Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non - Bùi Thị Hải Yến

doc 19 trang thulinhhd34 8230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non - Bùi Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non - Bùi Thị Hải Yến

  1. Năm học 2017-2018 tôi chỉ đạo bộ phận phụ trách chuyên môn giáo dục thực hiện Hội thảo 3 chuyên đề cấp trường: Chuyên đề phát triển ngôn ngữ, chuyên đề phát triển thẩm mỹ, chuyên đề kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đối với những năm học trước, việc giao nhiệm vụ cho những giáo viên thực hiện chuyên đề phải là những giáo viên giỏi, vững chuyên môn. Điều đổi mới trong việc triển khai thực hiện chuyên đề năm học này là tôi mạnh dạn giao việc thực hiện các chuyên đề ở cả 4 độ tuổi, mỗi độ tuổi giao cho 1 đồng chí giáo viên thực hiện. Kể cả việc giao cho những giáo viên trẻ ít kinh nghiệm, chưa tự tin, chưa thực hiện làm điểm chuyên đề bao giờ. Tôi chủ động gặp gỡ, động viên, khuyến khích, giúp giáo viên để giáo viên tự tin, dám nghĩ, dám làm và tích cực học hỏi đồng nghiệp, chủ động làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. Qua việc triển khai thực hiện chuyên đề, 100% giáo viên được dự các tiết dạy, được học hỏi, nghe các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và đạt được kết quả ngoài mong đợi: 12 tiết dạy được thực hiện: 11 tiết được xếp loại xuất sắc; 01 tiết dạy xếp loại khá. Tổ chuyên môn yêu cầu nhà trường cho tổ chức thường xuyên hơn và nhân rộng để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Những giáo viên tổ chức chuyên đề được nhà trường khen, động viên tại cuộc họp HĐSP, rất vui, phấn trấn và tự tin hơn trong thực hiện nhiệm vụ. c. Bồi dưỡng giáo viên qua các hội thi. Bồi dưỡng giáo viên thông qua các Hội thi tổ chức trong năm học có tác dụng lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên, khi tham gia Hội thi đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức cho bài giảng, tìm tòi các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, các hình thức tổ chức tiết dạy phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ. Đây là dịp để giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong năm học nhà trường tổ chức cho 32 giáo viên/18 lớp thi trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hội thi “xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp thành phố, đạt giải Nhất; tham gia thi cấp tỉnh; 11 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, 05 giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố, 4 giáo viên thi soạn giáo án điện tử Eleraning cấp thành phố, cấp tỉnh. Thông qua việc tổ chức các Hội thi giáo viên có sự ganh đua nhau trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào thi đua của nhà trường. Qua hội thi, phát hiện, biểu dương và nhân rộng những điển hình giáo viên giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hút sự quan
  2. tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh và toàn xã hội, góp phần xây dựng “Thương hiệu” của nhà trường, tạo dựng niềm tin của nhân dân. d. Bồi dưỡng giáo viên thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. Trước những thay đổi lớn lao của giáo dục dưới tác động của công nghiệp 4.0. Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri thức là chìa khóa vạn năng giúp cho con người mở cửa cuộc đời. Cuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra như vũ bão. Vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ, tập huấn sử dụng công nghệ, ứng dụng các hình thức tiên tiến, mô hình trực tuyến vào công tác giảng dạy. Xác định được mục tiêu này nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn và chủ động liên hệ với Sở công nghệ thông tin – truyền thông tỉnh mở lớp bồi dưỡng cho 10 giáo viên cốt cán có thêm kiến thức về sử dụng CNTT, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Trong năm học có 38/38 cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cũng như dạy học, tổ chức 904 tiết dạy có ứng dụng CNTT vào bài giảng, có 8 lượt giáo viên thi soạn giảng giáo án điện tử Eleraning cấp thành phố, cấp tỉnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin của ngành, của thành phố trên các phương tiện thông tin, trên mạng Intenet. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng thông qua cổng thông tin điện tử của ngành, trên trang web của nhà trường. đ. Bồi dưỡng qua việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, Bác là người thầy giáo, tấm gương đạo đức của Bác là một cuộc vận động lớn, có sức lan tỏa trong toàn xã hội, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Ngay từ đầu năm học nhà trường và công đoàn trường đã cam kết trong Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm đó là: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm nhỏ, thiết thực như: Những đồng chí chưa biết đánh đàn, phá những nốt nhạc để tổ chức thực hiện tiết dạy, tôi động viên để chị em học tập lẫn nhau, cho thời gian để giáo viên cố gắng. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng các thiết bị điện, nước, đi làm đúng giờ, yêu thương, công bằng với trẻ, đăng ký giờ dạy tốt Tích cực học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đoàn kết, thống nhất trong tập thể, tham gia bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, giao tiếp với phụ huynh và đồng nghiệp chân thành, cởi mở, đúng mực. Công bằng trong cư xử, chăm sóc trẻ. Thực hành
  3. tiết kiệm trong sinh hoạt tập thể và gia đình, tích cực tham gia vào các phong trào của nhà trường, các phong trào xã hội, từ thiện, thực hiện mỗi cán bộ, giáo viên là tấm gương cho trẻ noi theo. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đầu tư cho các lớp xây dựng các góc thiên nhiên, tạo môi trường giáo dục gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ, mỗi lớp đều có nét đẹp riêng thể hiện sự sáng tạo của từng lớp, Ví dụ: Trang trí, làm đồ dùng có các sản phẩm hoàn thiện, có sản phẩm chưa hoàn thiện để có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, có các góc mở, thường xuyên thay đổi cho phù hợp với từng chủ đề, tạo mảng màu sắc riêng của từng lớp, cho trẻ thăm quan khu Văn Miếu, ra chơi, thăm khu vườn hoa, thăm cánh đồng rau, đồng lúa cạnh nhà trường để trẻ được trải nghiệm, thực hành chăm sóc cây cối, vườn hoa, góc thiên nhiên. Tạo sân chơi để trẻ có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh, có những kỷ niệm về cô giáo và mái trường, từ đó giúp trẻ thêm yêu trường, yêu lớp. e. Bồi dưỡng qua việc giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm Để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Một trong những đòi hỏi đối với giáo viên là tính sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Năng lực nghiên cứu khoa học chính là sự thể hiện một cách cụ thể và là cơ sở hình thành năng lực sáng tạo cho quá trình giảng dạy của người giáo viên. Chỉ có con đường nghiên cứu khoa học mới giải quyết triệt để vấn đề bồi dưỡng tri thức và kỹ năng giáo dục cho đội ngũ giáo viên. Năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của giáo viên không chỉ là năng lực về mặt trí tuệ mà nó còn thể hiện nhân cách con người. Để nâng cao khả năng sáng tạo người giáo viên phải tìm tòi, chắt lọc và viết ra những sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tích lũy kinh nghiệm, viết, phổ biến và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nó đòi hỏi người giáo viên có ý thức tìm tòi những ý tưởng mới thông qua việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm qua sách báo và quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ của bản thân về các hoạt động học tập, vui chơi, thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non. Trong năm học nhà trường khuyến khích giáo viên nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, nhân rộng những kinh nghiệm tốt trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả có 10 sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tham gia dự thi giáo
  4. viên giỏi cấp trường, 05 sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố, 01 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh được đánh giá đạt các yêu cầu. Được giáo viên trong trường phổ biến và học tập lẫn nhau. 7.1.5. Xây dựng môi trường văn hóa cơ quan Văn hóa trường học là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm: Trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, những phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên và sự kết hợp giữa các yếu tố đó để xây dựng một môi trường văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật, hiệu quả cao. Xây dựng văn hóa trường học là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung. Xây dựng văn hóa nhà trường tiến bộ, văn minh, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ tạo được sự đoàn kết và chống bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của nhân dân. Làm cho cán bộ, giáo viên hoàn thiện mình, phát huy hết năng lực, khuyến khích họ hăng say với công việc, mỗi người trong cơ quan đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Trường mầm non Hoa Sen lấy mục tiêu xây dựng thương hiệu của nhà trường gắn liền với nét đẹp văn hóa của đơn vị. Trong năm học nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về văn hóa trường học. Các nội dung được cụ thể hóa trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường như: Thái độ phục vụ nhân dân, giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường gần gũi, thân thiện, chia sẻ; giao tiếp với phụ huynh và trẻ đúng mực, lịch sự, cới mở, lắng nghe. Trang phục gọn gàng, phù hợp với công việc. Thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc, giờ nào việc nấy. Trong những năm qua nhà trường không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, được nhân dân, phụ huynh học sinh tin yêu, tín nhiệm. 7.1.6. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ
  5. Đời sống thiếu ổn định, người giáo viên chưa yên tâm chăm lo cho sự nghiệp của mình thì việc nâng cao chất lượng giáo dục rất khó khăn. Nhằm thúc đẩy, động viên, khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nâng cao chất lượng công tác, góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục đào tạo. Trường mầm non Hoa Sen luôn chú trọng việc chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Với việc thường xuyên theo dõi chỉ đạo Công đoàn nhà trường thực hiện tích cực, có hiệu quả, thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực như: đảm bảo đúng, đủ, kip thời các chế độ lương, thưởng theo quy định. Công đoàn nhà trường hàng tháng tổ chức sinh nhật cho cán bộ, giáo viên, thăm hỏi, động viên kịp thời gia đình cán bộ giáo viên thuộc diện chính sách, ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7 hàng năm. Tổ chức phát thưởng cho con em cán bộ, giáo viên của nhà trường có thành tích trong học tập, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng vào cuối mỗi năm học. Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, nghỉ dưỡng tại các điểm danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hoá của đất nước nhằm mở mang sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, gắn bó tình cảm, tình đồng nghiệp giữa các thành viên trong nhà trường, chia sẻ khó khăn, thêm hiểu nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, Thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực, đáp ứng nhu cầu của đoàn viên. Các hoạt động tôn vinh, tuyên dương cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc trong các phong trào, các đợt thi đua trong nhà trường được quan tâm đẩy mạnh. Tôi đã trực tiếp liên hệ, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền như Báo Vĩnh Phúc, Báo Xây Dựng, đài truyền thanh thanh phố tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu trong đơn vị; qua đó, đã khơi dậy và tạo sự lan toả, sự ganh đua trong cán bộ, giáo viên của nhà trường về việc học tập, nhân rộng những tấm gương cán bộ, giáo viên, nhân viên tiêu biểu vượt khó vươn lên, tâm huyết và hết mình vì học sinh thân yêu, vì uy tín, thương hiệu của nhà trường, qua đó góp phần động viên khuyến khích tinh thần làm việc hăng say; để cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thấy tập thể nhà trường thực sự là mái ấm của mình. 7.1.7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá Kiểm tra là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết của người cán bộ quản lý. Vì công việc có triển khai mà không kiểm tra, đôn đốc thì hiệu quả không cao. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ và đổi mới cách làm dưới nhiều hình thức. Kiểm tra định kỳ nề nếp của trẻ ở tất cả các lớp,
