SKKN Một số biện pháp trong việc dàn dựng các tiết mục văn nghệ trong trường Tiểu Học

doc 16 trang vanhoa 5730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong việc dàn dựng các tiết mục văn nghệ trong trường Tiểu Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_viec_dan_dung_cac_tiet_muc_van_n.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp trong việc dàn dựng các tiết mục văn nghệ trong trường Tiểu Học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC DÀN DỰNG CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC" Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC DÀN DỰNG CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC" Họ và tên: Đặng Thị Thu Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020 2
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong cuộc sống, dù là trước đây hay bây gi thì âm nhạc đều đóng một vai trò rất quan trọng.Âm nhạc ra đời từ rất lâu, có thể nói ngay từ thời Nguyên thủy đã có sự manh nha của âm nhạc, đến ngày nay âm nhạc đang ngày càng phát triển với nhiều thể loại khác nhau phù hợp với mọi lứa tuổi. Ngay từ khi còn nằm nôi chắc hẳn ai cũngđã được nghe những câu ru “à ơi” của bà của mẹ.Những câu hát ru ấy thật ấm áp chất chứa đầy yêu thương của tình cảm gia đình. Bây giờ âm nhạc đã ngày một phát triển và góp phần quan trọng hơn trong cuộc sống. Đó là nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như sự phát triển toàn diện của con nguwif. Cũng chính vì âm nhạc tác động đến tình cảm, tư tưởng của con người nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người nhất là giới trẻ. Thông qua âm nhạc người ta có thể giáo dục đạo đức , tư tưởng cho người nghe. Có nhiều ca khúc có tính giáo dục rất cao về tin thần yêu nước, tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò, có thể thấy âm nhạc có ảnh hưởng không nhở đến năng suất lao động. từ ngày xưa cha ông ta đã có những câu hò câu ví những câu hát tuy ngắn nhưng đãlàm cho thời gian lao động trở nên vui tươi hơn bớt đi biết bao mệt nhọc. Kể cả thời đại như ngày nay, âm nhạc cũng có vai trò rất quan trọng trong lao động hằng ngày, một vai trò rất quan trọng mà không ai có thể phủ nhận đó là sự góp mặt và hỗ trợ trong các dịp lễ hội, lễ diễu hành. Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức thẩm mỷ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Nhà văn- nhà thư Vic to Huy gô thì cho rằng: “ Nghệ thuật làm cho một dân tộc nô lệ trở thành tự do, làm cho một dân tộc tự do trở thành vĩ đại”. Trong trường học, hoạt động văn hoá văn nghệ góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh một cách toàn diện về đức trí, thể, mĩ, thu hút các em vào các hoạt động giáo dục có ích, tạo cho các em vui chơi, rèn luyện kỹ năng, từ đó phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố mới cho tổ chức Đội – Nhà trường. Đồng thời cung cấp cho các em những hiểu biết sơ đẳng về cái đẹp trong cuộc sống, trong văn hoá nghệ thuật và trong tự nhiên. Từ đó các em có năng lực cảm nhận cái đẹp và tiếp cận tới giá trị của vẻ đẹp con người: Đẹp về hình thể, đẹp về trí tuệ và đẹp cả về tâm hồn. Ngoài ra, hoạt động văn hoá văn nghệ trong trường học còn giúp học sinh nâng cao tri thức, mở rộng hiểu biết xã hội, tiếp cận các nền văn hoá tiên tiến trên Thế giới nói chung và nền văn hoá của dân tộc Việt Nam nói riêng. Từ đó, biết sưu tầm giữ gìn những thành quả về nghệ thuật, biết tạo ra cái đẹp trong lao động và trong cuộc sống, biết giữ gìn làm đẹp trường lớp và gia đình cũng như bản thân. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc và đảm nhận hoạt động văn hóa-văn nghệ trong nhà trường, bản thân luôn luôn suy nghĩ tìm tòi dàn dựng những hình thức để phù hợp từng hoàn cảnh và hướng các em mở rộng hơn với nhiều hình thức biểu diễn, hiểu biết thêm một số loại hình văn hóa văn nghệ của một số vùng miền của dân tộc Việt Nam. Nội dung hướng tới những bài hát thiếu nhi, những làn điệu dân ca mang dáng dấp, tính cách của lứa tuổi học sinh và chứa đựng tính nhân văn cao cả, những điệu múa dân gian mang đậm tính dân tộc. Thông qua đó để giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng - Đoàn - Đội và góp phần định hướng cho các em vào các hoạt động lành mạnh, xây dựng một nền văn 3
