Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại trường THCS

pdf 42 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_p.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc tại trường THCS

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 5.2. Xây dựng thư viện thân thiện: Hướng tới phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”: Giải pháp “Đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, song song với phong trào đó là xây dựng một mô hình “Xây dựng trường học thân thiện”. Ngay từ đầu năm học nhà trường cần lập kế hoạch hoạt động thư viện, thể hiện rõ chương trình hoạt động, kinh phí, kế hoạch đầu tư và củng cố phát triển hệ thống thư viện, đăng ký danh hiệu thư viện. Cán bộ thư viện quản lý thư viện chặt chẽ, thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh khoa sách, thực hiện tu bổ khoa sách, tài liệu sử dụng lâu dài, thanh lọc tài liệu đúng quy định. Thư viện trường học là một trong những bộ phận góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục, tổ chức tốt hoạt động thư viện trường học chính là tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Một giải pháp hiệu quả để thư viện thực sự trở thành “Linh hồn” của mỗi nhà trường chính là: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Thư viện trường học thân thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của em với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện. “Thư viện trường học thân thiện” được hiểu là một không gian học tập mở. Tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện. Thư viện đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở tích cực giữa thủ thư và học sinh, giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên và giáo viên, thủ thư và giáo viên. Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng. Sự phong trào và đa dạng của thư viện thân thiện phù hợp với hiệu quả không chỉ dừng ở đó, học sinh còn được định hướng các kỹ năng tìm kiếm thông tin tổng hợp và phân tích thông tin. Page 23
  2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC - Thư viện thân thiện là nơi mang lại cho trẻ nhiều lợi ích, ngoài mục đích đọc sách thư viện còn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện đó là không gian học tập phong phú, đa dạng: trang trí thư viện bằng các băng rôn, khẩu hiệu, hình ảnh ngộ nghĩnh nhằm kích thich sự tò mò khám phá của học sinh. Xây dựng các góc thư viện như: Góc viết, góc vẽ, góc sáng tạo nghệ thuật, góc trò chơi * Góc đọc: Thông qua hoạt động này các em thể hiện được hết khả năng của mình, thích đến đọc sách giải trí, nâng cao kiến thức, nơi này được Cán bộ thư viện rèn kĩ năng đọc và tạo thói quen đọc sách bằng cách giới thiệu sách, hướng dẫn các em chọn sách đọc, đọc xong một cuốn sách biết tóm tắc truyện, hay bình luận về nội dung cuốn sách đóNgoài mục đích giúp các em tự tìm kiếm những thông tin mà mình cần. Nó còn tạo cho các em một trạng thái vui vẻ, tự tin và ham thích đến thư viện. Học sinh say mê đọc sách Page 24
  3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC * Góc viết: Nơi đây bất cứ em nào cũng có thể tự sáng tác các bài thơ, làm văn, viết những cảm nhận về những nhân vật, những tác phẩm văn học, tóm tắc nội dung câu chuyện hay mà em yêu thích, hay viết cảm tưởng suy nghĩ của mình về trường, lớp, thầy cô, thư viện bạn bè thân yêu của mình và được trưng bày, chia sẻ cùng các bạn tại góc viết thư viện. * Góc sáng tạo nghệ thuật: Ở góc này các em có thể cắt dán, xếp giấy, vẽ tranh tạo ra các hình ảnh ngộ nghĩnh mang nét; sáng tạo riêng của mình. Hoạt động này giúp các em có thể tự vẽ tranh, vẽ các nhân vật; trong các câu chuyện mà các em thích. Sản phẩm của các em được đóng thành tập và trang trí ở góc thư viện. Hoạt động này được các em học sinh tham gia rất nhiệt tình. Những sản phẩm do các em tạo ra Page 25