  6. kiểm tra chất lượng công tác chăm sóc trẻ, việc đôn đốc giờ cho trẻ ăn, ngủ, giờ đón trả trẻ hàng ngày của giáo viên để kịp thời nhắc nhở giáo viên chăm sóc trẻ chu đáo, phối hợp với Thanh tra nhân dân, các tổ chuyên môn kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Kiểm tra thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ trong nhà trường, mỗi buổi tan trường bộ phận nhà bếp khóa hết van ga, vòi nước theo quy trình, chốt các cửa ra vào trước khi về, giáo viên trên các lớp cắt hết cầu dao điện, khóa van nước trước khi về. Kiểm tra, dự giờ các hoạt động của giáo viên, kiểm tra, đánh giá các chuyên đề triển khai trong năm học, kiểm tra đột xuất các hoạt động hàng ngày của giáo viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách. Qua công tác kiểm tra giúp cho giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn. Trong năm học đã kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo: 30 lượt, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn, phối hợp với Hội cha mẹ trẻ thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm, quy trình chế biến dinh dưỡng cho trẻ: 8 lượt, kết quả đều thực hiện tốt. Kiểm tra công tác tự học tự bồi dưỡng của giáo viên: 32/33 giáo viên đã sử dụng nhạc cụ dạy trẻ; 32/33 giáo viên đã sử dụng tốt các ứng dụng về công nghệ thông tin, đã tự thiết kế được các slide trình chiếu bằng hình ảnh động, màu sắc đẹp đưa vào dạy trẻ. 8. Những thông tin cần được bảo mật; không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Đội ngũ cán bộ, giáo viên là những nhân tố mang tính quyết định chất lượng giáo dục, tạo nên uy tín, thương hiệu của mỗi nhà trường. Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần quan tâm đến tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có của đơn vị, tích cực, chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của cán bộ, giáo viên về năng lực, về trình độ, lắng nghe ý kiến của giáo viên để phân công nhiệm vụ phù hợp, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ sát với tình hình thực tế, không ngừng nâng cao về trình độ và kỹ năng làm việc . Tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ. Đẩy mạnh việc bồi dưỡng giáo viên thông qua các Hội thi, các phong trào, các cuộc vận động, ngày Hội, ngày lễ trong năm học, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhằm động viên, khuyến khích, thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là điều kiện cần thiết để người giáo viên sử dụng vào các hoạt động hàng ngày, Là
  7. yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Góp phần quyết định chất lượng của nhà trường, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Xây dựng nét đẹp văn hóa đơn vị, nề nếp, kỷ cương làm việc, môi trường làm việc, văn hóa giao tiếp trong khi làm việc. Phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền để vinh danh, nhân rộng những gương cán bộ, giáo viên có thành tích, yêu nghề, tận tâm với nghề có nhiều đóng góp trong đơn vị. Tích cực đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên một cách công tâm, khách quan. Động viên, phê bình đúng lúc, đúng chỗ. 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến Với việc nắm bắt tình hình thực tế và và áp dụng các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên những năm qua tại trường mầm non Hoa Sen. Chất lượng đội ngũ của nhà trường ngày càng được nâng cao, giáo viên đã có chuyển biến rõ rệt về ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao vai trò, vị thế nghề nghệp của mình, yên tâm công tác, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc thi đua được nhà trường phát động. Cập nhật các kiến thức mới về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bổ sung vào các hoạt động được tổ chức tại lớp học của mình, kỹ năng sư phạm được củng cố, giáo viên đã tự tin nhận và tổ chức tốt các tiết dạy trong Hội thảo các chuyên đề cấp trường, thi giáo viên giỏi các cấp đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề; Công tác phối hợp với phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ và tham gia vào các hoạt động của nhà trường được thực hiện thường xuyên; Nề nếp, nội quy được giữ vững, văn hóa, ứng xử trong trường học thân thiện, cởi mở giữa các thành viên trong nhà trường, giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với các bậc phụ huynh, tao dựng được niềm tin trong nhân dân và các bậc phụ huynh. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng cường, cảnh quan môi trường sư phạm được đảm bảo xanh – sạch – đẹp, an toàn đối với trẻ. Kết quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được thay đổi đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Nhà trường từng bước khẳng định là một trong những trường chất lượng cao của thành phố Vĩnh Yên. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Số liệu trước khi áp dụng sáng kiến. Số GV Thực hiện lĩnh Thực hiện lĩnh Thực hiện lĩnh Thực hiện Thực hiện lĩnh được vực phát triển vực phát triển vực phát triển lĩnh vực phát vực phát triển khảo nhận thức: ngôn ngữ: Cho thẩm mỹ: triển thể chất tình cảm và kỹ sát Cho trẻ LQVT trẻ LQVH Cho trẻ LQ ÂN năng xã hội: qua Kỹ năng sống
