Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm ngoài giờ lên lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm ngoài giờ lên lớp
- 10 Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu phòng học chức năng nên việc hướng dẫn học sinh còn nhiều hạn chế. Vì thế một tháng tôi đã tổ chức cho một số lớp được trải nghiệm học ngoài không gian lớp học. Với hình thức này các em được hòa mình với thiên nhiên, được quan sát và lắng nghe những âm thanh quen thuộc ví dụ như tiếng lá khô xào xạc hay tiếng nước chảy các em được trải nghiêm với nhiều trò chơi như nghe nhạc đoán tên bà hát hoặc âm thanh. Qua đó các em còn biết vận dụng những âm thanh đó vào trong hoạt động hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bằng những nhạc cụ gõ đệm từ thiên nhiên. Không những thế còn giúp các em mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia các hoạt động tập thể của lớp cũng như của trường. Phương pháp làm việc nhóm: Tôi đã tổ chức cho học sinh được làm việc theo nhóm với hình thức này sẽ góp phần giúp các em phát huy tính tích cực của bản thân. Đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp của các mình. Khi học hát tôi chia lớp ra thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 8 đến 9 bạn ( do điều kiện nên sĩ số mối lớp của nhà trường là hơn 30 em lớp). Các nhóm sẽ tự phân công nhóm trưởng và tự đặt tên nhóm theo sở thích của nhóm mình. Các em sẽ lắng nghe chia sẻ thực hành các hoạt động của các thành viên trong nhóm và cùng nhau sáng tạo ra các động tác phụ họa cho bài hát hay một số hình thức hát kết hợp vận động cơ thể. Hoạt động nhóm này sẽ giúp cho một số bạn chưa mạnh dặn tự tin tham gia hoạt động nhóm biêt hợp tác và phát huy khả năng tiềm ẩn của bản thân. Phương pháp giải quyết vấn đề: Kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Với phương pháp này tôi sẽ đưa ra các vấn đề nhận thức mà ở đó có sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết và chưa biết và hướng học sinh tìm cách giải quyết. Hướng cho các em phát triển phẩm chất và năng lực của bản thân. Ví dụ: Khi sinh hoạt theo chủ để của tháng 11 tôi đưa ra chủ đề là “Nhớ ơn thầy cô”. Tôi đã hướng cho học sinh tìm một số bài hát, câu tục ngữ ca dao hay bài hát về thầy cô. Với công nghệ 4.0 hiện nay các em có thể tìm trên youtobe hay tra google hoặc các em có thể hỏi ông bà, bố mẹ. Và khi đã phát động phong trào, trong buổi sinh hoạt tập thể vì là Tổng phụ trách đội nên tôi tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi như kể tên một số bài hát viết về thầy cô hoặc nghe giai điệu đoán tên bài hát, giao lưu văn nghệ giữa các khối lớp Vấn đề gặp khó khăn ở đây là các e học sinh lớp 1,2 còn qua nhỏ, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn các em chưa có cơ hội tiếp xúc với mạng internet. Đối với các em học
- 11 sinh lớp 1,2 tôi đã kết hợp với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và nhấn mạnh các bài học có liên quan đến chủ đề của tháng để các em có thể hiểu được nội dung chủ để của tháng. Còn đối với các em học sinh không có điều kiện tiếp xúc với mạng internet tôi hướng cho các em có thể tìm tòi qua những bài hát ru mà các em vẫn hay nghe bà, mẹ hát ru các em nhỏ hoặc qua những câu ca dao, tục ngữ có trong các môn học khác. Và cuối cùng tôi đã hướng cho các em một bài hát cụ thể theo chủ để của tháng. Giải pháp 4: Tích cực tổ chức các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Đầu năm học 2023 - 2024 tôi đã đề xuất với ban giám hiệu nhà truờng đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm của các khối lớp và các giáo viên bộ môn để tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua môn âm nhạc như sau: * Tổ chức thành lập đội văn nghệ của nhà trường Căn cứ vào sở thích năng khiếu nguyện vọng của từng em và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh mà tôi đã tham mưu, đề nghị với nhà trường thành lập các câu lạc bộ như: múa hát, nhảy, chơi nhạc cụ Các câu lạc bộ này được sinh hoạt đều đặn để các em có cơ hội giao lưu học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua các câu lạc bộ hướng dẫn các em làm quen với đàn phím điện tử và làm một số đồ dùng phục vụ cho môn âm nhạc bằng đồ tái chế như: trống cơm, xắc xô, thanh phách bằng tre luồng, hình tượng các con vật Ngoài việc làm quen với những bài hát đã được học trong chương trình các em còn được làm quen với các bài hát gắn với chủ đề, chủ điểm của tháng, tuần, bài hát ngoài chương trình, những bài hát có giai điệu đơn giản, ngắn ngọn, dễ thuộc, dễ nhớ, tạo cơ hội để các em tự tin trải nghiệm và bộc lộ khả năng sáng tạo của mình, đồng thời khơi dạy niềm đam mê yêu thích âm nhạc khi tham gia câu lạc bộ âm nhạc làm cho đời sống tinh thần các em thêm phong phú. Qua đó giúp các em có thể tìm hiểu và biết được một vài nét văn hóa của các nước trên thế giới Qua các điệu nhảy hoặc tìm hiểu văn hóa vùng miền thông qua các điệu múa, các bài hát dân ca, phát hiện tài năng vượt trội của các em. Tổ chức các chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn như khai giảng năm học mới, ngày 20/10, ngày 20/11, 22/12, ngày Tết quê em và đặc biệt là tham gia hội thi Giai điệu tuổi hồng cấp huyện. Tạo sự phấn khởi, sự tự tin cho các em học sinh. * Hoạt động văn hóa văn nghệ kết hợp với các môn học khác Kết hợp với các hoạt động ngoài trời như sinh hoạt dưới cờ, hoạt động trải nghiệm múa hát giữa giờ. Việc kết hợp âm nhạc với thể dục hay mĩ thuật và các môn học khác cũng được vận dụng linh hoạt ngay trong các tiết học của môn đó.
- 12 Ví dụ: Đối với môn thể dục có thể kết hợp âm nhạc khi tổ chức các trò chơi, các bài tập tay không, võ nhạc .
- 15 Các môn học khác có thể kết hợp với âm nhạc khi khởi động hoặc kết hợp với trò chơi. Mĩ thuật nghe nhạc vẽ tranh * Thành lập đội tuyên truyền măng non Ngay từ đầu năm vì là Tổng phụ trách Đội nên tôi đã lựa chọn các em học sinh có tài năng vượt trội để thành lập đội tuyên truyền măng non của nhà trường. Thông qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt Đội, phát thanh măng non, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm của từng tuần, từng tháng. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về kinh tế: Với các biện pháp như trên, từ khi áp dụng đến hết học kì I của năm học 2023 – 2024 tôi đã thu được kết quả như sau: - Các em học sinh đều yêu thích môn học, mạnh dạn tự tin khi tha gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua môn âm nhạc, nhiều học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo của mình trong các tiết học âm nhạc. - Học sinh biết chủ động khi tham gia các buổi sinh hoạt theo chủ đề của tháng. Các em tự chọn bài hát, sáng tạo các động tác múa phù hợp với nội dung của bài. - Phong trào văn nghệ của nhà trường được phát triển mạnh, đội tuyên truyền măng non của nhà trường nhờ có vốn hiểu biết về âm nhạc qua học tập các em đã tham gia nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ của địa phương và dự thi các cấp đạt giải cao. - Thông qua việc dạy học môn âm nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm ngoài giờ lên lớp đã giúp các em được thư giãn, thoái mái về tinh thần, giúp các em thêm lạc quan, yêu đời, yêu quê hương, đoàn kết hợp tác với bạn bè, đồng thời giúp các em tiếp thu các môn học khác tốt hơn. Với một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp bước đầu đã giúp các em học sinh biết trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập, biết đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới, biết vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng mới, phát huy tiềm năng để tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc, phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống. Bước đầu làm quen với sự đa dạng của thế giới âm nhac, các giá trị truyền thống. Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- 16 Giáo viên: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá tích hợp trong các nội dung của tiết học âm nhạc. Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp mới một cách linh hoạt sáng tạo. Giáo viên năng động sáng tạo hơn trong khi dạy Biết cách khai thác năng khiếu của học sinh, Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp mới một cách linh hoạt sáng tạo. Kết quả trước khi áp dụng các giải pháp. Bảng khảo sát chất lượng đầu năm Tổng số học Số học sinh chưa tự tin khi Số học sinh tự tin khi biểu diễn sinh được biểu diễn phụ họa cho bài hát phụ họa cho bài hát khảo sát SL % SL % 614 210 34,2% 404 65,8% Kết quả sau khi áp dụng các giải pháp. Bảng khảo sát chất lượng cuối kỳ 1 Tổng số học Số học sinh chưa tự tin khi Số học sinh tự tin khi biểu diễn sinh được biểu diễn phụ họa cho bài hát phụ họa cho bài hát khảo sát SL % SL % 614 80 13% 534 87% 2. Hiệu quả về mặt xã hội Từ những giải pháp trên, tôi đã áp dụng rất thành công vào những tiết dạy Âm nhạc của mình, thấy được vai trò quan trọng cuả các phương pháp và kỹ thuật dạy học cũng như phương tiện dạy học đối với môn Âm nhạc, qua đó tôi cũng đã chủ động hơn trong việc dạy học môn Âm nhạc nhằm phát triển năng lực, tính tích cực của học sinh. Việc áp dụng các biện pháp trên khiến các tiết học trở nên sinh động, tạo hứng thú cho học sinh. Không khí lớp học trở nên thoải mái, các em tích cực học tập, giáo viên và học sinh trở nên gần gũi, thân thiện, tương tác tốt với nhau. Các tiết học đạt hiệu quả cao. Điều này khiến tôi thêm yêu nghề, được đồng nghiệp công nhận, học sinh quý mến, phụ huynh tin tưởng. Đó là động lực rất lớn cho tôi để tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Với một số giải pháp này tôi thấy áp dụng có hiệu quả, được nhân rộng để các GV dạy âm nhạc cùng thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5 trong trường Tiểu học Xuân Phong và các trường bạn.
- 17 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Qua quá trình trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, cùng với sự tìm tòi và nghiên cứu. Tôi đã rút ra Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm ngoài giờ lên lớp. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trịnh Quốc Khánh
- 18 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT XUÂN TRƯỜNG
- 19 STT Nội dung Trang 1 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến kinh nghiệm 3 II. Mô tả giải pháp 3 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3 1.1. Thuận lợi: 4 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 4 1.3. Vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng dạy học môn âm 5 2 nhạc kết hợp với hoạt động ứng dụng, trải nghiệm 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 7 Giải pháp 1:Tham mưu có hiệu quả với Ban giám hiệu nhà trường Giải pháp 2: Tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng xã hội khác. Giải pháp 3: Áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực. 7 Giải pháp 4: Tích cực tổ chức các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm 11 thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại: 15 3 1. Hiệu quả về kinh tế 15 2. Hiệu quả về mặt xã hội 16 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 16