Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
- 2. Thực tế dạy phân môn Chính tả ở lớp 2 hiện nay. Việc dạy chính tả được đưa vào chương trình từ rất lâu đến nay chúng ta có thể nhìn lại và có một số nhận xét qua thực tế giảng dạy giáo viên đều cho rằng: Đây là một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người. Việc dạy chính tả hiện nay được thực hiện một cách có kế hoạch mang tính chủ động qua hệ thống các bài tập ở sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (nghe viết, nhớ viết) . Qua làm các bài tập điền vần phụ âm đầu, qua các bài chính tả rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. Tăng cường kỹ năng viết các văn bản học sinh có ý thức hơn khi viết văn bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó. Phân môn chính tả khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh kỹ năng viết chữ. Nhưng do phân môn Chính Tả là một phân môn đòi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết đúng, viết đẹp cho học sinh cho nên giáo viên còn có những hạn chế trong việc tổ chức một tiết học sao cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Dưới cái nhìn của giáo viên, phân môn này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định, một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh mới chỉ dừng lại ở góc độ đọc, viết chấm điểm chưa thật sự sát sao với học sinh, giáo viên có tâm lý ngại chấm chữa chính tả cho học sinh. Hơn nữa học sinh viết bài chính tả một cách vội vàng, không có ý đến việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các chữ, các tiếng, cốt viết xong bài, không cho phân môn này là quan trọng. Tình hình này đã ít nhiều ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh trong trường tiểu học hiện nay nói chung với học sinh khối lớp 1,2,3 nói riêng. Trước thực trạng ấy, bản thân tôi thấy cần phải góp một vài ý kiến nhỏ của mình để cùng thực hiện chương trình vở sạch chữ đẹp ở tiểu học hiện nay, nhất là đối với các em học sinh ngay từ đầu cấp học . Đó là lý do khiến tôi tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này. 3
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy chính tả ở lớp 2. Mục đích của dạy chính tả ở lớp 3 Bước 1 : Rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài trên dưới 60 chữ. Đạt tốc độ viết từ 4-5 chữ /1 phút. Bước 2 : Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm củng cố nghĩa từ, trau dồi về phát âm Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho học sinh. Bước 3 : Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như : Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm * Nhiệm vụ của dạy chính tả. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu phân môn chính tả, không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở tiểu học. Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn chính tả là phải cụ thể đúng hướng, đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Chính Tả. Phân môn Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn khác và để sử dụng trong giao tiếp. Chính tả là môn học có tính chất thực hành. 2. Giả thuyết: Trường tiểu học số 2 Hồng Thủy là một trường nằm trong địa bàn xã an toàn khu của huyện Lệ Thủy với số lượng học sinh khá đông. Việc học Tiếng Việt đối với các em còn rất khó khăn nhất là môn Chính tả . Nguyên nhân chủ yếu là: + Học sinh trong lớp chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, cuộc sống của các em còn khó khăn, cha mẹ các em chưa có ý thức về việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nên không tạo điều kiện cho con cái học tập. 4
- Ví dụ: Vở viết của các em tiểu học quy định 4 li, bút viết nên viết bút mực để giúp các em học viết dễ dàng đúng quy định. Nhưng còn số ít gia đình mua chưa đúng vở đã quy định cho các em, còn có những em viết bằng bút bi. Học sinh chưa có thời gian bồi dưỡng rèn luyện chữ viết chưa chú trọng việc rèn chữ. Do một số giáo viên chưa thiết kế tốt giờ dạy chính tả, trên lớp chưa tổ chức được những hình thức học tập hay chưa thực sự quan tâm đến việc rèn chữ cho học sinh. Có những giáo viên chỉ quan tâm đến việc đọc và tính toán nên nhận thức của học sinh chưa toàn diện. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến chữ viết của học sinh còn xấu, không đúng mẫu chữ quy định trong trường tiểu học, viết còn sai nhiều lỗi chính tả . Do vậy tôi đã nghiên cứu tìm tòi và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em ở trường tiểu học Yên Lãng nói riêng, đạt chuẩn về chữ viết. 3. Quá trình thực hiện giải pháp mới. a. Khảo sát chương trình và sách giáo khoa lớp 2. Học sinh viết chính tả (Tập chép, nghe, viết) với những bài thơ, đoạn văn dài hơn lớp 2, học sinh làm bài tập ở dạng điền âm, vần vào chỗ trống. Học sinh được viết đoạn bài có độ dài trên 60 chữ các hình thức luyện tập là : Tập chép (nhìn, viết) áp dụng trong nửa đầu học kỳ I. Nghe, viết là hình thức luyện tập chủ yếu ở lớp 2, nhớ - viết áp dụng từ giữa học kỳ I. Ngoài ra học sinh lớp 2 còn được luyện tập chính tả âm vần luyện viết các từ có âm vần dễ lẫn lộn. Do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Tóm lại để dạy tốt phân môn Chính Tả giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình và mục tiêu của từng bài dạy. Tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao chất lượng bài dạy. b. Khảo sát thiết kế bài dạy chính tả của giáo viên lớp 3. Qua khảo sát cho thấy các giáo viên soạn bài theo đúng quy định, ghi đủ các đề mục rõ ràng. I. Mục tiêu : - Kiến thức. 5
- - Kỹ năng. - Thái độ. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của giáo viên Chuẩn bị của học sinh. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dạy bài mới. 4. Thực hành luyện tập. 5. Củng cố dặn dò. Như vậy, qua khảo sát thiết kế bài dạy của giáo viên, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều có sự chuẩn bị bài dạy kỹ càng, cách soạn bài khoa học. Tuy nhiên giáo viên chưa dự tính được chính xác thời lượng dành cho từng hoạt động, chưa có những câu hỏi gợi mở nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Việc rèn chữ quan trọng nhất là khâu luyện tập trên lớp, uốn nắn cả trong giờ tập viết chính tả và các giờ học khác. c. Khảo sát giờ dạy học thực tế của phân môn Chính tả. Trong bài chính tả dạy lớp 2.3 .Ngay trong lời giới thiệu ban đầu đã chiếm được sự hứng thú học tập của học sinh. Nhất là thể loại thơ càng cần thiết để gây hứng thú cho học sinh. Vậy muốn viết bài thơ như thế nào cho đẹp, cho đúng chúng ta cùng thi đua nhau viết thật đẹp nhé. Sau khi giáo viên giới thiệu bài, giáo viên đọc hai khổ thơ sẽ viết rồi cho học sinh đọc đồng thanh một lượt. Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh hiểu nội dung của bài viết. Giáo viên tiếp tục cho học sinh tìm hiểu cách trình bày khổ thơ. Hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con, kết hợp hướng dẫn học sinh nghe - viết. Nghe viết giáo viên chưa chú ý đến đối tượng học sinh yếu nên các em trình bày bài thơ chưa đúng, các em viết còn chưa đúng độ cao các con chữ. Trực tiếp trao đổi với các giáo viên trong khối 1,2,3 của trường tiểu học ,các giáo viên đều chung ý kiến. Ngay từ đầu năm các phụ huynh đã mua đồ dùng học tập cho con em mình như vở 5 li, bút bi, khi nhà trường quy định viết 6
- vở 4 li và bút mực thì có một số gia đình đã mua ngay vở, bút đúng quy định nhưng cũng chỉ được một đến hai tháng. Do đó việc hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu và cỡ chữ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy sẽ dẫn đến hiệu quả của giờ dạy chính tả không cao. Còn về phía học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế trong nhận thức như : Các em chưa nắm rõ quy tắc viết chính tả, các em nói và phát âm chưa đúng nên dẫn đến viết sai. Qua việc khảo sát thực trạng dạy - học chính tả cho thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, việc giảng dạy trên lớp còn có những hạn chế khiếm khuyết ở khâu này, khâu khác. Từ khảo sát trên cho thấy khi dạy đòi hỏi người giáo viên phải nắm rõ từng đối tượng học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn ngay trong từng tiết học. Có được như vậy tiết học sẽ trở nên sinh động và hiệu quả hơn. d. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Để nghiên cứu sáng kiến này tôi đã khảo sát chất lượng học sinh ngay đầu năm học có kết quả như sau: Lớp TSHS Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu tham gia TS % TS % TS % TS % KS 2.3 11 1 9.1 2 18.1 4 36.4 4 36.4 Qua khảo sát, nhìn chung các em vẫn mắc một số lỗi chung đó là học sinh nhìn bảng chép từng chữ, từng âm tiết, vẽ con chữ của giáo viên. Chữ viết nát, xấu, nét chữ rời rạc, chữa chưa đúng mẫu, chưa đúng cờ chữ quy định, nghe - viết chưa chính xác. Khi nắm được hạn chế của các em tôi đã tìm tòi mọi biện pháp khắc phục cho được những hạn chế nói trên. đ. Một số biện pháp thực hiện. Biện pháp lý thuyết. 7
