Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen âm nhạc

doc 20 trang binhlieuqn2 5501
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen âm nhạc

  1. - Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. - Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, mũ âm nhạc phù hợp từng chủ đề, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. - ĐÓ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. - Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 2.2.2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt - Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, khả năng âm nhạc, biết truyền đạt, biết thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Việc tổ chức một tiết học âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu, trẻ hứng thú học mà không bị nhàm chán. - Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những dồ dùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy. Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non cô dạy bài hát “Ngày vui của bé” có thể cho trẻ xem tranh các bạn đang tung tăng đến trường để thu hút sự chú ý của trẻ.
  2. - Ở chủ đề động vật dạy bài hát “chú voi con ở bản Đôn” dùng các câu đố về con voi - Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát to - nhỏ, hát nối tiếp nhau, thi đua tổ, nhóm , cá nhân . - Tæ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát đối. - Ở lứa tuổi này giáo viên cần lựa chọn hình thức phù hợp với độ tuổi của trẻ, việc bắt trẻ ngồi từ đầu đến cuối trong 1 tiết học của trẻ là không hợp lí bởi sức tập trung chú ý có chủ đích của trẻ có giới hạn về thời gian. Ví dụ: đối với loại tiết trọng tâm là dạy hát, nội dung kết hợp là nghe hát thì giáo viên phải biết linh động bố trí hợp lí phần dạy hát, nghe hát và trò chơi âm nhạc để gây cho trẻ sự hứng thú tiếp theo để tham gia hoạt động một cách say sưa, hoàn chỉnh. Tuy nhiên tôi cũng rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ: qua các tiết học và hoạt động, tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn. Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 4, 5 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần
  3. lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát. Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm. Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm nhạc. 2.2.3: Tổ chức cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi và dưới các hình thức Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát đó. Ví dụ, giờ hoạt động ngoài trời:Quan sát cây bàng Sau khi trẻ quan sát xong, tôi cho
  4. trẻ hát bài Em yêu cây xanh. Qua đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học. Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh - Để giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả. Tôi dạy trẻ hát khi tập thể dục, khi dạo chơi, trước giờ học, trước giờ ăn hoặc ngay trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời bằng cách hát cho trẻ nghe, hát cùng với trẻ, hát vào câu mà trẻ hát sai, hát khó, vận động múa hoặc vỗ tay theo nhịp, tiết tấu Tuy nhiên dạy trẻ hát, cho trẻ nghe hát, vận động ngoài giờ học dễ bị chi phối bởi các hoạt động riêng lẻ nên đòi hỏi giáo viên phải hết sức chủ động, linh hoạt. - Việc cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi sẽ giúp trẻ nhanh tiếp thu bài học hơn, giúp cho giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Trong tiết dạy hát: Bông hồng tặng cô của ngày thứ 6 thì trong tuần đó giáo viên có thể cho trẻ làm quen với bài hát trong các hoạt động đón trẻ, hoạt động ngoài trời - Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được nghe nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học. Hình thành những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ.
  5. - Tæ chức chương trình biểu diễn văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ của trường, lớp như: Ngày hội đến trường của bé, Đón Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Ngày 20/11, Ngày hội 8/3, Mừng sinh nhật của bạn, Liên hoan văn nghệ đón chào mùa hè để 100% trẻ được tham gia tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin. 2.2.4: Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học. - Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com, nhac cuatoi.vn để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy chiếu, làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip .kết hợp với các phần mềm: pwerpoint, kidpic, photoshop ®Ó sử lí hình ảnh và sử dụng trong bài dạy. - Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “ Chú voi con ở Bản Đôn” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip “Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu Tiết học của trẻ sẽ thêm vui nhộn và sinh động hơn. - Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim. Khi trẻ được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với những làn điệu dân ca đó. - Khi cho trẻ nghe các bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tôi đưa đoạn clip các liền anh, liền chị quan họ đang hát giao duyên hay hình ảnh của các chị hai, chị ba quan họ với nón thúng quai thao và những bộ quần áo mớ ba, mớ bảy cho trẻ xem. Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt mà tình cảm, những bộ quần áo rực rỡ sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm thụ chính xác hơn về các làn điệu dân ca của các vùng. - Với các bài hát về Bác Hồ, khi dạy trẻ bài hát: “ Nhớ ơn Bác” kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi với các cháu - Víi những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì
  6. rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von Những âm thanh trong cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy ) ®Ó phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho trẻ. 2.2.5: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng hiệu quả các nhạc cụ âm nhạc Đồ dùng dạy học của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dạy và học của trẻ, làm cho tiết dạy phong phú, hấp dẫn đối với trẻ, tạo cho trẻ ham thích đi học, yêu quý cô giáo, đoàn kết với bạn nhu cầu về đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi học tập của trẻ, chúng ta có thể sưu tầm và làm đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ chế tạo, sản phẩm gần gũi với hoạt đông của trẻ và luôn đổi mới. Với suy nghĩ như trên, bản thân tôi tích cực tìm kiếm, sưu tầm và làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bộ môn âm nhạc, Từ những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày, tưởng như bỏ đi như: nắp chai nước ngọt, keo dán, lõi giấy, hũ sữa, chai nước ngọt, bóng, lon sữa, vải vụn, hũ nhựa, tre, ống nước Nhưng bằng óc sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay những nguyên vật liệu này được tái sử dụng để tạo ra những đồ dùng, đồ chơi vô cùng thú vị, xinh xắn, kích thích các cháu trong các giờ học âm nhạc như làm đàn bằng tre, nứa, ống nước, làm trống lắc bằng lon bia với sỏi Chính vì vậy những sản phẩm mang tính sáng tạo mà ít tốn kém nhiều về kinh tế này đã kích thích sự hứng thú của học sinh trong các hoạt động. Đây cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và giải quyết một phần về vấn đề ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là giải quyết được nhu cầu đồ dùng, đồ chơi thực tế của lớp. Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu Cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. Bản thân tôi củng sử dụng các đồ dùng đồ chơi, nhạc cụ âm nhạc một cách phù hợp nhất, có hiệu quả nhất. Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay. Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ : “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4
  7. đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. 2.2. 6. Lồng ghép âm nhạc với các môn học khác: - Tôi thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở các bài phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động hơn. - Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất. Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm Anh ”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống ”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi
  8. Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn. Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non, giờ thể dục tôi chọn những bài hát có tiết tấu vui vẻ, trùng khớp với nhịp điệu thể dục nói về trường lớp, cô giáo, bạn bè để làm nhạc nền cho trẻ khởi động, tập bài tập phát triển chung - Trong giờ làm quen văn học, cô giáo dạy trẻ bài thơ: Hạt gạo làng ta, 2.2.7. Thực hiện tốt công tác phối hợp, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Để làm tốt các giải pháp trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn rất cần đến sự đồng tình, ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất của phụ huynh. Điều đầu tiên là cần phải làm sao để phụ huynh biết được tầm quan trọng của con em mình khi đến trường mầm non ngoài việc ăn giỏi ngủ giỏi ra thì phụ huynh phải biết được con em của mình học được những gì, con mình cần phải rèn luyện thêm những kỹ năng nào khi về nhà. Phải làm thế nào để phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng âm nhạc cho trẻ. Khi đó việc gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các vấn đề rèn luyện thêm kỹ năng đếm cho trẻ khi ở nhà là rất cần thiết. Ví dụ: Tôi làm bảng tuyên truyền “Hôm nay bé học được gì?” Tôi đã đưa các nội dung mà các cháu đã học trong ngày lên bảng tuyên truyền. Khi phụ huynh đến đưa đón con, họ sẽ quan sát và đọc các nội dung trong bảng tuyên truyền và họ đã chủ động đến hỏi thăm, trao đổi tình hình của các cháu. Lúc này tôi sẽ trao đổi với phụ huynh về tình hình các cháu còn yếu trong kỹ năng hát, múa. Tôi đã gợi mở cho phụ huynh khi ở nhà, phụ huynh nên cùng con chơi các trò chơi: nhà mình cùng hát xem ai hay hơn nào, thi biểu diễn hát múa qua đó gia đình sẽ biết được năng khiếu của trẻ để cùng cô giáo bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho trẻ một cách tốt hơn.
  9. Việc vận động sự ủng hộ của phụ huynh bằng vật chất để bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các cháu học tập cũng rất quan trọng, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về việc ủng hộ các đồ chơi cũ, các con rối, thú nhồi bông, cây hoa bổ sung thêm đồ chơi cho các cháu chơi, Và tôi cũng nhận thức được rằng phụ huynh là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ các loại nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, khi làm đồ dùng đồ chơi tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn giúp đỡ việc học của co em mình được tốt hơn. Như: Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu : thùng giấy,lon sửa, bóng, chai nhựa , quần áo cũ, dụng cụ hóa trang Phụ huynh trong lớp cũng đã ủng hộ rất nhiệt tình. - Đối với tôi sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh quên nếu như không có ai nhắc cho trẻ nhớ, cũng thông qua phụ huynh giáo viên có thể biết được những tâm sinh lý của trẻ đó và ngược lại, thông qua giáo viên phụ huynh có thể biết được việc học của con em mình. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tài: - Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc của lớp tôi đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Một số cháu còn tham gia vào đội văn nghệ của lớp đi biểu diễn ở nhiều chương trình như: Thủy Tiên, Nhật Hưng, Minh Trí, Mạnh Dũng, Yến Nhi . Nhiều cháu trước đây rất ít ca hát nhưng giờ đã tiến bộ rõ rệt, trẻ thích tham gia vào các chương trình văn nghệ của lớp và biểu diễn rất tự tin, mạnh dạn Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau: Số trẻ ( 37) Số trẻ Tỷ lệ % Tốt 11 29,7 % Khá 20 54,1 % Trung bình 6 16,2 %
  10. Yếu 0 3. 2. Những kiến nghị đề xuất * Đối với phòng giáo dục: - Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề Làm quen Âm nhạc thường xuyên cho giáo viên - Trang cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tốt bộ môn này. * Đối với địa phương: - Cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động. - Tăng trưởng thêm về cơ sở vật chất cho nhà trường đảm bảo cho trẻ hoạt động. - Phối hợp với nhà trường và gia đình để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. * Đối với nhà trường: - Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên cho trẻ hoạt động. - Mua sắm thêm các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí để giáo viên có thể tham khảo, học tập, trau dồi thêm kiến thức và áp dụng. - Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn hay dự giờ góp ý để giáo viên đúc rút kinh nghiệm. * Đối với phụ huynh: - Cần quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng về năng khiếu âm nhạc cho con em mình. - Cần quan tâm hơn công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục - Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ.
  11. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn Làm quen âm nhạc” của bản thân tôi. Bên cạnh những kết quả thu được là tạo môi trường thân thiện, đẹp hấp dẫn thỏa mản được nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, trẻ thích thú và thể hiện được niềm đam mê, yêu thích bộ môn âm nhạc, bên cạnh đó giúp giáo viên vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, chú trọng trong việc lựa chọn nội dung, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, tăng cường các hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm trong các tiết học tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm các hoạt động âm nhạc như hát, múa, kỹ năng biểu diễn Nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong hội đồng chuyên môn bậc học mầm non, cùng các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy môn học: Làm quen âm nhạc. Tôi xin trân trọng cảm ơn!.
  12. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
  13. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC