Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi
- Một số đồ dùng, trang thiết bị lớn phục vụ cho các chuyên đề còn thiếu thốn, số trẻ trong lớp đông nên việc tổ chức một số hoạt động hiệu quả chưa cao. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển vận động. Đặc biệt là tạo được một sân chơi an toàn, lành mạnh giúp trẻ phát triển thể lực. Với suy nghĩ đó tôi đã nghiên cứu và sử dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu. 2. Biện pháp thực hiện. *Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, trước hết tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục vận động cho trẻ bản thân tôi đã tích cực tìm tòi nghiên cứu các tài liệu như: Sách chương trình giáo dục mầm non, sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mâm non, sách các bài tập phát triển vận động và tuyển tập trò chơi phát triển vận động cho trẻ mẩu giáo phù hợp với tâm sinh lý của từng độ tuổi. Từ những tài liệu trên, tôi đã tích lũy và viết thành một quyển nhật ký tự học và tự làm bài để bồi dưỡng cho bản thân, tôi tự lên bài giảng cho mình, soạn giáo án. Sau đó tôi đã nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của từng độ tuổi để biết được khả năng phát triển của trẻ. Tổ chức dự giờ chéo của chị em đồng nghiệp trong nhà trường, tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức. Tìm và nghiên cứu các tài liệu qua mạng, qua sách báo, tạp chí giáo dục để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra tôi còn xây dựng giờ dạy mẫu cho đồng nghiệp dự giờ. Bên cạnh nghiên cứu những tài liệu, tôi còn sáng tạo ra một số trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, mang tính giáo dục cao phù hợp với mục đích và yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ như trò chơi vận động: Chèo thuyền, gia đình tài giỏi, chuyền trứng, quả bóng nẩy, khỉ đi lấy chuối, kiến về tổ, chú sâu ngộ nghĩnh, trổ tài cùng bạn Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi và tham khảo ý kiến của các bậc phụ huynh về sở thích của các cháu ở nhà, trẻ thường chơi gì, thích gì để làm tốt công tác giữa gia đình và giáo viên , thống nhất quan điểm chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời để tổ chức các hoạt động ở lớp phù hợp. Không những tìm tòi tài liệu, sách báo mà tôi còn lên trang mạng để tìm những vi deo và clip hay có nội dung, ý nghĩ giáo dục phát triển thể chất cho trẻ như: Các bài tập đồng diễn, những bài dạy mẫu, những bài hát múa theo nhịp điệu tôi cũng thường xuyên xem các chương trình dành cho thiếu nhi, xem cách thức tổ chức các trò chơi mới, hấp dẫn với trẻ. Tôi ghi chép tất cả vào sổ và lựa chọn tổ chức cho trẻ chơi thay thế các trò chơi cũ để tránh sự nhàm chán. * Biện pháp 2. T¹o m«i trêng häc tËp phong phó cho trẻ. Tạo môi trường học tập cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng, vì môi trường là nơi giúp cho trẻ lỉnh hội toàn bộ hệ thống kiến thức toàn diện nhất. Nếu môi trường không an toàn, không phù hợp, không hấp dẫn thì không lôi cuốn trẻ tham gia các hoạt động và đặc biệt trẻ sẽ có cảm giác không an tâm khi chơi. Chính vì thế xây dựng tạo môi trường đồi hỏi phải có sự giáo dục tổng hợp hai mặt vật chất và tinh thần. + Môi trường vật chất. Để tạo một môi trường học tập bên trong cho trẻ được tốt, tôi dành nhiều thời gian cho việc trang trí ở góc vận động, tôi thường xuyên thay đổi, bố trí và sắp xếp lại một số hình ảnh phù hợp với chủ đề mà trẻ đang học, tạo môi trường cho trẻ vận động một cách phong phú và hợp lý nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi. 3
- Dựa vào đặc điểm và điều kiện của lớp để tôi sắp xếp các thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn, trẻ dể thấy và dể lấy. Tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc mọi nơi, tăng cường cho trẻ được vận động trong thời gian trẻ ở lớp, ở trường mầm non. Các đồ dùng đồ chơi dành cho trẻ có màu sắc sặc sỡ, đẹp ưa nhìn, hình dạng phong phú, hấp dẫn, phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được, được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, được đặt ở gần nhóm lớp như . Gậy, vòng, cổng chui, túi cát, còn, nơ Để đảm bảo cho việc tập luyện hàng ngày của trẻ được diễn ra thì việc tạo môi trường bên ngoài rất quan trọng đối với trẻ. Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với độ tuổi của trẻ và sắp xếp ở khu vực gần lớp. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tạo môi trường xanh, thoáng đãng để trẻ chơi, luyện tập phát triển vận động. Đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi. Thiết bị, đồ chơi ngoài trời đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn, trèo; tung, ném, lăn, bắt; thổi, vươn theo chương trình GDMN. Các thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động cần được bố trí sắp xếp hợp lý, gọn gàng. Cần có những thiết bị để vận động với những nguyên liệu thiên nhiên. Sắp xếp các khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ quan sát trẻ, tuân theo nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo. + Môi trường tinh thần. Tôi luôn tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, luôn động viên và khích lệ trẻ thông qua các hoạt động, như giờ đón trẻ, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, ở mọi lúc mọi nơi, tôi thường xuyên trò chuyện, hỏi han trẻ, tạo mối quan hệ giữa cô và trẻ gần gũi thân thiết hơn. Đặc biệt tôi rất chú ý quan tâm, động viên và khuyến khích đến những trẻ khuyết tật vận động và những trẻ còn hạn chế, nhút nhát trong khi vận động. Bên cạnh việc dạy học cho trẻ, tôi đã tích cực sưu tầm nguyên vật liệu như lốp xe, ống nhựa, hộp sữa chua, vải vụn, vỏ lon bia, chai xà phòng đã làm ra một số đồ dùng vừa đúng kích thước cho trẻ hoạt động như: Cổng chui, cao 40cm, rộng 40 cm. Đích ném, cao 1m, may túi cát, cắt cờ nơ. Ném bóng vào rổ, Cử tạ làm vừa sức trẻ cho trẻ Mặc dầu còn bận rộn với nhiều công việc nhưng để giúp trẻ đến trường tham gia hoạt động phát triển thể chất đạt kết quả cao, tôi luôn tranh thủ mọi thời gian gặp gỡ, trao đổi với các bậc phụ huynh để thống nhất các biện pháp giúp giáo viên trong lớp làm thêm một số đồ dùng có thể và có giá trị sử dụng cao và được làm bằng gỗ như: Làm thang leo, ghế thể dục dài 2 m x 0,25m x 0,35m, bục cao cho trẻ nhảy từ trên xuống khoảng 40- 50 cm, bập bênh. * Biện pháp 3. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục phát triển thể chất. + Hoạt động trên lớp. 4
- Tôi đã linh hoạt lựa chọn các bài vận động cơ bản phù hợp với với từng chủ đề, xây dựng những giờ hoạt động phát triển thể chất lôi cuốn trẻ bằng các hình thức tổ chức, phương pháp và dụng cụ trực quan để thu hút trẻ. Trong hoạt động có chủ đích với hoạt động vận động được xem như hoạt động chính nhằm giúp trẻ vận động một cách có trình tự, Thực hiện bài tập linh hoạt với những đội hình khác nhau như đứng tự do, đứng vòng tròn, đứng theo hàng dọc, hàng ngang. Mỗi bài được thực hiện trong vòng 25- 30 phút tùy vào hứng thú của trẻ. Khi cung cấp kiến thức cho trẻ, tôi làm mẫu động tác chính xác, chậm vừa phải và hiệu lệnh dứt khoát. Lựa chọn những bài tập phù hợp với độ tuổi 5- 6 tuổi. Chú ý sửa sai cho trẻ và động viên trẻ thực hiện vận động. Để trẻ tập trung chú ý, tôi đã sử dụng tín hiệu khác nhau như: xắc xô, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Khi dạy vận động: Bò thấp - chui qua cổng. Giáo viên chỉ cần chọn nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm theo nhạc to - nhỏ rồi cho trẻ thi đua vận động theo nhạc. Khi bản nhạc kết thúc bạn nào về trước không làm đổ cổng là thắng cuộc. Tuy nhiên, trong một tiết học tôi sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh, những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Khi xây dựng kế hoạch cho trẻ tham gia hoạt động có chủ đích cùng một chủ đề, giáo viên phải linh hoạt xây dựng cho phù hợp khi kết hợp các bài tập phát triển và rèn luyện đủ các nhóm cơ như: cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Chuyền bóng theo hàng ngang” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục, nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ. + Kết hợp với các hoạt động khác - Với hoạt động thể dục buổi sáng Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nói riêng và trẻ mầm non nói chung. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn sáng. Thời gian tập khoảng 15 phút. Cũng như các buổi tập khác trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua , cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. . Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ . Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi động tác theo chủ đề, sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi giáo viên. Có thể soạn các bài tập có động tác bướm bay, 5
- chim bay, gà gáy, thổi bóng, thổi nơ, làm tiếng còi tàu “tu tu” v.v Nên kết hợp âm nhạc theo từng chủ đề để trẻ hào hứng làm cho buổi tập không đơn điệu. - Với hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển vận động tốt vì khi được ra ngoài trẻ thích chạy, nhảy, vui chơi thỏa ý thích nên nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ tôi đã tìm tòi những trò chơi hấp dẫn, trò chơi mới phù hợp từng chủ đề để cho trẻ vận động trong hoạt động tập thể. Đối với những trò chơi mới tôi nói rõ cách chơi và luật chơi cho trẻ ngắn gọn dễ hiểu, những trò chơi cũ tôi cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi. Chú ý trò chơi được lựa chọn phải đảm bảo tất cả trẻ cùng chơi và cùng vận động như vậy mới không làm cho trẻ nhàm chán và hứng thú cố gắng trong khi chơi. Ví dụ như các trò chơi: Mèo đuổi chuột, kéo co, Cáo và Thỏ ngoài ra, để kích thích hứng thú cho trẻ cũng như để trẻ được vận động dưới nhiều hình thức hơn, tạo sự hấp dẫn cho tiết học hơn tôi thường xuyên sưu tầm và tổ chức các trò chơi mới cho các cháu như: Nơm cá, chú sâu ngộ nghĩnh, đôi dép khổng lồ - Với hoạt động chiều Ở hoạt động chiều với nội dung ôn luyện hay làm quen những kiến thức, kĩ năng mới. Tôi đã linh hoạt đưa những trò chơi vận động mới vào để rèn luyện kĩ năng cho trẻ trước khi trẻ tham gia hoạt động. Với hình thức tổ chức thi đua giữa các nhóm có tất cả các trẻ đều được tham gia vào trò chơi, đã tạo sự hứng thú cho trẻ và cố gắng để thể hiện mình khi thực hiện được trò chơi vận động đó. Đây cũng là cơ hội để cho những trẻ có vận động kém, trẻ nhút nhát thực hành và ôn luyện nhiều hơn. - Thông qua các ngày hội, hội thi Ngày hội thể dục thể thao của bé hay hội thi “Bé khỏe bé ngoan” là một hoạt động thể dục thể thao bổ ích của trường mầm non, giúp trẻ được giao lưu học hỏi với các bạn trong trường, góp phần khẳng định những thành tích trong phong trào rèn luyện thân thể giúp trẻ đồng thời là động lực để đẩy mạnh hoạt động giáo dục thể chất và tinh thần. Mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia các hoạt động, từ đó chuẩn bị tốt tâm thế để sẵn sàng bước vào lớp một. Thông qua hội thi giúp trẻ nhận thức sâu hơn về bản thân, về nhà trường. Phát triển khả năng vận động thô, vận động tinh, khả năng xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. Trong hoạt động giáo dục thể chất, trẻ tham gia vào hoạt động tích cực thì người giáo viên phải lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó, gây mất hứng thú của trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi, ngày hội vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó. * Biện pháp 4. Động viên khích lệ, giúp đỡ những trẻ còn hạn chế về khả năng vận động. Để tất cả trẻ đều phát triển tốt các tố chất vận động linh hoạt, nhanh nhẹn, khéo léo, thường xuyên thực hiện các hoạt động vận động ở lớp và ở trường một cách đồng đều tôi đặc biệt chú trọng quan tâm đến các cháu còn hạn chế về khả năng vận động và những trẻ khuyết tật về vận động. Đối với những trẻ có vận động hạn chế và những trẻ khuyết tật vận động, tôi lên kế hoạch về thời gian rèn luyện và bồi dưỡng cho trẻ vào những giờ hoạt động chiều, mọi lúc mọi nơi, khuyến khích trẻ phát triển vận động. Đặc biệt, thường xuyên trao đổi với phụ huynh dưới nhiều hình thức. Cho trẻ hoạt động theo nhóm để các cháu vận động nhanh nhẹn hơn có thể hướng dẫn, giúp đỡ các bạn còn hạn chế. Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Kẹp bóng về đích” tôi sắp xếp cho 1 bạn khéo léo, nhanh nhẹn cùng chơi với bạn còn chậm khi di chuyển và chưa tự tin. Khi đó vì mục tiêu chiến thắng trò chơi, bạn tốt hơn sẽ thảo luận rồi 6
- hướng dẫn cho bạn còn yếu để cùng nhau đưa quả bóng về đích hoặc một trẻ nhanh nhẹn cặp với một trẻ khuyết tật. rồi sau đó tập dần cho trẻ tự độc lập vận động. Tôi thường xuyên trò chuyện, gần gũi với trẻ để tạo niềm tin cho trẻ cùng với trẻ, động viên trẻ cùng tham gia với các bạn * Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là điều hết sức cần thiết. Giáo viên ở lớp phối kết hợp nhịp nhàng để tăng cường ý thức, nhận thức của cha, mẹ và cộng đồng. Phối hợp để thống nhất kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động. Cụ thể như sau: Các bậc phụ huynh phải hiểu về sự cần thiết phải xây dựng các môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ. Thông qua hoạt động tập thể, ngày hội, ngày lễ của trường: Cha mẹ có thể trực tiếp tham gia tổ chức các hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa về giáo dục phát triển vận động do nhà trường hay cộng đồng tổ chức. Thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm vững các yêu cầu về môi trường giáo dục phát triển vận động bên trong, bên ngoài lớp học. Từ đó giúp phụ huynh hiểu biết thêm về vai trò sức khỏe và thể lực của trẻ khi trẻ tham gia vận động. Cho trẻ chơi các trò vận động nhiều hơn khi ở nhà, giảm tình trạng chơi các trò chơi điện tử và xem ti vi. Thêm vào đó, tôi khuyến khích phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, chú ý cho phụ huynh biết từ những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Giúp trẻ vừa học vừa chơi. Ví dụ: Các nguyên vật liệu như lốp ô tô cũ làm xích đu, bập bênh; can nhựa làm cà kheo; vỏ lon làm tạ; ống nhựa làm cổng chui, đích ném; vải để may túi cát, túi nhảy bao bố, cờ, nơ 3. Kết quả đạt được: Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lý và đã thu được những kết quả đáng khích lệ như sau. * Đối với trẻ: TrÎ rÊt høng thó vµo ho¹t ®éng . TrÎ biÕt sèng tÝch cùc vµ hiÖu qu¶ trong viÖc tham gia vào hoạt động gia vào hoạt động giáo dục thể chất. Đặc biệt là những trẻ có khả năng hạn chế, nhút nhát, khuyết tật vận động đã tiến bộ rõ rệt. Trẻ đã mạnh dạn hòa đồng và tự tinh rất nhiều trong khi tham gia hoạt động. KÕt qu¶ kh¶o s¸t học kỳ I nh sau: Néi dung kh¶o s¸t Đ¹t ChiÕm - Trẻ hứng thú tham gia giờ học, thích vận động và hào hứng 35/38 92.1 trong khi tham gia - Trẻ thực hiện thành thạo, nhịp nhàng các kỹ năng vận động 35/38 92.1 ở lứa tuổi 5-6 tuổi - Trẻ đạt về chiều cao, cân nặng 34/38 89,5 7
- Với những kết quả đã đạt được tôi hy vọng đến cuối năm học này 100% cháu lớp tôi sẽ thực hiện các kĩ năng vận động thành thạo, nhịp nhàng. * Đối với giáo viên: Từ những việc làm cụ thể như trên, bản thân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, và nắm chắc được các phương pháp giáo dục trẻ. Quá trình thực hiện các biện pháp trên đã giúp tôi tự tin, vững vàng hơn khi lên lớp. Các bước lên lớp có nhiều đổi mới, sáng tạo linh hoạt hơn. Bên cạnh đó còn giúp tôi nắm bắt được đặc điểm tâm lý, mức độ nhận thức của trẻ để có hướng giáo dục trẻ được tốt hơn. * Đối với phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh phấn khởi và yên tâm hơn, ngµy cµng tin tëng gi¸o viªn, lu«n quan t©m ch¨m lo ®Õn viÖc häc cña con lóc ë nhµ, cã ý thøc ®ãng gãp ®å dïng ®å ch¬i. Mét sè phô huynh m¹nh d¹n trao ®æi víi gi¸o viªn nh÷ng vÊn ®Ò mµ phô huynh cßn th¾c m¾c. Nhê vËy mµ mèi quan hÖ gi÷a c«, trÎ vµ phô huynh ngµy cµng gÇn gòi h¬n. Luôn tạo điều kiện tốt cho trẻ tham gia hoạt động phát triển thể chất. Cung cấp tranh ảnh, báo chí, các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn. III . PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài: Như chúng ta đã biết mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỷ năng xã hội và thẩm mỹ.Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt được các mục tiêu của chương trình, trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Thực hiện các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Bên cạnh đó trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi bằng học” Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mâm non. Nếu bạn quan tâm lo lắng đến sức khỏe của trẻ, muốn trẻ lớn lên một cách mạnh mẻ, hãy chú ý đến sự tích các vận động của trẻ. Sự trì trệ, ít vận động kéo dài nhanh chống làm suy yếu cơ thể trẻ. Trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệ Vì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên, cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động. Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non. Qua nghiên cứu và áp dụng biện pháp trên, muốn tổ chức tốt hoạt động này bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau : 8
- Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá tính của từng trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp “Chơi mà học, học bằng chơi”. Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản để làm nhiều dụng cụ, đồ dùng đồ chơi và cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi: Chai lọ, ống nhựa, hộp sữa chua.v.v Chú ý và linh động tiếp cận các chuyên đề do Phòng Giáo Dục chỉ đạo. Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ. Luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện các kỹ năng . Tích cực học hỏi đồng nghiệp , sách báo, Internet - Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và chính xác nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến thức cho trẻ vì trẻ rất thích cái mới ( tình tò mò ham hiểu biết ) Giờ hoạt động vận động phải đựơc trang bị đầy đủ dụng cụ thể dục, dụng cụ đẹp, chuẩn theo yêu cầu của Bộ. Sân bãi tập và đảm bảo tính an toàn. Nhạc kết hợp phải phù hợp với hoạt động của trẻ. Cần chú trọng tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cho các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng. 2. Kiến nghị: Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 5-6 tuổi nói riêng có được những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường, các cấp, các ban ngành như sau: Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ. Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn. Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích. Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non đến với toàn xã hội. Giáo viên phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, thể hiện từ những cử chỉ, tác phong, lời nói nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ. Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau này. Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực. Những người lớn xung quanh nhất là các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không tránh khỏi những hạn chế, kính mong sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng khoa học phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy để tôi có thể nâng cao được hiệu quả trong việc phát triển thể chất cho trẻ trong năm học 2016- 2017 này. 9
- Xin chân thành cảm ơn! 10