- Trên thực tế dạy chính tả cũng sử dụng một số phương pháp dạy tiếng cho từng đối tượng cụ thể với mức độ và phạm vi ứng dụng thích hợp. Việc xác lập nguyên tắc dạy chính tả dựa trên cơ sở tâm lý học và cơ sở ngôn ngữ học. Những đặc điểm về ngữ âm học và chữ viết Tiếng Việt. Phương tiện của Chính Tả ngữ âm là bộ chữ cái và các quy tắc tổ hợp chữ cái, quy tắc chính tả được lĩnh hội và vận dụng một cách tự giác và có ý thức thành kỹ năng chính tả. Vì vậy, mỗi giáo viên cần xây dựng những hệ thống nguyên tắc chỉ đạo sự lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy chính tả thích hợp. + Nguyên tắc dạy Chính Tả theo khu vực. + Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức. + Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai). Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ, sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ đúng đắn cho học sinh đem lại hiệu quả thiết thực cho môn chính tả. Do vậy, giáo viên cần nắm chắc bốn nguyên tắc chính tả sau: - Nguyên tắc dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy. - Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng viết của hoạt động lời nói. - Nguyên tắc dạy chính tả chú ý đến trình độ phát triển ngôn ngữ của học sinh. - Nguyên tắc dạy chính tả phát triển song song giữa nói và viết. Điều quan trọng trong dạy chính tả ở tiểu học nữa là sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể nên dùng. + Phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên giới thiệu mẫu chữ, mẫu chính tả, giải thích yêu cầu, học sinh thể hiện yêu cầu đó qua chữ viết. Ví dụ: Tập chép: Giáo viên viết mẫu ở bảng, học sinh nhìn viết vào vở hoặc học sinh chuyển từ kiểu chữ in sang chữ viết thường. +Phương pháp đàm thoại: là phương pháp trao đổi giữa thầy và trò, trong đó giáo viên nêu ra câu hởi gợi ý dẫn dắt học sinh tự kết luận giải đáp phát huy tính tư duy của học sinh. 8
- +Phương pháp giao tiếp: là phương pháp có tính chủ động và có hiệu quả đàm thoại và luyện tập. *Biện pháp kỹ thuật: Do đặc trưng của phân môn chính tả, đặc điểm về trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học mà giáo viên cần tìm tòi mọi biện pháp, hình thức tổ chức học tập nhằm đạt hiểu quả cao. Ở đây tôi đưa ra một số hoạt động cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phân môn chính tả như sau: + Hoạt động bằng tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh: Giáo viên cần chú ý tổ chức trò chơi mang tính giáo dục, gắn liền với nội dung bài học, phù hợp với đặc trưng phân môn chính tả. Trò chơi học tập là chơi mà học, học có hứng thú. Để tiến hành trò chơi đạt hiệu quả giáo viên cần chú ý thực hiện các bước sau: - Giáo viên xác định trò chơi phù hợp với nội dung bài học, đảm bảo khả năng thực hiện của học sinh. - Học sinh tập dượt trò chơi theo cá nhân (tổ nhóm) - Thực hiện trò chơi: + Giáo viên hướng dẫn luật chơi và cách tiến hành trò chơi. + Học sinh thực hiện trò chơi + Học sinh nhận xét, đánh giá + Học sinh góp ý, khen ngợi - Có thể tổ chức các trò chơi sau: Trò chơi câu đố: Học sinh có thể trả lời câu đố của giáo viên hay của các bạn nêu ra và ghi câu giải đố vào bảng con thì xem ai giải đố đúng, viết đẹp đúng chính tả. - Ví dụ: + Con gì có vẩy, có đuôi Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ? + Để nguyên ai cũng nặc nè Bỏ nặng thêm sắc ngày hè chói chang - Trò chơi tìm từ (mang âm, vần do giáo viên yêu cầu) - Trò chơi tiếp sức. * Hoạt động thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học: 9
- Đối với phân môn chính tả việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học cũng rất cần thiết. Nếu ở từng bài giáo viên có chuẩn bị phiếu bài tập, các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi như: Bảng phụ, băng giấy Thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn, giúp học sinh nhớ lâu hơn về quy tắc viết chính tả, từ đó mà không mắc lỗi chính tả. + Cách sử dụng phiếu học tập: - Giáo viên soạn bài trên tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc trên phiếu học tập - Giáo viên có thể dự kiến thời điểm hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp một cách linh hoạt sáng tạo. - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu, thực hiện tốt yêu cầu bài tập. - Học sinh có thể đổi phiếu để tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau rồi báo cáo kết quả trước lớp. Tóm lại phiếu học tập là phương tiện giúp học sinh đổi mới học tập theo tinh thần chủ động, tích cực rèn chữ viết và nắm vững quy tắc viết chính tả. + Hướng dẫn theo nhóm: dạy học theo nhóm là hình thức được sử dung xen kẽ trong tiết học, có tác dung thay đổi vị thế của học sinh trong lớp. Từ vị thế nghe- viết (nhìn viết, nhớ viết) trở thành vị trí tích cực chủ động, thảo luận, thống nhất và học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập. Do vậy, vai trò của giáo viên hết sức quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá chất lượng, chốt ý đúng trong từng bài tập. * Biện pháp dạy học khi dạy chính tả: a) Hưóng dẫn học sinh chuẩn bị viết chính tả. - Giáo viên đọc đoạn bài viết chính tả cần viết giúp học sinh nắm vững nội dung chính tả của bài viết. - Hướng dẫn học sinh nhận xét những hình tượng chính tả trong bài (những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa? Chữ đầu dòng viết như thế nào? ) - Luyện viết chữ khó hoặc dễ lẫn. b) Đọc bài chính tả cho học sinh viết: 10
- - Đọc toàn bài một lượt - Đọc cho học sinh nghe- viết từng câu ngắn hay cụm từ. - Đọc toàn bài học sinh soát chính tả. c) Chấm, chữa bài chính tả: - Môi giờ chính tả nên chấm 5- 6 học sinh, chấm luân phiên trong giờ chính tả. - Nêu hướng khắc phục cho cả lớp, đặc biệt khen những em viết đẹp, đúng mẫu cỡ chữ, dành thời gian khác để học sinh khác quan sát và học tập. d) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. - Giúp học sinh chữa một số bài tập làm mẫu. - Cho học sinh làm bài vào bảng con, vào vở, giáo viên nhận xét, hướng đẫn học sinh viết đúng, viết đẹp. - Chữa toàn bộ bài tập. *Kết thúc giờ học, giáo viên nêu biểu dương những em viết đẹp, đúng mẫu chữ, đúng chính tả: Ta biết rằng, trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất. Chính vì vậy các chiến lược dạy học tiến bộ đều hướng đến người học, lấy lợi ích của các em làm đích. Giáo viên cần tổ chức quá trình dạy học sao cho để chính học sinh tự tìm ra kiến thức mới, soạn bài theo tinh thần đổi mới phương pháp. Phương pháp dạy học mới tạo điều kiện tối đa để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và đặc biệt gây hứng thú học tập. Điều quan trọng nữa giáo viên cần tổ chức cho các em thi đua viết đẹp đúng chính tả ngay từ các cặp, các bạn trong lớp, trong khối, trong trường. Từ đó kích thích rèn chữ cho học sinh ngay từ khi bắt đầu cầm bút tập viết và điều chắc chắn là chữ viết của các em sẽ ngày càng được cải thiện và đẹp hơn. 4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiêm những biện pháp nêu trên tôi thấy kết quả chuyển biến rõ rệt, nhiều em trước đây viết chữ còn xấu, nết chữ rời rạc, sai chính tả nay đã viết đúng cỡ chữ nối nét đúng quy định, các nết chữ 11
- đúng quy định, đúng độ cao, đúng chính tả. Kết quả cuối kỳ I cụ thể đã thực nghiệm trên lớp 2.3 của tôi đã thu được kết quả như sau: TSHS tham Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Lớp gia KS TS % TS % TS % TS % 2.3 11 3 27.2 4 36.4 4 36.4 0 0 Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy việc giữ vở rèn chữ cho các em có tăng lên. từ đó “ Rèn luyện kỹ năng viết” mà chất lượng giáo dục được nâng cao. Tuy vậy việc rèn luyện kỹ năng viết cho các em không phải một sớm một chiều thực hiện ngay được mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ thì kết quả mới được nâng cao. III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kinh nghiệm cụ thể: Dạy Chính tả là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Do đó khi giáo viên hướng dẫn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy một cách tích cực cụ thể, linh hoạt chủ động và sáng tạo, đồng thời qua việc rèn chữ của học sinh mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm để giúp các em khắc phục và phát huy. ở chương trình Tiếng Việt 2 là chương trình cần cung cấp, củng cố cho học sinh các ký năng viết chữ, đặc biệt là kỹ năng viết đúng, viết đẹp đồi hỏi phải có một quá trình lâu dài. Do vậy chúng ta phải trú trọng đến phần luyện viết nhằm giúp các em nắm vững quy trình viết chữ và dần dần luyện viết chữ đúng quy tắc chính tả và ngày càng đẹp hơn. Các em biết phân tích đề bài dựa vào các dấu hiệu của bài Toán để phát hiện ra dạng toán và tìm cách giải đúng. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, với sự giúp đỡ của BGH và các động nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu và đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tế dạy môn chính tả lớp 2 ở Tiểu học. 2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm: 12
- Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được thực nghiệm trong quá trình giảng dạy và đạt được kết quả khả quan. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy phân môn Chính tả trong chương trình tiểu học nói chung và bộ môn Chính tả lớp 2 nói riêng ở trường Tiểu học. 3. Đề xuất hướng phát triển của SKKN: * Những đề xuất liên quan đến SGK,SGV : Đối với chương trình cần sắp xếp những bài gần gũi với cuộc sống của các em học sinh. * Đối với phương pháp giảng dạy : Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy thì trước hết mỗi giáo viên phải biết tự nâng cao kiến thức nghiệp vụ của bản thân, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo từng nội dung bài học phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh theo vùng miền Đội ngũ giáo viên cần được thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao tay nghề sư phạm bằng cách tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng các tiết dạy. Bên cạnh đó mỗi giáo viên nâng cao trách nhiệm đối với học sinh. Trong tiết dạy phải chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh. Thiết kế những bài giảng hay để thu hút các em học tập, yêu thích học toán. Trong bản sáng kiến này do kinh nghiệm và trình độ của tôi còn nhiều hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. 4. Kết luận và kiến nghị: Việc rèn kỹ năng viết cho học sinh tiểu học là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em hiên nay. Đây là vấn đề then chốt mà mỗi giáo viên, mỗi trường tiểu học cần phải quan tâm, chú trọng. Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao. Tuy nhiên, muốn thực hiẹn việc rèn kỹ năngviết cho học sinh tiểu học đạt kết quả cao cần phối hợp với phụ huynh học sinh. Ngoài ra mỗi giáo viên tiểu học phải tích cực học hỏi, nâng cao tay nghề. 13
- Điều hết sức quan trọng nữa là mỗi giáo viên cần rèn kỹ năng viết ngay trong tất cả các môn học khác. Để nâng cao hiểu quả rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 2 nói riêng, bậc tiểu học nói chung. Tôi có một vài kiến nghị sau: Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nghiên cứu thiết kế bài dạy thật khoa học, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng viết cho học sinh tìm ra cách dạy hợp lý nhất theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đua ra sáng kiến kinh nghiêm này, hi vọng tất cả giáo viên tiểu học sẽ chú ý hơn đến việc rèn kỹ năng viết cho học sinh, hàng năm các trường đẩy mạnh phong trào thi đua viết chữ đẹp đến từng khối, lớp. Hồng Thủy. ngày 20 tháng 5 năm 200 Người viết Trương Thị Dương 14
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của việc dạy chính tả cho học sinh lớp 2 2 2. Thực tế dạy phân môn chính tả ở lớp 2 hiện nay 3 II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 2. Giả thuyết 4 3. Quá trình thực hiện giải pháp mới 5 4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN 11 III - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kinh nghiệm cụ thể 12 2. Sử dụng sáng kiến 12 3. Đề xuất hướng phát triển SKKN 13 4. Kết luận và kiến nghị 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 – Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (2 tập) – NXB Giáo dục 2 – Sách giáo viên Tiếng Việt 3 (2 tập) – NXB Giáo dục 3 – Tài liệu tập huấn Giáo viên Tiểu học 4 – Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3 5 – Tài liệu tập huấn GV dạy thay sách lớp 3 16