Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học

docx 23 trang binhlieuqn2 7053
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cha.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - Chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở Tiểu học

  1. Đây là phần mềm biên tập hình ảnh và Video. Đặc điểm những phần mềm này cho phép người sử dụng có thể tạo một đoạn Video Clip từ những hình ảnh, hay đoạn phim sưu tầm được. Ngoài ra chúng còn cho phép chúng ta cắt đoạn video theo thời lượng mình thích. Thực tế giáo viên rất khó tìm tư liệu video ngắn để minh hoạ cho bài dạy như các bài học giới thiệu các thiên tài âm nhạc Bettowen, hay Moza hay các loại nhạc cụ nhưng khi sử dụng hai phầm mềm trên chúng ta có thể tạo được Video Clip chứa các hình ảnh minh hoạ và lồng âm thanh vào, sử dụng hiệu ứng tạo ảnh chuyển động. Với chế độ pture, kết hợp camera mini InterVideoWinDVD có thể chụp ảnh hoặc quay video như một Camera kỹ thuật số chuyên nghiệp. Những phần mềm này tương đối dễ sử dụng, hình ảnh, âm thanh và đoạn phim được tạo ra có chất lượng tốt. Tuy nhiên để tạo ra được một đoạn phim như thế đòi hỏi người sử dụng phải bỏ ít thời gian tìm kiếm và sưu tầm hình ảnh, tư liệu. Như vậy chúng ta sẽ tạo ra video clip phù hợp với nội dung bài dạy của mình mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh rất chú ý khi thưởng thức các bài hát qua phần mềm này, hình ảnh minh hoạ sẽ giúp các em cảm nhận được ý nghĩa nghệ thuật tác phẩm sâu sắc hơn. Hiệu ứng của phần mền sẽ tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, lôi cuốn mà không làm mất đi sự chú ý cần thiết vào nội dung – giai điệu bài hát. 2.2: Thiết kế giáo án điện tử môn Âm nhạc ở trường tiểu học. 2.2.1 - Phân môn dạy bài hát mới. Hình 7 - Giới thiệu bài hát – Tre ngà bên Lăng Bác. 12/23
  2. a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ bài hát: Thông thường trong một tiết dạy hát cho học sinh, giáo viên thường sử dụng tranh ảnh phô tô (Potocoppy) để giới thiệu và minh hoạ cho phần giới thiệu hay nội dung bài hát. Cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Thực tế với cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung hoặc xuất xứ bài hát, vẫn là tranh ảnh minh hoạ, nhưng chất lượng các bức ảnh rất cao, rất đẹp, có thể là ảnh động hay những đoạn Video Clip ngắn bao hàm cả hình ảnh động lẫn âm thanh. Dĩ nhiên tác dụng của nó đem lại đã vượt trội và cao hơn rất nhiều so với cách làm cũ. Muốn vậy, giáo viên phải sưu tầm toàn bộ tư liệu về tác giả, tác phẩm hay xuất xứ của bài hát. Sau đó dùng các phần mềm (như đã giới thiệu ở phần trên) để biên tập, thiết kế sao cho có tính logic và truyền tải đến học sinh một cách khoa học nhất. Ví dụ 1: Khi dạy bài hát “Tre ngà bên Lăng Bác” của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích – Môn Âm nhạc lớp 5. Trong phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung bài hát, ta làm như sau: Bước 1: Trên màn trình chiếu Lecture Maker cho xuất hiện chân dung nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích với hiệu ứng hình ảnh sinh động. Bước 2: Cho xuất hiện tiểu sử của tác giả Hàn Ngọc Bích cùng thông tin về một số tác phẩm tiêu biểu của ông. Lúc này học sinh vừa quan sát vừa đọc những thông tin viết về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, sau khi học sinh đọc xong giáo viên nhấn mạnh các ý chính cần ghi nhớ về tác giả bài hát. Bước 3: Trên màn trình chiếu cho xuất hiện một số hình ảnh cây tre ,Lăng Bác Hồ ,học sinh đang tiên vào Lăng bác và giáo viên đặt câu hỏi: “Em hãy quan sát những hình ảnh trên và cho biết đó là những hình ảnh gì”? Giáo viên có những lời gợi mở cho học sinh khai thác hình ảnh và trả lời. Sau khi học sinh trả lời. Giáo viên giới thiệu: “Những hình ảnh đó rất gần gũi, thân quen đó là nội dung bài hát “Tre ngà bên Lăng Bác” Bước 4: Tác phẩm được hiện ra. Trên bản nhạc, giáo viên dùng đèn laser để chỉ cho học sinh thấy và giới thiệu về số chỉ nhịp, giọng, các ca từ cần chú ý của bài hát. Với những thao tác trên, giáo viên đã giới thiệu đến học sinh về tác giả - tác phẩm một cách sinh động và đầy đủ. Như vậy, các em sẽ rất hứng thú và chú ý lắng nghe đồng thời xâm nhập bài hát đạt hiệu quả cao hơn. b) Nghe hát mẫu: Nghe hát mẫu là công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình dạy bài hát mới cho học sinh, công đoạn này sẽ đưa học sinh đi đến những cảm xúc tốt đẹp, kích thích trí tưởng tượng và sự hứng thú được tham gia ca hát cho học sinh. 13/23
  3. Thông thường, người giáo viên thường hát mà không có nhạc đệm (gọi là hát chay) dẫn đến sự thiếu chính xác, đơn điệu, thiếu truyền cảm, làm mất đi hứng thú học tập của học sinh. Giờ đây, khi ứng dụng công nghệ thông tin, công đoạn này hết sức đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Ví dụ: Khi dạy bài hát “Bàn tay mẹ” nhạc Bùi Đình Thảo,lời Tạ Hữu Yên nhạc– Môn Âm nhạc lớp 4. Trong phần nghe hát mẫu, ta làm như sau: Bước1: Trên mà trình chiếu Lecture Maker, cho xuất hiện bản nhạc và lời giống y như sách giáo khoa (dùng phần mềm Encore 4.5 để chép lại ) mà các em đang có. Bước 2: Tiếp tục cho xuất hiện đoạn Video có minh họa nội dung bài hát (dùng phần mềm Ulead VideoStudio hoặc InterVideoWinDVD để biên tập). Hoặc cho học sinh nghe âm thanh trong đĩa âm nhạc lớp 4 (dùng phần mềm Adobe Audition1.5 để chuyển đuôi File và chèn vào Lecture Maker. Hoặc đặc biệt hơn là giáo viên tự hát và thu âm rồi chèn File âm thanh ấy vào bài giảng. Bước 3: Click chuột vào biểu tượng (Cái loa) là học sinh cảm thụ bài hát một cách trọn vẹn như đích thực các em đang tham gia trên sân khấu. Sau khi cho học sinh quan sát và nghe hát mẫu, giáo viên nên cho xuất hiện thêm câu hỏi: “Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát”? Dĩ nhiên mỗi học sinh sẽ trả lời theo mỗi cảm nhận của mình. Vấn đề này giáo viên không nên soạn đáp án vì không nên áp đặt kết quả cảm nhận về bài hát của học sinh. Với ba bước cơ bản và đơn giản, giáo viên đã đưa học sinh cảm nhận bài hát một cánh nhanh nhất và trọn vẹn nhất. c) Đọc lời ca: Ví dụ: Khi dạy cho học sinh lớp 3 bài hát “Bài ca đi học”- Phần đọc lời ca giáo viên dễ dàng tạo một Slide riêng biệt về lời ca để hướng dẫn học sinh đọc lời ca. Hình 9,10 -Slide trinh chiếu phần đọc lời ca 14/23
  4. Muốn vậy, ta làm như sau: Bước 1: Cho xuất hiện câu lệnh: Đọc lời ca. Bước 2: Cho xuất hiện toàn bộ lời ca của bài hát và xuất hiện câu hỏi: “Bài hát được chia làm mấy câu?(Học sinh rất dễ dàng trả lời câu hỏi này). Bước 3: Hiệu ứng màu sắc cho các ca từ khó hát, khó phát âm, hay luyến, láy. Cho học sinh luyện đọc nhiều lần các ca từ có màu sắc hiệu ứng đó. Như vậy, giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh chú ý các ca từ khó, dễ dàng hướng dẫn học sinh đọc theo câu hát. d) Học hát: Đây là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định trong quy trình dạy bài hát mới và giáo dục âm nhạc cho học sinh (Trong bài viết này tôi không đi sâu vào phân tích phương pháp dạy hát mà chỉ nêu cách thiết kế giáo án điện tử cho phương pháp dạy hát). Các thao tác trực quan đã xong, người giáo viên phải kết nối máy tính với đàn Organ để hướng dẫn học sinh hát chuẩn một cách tuyệt đối. Hình 9: Slide – Trình chiếu phần học hát Ví dụ: Khi dạy bài hát “Ước mơ” – Âm nhạc lớp 5, ta làm như sau: Bước 1: Trên màn hình trình chiếu Lecture Maker , cho hiệu ứng xuất hiện bài hát “Ước mơ” gồm cả phần nhạc và lời. Sau đó xuất hiện thêm một số hình ảnh hoạt hình động như: Cô bé đang tập hát bên cây đàn Organ, và dĩ nhiên phải chèn thêm phần nhạc đệm của bài hát (nên tạo thêm một thẻ lệnh tạm dừng để dừng lại lúc cần thiết). Bước 2: Với bản nhạc đã có trên màn chiếu, từ máy tính của mình giáo viên có thể dùng con trỏ chuột, hoặc đèn Laser để hướng dẫn cho học sinh một cách chi tiết các câu hát, chia câu hát, ca từ có luyến, láy, ngân, nghỉ tự do từ hình ảnh trực quan sinh động đó, học sinh có thể dễ dàng theo dõi và tập hát đúng cao độ, trường độ bài hát hơn, kể cả học sinh hát yếu. Bước 3: Hướng dẫn học sinh hát từng câu ngắn, sau đó tập hát theo cách hát nối móc xích các câu hát với nhau cho đến hết bài. 15/23
  5. Bước 4: Cho học sinh luyện hát theo tổ nhóm – cá nhân. Đặc biệt, khi Thiết kế giáo án điện tử vào giảng dạy sẽ giảm đi đáng kể thời gian hay các lời hướng dẫn giảng giải của giáo viên. Học sinh chỉ cần trực quan là đưa ra các hoạt động theo ý đồ tổ chức tiết dạy của giáo viên. Lâu dần các thao tác này sẽ trở thành lập trình thói quen trong đầu học sinh đối với những tiết học bài hát mới tiếp theo. 2.2.2 – Phân môn dạy Bài Tập Đọc Nhạc: Ví dụ :Giới thiệu, phân tích bài Tập đọc nhạc: Đây là bước không thể thiếu trong dạy Tập đọc nhạc cho học sinh. Cũng như khi dạy bài hát mới, phần giới thiệu, phân tích bài nhạc là hết sức cần thiết. Bài tập đọc nhạc thường là những trích đoạn của một số bài hát nên rất ngắn, có hai câu nhạc, nên phần giới thiệu, phân tích bài Tập đọc nhạc cũng ngắn gọn. Hình 11 -Slide trinh chiếu Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc nhạc số 5 “NămTĐN cánhsố 5. sao vui” hoăc Tập đọc nhạc số 6– Âm nhạc lớp 5 ta làm như sau: Bước1: Trên màn chiếu cho xuất hiện bài Tập đọc nhạc số 5. Bước 2: Cho xuất hiện hệ thống câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu và phân tích bài: “Bài nhạc có tên là gì”?, “Bài nhạc do ai sáng tác”?, “Tính chất của bài nhạc như thế nào”? “Bài nhạc được viết ở nhịp gì”? “Bài TĐN được trích từ bài hát nào”? Bài TĐN sử dụng những hình nốt nhạc nào ???” Với hệ thống câu hỏi như vậy học sinh sẽ tự khai thác trên màn chiếu và trả lời, sơ bộ thâm nhập bài tập một cách nhanh chóng. Qua đó giáo viên đã thực hiện xong phần giới thiệu và phân tích bài Tập đọc nhạc. a) Luyện tập cao độ và tiết tấu: Với các hiệu ứng của phần mềm như đã nêu ở trên, giáo viên có thể tạo ra phần luyện tập cao độ và tiết tấu một cách chính xác đầy sinh động. Các nốt nhạc trong * LuyÖn ttËp cao ®é:: phần luyện tập cao độ có thể đưa ra hiệu ứng màu sắc lần lượt khi luyện tập kèm cao độ * LuyÖn tËp tiÕt tÊu: chuẩn của nốt ấy, khiến học sinh dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác. Ở phần luyện TËp ®äc nh¹c: TĐN số 5 Hình 12 -Slide trình chiếu Luyện Cao độ - Tiết tấu. 16/23 * LuyÖn ttËp cao ®é:: * LuyÖn tËp tiÕt tÊu:
  6. tập tiết tấu cũng vậy, giáo viên có thể tạo ra các giá trị trường độ của các nốt nhạc bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử minh họa âm hình tiết tấu cần thực hiện. Muốn làm được điều đó ta thực hiện như sau: Bước 1: Trên màn chiếu cho xuất hiện yêu cầu của giáo viên “Luyện tập cao độ” kèm theo một khuông nhạc có trục âm 6 nốt Đồ - Rê –Mi – Son – La-( Đô) Bước 2: Dùng Đàn Organ đánh giai điệu trục âm, khi âm vực của nốt nhạc nào vang lên thì màu sắc của nốt đó được nhấp nháy và thay đổi màu sắc. Bước 3: Tiếp theo Slide đó cho xuất hiện yêu cầu “Luyện tập tiết tấu” kèm theo hình ảnh âm hình tiết tấu của bài tập đọc nhạc đó. Bước 4: Dùng âm sắc trong bộ gõ của đàn Organ để cho học hinh nghe tiết tấu đồng thời khi gõ tiết tấu âm hình nào thì âm hình tiết tấu đó sẽ nhấp nháy với thời gian mà giáo viên đã định sẵn. Như vậy từ những hình ảnh trực quan, những âm thanh thực, những hiệu ứng đẹp đã tạo ra sức lôi cuốn học sinh một cách đầy trọn vẹn mà tốn rất ít thời gian giảng giải của giáo viên. * T®n sè 4: b) Đọc nhạc và ghép lời ca. Ghép lời ca Nhí ¬n B¸c Sau khi hoàn thành hai bước a và b, mỗi (TrÝch) Nh¹c vµ lêi: Phan Huúnh ®iÓu học sinh bước đầu đã hình thành được các Võa ph¶i kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài Tập đọc nhạc. Lúc này giáo viên cho học sinh tiến hành đọc nhạc bằng cách vỡ bài nhạc, sau đó đọc thầm theo gia điệu Đàn Hình 13 -Slide trinh chiếu đọc nhạc của giáo viên hoặc từ thẻ phát nhạc của phần mềm– ghép Encore. lờilời ca. Khi học sinh đã đọc được bài nhạc giáo viên cho đọc nhạc kết hợp* G gõhép đệmlời c avà: ghép lời ca của bài Tập đọc nhạc (Hình 13). Khi học sinh đã hoàn thành các yêu cầu của bài học, giáo viên nên cho học sinh ôn bài bằng cách chơi trò chơi. Trên màn hình sẽ xuất hiện các hình nốt nhạc chuyển động, trên bảng giáo viên để sẵn khuông nhạc và nốt nhạc các loại. Học sinh sẽ xung phong lên gắn nốt nhạc vào khuông theo bài tập nhạc vừa học. Dĩ nhiên giáo viên nên ấn định thời gian để tạo sự hấp dẫn của trò chơi, (Hình 14). Có nhiều cách để tổ chức trò chơi ngắn cho học sinh, tuỳ vào ý tưởng của giáo viên, tuỳ vào nội dung bài học mà giáo viên thiết kế trò chơi sao cho phù hợp về nội dung trò chơi, yêu cầu trò chơi và trình độ âm nhạc của học sinh. Giáo viên phải thiết kế trò chơi và những vật dụng của trò chơi (nếu cần). 17/23
  7. Trò chơi âm nhạc: Hãy gắn thật nhanh các nốt nhạc vào khuông nhạc theo câu 1 bài TĐN số 5 Ví dụ: Trò chơi âm nhạc Bước 1: Trên Slide cho xuất hiện tên trò chơi và yêu cầu của trò chơi, đồng thời xuất hiện thời gian chơi bằng đồng hồ đếm ngược. Bước 2: Phổ biến cách chơi cho các đội chơi. Sau đó cho học sinh chơi 2.2.3 – Phân môn dạy âm nhạc thường thức: Trong chương trình Âm nhạc lớp 4 và lớp 5, ngoài việc học hát , Tập đọc nhạc học sinh còn được học thêm Âm nhạc thường thức. Trong âm nhạc thường thức học sinh được lĩnh hội các nội dung cơ bản sau: + Giới thiệu tác giả - tác phẩm – Nghe nhạc. Hình 14 -Slide trò chơi + Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến. + Một số hình thức trình bày bài hát. + Một số bài đọc thêm, một số câu chuyện, một số bài viết nói về tác dụng của âm nhạc đối với đời sống, xã hội Với dạng bài dạy có nội dung như trên, giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh hoạ thì hiệu quả của tiết dạy không cao, học sinh sẽ dễ quên đi sau tiết học. Ngược lại nếu khai thác tốt Ứng dụng công nghệ thông tin thì đây là dạng bài học, học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiẻu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi này. Thực tế đã chứng minh rằng, trong tiết học, mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây hứng thú trong học tập của học sinh.Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ còn có hình ảnh minh hoạ tư thế biểu diễn, chơi đàn và âm thanh thực minh hoạ thông qua các Video Clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này. Tuy nhiên tất cả các vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ giới thiệu, vì với học sinh tiểu học chưa thể ghi nhớ một cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh. Sau đây là một số ví dụ cho Slide trình chiếu trong bài giảng: 18/23
  8. • Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc Bước 1: Trên Slide trình chiếu cho xuất hiện hình ảnh nhạc cụ cần giới thiệu. Bước 2: Giáo viên giới thiệu về nhạc cụ: Hình dáng, tên gọi, cách kích âm, số lượng dây (nếu là họ dây), tư thế chơi đàn Bước 3: Cho học sinh xem đoạn video clip của nghệ sĩ đang Đàn Nhị (Cò líu) đọc tấu loại nhạc cụ đó. (Lưu ý với giáo viên: Khi bố trí các hình ảnh và video clip phải thật sự hợp lý. Một nửa màn hình là hình ảnh nhạc cụ, nửa còn lại là video clip, điều này là hết sức cần thiết vì tránh cho học sinh nhầm tưởng hình ảnh nhạc cụ này thì cách chơi Hình 15 -Slide giới thiệu nhạc cụ đàn như video clip kia). • Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài: (Các bước thiết kế bài giảng và cách trình chiếu tương tự như giới thiệu nhạc cụ dân tộc). Với cách giới thiệu này, ngoài việc học sinh được quan sát, nghe giáo viên giới thiệu còn có thể ghi nhớ được ngay âm sắc và tư thế chơi đàn của từng loại nhạc cụ. Cuối cùng là phần kể chuyện âm nhạc, các câu chuyện về các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích. Hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có tiết học âm nhạc tăng cường. Giáo viên thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện âm nhạc bằng việc cho học sinh biết chi tiết hơn về chân dung, ngày sinh, ngày mất, sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ. Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc giới thiệu tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Khai tác tư liệu trên Website về âm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng ý nghĩa. Trong bất kì thời gian nào sau này, hễ cứ nghe nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác hay tên ca khúc một cách chính xác, khi nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào đó thi các em cũng biết tên nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có những ấn tượng sâu sắc nhờ vào những kiến thức đã được thay đổi cách truyền đạt mà Công nghệ thông tin là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.ví dụ: Bài Kể chuyện âm nhạc Nghệ sĩ Cao Văn Lầu 19/23
  9. Bước 1: Trên slide trình chiếu cho xuất hiện lần lượt 4 hiệu ứng là 4 bức tranh nói về nội dung câu chuyện. Trong quá trình cho xuất hiện các bức tranh giáo viên kể cho học sinh nghe nộ dung câu chuyện. Bước 2: Giáo viên khai thác Học sinh bằng 1 số câu hỏi và đồng thời cho Học sinh nghe bản nhạc nổi tiếng của nghệ sĩ Cao Văn Lầu đã được cài sẵn trên máy tính. Bước 3: Giáo viên cho học sinh nhìn lên màn hình và kể lại toàn bộ câu chuyện, học sinh vừa kể vừa chỉ vào các bức tranh thể hiện nội dung câu chuyện. Nghệ sĩ Cao Văn Lầu Hình 16 -Slide kể chuyện âm nhạc IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một thời gian tìm tòi cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin và Thiết kế giáo án điện tử trong bộ môn Âm nhạc và tổ chức dạy lông ghép trò chơi vào các tiết dạy học tôi thấy rằng chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. Cụ thể như sau: 1.Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh trước khi áp dụng tổ chức dạy học lồng ghép trò chơi và ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 1: Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là: 767 em. Học hát Tập đọc nhạc Âm nhạc TT Đánh giá KTKN S.L Đạt S.L Đạt S.L Đạt HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HTT 101 13,2 62 8.1 104 13.6 HT 661 86,2 698 91 660 86 CHT 5 0,06 7 0,09 3 0.04 Bảng 2: Số liệu điều tra nhận định ban đầu khi chưa áp dung các biện pháp nghiên cứu:Chưa tự tin: 40%;Tự tin: 50%;Rất tự tin:10%;Hứng thú học tập 40% 20/23
  10. * Nhận định mức độ hoàn thành môn học Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 767 học sinh 99 em=13% 662 em =86,3% 5 HS=0,07 % 2.Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh sau khi áp dụng tổ chức dạy học lồng ghép trò chơi và ứng dung công nghệ thông tin Bảng 1:Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là 767 em Học hát Tập đọc nhạc Âm nhạc TT Đánh giá KTKN S.L Đạt S.L Đạt S.L Đạt HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HTT 101 13,2 62 8.1 104 13.6 HT 661 86,2 698 91 660 86 CHT 5 0,06 7 0,09 3 0.04 Bảng 2: Số liệu điều tra sau khi áp dụng các biện pháp nghiên cứu:Chưa tự tin: 7%;Tự tin: 60%;Rất tự tin:33%;Hứng thú học tập 9,5% * Nhận định mức độ hoàn thành môn học (Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là 767 em Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 767 học sinh 438 em=57,1% 329 em = 42,9 % 0 % C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Muốn có giờ học nhạc đạt kết quả tốt, người giáo viên phải trau dồi kiến thức, phương pháp truyền tải sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Bên cạnh đó người giáo viên phải tìm ra những cách thức, phương pháp tối ưu nhất để học sinh nhận được thông tin đó một cách nhanh nhất và nhớ lâu nhất. Trong mỗi bài dạy cụ thể tôi luôn tìm ra một cách dạy hay nhất, dễ hiểu và dễ nhớ nhất để tiết dạy của mình thành công, học sinh hứng thú học tập. Như tôi đã nêu ở trên, khi đưa trò chơi vào giờ học Âm nhạc cũng như việc ứng dụng công nghê thông tin hợp lý sẽ tạo cho các em một không khí học tập sôi nổi, hào hứng, tự tin ,chủ động ,sáng tạo. Chúng biến giờ học khô khan thành sinh động, biến lý thuyết suông thành cuộc sống thực tế, là cầu nối giữa lớp học với thế giới bên ngoài. Nếu chúng ta có trò chơi hay, hấp dẫn, phù hợp cũng như dử dụng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin triệt để thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có được những giờ dạy thu hút học sinh và đạt được hiệu quả cao. Đánh giá âm nhạc tính đến thời điểm hiện nay theo thông tư 22 tôi thấy khi áp dụng các trò chơi trong tiết học đã nâng cao chất lượng giáo dục 21/23
  11. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy và mong nhận được sự đồng cảm, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. Với điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể không có thiếu sót. Mong rằng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo ngành và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Âm nhạc ở trường tiểu học. 2.Khuyến nghị: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến,được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí trong tổ-khối, tôi đưa ra những biện pháp thực hiện trên, song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong và đón nhận những đóng góp của quí ban và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn và được ứng dụng. 22/23
  12. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PGS – TS Nguyễn Đức Vũ - Một số giải pháp tăng cường sử dụng CN ngành âm nhạc trường ĐHSP Huế. 2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm trình chiếu Open Office.Org của Phòng CNTT thuộc Bộ khoa học công nghệ. 3. Lịch sử âm nhạc thế giới toàn tập – GS. Nguyễn Xinh - nhạc viện Hà Nội. 4. Website: www.classicalarchives – Âm nhạc thế giới. (Giới thiệu chân dung, tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới). 5. Website: www.vnstyle.vdc.com.vn - Viện Âm nhạc. 6. www.google.com.vn: Phần tìm kiếm nâng cao trong Google 7. SGK âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5 – Nhà xuất bản Giaos dục . 8.Phương pháp dạy học âm nhạc Hoàng Long – Nhà xuất bản Giao dục . 9.Một số tài liệu khác . 23/23