị địa phương, các cơ quan doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cá nhân, các bậc phụ
- 14 huynh trong toàn xã tạo nguồn kinh phí để mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường. Trong thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khoẻ trẻ, một nội dung không kém phần quan trọng đó là việc tổ chức tốt giờ ăn và giấc ngủ cho trẻ, đảm bảo theo đúng thời gian và tạo nền nếp thói quen cho trẻ, đảm bảo sức khoẻ cho trẻ ngủ đủ giấc, thì việc đầu tư mua sắm bổ sung đồ dùng như giường ngủ, chăn, chiếu, màn, gối phù hợp đảm bảo sạch sẽ an toàn cho trẻ cũng rất quan trọng. Ở đơn vị trường tôi, công tác tuyên truyền phụ huynh khi nhập học lần đầu ủng hộ mua sắm thiết bị nuôi ngủ nhiều năm nay thực hiện có hiệu quả cao. Ngoài việc đóng góp tiền học phí, tiền ăn cho con em, phụ huynh tự nguyện đóng góp ủng hộ mua đồ dùng cá nhân trẻ và đồ dùng chung. (Hình ảnh một buổi họp ban đại diện phụ huynh để bàn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2019- 2020) Tạo niền tin đối với phụ huynh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh, họp Ban đại diện phụ huynh học sinh dự các hoạt động thực hành tổ chức giờ ăn - ngủ của trẻ, các hoạt động đảm bảo đầy đủ các thao tác của cô và trò và các đồ dùng, thiết bị tối thiểu cần có phục vụ cho công tác nuôi dưỡng của nhà trường mầm non từ đó nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh và nhằm tuyên
- 15 truyền sâu rộng đến đông đảo các bậc phụ huynh trong trường mầm non đóng góp ủng hộ kinh phí để mua bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ. Ngoài ra để đồ dùng, các trang thiết bị, cơ sở vật chất bền đep, sử dụng được lâu cần phải xây dựng nội quy, quy định về sử dụng trang thiết bị đồ dùng yêu cầu giáo viên, nhân viên trong trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm khi sử dụng bảo quản, khi bàn giao cấp phát trang thiết bị đồ dùng. Cơ sở vật chất cho giáo viên cần phải quy rõ chất lượng của trang thiết bị, sử dụng và tính thời gian sử dung và yêu cầu giáo viên ký kết sử dụng và bảo quản đồ dùng. Các trang thiết bị thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện sử dụng đồ dùng, trang thiết bị của giáo viên, nhân viên để kịp thời nắm bắt nhắc nhở động viên sữa chữa, tu bổ kịp thời để đảm bảo tính năng sử dụng an toàn, bền đep. Giáo dục tinh thần trách nhiệm và ý thức tiết kiệm trong cán bộ giáo viên toàn trường trong việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ mầm non. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI. 1. Hiệu quả kinh tế: Qua thực hiện nghiên cứu áp dụng sáng kiến tôi thấy rằng chính từ những kinh nghiệm làm quản lý lâu năm tôi đã tìm tòi những kiến thức hữu hiệu nhất từ khâu xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn cách phòng và tránh một số dịch bệnh một cách khoa học để bồi dưỡng chuyên môn, chỉ đạo tới toàn thể tới các giáo viên áp dụng thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường mầm non, giảm tỷ lệ SDD trẻ trong nhà trường và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ từ. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi thực hiện những biện pháp nêu trên, chất lượng của hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em của trường tôi đã không ngừng được nâng cao cụ thể là: - 100% cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung quản lý hoạt động nuôi dưỡng -
- 16 chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong trường mầm non và đều nắm bắt được chuyên môn, các quy định, quy chế kỹ năng thực hiện các thao tác trong các quy trình đảm bảo theo đúng yêu cầu. - 100% các khối tổ bộ phận, giáo viên trong nhà trường đều biết cách xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ theo đúng yêu cầu của từng khối, tổ nhóm lớp. Đặc là nhân viên trong tổ nuôi dưỡng đều đã nắm bắt và biết cách xây dựng thực đơn khẩu phần phù hợp với mức đóng góp của cha me trẻ, có kỹ năng cập nhật hồ sơ sổ sách nuôi ăn bán trú như sổ kho, sổ chi, sổ tính ăn, khẩu phần ăn, sổ tài chính một cách đầy đủ, khoa học rõ ràng đúng theo yêu cầu. - 100% nhóm lớp thực hiện tốt chuyên đề chăm sóc sức khoẻ, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng. - Chất lượng chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” luôn được chú trọng thực hiện một cách nghiêm túc với nhiều nội dung, hình thức phong phú: - 100% nhóm lớp thực hiện tốt chuyên đề chăm sóc sức khoẻ, chuyên đề vệ sinh được Phòng giáo dục kiểm tra đánh giá xếp loại tốt đạt kết qủa tốt , 90% số trẻ tham gia có kỹ năng, thao tác thực hiện tốt. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em của nhà trường nền nếp, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ngày một tăng cao và thu hút tỷ lệ trẻ được nuôi ăn bán trú tại trường đạt 100%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhe cân Nhà trẻ còn 1,93%, mẫu giáo còn 2,18%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi Nhà trẻ còn 1,93%, Mẫu giáo còn 2,81%. Tạo niền tin tưởng của đông đảo các bậc phụ huynh, tỷ lệ huy động trẻ cao. Đó cũng chính là nguồn động lực giúp cho toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường tự tin, nêu cao vai trò trách nhiệm, không ngừng phấn đấu đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ trong trường ngày một vươn lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng ngày càng được tu bổ nâng cấp mua sắm bổ sung mới đảm bảo an toàn, hiện đại, tính
- 17 năng sử dụng thuận tiện phù hợp. Công tác xã hội hóa giáo dục dạt hiệu quả cao. Từ những kết quả đạt được trong khi thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi mạnh dạn rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng như sau: Một là: Người quản lý phải nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác nâng chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong trường mầm non và coi đó là một nội dung quan trọng để từ đó có những định hướng đúng đắn trong khi chỉ đạo thực hiện hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ trẻ. Hai là: Người quản lý phải có kiến thức về chuyên môn nắm vững vàng về nội dung, yêu cầu, về nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng - chăm sóc sức khoẻ trẻ một cách sâu sắc và khoa học có thể làm mẫu các thao tác trong các quy trình các hoạt động và bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhất là nhân viên trong tổ nuôi dưỡng và giáo viên nhóm lớp. Ba là: Phải biết kết hợp mềm dẻo các phương pháp chỉ đạo, nắm vững và thực hiện đầy đủ các bước trong chu trình từ bước xây dựng kế hoạch chung đến khâu hướng dẫn cho các tổ bộ phận các cá nhân giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch để đi vào thực hiện, thường xuyên theo dõi kiểm tra giám sát bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức, kỹ năng thực hiện tay nghề cho giáo viên để họ thực hiện có chất lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc chăm sóc sức khoẻ trẻ. Bốn là: Thực hiện tốt khâu phân cấp quản lý từ Ban giám hiệu đến các khối Trưởng - bếp trưởng - giáo viên để kịp thời triển khai nhiệm vụ và nắm bắt thông tin hai chiều không ngừng thúc đẩy và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong nhà trường. Khéo léo vận dụng phương pháp từ khâu hành chính, tâm lý, xã hội, kinh tế chính tri, khen thưởng - kỷ luật nghiêm khắc công khai nhằm tạo ra phong cách làm việc một cách nhịp nhàng phù hợp với điều kiện ở đơn vị trường lớp của mình.
- 18 Năm là: Linh hoạt sáng tạo khéo léo vận dụng các công văn, văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục mầm non về hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, không ngừng thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng - chăm sóc sức khoẻ trẻ, Giáo dục trẻ trong trường mầm non, tạo được vị thế, uy tín cho nhà trường trước Đảng, trước nhân dân và đặc biệt là các bậc phụ huynh bằng chính chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ quản lý hoạt động nuôi dưỡng - chăm sóc sức khoẻ, giáo dục trẻ. 3. Khả năng áp dụng ra nhân rộng Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khỏe trẻ” được áp dụng trong công tác chỉ đạo quản tại đơn vị tôi công tác đạt hiệu quả sử dụng. Có thể áp dụng được tại các trường mầm non trong cụm, trong huyện. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi với cương vị là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường viết về những việc mình đã thực hiện khi chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong trường mầm non. Tôi xin chân thành cám ơn! Rạng Đông, ngày 15 tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Mai
- 19 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- 20 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .