Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hung_thu_hoc.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a)Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có): NGUYỄN THỊ DIỆU LINH - Ngày tháng năm sinh: 19/08/1983 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường Tiểu học Tam Hợp – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngoại Ngữ - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Diệu Linh c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát’’ - Lĩnh vực áp dụng: Đã được áp dụng tại trường Tiểu học Tam Hợp. - Mô tả sáng kiến: * Về nội dung của sáng kiến: Để dạy Tiếng Anh sao cho hiệu quả thì việc gây hứng thú học tập cho các em là điều rất quan trọng nhất là với học sinh tiểu học, các em nhanh nhớ, nhanh quên và dễ chóng chán. Nếu giáo viên biết lôi cuốn các em vào bài học, gây hứng thú cao với các em thì các em sẽ không những hiểu bài nhanh mà tư duy, khả năng tư duy của các em cũng được phát triển. Như vậy, câu hỏi đặt ra cho giáo viên tiếng Anh ở đây là : Làm sao khơi đúng mạch nguồn cảm hứng học tập bộ môn đó cuả các em? Là một giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học với trên 10 năm tuổi nghề, tôi nhận thấy rằng : một tiết học mà các em thấy hứng thú học tập là tiết học diễn ra thật tự nhiên; nội dung kiến thức phải được lồng ghép vào các hoạt động mà các em muốn tham gia chứ không đơn thuần chỉ là cô nói trò nghe một cách ép 1
- buộc; một tiết học càng diễn ra trong vui vẻ, tự nhiên bao nhiêu thì hiệu quả thu được càng khả quan bấy nhiêu. Qua thời gian giảng dạy, nghiên cứu , đúc rút kinh nghiệm tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về từ vựng và mẫu câu vào trong những bài hát khiến cho các em có một sự hấp dẫn đặc biệt. Đúng là âm nhạc là cách để khơi dậy nguồn cảm hứng lớn lao. Học tiếng Anh qua những bài hát ngắn, có tiết tấu vui tươi sẽ giúp các em nhớ đến phần kiến thức đã học hay sắp tiếp cận, các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng điều đó giúp các em nhớ lâu. Thấy được sự hiệu quả của việc dạy tiếng Anh qua bài hát rất lớn với học sinh tiểu học nên hầu hết các bộ sách Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học đều có lồng ghép các bài hát trong mỗi đơn vị bài học, đặc biệt là bộ sách Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam . Đây cũng là bộ sách chính thức được Bộ Giáo Dục chọn lựa cho chương trình Tiếng Anh ở Tiểu học. Tuy vậy, ngoài một số bài hát khá hay, dễ hát, dễ ghi nhớ thì một số bài lại khá khó học, tiết tấu không hấp dẫn, việc lồng ghép kiến thức vào bài hát khá kiên cưỡng làm cho bài hát mất tự nhiên, nhất là những bài hát trong Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5. Như vậy tiết học “ Let’s sing’’ trở nên mất hấp dẫn mà đáng nhẽ ra phải rất vui nhộn và hiệu quả. “ Sing to Learn” bị biến thành “ Learn to Sing” một bài hát quá khó về nhịp điệu và học sinh cũng không thấy thích học . Trước thực trạng này, tôi nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: ”Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát’’ để giúp các em học sinh có hứng thú hơn đối với giờ học Tiếng Anh đồng thời “Adaptation” tiết dạy “Let’s Sing”. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy thái độ học tập của học sinh và sự lôi cuốn của môn học có chuyển biến rõ rệt, kết quả học tập cũng được nâng cao. Ngữ điệu khi nói được cải thiện đáng kể. Các em đã thích học môn Tiếng Anh hơn, hào hứng hơn và mạnh dạn hơn. * Thực trạng học và dạy tiếng Anh trường TH Tam Hợp: -Ưu điểm +Về phía giáo viên: - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng - kỹ thuật dạy nghe, nói. - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy . - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học 2
- - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy nhiều tiết dạy nghe, nói trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao. - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: băng đĩa hình máy cassette, đầu video, máy chiếu Thực hành nghe nói theo chủ điểm qua pairwork and groupwork . +Về phía học sinh: - Học sinh đã được quen dần với môn học nghe, nói . - Nhiều học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người bản ngữ, sử dụng được kiến thức đã học trong giao tiếp . - Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập. Nhất là thực hành các bài chants, bài hát . -Tồn tại: Bên cạnh những thuận lợi có được ở trên thì trong quá trình dạy và học tôi cũng có một số khó khăn nhất định. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh lớp 3,4,5, tôi đã nhận thấy trình độ nhận thức của học sinh trong môn học này không đều. Nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi ý kiến là do các em cảm thấy chưa hứng thú với môn học, rằng môn học này khó, các em chưa biết cách học, cách ghi nhớ bài học. . Điều này khiến cho giờ học kỹ năng nghe càng trở nên nhàm chán, không hiệu quả. Đối với giáo viên, việc áp dụng phương pháp truyền thống trong giảng dạy làm cho giờ học không đạt hiệu quả như mong muốn. Sự thiếu sáng tạo trong bài dạy cộng với tình trạng lớp học đông học sinh càng làm hạn chế tính hiệu quả của quá trình dạy. Xuất phát từ cơ sở lý luận và tình hình thực tế giảng dạy. Tôi xin đề xuất ”Một số biện pháp nâng cao hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát’’ *Cơ sở thực tiễn, khoa học của sáng kiến kinh nghiệm Một bài hát hay, phù hợp có vai trò rất lớn trong việc gia tăng khả năng ghi nhớ nhanh và hiệu quả lâu dài. Việc lặp đi lặp lại các âm điệu của bài hát tiếng Anh khiến trẻ dễ ghi nhớ yếu tố ngôn ngữ chứa đựng trong đó. Lời bài hát thể hiện được xúc cảm nghĩ suy, sáng kiến của trẻ, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thể được lồng ghép vào đó một cách rất nhẹ nhõm. Học tiếng Anh qua các bài hát ngắn có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp học sinh nhớ lại phần kiến thức ở phần nghe, nói, đọc, viết đã học qua đó các em sẽ chủ động tiếp thu kiến thức và ghi nhớ được lâu. Những trang chữ dày 3
- đặc hay cứ phải viết đi viết lại, đọc đi đọc lại một cách nhàm chán nay được thay bằng một giai điệu du dương hay vui nhộn . Các bài hát được sử dụng trong tiết học sẽ củng cố lại hình thức cũng như ý nghĩa của từ vựng, minh họa cho tiết học về từ vựng, trọng âm, tiết tấu , nắm chắc cách sử dụng của các mẫu câu. Điều này sẽ giúp các em đạt được kết quả học tập tốt trong mỗi đơn vị bài học. Những bài hát cho trẻ đa số đều sử dụng câu từ khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày do đó âm nhạc giúp các em làm quen với tiếng Anh giao tiếp và khi lớn lên chúng hình thành được một khả năng phản xạ tốt khi giao tiếp với người nước ngoài . Trẻ sẽ không bỡ ngỡ khi nghe những câu nói mà ít khi bắt gặp trong sách vở. Những bài hát còn bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của văn hóa nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn kỹ năng toàn diện. *Các biện pháp cụ thể -Biện pháp 1 : Chọn lựa bài hát phù hợp với học sinh tiểu học. Một bài hát dùng để dạy cần đảm bảo các yếu tố sau : - Bài hát chứa lượng từ vựng và mẫu câu hạn chế - Bài hát phải chứa ngôn ngữ tương thích với ngôn ngữ đang được sử dụng trong bài học hiện tại . - Tiết tấu, nhịp điệu của bài hát phải đơn giản vui tươi, nếu lời bài hát được sử dụng trên nền nhạc quen thuộc với các em thì sẽ rất hiệu quả. - Nhịp điệu, ca từ của bài hát cần được lặp đi lặp đi lặp lại để các em luyện tập yếu tố ngôn ngữ chứa đựng trong đó. - Chủ đề bài hát phải phù hợp với lứa tuổi của người học. - Một bài hát có hành động đi kèm thì sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Khi hát bài hát này học sinh có thể kết hợp với các động tác về hoạt động tương ứng do đó sẽ giúp học sinh nhớ được các từ và mẫu câu một cách chủ động hơn. Thông qua các bài hát cũng giúp cho học sinh có thêm được kiến thức về kĩ năng sống đó là làm những công việc có ích sau những giờ học. Để sáng tác ra một giai điệu, một bài hát phục vụ cho giảng dạy không phải là điều dễ dàng với một giáo viên dạy Ngoại ngữ. Chính vì thế nguồn ngữ liệu để phục vụ cho việc dạy “Song” ta có thể khai thác một nguồn phong phú vô tận đó là trên Internet. 4
- Qua một thời gian tìm hiểu và sưu tầm, thử nghiệm tôi đã chọn lựa ra hệ thống hơn 50 các bài hát ứng với các chủ điểm học tập trong sách Tiếng Anh 3,4,5.(được đính kèm sau báo cáo này) Nếu những bài hát đã được soạn trong sách không phù hợp với đối tượng học sinh hoặc không đủ hấp dẫn ta có thể chọn lựa các bài hát sau. Chủ yếu các bài là các videoclip, âm thanh hình ảnh bắt mắt, trực quan sinh động. (các bài hát đều có các đường link cụ thể) - Biện pháp 2: Linh động trong các bước lên lớp khi dạy bài hát . + Các bước lên lớp khi dạy hát: Dạy trẻ một bài hát vào thời điểm nào thì phù hợp nhất? thực ra khi đưa một bài hát vào tiết học cũng không cần quá cầu kỳ về trình tự. Nếu một bài hát có nội dung (từ vựng, mẫu câu, phonic) khá trùng khớp với nội dung bài học thì tôi có thể dạy bài hát đó ngay phần giới thiệu ngữ liệu để thu hút học sinh, kiến thức mới đến với các em một cách tự nhiên nhất. Tôi cũng dùng bài hát vào phần luyện tập để các em có cơ hội được thực hành ngôn ngữ nhiều hơn mà việc thực hành đó lại như một hoạt động giải trí, học sinh sẽ thấy không bị gò bó hay ép buộc phải nói, nghe, đọc , viết mà chỉ là vui hát, cùng thể hiện cùng với bạn bè. Qua hát các em được luyện lại các từ các mẫu câu đã học, đặc biệt là phần ngữ âm, ngữ điệu được luyện tập qua hát rất phù hợp. Đôi khi tôi dùng bài hát ngay phần Warm up, một bài hát có tiết tấu hay, sẽ gây ấn tượng cho các em, khiến chúng tò mò, muốn được học các ca từ của bài hát, như vậy tôi đã kích thích lòng ham hiểu biết của các em. Còn gì tuyệt vời hơn khi các em “ đòi được học”. Nếu dạy hát ở giai đoạn Presentation Stage hay Practise stage của tiết học thì giáo viên cũng cần phải làm đầy đủ các bước sau để truyền thụ hiệu quả bài hát: Bước 1 : Dạy từ mới có liên quan trong bài hát để các em có thể hiểu sơ qua về nội dung bài hát. Hát phải mà hiểu nội dung thì các em mới có hứng thú. Bước 2: Cho học sinh nghe hai lượt từ đầu đến cuối bài hát. Bước 3: Cho học sinh đọc lời bài hát theo giáo viên. Bước 4 : Hướng dẫn học sinh làm động tác. ( Giáo viên có thể tự sáng tác động tác tùy thuộc vào nội dung bài hát hoặc gợi ý cho học sinh tự nghĩ ra động tác cho riêng mình.).Giáo viên có thể mở băng VCD hoặc CD cho học sinh hát theo và làm động tác. Bước 5: Gọi từng nhóm lên bảng biểu diễn. Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn, gây được sự thích thú với của học sinh . Đặt các em vào các nhóm 4 5
- hoặc 6 người, các em hát các bè khác nhau rồi quay lại thống nhất một bè hát, làm được như vậy sẽ khiến các em cố gắng để hát đúng giai điệu . Nếu bài hát chỉ dùng cho “ warm up “ thì chỉ cần đưa clip của bài hát lên và cho các em làm động tác là đủ. Bài hát chỉ cần hướng học sinh vào chủ điểm bài học . Một số giáo án minh họa : Sample 1: Teaching song in Presentation Stage Tiếng Anh 3. Unit 11: This is my family. Lesson 1 Times for presentation the words and sing song : 15- 20 mins . Unit 11: This is my family. Lesson 1 I. Objectives: By the end of the lesson, Ss will be able to: - Use words and phrases related to the topic My family. - Ask and answer about family members. II. Teaching methods: - Communicative method. - Techniques: + Work in pairs + Work in groups, discuss. + Ask and answer. III. Teaching resources: worksheet, tape recording, pictures,projector IV. Language focus: - Vocabulary: Family, grandfather, grandmother, father, mother, sister, brother - Sentence : Who’s that? – He’s/ She’s my ___. V. Teaching procedures: “ Baby Shark” Song 6
- Teacher’s Activities Students’ Activities 1. Warm-up: Listening to the song T shows the video of the song “ Baby Shark” Listen , watch and do the T asks Ss listen to the song and do the action. action as the clip. 2. “Learn to sing “ - T shows the lyrics of the song Go to the board and underline Baby Shark doo doo, doo doo doo doo the new words Baby Shark doo doo, doo doo doo doo Baby Shark doo doo, doo doo doo doo Baby Shark -Repeat and remember the and asks ss to find new words they don’t know words -T presents the words about family members: - Read the sentences of the baby, mummy, daddy, grandma, grandpa . song T has SS read all the words and read the sentences of the song. 3. Practise singing - Get Ss to watch , sing and do the action as watch , sing and do the action video . Tpauses the clip for ss practising. - Divide the class into groups to take turns sing song 4. Checking understanding Jumbles letters: Ss work in pairs and complete - M Y U M M the words . - D A D Y D - Y A B B 7
- - G R PA A N D Ask ss order the letters to make words they’ve Write words on the board learned Check 5. Other activities of the lesson . Sample 2: Teaching song in warm up Stage Times for watching song : 10 mins UNIT 14. What does he look like? Lesson 1 I. Objectives: By the end of the lesson, Ss will be able to: - Learn words about physical appearance - Ask and answer about someone’s physical appearance. - practise listening and speaking skill. II. Language focus: - Vocabulary: Words about physical appearance - What does he / she look like? - Sentences: - He’s/ She’s ___. III. Teaching method: Communicative, Group work, Pair work. IV. Teaching aids: PC, projector, Song: "She's Tall" Teacher’s activities Students’ activities Warm-up: - T tells to ss that they are going to Think what are going to learn . 8
- watch a video and do the action. And T gives the task before playing the recorder. “ Let’s think about what we are going to learn today. And find the sentences or words which are repeated many times .” T plays the VCD two times for ss listen and do the action - watch and do - After Watching, T Asks ss to answer the question Give their predition about contents and topic of the lesson. Comment and lead in the new lesson. Sample 3: Teaching song in practising Stage Times for presentation the words and sing song : 15 mins “ What’s the weather Song “ UNIT 19. They’re in the park. Lesson 2 I. Objectives: By the end of the lesson, Ss will be able to: - Ask and answer about weather. - practise listening and speaking skills. - Sing the weather song. II. Language focus: - Vocabulary: Sunny, rainy, cloudy, windy, snowy, stormy, weather - Grammar: What’s the weather like? – It’s ___. 9
- II. Teaching method: Communicative, Group work, Pair work. IV. Teaching aids: PC, Projector, worksheet. Teacher’s Activities Students’ Activities 6. Warm-up: Listening to the song T shows the video of the “ What’s the weather Listen ,watch and do the Song “ action as the clip. And asks Ss listen to the song . T plays the VCD two times 7. “Learn to sing “ - T shows the lyrics of the song Go to the board and underline WHAT'S THE WEATHER SONG the new words What's the weather? What's the weather? What's the weather like today? All together! All together! What's the weather like today? Look it's windy, Look it's windy, Look it's windy, everyone? Fly a kite, Fly a kite, Fly a kite, everyone! -Repeat and remember the words and asks ss to find new words they don’t know - Read the sentences of the -T give a brief explanation of the new words song -T guides ss to read the lyrics of the song (sentences by sentences) 10
- 8. Practise singing - Get Ss to watch , sing and do the action as watch , sing and do the action video . T pauses the clip for ss practising. - Divide the class into groups to take turns sing comment who are the best song(competion) singers. 9. Checking understanding Filling gaps Ss work in pairs and complete Look it's , the songs . Look it's sunny, it's sunny, everyone? Let's go ., Let's go , Write words on the board Let's go , everyone! . it's snowy, Look it's snowy, Look snowy, everyone? Catch a snowflake, Catch a snowflake, Catch a on your tongue! the weather? What's the weather? What's the weather like today? All ! All ! What's the weather like today? Ask ss to fill in the blank to complete the song they’ve learned Check 11
- + Biện pháp 3:Thiết kế một số hoạt động bổ trợ sau khi dạy hát Brainstorming & Word webs: giúp học sinh nhớ lại chủ đề của bài hát Giáo viên vẽ semantic webs hay bản đồ tư duy trên bảng. Học sinh điền từ liên quan. Teach me: cung cấp cho mỗi học sinh một vài từ /cụm từ. Yêu cầu học sinh giải thích các từ /cụm từ. (in English) Chinese whispers: sắp xếp các sinh viên thành hai hàng, thì thầm một từ/cụm với người đầu tiên trong hàng, người đó sẽ truyền tin cho bạn tiếp theo, và lần lượt cho đến người cuối cùng.Người cuối cùng sẽ đọc to từ/ cụm từ đó lên. (sử dụng một câu hoặc cụm từ trong bài hát). Gap filling : Giáo viên đưa lyrics của bài hát có các thông tin trống , yêu cầu học sinh điền thông tin vào. What’s next ?: Giáo viên bật bài hát và dừng lại , yêu cầu học sinh hát chính xác câu tiếp theo Jumple words : Viết các từ trong bài hát bị đảo lộn trật tự, yêu cầu học sinh viết từ đúng Jumple song : các câu của bài hát bị đảo lộn, Học sinh sắp xếp lại . *Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả nhất là: + Đầu tư cơ sở vật chất như: loa, đài, máy tính, máy chiếu, phòng chức năng, các loại sách, báo tranh ảnh tham khảo phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. + Thiết lập, tổ chức cho các em một số sân chơi, câu lạc bộ nói tiếng Anh tại trường, hoặc các trò chơi tập thể nhằm thu hút, khích lệ học sinh giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên Tiếng Anh có thể kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Đội Thiếu niên Tiền phong lên kế hoạch thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng và khuyến khích các em học sinh thường xuyên chưa hoàn thành cùng tham gia. + Tạo điều kiện thuận lợi để các GV dạy tiếng Anh tiểu học được tham gia các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm và trang website phục vụ dạy và học tiếng Anh trên mạng. + Giáo viên bộ môn Tiếng Anh cần tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, tích cực dự giờ, thăm lớp các đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. 12
- + Đề nghị nhà trường tham mưu UBND huyện hỗ trợ nguồn đầu tư đào tạo bồi dưỡng các giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học. * Về khả năng áp dụng của sáng kiến. - Thực trạng nghe Tiếng Anh của học sinh khối lớp 3,4 trước khi áp dụng sáng kiến. Nội dung điều tra Số lượng học sinh Kết quả điều tra Chưa hoàn Hoàn thành Năng lực- Kiến thành thức 200 = 76% 63 = 24% 263 Thích Lưỡng lự Thái độ 190 = 72% 73 =28% Tồn tại trước khi áp dụng sáng kiến. - Chất lượng học môn Tiếng Anh chưa cao. - Tâm lý sợ môn học, không có hứng thú trong giờ học hay luyện tập . - Khả năng nói chưa tốt, phát âm từ còn rời rạc, không tự nhiên, không có ngữ điệu. - Kết quả bài nghe hiểu chưa cao, học sinh khó phân biệt được nội dung nghe nếu người bản xứ đọc. * Lợi ích thu được sau một thời gian áp dụng các biện pháp. Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của đợt khảo sát học kì I vừa qua . Sau khi áp dụng phương pháp trên bản thân chúng tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú học tập. Giờ học học sinh rất chăm chú, tích cực luyện tập , kết quả cho thấy: 13
- Năm học 2018-2019 tôi dạy các khối lớp 3,4 kết quả sau khi kiểm tra năng lực ngoai ngữ của khối 3,4 chúng tôi áp dụng những thủ pháp trên kết quả thu được như sau: Nội dung điều tra Số lượng Kết quả điều tra học sinh Năng lực- Kiến Hoàn thành Chưa hoàn thành thức 240 = 91% 23 = 19% 263 Thích Lưỡng lự Thái độ 245 = 93% 18 =7% *Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị -Trường Tiểu học Tam Hợp “Một số biện pháp nâng cao Diệu Linh hứng thú học Tiếng Anh qua bài hát.” Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Tam Hợp, ngày 24 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Diệu Linh. 14