  4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Các em vẽ tranh theo sách Chính những hoạt động đơn giản này lại mang tính hiệu quả cao, tạo cho các em một cảm giác thoải mái khi đến thư viện không chỉ đơn thuần là đọc sách mà còn có thể hoạt động theo sở thích của mình và; thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ * Góc trò chơi: Để thân thiện gần gũi với bạn đọc hơn, thư viện còn tạo ra góc trò chơi, giúp các em thư giãn. Các em có thể chơi các loại cờ giải trí như: cờ tướng, cờ vua, cờ vây, ô quan mà không làm ảnh hưởng đến các bạn đọc sách. Khi vui chơi giúp các em thư giãn, rèn luyện kĩ năng tư duy, khả năng vận động, ý thức; hợp tác 5.3. Xây dựng thư viện góc lớp. Thực hiện mục tiêu của nhiệm vụ trong năm học 2015-2016, thư viện trường tôi đã coi trọng việc xây dựng Thư viện Xuất sắc, bởi vì nhà trường đã xác định việc giảng dạy, học tập của giáo viên – học sinh trong giai đoạn hiện nay, một trong những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy – học là Page 26
  5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC nhất thiết phải xây dựng một thư viện mang lại hiệu quả thiết thực cho giáo viên và học sinh. Vì vậy, trong năm học 2015-2016, thư viện nhà trường đã tiến hành xây dựng thư viện theo xu hướng mở, với nguyên tắc, bất kỳ lúc nào học sinh cũng có thể đọc được các loại sách mà các em cần thiết và yêu thích ngay tại lớp học của mình, tạo cơ hội thuận lợi nhất để các em phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện và đó cũng là tiêu chí của thư viện trường mong mang lại cho học sinh nhiều lợi ích trong việc đọc sách. Tủ sách góc lớp! Nghe tên có vẻ đặc biệt nhưng Tủ sách góc lớp đơn giản là một giá sách, một kệ sách. Tủ sách góc lớp giúp học sinh tiếp cận sách, báo ngay tại lớp, hỗ trợ rất lớn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động lớp, phát huy tính tự quản của các em. Tổ chức thư viện góc lớp giúp học sinh chủ động thời gian trên lớp và giải trí sau các tiết học tại lớp, các em có thể tra cứu hoặc tìm kiếm kiến thức mới hỗ trợ cho bài học. Ngoài ra, các em học sinh còn đưa ra ý tưởng về hoạt động của thư viện góc lớp như: cách trang trí, cách sắp xếp sách báo trong tủ sách. Mục tiêu của thư viện góc lớp là hướng tới giúp học sinh tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, tìm kiếm kiến thức ở mọi nơi. Trước tiên, cán bộ thư viện sẽ phối hợp với giáo viên tổng phụ trách phát động phong trào thi đua “Trang trí tủ sách góc lớp”. Mỗi lớp sẽ trang bị một tủ sách từ 40-50 cuốn với nhiều chủ đề. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm phải thành lập ra một nhóm học sinh phụ trách để tổ chức hoạt động thư viện của lớp mình như: sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, không để sách báo bị rách, bị mất. Sau khi các lớp tiến hành trang trí tủ sách xong, cán bộ thư viện sẽ phối hợp cùng tổ công tác thư viện kiểm tra, đánh giá thi đua cho các lớp về công tác xây dựng góc thư viện. Page 27
  6. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Tủ sách góc lớp 7A6 Page 28
  7. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Tủ sách góc lớp 8A3 Page 29
  8. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Tủ sách thư viện lớp 6A4 Page 30
  9. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Từ khi có góc thư viện, các em học sinh rất hăng say đọc sách, truyền tay nhau những cuốn sách hay. Một điều bất ngờ không cần sự nhắc nhở của giáo viên, các em đã từ đề ra một quy định chung cho tủ sách góc lớp về thời gian đọc cũng như quy định về bảo quản và giữ gìn sách. Các em đã dán nội quy đó vào đầu của tủ sách có ý nhắc mọi thành viên hãy chấp hành đúng quy định chung và tự giác lau chùi sắp xếp tủ sách góc lớp sau mỗi buổi học. Đây cũng chính là điểm sáng trong hoạt động thư viện của trường tôi trong năm học này. Học sinh hăng say đọc sách trong giờ ra chơi Page 31
  10. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 6. Biện pháp thứ sáu: Phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ thư viện. Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho bạn đọc một cách hiệu quả nhất thì yếu tố đóng vai trò then chốt là cán bộ thư viện phải làm gì? Làm như thế nào? Chúng ta đều nhận thấy rằng, vai trò của thư viện trường học là yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Đồng thời, cán bộ thư viện là nơi khơi nguồn và đáp ứng nhu cầu dùng tin cho hai đối tượng độc giả chính là: học sinh và giáo viên. Cán bộ thư viện là “Chiếc cầu nối” giữa bạn đọc với thư viện và tài liệu, hướng dẫn cho các đối tượng bạn đọc: giáo viên, học sinh để họ có thể khai thác được nguồn thông tin, tài liệu tốt nhất có trong thư viện. Trước hết, cán bộ thư viện phải thực hiện nghiêm túc những qui định về nghiệp vụ, hồ sơ sổ sách. Đầu năm học, cán bộ thư viện chủ động chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách quản lý thư viện như: sổ đăng ký cá biệt, sổ nhật ký thư viện, sổ theo dõi báo tạp chí, sổ quản lý mượn, đọc sách của học sinh và giáo viên, sổ họp tổ thư viện, sổ lưu bài giới thiệu sách Các sổ sách được ghi chép rõ ràng, khoa học; phản ảnh chính xác, cập nhật đầy đủ mọi hoạt động của thư viện theo qui định. Thứ hai, người cán bộ thư viện phải là người nhiệt tình, tâm huyết, say sưa với nghề, say mê với công tác thư viện, đồng thời phải có năng lực tổ chức sắp xếp công việc, không ngừng học tập bồi dưỡng, biết tham mưu với lãnh đạo về công tác thư viện, khéo vận động và thuyết phục. Biết kết hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Điều quan trọng hơn cả là người làm công tác thư viện phải thực sự yêu công việc mình làm, nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc như nhu cầu của chính bản thân mình, có quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm.: - Người cán bộ thư viện cần phải hướng dẫn cho bạn đọc cách đọc sách hiệu quả “Đọc để làm gì? Đọc sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?”. Khi trả lời được câu hỏi này, giáo viên và học sinh sẽ tránh được việc đọc tràn lan, tốn công sức tốn thời gian. Page 32
  11. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC - Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách bằng cách đọc trang đầu và trang cuối để biết tên cuốn sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản. Thông tin trên sẽ giúp bạn đọc trong việc trích dẫn, giới thiệu sách, tìm kiếm sách trong thư viện hoặc đi mua sách. - Xem mục lục vì phần này phản ánh dàn ý chung và tính logic của nội dung. Đọc mục giới thiệu, lời nói đầu để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả. - Xem phần kết luận và tóm tắt ở cuối sách để thấy được kết luận chính và khẳng định của tác giả đối với vấn đề đã trình bày. Trực tiếp tìm hiểu nội dung bằng cách đọc qua một vài đoạn sẽ phát hiện những thông tin lý thú, giá trị. - Ghi lại vào giấy những điều quan trọng. - Cuối cùng, sau khi đọc xong, giáo viên và học sinh nên sắp xếp lại những gì đã thu hoạch được, lượng hóa một số thông tin, nếu có thể thì vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại tri thức của cuốn sách. Hiện nay, thư viện trường học không những cung cấp cho bạn đọc các bộ sưu tập tài liệu giấy còn cung cấp cho họ những bộ sư tập tài liệu số hóa. Và cán bộ thư viện có vai trò giúp người dùng tin truy cập, khai thác các nguồn tài nguyên thông tin quý đó. Người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin trên các cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể thể tra cứu trên máy tính có kết mạng internet ở mọi lúc, mọi nơi. Thông qua các dich vụ thông tin, cán bộ thư viện có thể cung cấp các dịch vụ sử dụng nguồn thông qua các danh mục tài liệu, cơ sở dữ liệu trực tuyến, hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm tài liệu trực tuyến, gia hạn tài liệu, đăng ký mượn tài liệu online. Nhiệm vụ của cán bộ thư viện trong thế giới số hiện nay là làm thế nào để cung cấp cho bạn đọc những tài liệu và nguồn lực thông tin tốt nhất. Vì vậy, cán bộ thư viện phải là người năm vững nghiệp vụ, chuyên môn thư viện nguồn tài liệu, Internet, các chương trình phần mềm cho trường học và thư viện để tham gia vào việc mua sắm, trang bị các trang thiết bị cho thư viện, cũng như cho nhà trường. Hơn thế nữa, họ phải cập nhật các kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị mới để hướng dẫn lại cho học sinh và giáo viên. Page 33
  12. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Cán bộ thư viện phục vụ học sinh mượn sách Trong bối cảnh công nghệ thông tin và Internet, khâu trung gian truyền tải và kết nối nguồn thông tin đến người dùng tin thì cán bộ thư viện càng trở nên vô cùng quan trọng. Cán bộ thư viện là nguồn nhân lực không thể thiếu trong bất kỳ thư viện nào, cho dù đó là thư viện truyền thống hay thư viện hiện đại, thư viện điện tử, thư viện số Nói như vậy cũng để khẳng định tầm quan trọng của cán bộ trong việc xây dựng và phát triển thư viện theo xu hướng mới. Bước sang kỷ nguyên mới, với những thách thức ngày càng tăng đối với cán bộ thư viện có kinh nghiệm lâu năm hay những người mới vào nghề đều phải trau dồi kiến thức làm thế nào đó để lựa chọn phương thức phục vụ bạn đọc tốt nhất, hiệu quả cao nhất. Page 34
  13. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Một thời gian sau khi áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, đến nay giáo viên và học sinh thường xuyên đến thư viện tự đọc, tự nghiên cứu. Việc đọc sách đã thành thói quen trong toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. Nó có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và sự hiểu biết của giáo viên và học sinh. Theo điều tra cho thấy: Tỉ lệ bạn đọc Bạn đọc Học kì II năm học Học kì I năm học Ghi chú 2014-2015 2015-2016 Giáo viên 100 100 Học sinh 70 90 Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp trên mà tỷ lệ bạn đọc đến tham gia đọc sách thư viện này càng cao và thường xuyên. Năm học Năm học Năm học Năm học Ghi chú Lượt bạn đọc 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Số lượt bạn đọc 1620 1842 2311 đến thư viện Năm học: 2013 - 2014: thư viện phục vụ trung bình: 1620 lượt bạn đọc/ 1 tháng. Năm học: 2014 - 2015: thư viện phục vụ trung bình: 1842 lượt bạn đọc/1 tháng; tăng so với năm học trước: 222 lượt/1 tháng. Năm học: 2015 - 2016: thư viện phục vụ trung bình: 2311 lượt bạn đọc/1 tháng; tăng so với năm học trước: 469 lượt/1 tháng. Sự gia tăng số lượt bạn đọc đến thư viện cho thấy tầm quan trọng của thư viện đã ngày một được nâng lên. Đến đọc và nghiên cứu sách tại thư viện đã giúp các thầy cô giáo và các em học sinh đạt được những kết quả tốt hơn trong giảng dạy và học tập. Page 35
  14. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Như vậy, hoạt động thư viện đã góp không nhỏ vào những thành tích của nhà trường. Nhiều năm qua đã có biết bao thầy giáo, cô giáo và các thế hệ học trò từ mái trường này, trưởng thành ra đi xây dựng, cống hiến cho đất nước. Trong hành trang mang theo để cống hiến có một phần không nhỏ được vun đắp từ những trang sách, tờ báo của thư viện nhà trường. Với những kết quả đã đạt được, vượt trội so với năm học trước, tôi có thể khẳng định rằng: hoạt động thư viện đang ngày một có hiệu quả hơn và đó là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng nhà trường càng ngày càng phát triển hơn. Page 36
  15. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Trong các lớp học kiểu truyền thống hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam, giáo viên được xem là người cung cấp thông tin, kiến thức chỉ được truyền theo 1 chiều từ giáo viên tới học sinh. Trái lại, phương pháp giảng dạy mới mang tính hợp tác chú trọng vào việc chia sẻ tri thức và chia sẻ cả việc ra quyết định. Giáo viên có tri thức, kỹ năng và phương pháp truyền đạt nhưng họ cũng đánh giá cao những đóng góp của học sinh. Các kinh nghiệm cá nhân, kiến thức có sẵn, và nền tảng văn hoá đa dạng mà học sinh mang tới lớp học sẽ được sử dụng như là một nền tảng cho việc truyền thụ, hướng dẫn. Phương pháp giảng dạy mang tính hợp tác này yêu cầu giáo viên phải chia sẻ quyền với học sinh, cho phép học sinh có tiếng nói trong việc xác định mục tiêu và quyết định các hoạt động trong giờ học. Giáo viên sẽ đưa ra các gợi ý để khuyến khích học sinh tự tìm hiểu vấn đề, ra các bài tập mở để học sinh tự tìm kiếm thông tin về các chủ đề đó và làm bài tập, đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề riêng của bản thân. Học sinh không chỉ ghi nhớ thông tin mà họ còn được phép tự làm việc và sử dụng thông tin một mình hoặc với bạn học. Cách nhìn nhận, tiếp cận phong phú, đa dạng là đầu vào cần thiết của mọi lớp học. Học sinh được phép có những lựa chọn và ra quyết định trong giờ học. Trọng tâm của những lớp học kiểu này là các lựa chọn, các câu trả lời khác nhau thay vì một đáp án duy nhất. Về cơ bản, học sinh phải là người đồng sáng tạo trong quá trình học tập, mỗi cá nhân với những vấn đề và ý tưởng khác nhau sẽ làm phong phú sự quan tâm cũng như giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Để có thể thích ứng và cung cấp các nguồn tư liệu và dịch vụ thư viện phù hợp với phương pháp dạy và học lấy học sinh làm trung tâm kể trên, hiện nay trên thế giới, thư viện trường học đang có xu hướng thay đổi trong cách thức đào tạo người sử dụng thư viện – học sinh và giáo viên, trong đó chuyển từ kỹ năng Page 37
  16. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC nghe nhìn, kỹ năng thư viện nói chung, việc lựa chọn tài liệu, các kỹ năng độc lập, các tài liệu đầu vào sang xu hướng chú trọng vào các loại tài liệu đa phương tiện, và truyền thông, kiến thức thông tin và các đặt câu hỏi, phân tích nhu cầu người học, hợp tác và lồng ghép các nội dung giảng dạy kiến thức thông tin vào chương trình học, sự đa dạng hoá các khả năng của người học để đáp ứng các nhu cầu cụ thể, độc đáo của từng học sinh. Các chương trình đào tạo người dùng tin đang chuyển sang chú trọng hơn vào học sinh và nhu cầu của họ thay vì chú trọng vào các nguồn tài liệu thư viện và các cách làm đặc thù của nó. Do vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện để đáp ứng được nhu cầu dạy và học là một việc rất cần thiết và hữu ích để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. II. Bài học kinh nghiệm: Thư viện trường tôi đạt được những thành tích như ngày hôm nay phải kể đến sự quan tâm giúp đỡ cuả các cấp lãnh đạo, của Ban Giám hiệu, của Tổ công tác thư viện, Hội CMHS cùng sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Cũng nhờ có các biện pháp đã nêu trên mà bản thân tôi đã rút ra được những bài học thật quý báu. Tổ chức cho thư viện hoạt động tốt là việc làm thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho giáo viên và học sinh. Đáp ứng được nhu cầu thỏa mãn sách báo, thông tin khoa học; một kho tàng chi thức đã được định sẵn. Đó là phương pháp tiếp thu tích lũy kiến thức về mọi lĩnh vực đời sống xã hội, giúp nâng cao năng lực tư duy, thỏa mãn nhu cầu trong giáo tiếp, vui chơi giải trí, bồi bổ tâm hồn cho con người. III. Kiến nghị, đề xuất. Để chất lượng hoạt động thư viện đạt kết quả cao hơn nữa, góp phần vào xây dựng thư viện ngày một phát triển, tôi nghĩ các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần phải hoạt động tích cực hơn: Page 38
  17. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC - Giáo viên và Tổ công tác thư viện kết hợp chặt chẽ hơn nữa với cán bộ thư viện trong việc tìm ra những cuốn sách hay, đúng chuyên môn để tạo ra nhưng thư mục phục vụ giảng dạy sát thực, bổ ích đối với giáo viên. Trên đây tôi đã cố gắng khái quát những bài học kinh nghiệm về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện tại trường tôi. Song, đây cũng chỉ là những kinh nghiệm bước đầu còn ít ỏi, chắc chắn còn nhiều vấn đề tồn tại. Kính mong quý ban xem xét và có những đóng góp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Page 39
  18. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Ngọc Oánh/ Cẩm nang thư viện trường học. NXB ĐHSP Hà Nội. 2009. 2. Trần Thu Huyền (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện Tỉnh Hải Dương, Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 3. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và trung tâm thông tin,Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội 4. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện, nxb Giáo dục, Hà Nội Page 40
  19. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng nghiên cứu 1 IV. Phương pháp nghiên cứu 1 V. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 I. Cơ sở lí luận 2 II. Thực trạng 3 III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc 1. Biện pháp thứ nhất: Bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường 2. Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường 3. Biện pháp thứ ba: Tăng cường bổ sung nguồn tài liệu phong phú, đa dạng 3.1. Bổ sung vốn tài liệu bằng kinh phí và nguồn xã hội hóa 3.2. Xây dựng tủ sách trao đổi 3.3. Thanh lý tài liệu đã cũ nát, lạc hậu 4. Biện pháp thứ tư: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo và tài liệu 5. Biện pháp thứ năm: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc Page 41
  20. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC 5.1. Chuyển từ hình thức “Kho đóng” sang “Kho mở” 5.2. Xây dựng thư viện thân thiện với nhiều góc hoạt động 5.3. Xây dựng thư viện góc lớp 6. Biện pháp thứ sáu: Phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ thư viện IV. Kết quả đạt được PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Bài học kinh nghiệm III. Kiến nghị, đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO Page 42