  8. dự giờ Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB đầu năm 31 13 10 5 15 8 5 12 12 7 10 15 6 16 9 6 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của các tổ chức, cá nhân Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến Số GV Thực hiện lĩnh Thực hiện lĩnh Thực hiện lĩnh Thực hiện Thực hiện lĩnh được vực phát triển vực phát triển vực phát triển lĩnh vực phát vực phát triển khảo nhận thức: ngôn ngữ: Cho thẩm mỹ: triển thể chất tình cảm và kỹ sát Cho trẻ LQVT trẻ LQVH Cho trẻ LQ ÂN năng xã hội: qua Kỹ năng sống dự giờ Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB cuối năm 31 17 11 3 20 10 1 18 11 2 19 10 2 21 10 0 Kết quả giáo viên tự bồi dưỡng sử dụng đàn Oóc gan: 31/31 giáo viên biết sử dụng; 31/31 giáo viên soạn được các Slide trình chiếu đưa vào dạy trẻ. Về chất lượng giáo dục Năm học 2016-2017: Tỷ lệ trẻ SDD toàn trường: 1,8%; có 2 giáo viên tham dự thi GVG cấp tỉnh đạt 02 giải Nhì. Nhà trường được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc công nhận trường đạt tiêu chuẩn, chất lượng giáo dục cấp độ 1. Được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận Tập thể lao động xuất sắc; được Bộ GD&ĐT tặng Cờ đơn vị tiêu biểu xuất sắc. Năm học 2017-2018: Tỷ lệ trẻ SDD toàn trường: 1%; có 4 giáo viên đạt giải trong hội thi thiết kế bài giảng Eleraning các cấp; nhà trường thi Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cấp thành phố đạt giải Nhất; thi cấp tỉnh đạt giải Nhì. Thi cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh đạt giải Nhất. Nhìn và so sánh kết quả nêu trên đã thấy rõ sự thay đổi trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ, kết quả trên vừa là minh chứng cho việc chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên rõ rệt, vừa thể hiện sự quyết tâm vươn lên của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy, trong học tập và tự bồi dưỡng của bản thân. Số trẻ của nhà trường đến lớp ngày càng đông hơn, tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường 100%. Cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường được đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phục vụ việc tổ chức các hoạt động giáo dục, vừa để trẻ trải nghiệm, rèn luyện sức khỏe. Các bậc phụ huynh và nhân dân yên tâm gửi các cháu đến trường. Đây là niềm an ủi, động viên tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đồng thời là thách thức không hề nhỏ, càng đòi hỏi người cán bộ quản lý
  9. tìm ra hướng đi cho đơn vị mình, làm sao luôn giữ vững chất lượng đội ngũ giáo viên vừa “Hồng”, vừa “Chuyên” để tiếp tục thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo” đúng với chủ trương của các cấp ủy Đảng. Giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Khi đưa sáng kiến vào thực hiện trong nhà trường đã được các tổ chuyên môn, Hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao, các trường mầm non trong thành phố tham gia áp dụng thử trong các lĩnh vực quản lý, chỉ đạo và thực hiện tốt việc bồi dưỡng đội ngũ. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của đơn vị mình. Stt Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường mầm non Định Trung Định Trung – Áp dụng trong việc đẩy Vĩnh Yên mạnh việc bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua 2 Trường mầm non Đống Đa Đống Đa – Áp dụng trong việc Vĩnh Yên Bồi dưỡng cho đội ngũ về kiến thức, kỹ năng sư phạm và thông qua các Hội thi 3 Trường mầm non Ngô Quyền Ngô Quyền – Áp dụng trong việc chăm lo Vĩnh Yên đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa trường học cho đội ngũ. Tích Sơn, ngày tháng 04 năm 2018 Tích Sơn, ngày tháng 04 năm 2018 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo Bùi Thị Hải Yến
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên. 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT 3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII 4. Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng 5. Tài liệu “Quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” 6. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 25/5/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giai đoạn 2016-2020. 7. Một số hình ảnh về công tác bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường