Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chuyên môn

pdf 17 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6722
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chuyên môn

  1. 3 - Việc quản lý chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc nhưng chưa sát sao đến từng thành viên trong tổ và thiếu sự kiểm tra thường xuyên. *Kết quả dự giờ khảo sát giáo viên đầu năm: Xếp loại tiết dạy Tổng số Năm học tiết dạy Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2013-2014 7 03 42.9 04 57,1 00 00 00 00 *Kết quả dự giờ khảo sát học sinh đầu năm: - Tỉ lệ học sinh giỏi hai môn Toán - Tiếng Việt rất thấp. Tỉ lệ học sinh TB, yếu cao, cụ thể: Môn Toán: TOÁN Khối Môn Giỏi Khá TB Yếu Ba SL TL SL TL SL TL SL TL TC 153 51 33.4 58 37.9 34 22.2 10 6.5 Môn Tiếng Việt: TIẾNG VIỆT Khối SLHS Giỏi Khá TB Yếu Ba SL TL SL TL SL TL SL TL TC 153 52 34.0 50 32.7 38 24.8 13 8.5 V. Nội dung nghiên cứu: Ngay từ đầu năm học 2013-2014, để nâng cao dần chất lượng chuyên môn của toàn tổ, tôi đã tiến hành áp dụng đồng bộ các biện pháp sau: Biện pháp1: Tích cực bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lí tổ. Tổ chuyên môn là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường. Tổ trưởng là người đứng đầu trong tổ chuyên môn, có nhiệm vụ triển khai lại những chỉ đạo về các hoạt động trong nhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính cho giáo viên trong tổ, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn, chịu sự quản lý của lãnh đạo nhà trường và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về kết quả hoạt động của tổ. Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được sự tín nhiệm của lãnh đạo cũng như các thành viên trong tổ.
  2. 4 Chính vì thế, bản thân tôi luôn học hỏi và tự bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn. Bởi lẽ tổ trưởng có năng lực tổ chức và chỉ đạo chuyên môn mới có thể tổ chức và điều hành tốt các hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả. *Nội dung bồi dưỡng: - Các kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần. - Bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ như: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ. - Phối hợp với bộ phận thư viện kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ. Mỗi thành viên đều có sỗ theo dõi mượn sách và đồ dùng của thư viện. - Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn qua việc cùng với lãnh đạo nhà trường dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, phân tích giờ dạy, kiểm tra chuyên đề giáo viên - Bồi dưỡng một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì. Ví dụ minh họa: Trước khi nộp đề kiểm tra về bộ phận chuyên môn nhà trường, tôi chỉ đạo tổ phải có sự thống nhất chung về hình thức cũng như nội dung trọng tâm chương trình. Sau mỗi đợt kiểm tra tôi lắng nghe ý kiến phân tích từ các thành viên trong tổ để định hướng đúng hơn cho các lần ra đề sau. - Khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ chú trọng phân công đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời. Ví dụ minh họa: Phân công giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình dạy học và đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố dạy chuyên đề, thao giảng để giáo viên trẻ và giáo viên toàn tổ học tập rút kinh nghiệm. Đối với những giáo viên trẻ thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin, tôi phân công giáo viên lên sile ôn tập của các đợt kiểm tra. Bản thân tôi thường xuyên kiểm tra góp ý các giáo viên trẻ về kinh nghiệm soạn giảng, phương pháp giảng dạy, ôn tập cho học sinh trước các đợt kiểm tra. Ngoài ra, tôi thường xuyên chủ động tiếp cận và lắng nghe tâm tư của từng giáo viên xem họ cần gì để kịp thời giúp đỡ. - Chỉ đạo thực hiện tốt việc bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của các cấp. - Tiếp cận và học hỏi từ đồng nghiệp đi trước, có kinh nghiệm trong công tác quản lí tổ chuyên môn.
  3. 5 Biện pháp 2: Chú trọng việc chuẩn bị kế hoạch trước buổi sinh hoạt chuyên môn. - Dựa vào các nội trong buổi họp Hội đồng sư phạm và căn cứ vào tình hình thực tế của tổ, tôi sẽ chủ động thiết kế, lên kế hoạch thực hiện và trình lãnh đạo nhà trường duyệt trước một tuần. - Sau khi được lãnh đạo nhà trường phê duyệt kế hoạch tôi sẽ gởi nội dung này đến các thành viên trong tổ (trước 2 đến 3 ngày) để họ có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị nội dung thảo luận, góp ý nên chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn luôn đạt kết quả cao. Ví dụ minh họa: (phần phụ lục 1) Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. 3.1. Nắm chắc qui trình sinh hoạt tổ chuyên môn Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường gồm có 2 hoặc 3 phần: - Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới (phần này chỉ thực hiện 9 lần vào buổi sinh hoạt đầu tiên trong tháng). - Phần chính là sinh hoạt chuyên môn. - Phần thứ ba là các hoạt động bổ trợ kiến thức cho giáo viên. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế và nội dung sinh hoạt của tổ đôi khi tôi sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý, không nhất thiết là cả một buổi. 3.2. Nội dung sinh hoạt chuyên môn Để đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm khắc phục tình trạng sinh hoạt chuyên môn mang tính hành chính sự vụ, kém hiệu quả, ngay từ đầu năm học, tôi hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau: - Đổi mới phương pháp dạy học, chú ý khâu rèn kỹ năng cho học sinh, dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh nhằm phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Chú ý trong giảng dạy, đưa ra phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để học sinh giải quyết. Phương pháp hoạt động nhóm cần đuợc sử dụng hợp lý hơn tránh mang tính hình thức. - Dành quỹ thời gian cố định cho việc học tập các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành thông qua kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên. Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Sau đó, tổng hợp rồi đưa ra thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn. - Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương để bổ trợ kiến thức cho giáo viên - Sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học hiện có. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong các hoạt động của tổ chuyên môn, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của phòng giáo dục và của trường như tập huấn về soạn giảng Powerpoint, eLearning.
  4. 6 - Thường xuyên gia cố trang Web cá nhân để hoạt động có hiệu quả. Đây là một kho lưu trữ dữ liệu rất cần thiết cho việc tham khảo trong quá trình dạy và học (7/7 giáo viên trong tổ đều có web cá nhân) Hình ảnh minh họa các website của giáo viên:
  5. 7 - Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo ba nội dung chính: + Rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch hoạt động. + Thống nhất chuyên môn (lựa chọn nội dung phù hợp với tổ chuyên môn). + Bồi dưỡng chuyên môn: đưa ra những vướng mắc cần giải quyết, đề xuất hoặc giải pháp hay trong quá trình giảng dạy. - Ngoài các nội dung trọng tâm đó, tôi vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đưa vào những nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của tổ bằng nhiều cách. Ví dụ minh họa: Những vướng mắc cần giải quyết *Kinh nghiệm dạy học: Trong tổ, có cô Lưu Thị Xuân Mỹ là giáo viên dạy môn Tin học mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm. Ngay từ cuộc họp đầu tiên cô đã có ý kiến cần tổ chuyên môn giúp đỡ. Tôi giao nhiệm vụ cho giáo viên Tin học đã có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm là thầy giáo Trương Tấn Thanh trực tiếp giúp đỡ cho giáo viên mới này. Đề nghị thầy Thanh dạy minh họa để cô Mỹ và toàn tổ cùng dự. Sau khi dự giờ, tổ chuyên môn tiến hành phân tích ưu điểm, tồn tại để cô Mỹ rút kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm đã rút ra được thông qua việc dự giờ tiết dạy của thầy giáo Trương Tấn Thanh, cô Mỹ sẽ chuẩn bị một tiết dạy để tôi và thầy Thanh dự giờ góp ý. Bên cạnh đó, bản thân tôi trực tiếp kiểm tra hồ sơ sổ sách của cô Mỹ để hướng dẫn thêm về việc thiết lập và cập nhật các loại hồ sơ cá nhân. Trong lần kiểm tra thứ nhất: Tiết dạy của cô đã thể hiện khá rõ những ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều tồn tại. Chúng tôi phân tích, góp ý rất nhẹ nhàng, tận tình và chi tiết về từng loại hồ sơ, giáo án, nhất là tiết dạy, phong thái của giáo viên, cách quan tâm đến từng đối tượng học sinh, cách quán xuyến lớp, *Kết quả xếp loại hồ sơ cá nhân và tiết dạy đều đạt loại Khá. Trong lần kiểm tra thứ hai: Chúng tôi mời thêm 1 số giáo viên trong tổ được nghỉ tiết cùng dự và kiểm tra hồ sơ cá nhân. Thật vui vì những gì chúng tôi góp ý cô Mỹ đã tiếp thu tốt, phát huy hiệu quả những ưu điểm, khắc phục được những tồn tại trong lần kiểm tra trước. *Kết quả xếp loại hồ sơ cá nhân và tiết dạy đều đạt loại Tốt. Ví dụ minh họa: (phần phụ lục 2) *Chất lượng giảng dạy và các phong trào mũi nhọn: Trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn tôi tiến hành cho toàn tổ phân tích chất lượng học sinh sau khi khảo sát đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng, sau đó thường xuyên thực hiện việc phân tích qua các kỳ kiểm tra. Mục đích là để so sánh chất lượng tăng hay giảm. Từ đó, sẽ điều chỉnh rút kinh nghiệm.
  6. 8 Giáo viên trong tổ, trao đổi các kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng các phong trào mũi nhọn như: Violympic Toán, IOE, giữ vở rèn chữ, *Giải quyết nhanh những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học: Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn, đôi khi cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Lúc này, đòi hỏi người tổ trưởng phải giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và nhạy bén. Ví dụ minh họa: Tổ tôi được lựa chọn nhân rộng mô hình dạy học mới VNEN, việc trang trí lớp học cho đúng với tinh thần VNEN là một vấn đề hết sức khó khăn. Càng khó khăn hơn vì chưa có được những giải pháp tối ưu để có thể tìm được sự đồng thuận từ phía phụ huynh khi các em phải dừng ngang chương trình học hiện hành để học theo chương trình trường học mới Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề về kinh phí để trang trí lớp, photo sách giáo khoa, phương pháp để giúp phụ huynh cùng hướng dẫn con em học tập ở nhà, lại càng nan giải. Tất cả những khó khăn trên đã được đưa ra bàn bạc và thống nhất thực hiện bằng các giải pháp sau: - Chúng tôi xin ý kiến lãnh đạo nhà trường, tiến hành chuẩn bị một tiết dạy minh họa để báo cáo và giới thiệu kĩ mô hình dạy học mới VNEN với phụ huynh trong cuộc họp Cha mẹ học sinh cuối HKI. Qua đó, giúp phụ huynh thấy được mục đích cuối cùng dạy học theo mô hình VNEN là phát triển con người một cách toàn diện. - Lên dự trù, xin lãnh đạo nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí cho việc trang trí lớp, photo đồ dùng học tập và phần còn lại xin từ phía phụ huynh (chuẩn bị chu đáo, phân tích kĩ để tìm được tiếng nói chung từ phụ huynh) - Tất cả các thành viên trong tổ cùng tham gia, giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên dạy các lớp VNEN. - Giáo viên tham gia dạy VNEN phải tích cực học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các trường trong dự án VNEN trên địa bàn thành phố. Tập trung đầu tư ngay cho tuần học đầu tiên về phương pháp dạy, cách học, bố trí chỗ ngồi của học sinh, Sau khi thực hiện các biện pháp trên, chúng tôi đã được nhà trường và phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt nhất để tiến hành thực dạy. Ví dụ minh họa: (phụ lục 3) Trích biên bản họp PHHS cuối HKI - Năm học: 2013 - 2014 Hình ảnh trang trí lớp học VNEN:
  7. 10 Học sinh chúng tôi đã có những giờ học VNEN thật sự hiệu quả. Biện pháp 4: Tổ chức học tập thông qua việc triển khai chuyên đề. Đây là một hoạt động rất quan trọng, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã lên kế hoạch lựa chọn chuyên đề phù hợp để triển khai đến toàn tổ. Cách tiến hành như sau: - Họp bàn, chọn lựa chuyên đề cần triển khai. - Thống nhất chung lấy ý kiến trong tổ để viết chuyên đề. - Phân công giáo viên dạy minh họa. - Dự giờ rút kinh nghiệm cho tất cả giáo viên trong tổ từ khi kiểm tra cho đến khi tổng kết chuyên đề. - Tiến hành rút kinh nghiệm sau triển khai, sơ kết, tổng kết chuyên đề Qua quá trình triển khai và thực hiện chuyên đề, hiệu quả giảng dạy của giáo viên tăng lên rõ rệt. Cụ thể: *Đã dự giờ được 7 tiết dạy có lồng ghép chuyên đề, trong đó: 6 tiết xếp loại tốt, 1 tiết xếp loại khá. Biện pháp 5: Giúp đỡ giáo viên trong tổ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua việc dự giờ, thăm lớp. Dự giờ thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn, đặc biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay. Tuy nhiên hoạt động dự giờ của các giáo viên hiện nay chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn. Do các giáo viên còn chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồng nghiệp bởi tâm lí e ngại cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy của giáo viên do đó việc dự giờ phần lớn chỉ do các cán bộ chỉ đạo chuyên môn đối với các nhà trường. Nói đến dự giờ tức là nói đến
  8. 11 hoạt động của các Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng, chuyên môn trong khi lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên. - Xuất phát từ những thực tế đó, tôi đã chú ý khắc phục và đưa ra những cách làm khác nhau để giúp giáo viên tích cực chủ động hơn trong việc dự giờ, thăm lớp. Cụ thể: Căn cứ vào thời khóa biểu của giáo viên trong tổ, tôi đã lên lịch dự giờ cho mỗi giáo viên. Cố gắng sắp xếp những tiết dự giờ trùng với tiết trống của giáo viên trong tổ. Trước đây các giờ trống, giáo viên thường không biết làm gì thì nay đã có lịch cụ thể để giáo viên đến dự giờ đồng nghiệp. Nếu như trước đây giáo viên e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp vì sợ làm họ mất tự nhiên và người dạy không thông cảm cho rằng gây áp lực, Thì nay giáo viên đã xem việc dự giờ là việc thường xuyên cần thực hiện và hiểu mục đích của việc dự giờ là để học hỏi rút kinh nghiệm chứ không phải là kiểm tra, đánh giá. Bản thân tôi, khi dự giờ giáo viên không phải với tư cách là tổ trưởng chuyên môn mà chỉ là một đồng nghiệp vừa góp ý xây dựng. Ví dụ minh họa: LỊCH DỰ GIỜ THĂM LỚP (Tháng 10 - Năm học: 2013 - 2014) TT Thời Buổi/tiết Môn/phân Người dạy Dạy lớp gian môn 01 09/10 Sáng/ tiết 1 TNXH Thầy Tấn Hiến 3/3 02 15/10 Chiều/ tiết 2 Tin học Thầy Tấn Thanh 5/2 03 22/10 Sáng/ tiết 2 Đạo đức Cô Mỹ Linh 3/1 04 24/10 Sáng/ tiết 4 Chính tả Cô Thu Thủy 3/2 05 30/10 Chiều/ tiết 1 Tập viết Cô Lưu Phước 3/5 Người lập TTCM Trần Lê Thu Thủy Đây là một hoạt động theo tôi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờ một tuần 1, 2 tiết theo quy định mà có khi được dự cả 2, 3 tiết. Sau mỗi tiết dạy, cả người dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động hơn cho các bài dạy sau. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện hồ sơ cá nhân, quản lí lớp học của giáo viên, nền nếp của học sinh, để nắm bắt và điều chỉnh kịp thời những sai sót.
  9. 12 Ví dụ minh họa: (phụ lục 4) Biện pháp 6: Kịp thời tuyên dương khen thưởng. Sau mỗi hoạt động được tổ chức ở tổ, trường, như phong trào "Viết chữ đẹp"; "Kể chuyện theo sách"; "Violympic Toán"; "Giáo viên dạy giỏi"; tôi đã kịp thời động viên khuyến khích giáo viên bằng nhiều hình thức (tiền mặt hoặc quà) nhằm khích lệ tinh thần, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Ví dụ minh họa: Tổ chuyên môn đã kết hợp với tổ công đoàn khen thưởng học sinh, giáo viên đạt giải sau mỗi cuộc thi. Cụ thể: Giải nhất: 80.000đ; giải nhì 60.000đ; giải ba: 50.000đ và giải khuyến khích: 30.000đ (nguồn kinh phí lấy từ quỹ khen thưởng của tổ) VI. Kết quả nghiên cứu: Sau một thời gian triển khai thực hiện các biện pháp trên, cụ thể là bắt đầu thực hiện từ tuần thứ 3 của năm học 2013-2014, đến giữa học kì II kết quả đạt được như sau : 1. Về tinh thần, thái độ của giáo viên. - Biết trước nội dung sinh hoạt, từ đó chủ động chuẩn bị nội dung cần trao đổi, được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy, được giúp đỡ kịp thời khi gặp khó khăn. - Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp tình hình thực tế của lớp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn khối. - Thay đổi hẳn về suy nghĩ trong cách giảng dạy. Đặc biệt là tính tự giác trong công việc như tự đăng ký tiết dạy hằng tuần, dạy thao giảng, chuyên đề, 2. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh và phong trào chung của nhà trường 2.1 Hiệu quả giảng dạy của giáo viên *Kết quả dự giờ giáo viên đến giữa HKII : - Toàn tổ đã dự giờ được tổng cộng 199 tiết của giáo viên trong tổ. Cụ thể: Xếp loại tiết dạy Tổng số Năm học tiết dạy Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2013-2014 199 185 92.9 14 7.1 00 00 00 00 Đặc biệt là số lượng tiết dạy được xếp loại tốt tăng dần theo từng tháng.
  10. 13 *Giáo viên giỏi: - Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học: 2013 - 2014, tổ có 5 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi. Trong đó 01 giáo viên đạt giải nhất; 01 giáo viên đạt giải nhì. Đặc biệt, cô giáo trẻ Trần Thị Kim Đài đã được giải khuyến khích. Từ kết quả trên cho thấy: - Trong giảng dạy giáo viên đã xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. - Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Đã thực hiện được việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu trong các tiết dạy ở buổi thứ hai bằng hệ thống bài tập từ dễ đến khó. 2.2. Chất lượng học tập của học sinh Chất lượng học tập của học sinh ở kỳ kiểm tra giữa học kỳ II, so với đầu năm có rất nhiều tiến bộ. *Cụ thể: Môn Toán: TOÁN Khối SLHS Giỏi Khá TB Yếu Ba SL TL SL TL SL TL SL TL TC 153 98 64.5 47 31.0 06 3.9 01 0.6 Môn Tiếng Việt: TIẾNG VIỆT Khối SLHS Giỏi Khá TB Yếu Ba SL TL SL TL SL TL SL TL TC 153 112 73.7 31 20.5 06 3.9 03 1.9 Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng rất cao so với đầu năm. 2.3. Kết quả các phong trào khác của tổ: Các phong trào khác của tổ được nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao trong năm học này. Cụ thể như sau: * Về giáo viên: - Cấp trường: + 05 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi. + 03 giáo viên đạt giải viết chữ đẹp (1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích). - Cấp thành phố: + 01 giáo viên đạt giải nhất "Giáo viên dạy giỏi".
  11. 14 + 01 giáo viên đạt giải nhì "Giáo viên viết chữ đẹp". * Về phía học sinh : - Cấp trường: + 09 học sinh đạt giải Violympic Toán ( 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích). +06 học sinh đạt giải "Viết chữ đẹp" ( 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 2 giải khuyến khích) +13 học sinh đạt giải IOE ( 2 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba và 4 giải khuyến khích). +11 học sinh đạt giải Violympic ( 1 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích). - Cấp thành phố: +03 học sinh đạt giải "Viết chữ đẹp" ( 1 giải nhì; 1 giải ba; 1 giải khuyến khích) +05 học sinh đạt giải IOE ( 1 giải nhì; 2 giải ba; 2 giải khuyến khích). Đặc biệt trong năm học này, tổ có 3 học sinh tham gia dự thi "Viết chữ đẹp" cấp tỉnh. VII. Kết luận: Như vậy, có thể khẳng định chất lượng của tổ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường. Vì thế, việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó là một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của tổ chuyên môn là một việc rất quan trọng. Từ đó, chất lượng và hiệu quả trong việc giảng dạy được nâng cao. Từ đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: Muốn chỉ đạo thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tổ chuyên môn thì tổ trưởng cần: - Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, cần chuẩn bị nội dung báo cáo chu đáo, chủ động giải quyết các ý kiến mà đồng nghiệp đưa ra một cách thấu đáo, thuyết phục. - Luôn học hỏi nâng cao nghiệp vụ, xây dựng mối đoàn kết, thương yêu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ và biết lắng nghe ý kiến góp ý của tổ viên. VIII. Đề nghị: 1/Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố: Tăng cường việc kiểm tra hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong đó có nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, kết quả sinh hoạt chuyên môn thể hiện ở chất lượng học sinh. 2/Đối với nhà trường: Triển khai nhân rộng chuyên đề cho toàn trường học hỏi, rút kinh nghiệm.
  12. 15 IX. PHỤ LỤC
  13. 16 X. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Giáo dục thời đại. 2. Mạng Internet.
  14. 17 XI. MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 I.Đề tài 1 2 II.Đặt vấn đề. 1 3 III.Cơ sở lí luận 1 - 2 4 IV.Cơ sở thực tiễn 2 - 3 5 V.Nội dung nghiên cứu. 3 - 11 6 VI.Kết quả nghiên cứu. 12 - 14 7 VII.Kết luận. 14 8 VIII.Đề nghị. 14 9 IX.Phụ lục 15 10 X.Tài liệu tham khảo 16 11 XI.Mục lục 17