  4. hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như đường lối của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Từ những nhận thức trên tôi đã xác định đây là một trong những hoạt động quan trọng của giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong trường học. Ngoài việc học tập, việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động cũng rất cần thiết cho các phong trào của nhà trường nói chung và các đoàn thể nói riêng. Đây là hoạt động nhằm khơi dậy phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, làm cho cuộc sống thêm vui tươi phấn khởi, tạo hứng thú để các em thích đến trường. Xuất phát từ sự mong muốn được chia sẻ, góp phần bổ sung và làm phong phú hơn cách thức dàn dựng các tiết mục văn nghệ để phong trào văn hóa văn nghệ trong nhà trường ngày càng phát triển hơn, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp trong việc dàn dựng các tiết mục văn nghệ trong trường học’’ . 1.2. Điểm mới của đề tài: Đề tài đưa ra một số giải pháp trong việc dàn dựng các tiết mục văn nghệ trong trường học, các giải pháp mang tính thực tiễn và đã áp dụng có hiệu quả tại đơn vị tôi công tác. Đề tài tập hợp được hệ thống giải pháp và được áp dụng lần đầu trên địa bàn huyện. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa văn nghệ của học sinh và giáo viên trong nhà trường và các hội thi văn nghệ do phòng giáo dục tổ chức. Tất cả học sinh toàn trường có thêm hiểu biết, đam mê và yêu thích bộ môn Âm nhạc. Các tiết mục văn nghệ phong trào trong trường học hoặc tham gia hội diễn các cấp. 4
  5. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Hàng năm, Ngoài hoạt động thể dục – thể thao, phòng giáo dục thường xuyên duy trì nhiều hoạt động thiết thực như: chào mừng ngày lễ trọng đại và thiêng liêng tôn vinh người giáo viên với chào mừng ngày 20 – 11, hội thi giọng hát hay em với làn điệu dân ca quê hương cho giáo viên và học sinh, giúp giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi, thể hiện năng khiếu về âm nhạc của mình. Học sinh được tiếp cận với nhiều hình thức biểu diễn, biết thêm văn hóa của các vùng miền thông qua những lời ca, những điệu múa. Điều quan trọng thông qua hội thi học sinh được biết thêm về nhiểu bài hát, những hình thức biểu diễn và những điệu múa mang tâm hồn con người Việt Nam. *Thuận lợi: - Được sự quan tâm động viên và chỉ đạo sâu sát của BGH và các đoàn thể trong nhà trường. - Một số học sinh thực sự có niềm đam mê và thích thú với hoạt động văn hóa, văn nghệ. - Có giáo viên trong nhà trường làm công tác dàn dựng, biên đạo thì đỡ một phần kinh phí cho nhà trường vì nếu mời Biên đạo về dàn dựng thì tốn khoảng 2-3 triệu đồng/1tác phẩm dàn dựng (chưa tính kinh phí thuê trang phục ). Như vậy, chúng ta có thể sử dụng nguồn kinh phí này đầu tư vào thuê trang phục, làm đạo cụ, làm âm nhạc cho tác phẩm dàn dựng của mình hoàn chỉnh hơn. - Chủ động trong thời gian tập luyện, thời gian tập luyện nhiều, diễn viên được nhuần nhuyễn, vì thế tiết mục mang lại hiệu quả cao. - Giáo viên của trường với tình hình, thực tế, hoàn cảnh của trường, do đó việc dàn dựng sẽ thuận lợi hơn. *Khó khăn: - Dàn dựng tiết mục văn nghệ đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết rất cao của người dàn dựng trong nhiều lĩnh vực âm nhạc, sự kiện, đời sống văn hoá truyền thống của các dân tộc, song kiến thức dàn dựng của giáo viên chưa phong phú. - Kinh phí, cơ sở vật chất đây là tiền đề không thể thiếu khi tổ chức dàn dựng các tiết mục văn nghệ nhưng nguồn kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên cũng ảnh hưởng đến công tác này. - Học sinh còn nhỏ chưa có đủ khả năng thể hiện hết các yêu cầu của biên đạo. - Các điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho việc dàn dựng chưa đầy đủ. * Nguyên nhân: - Trường đóng trên địa bàn thuộc xã khó khăn, số dân đông, địa bàn rộng nên đa số các em học sinh là con em nông nghiệp cuộc sống kinh tế vẫn còn nhiều vất vả và thiếu thốn, nhận thức của các em về các bài hát, các làn điệu dân ca, hiểu biết một số điệu múa dân gian còn hạn chế. Các em học sinh chưa có điều kiện tham gia các câu lạc bộ âm nhạc ở nhà thiếu nhi và chưa có điều kiện để tham gia các chương trình văn nghệ lớn. - Việc giúp giáo viên và học sinh tiếp cận nhiều hơn với một số hình thức biểu diễn, điệu múa dân gian của Việt Nam học sinh tiếp thu còn chậm. 5
  6. - Một số giáo viên cũng như phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường, xem đây là bộ môn phụ. - Nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú, say mê với hoạt động văn hóa, văn nghệ. 2.2. Một số biện pháp trong việc dàn dựng các tiết mục văn nghệ trong trường học (em phải chỉ rõ từng biện pháp. Ví dụ: 2.2.1. 2.2.2. Trước những thực trạng đó, tôi nhận thấy nhu cầu xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi con người cũng cần phải phát triển toàn diện. Âm nhạc là bộ môn vô cùng bổ ích nó giúp cho học sinh nhận ra cái chân – thiện – mỹ qua các bài hát và qua các hình thức biểu diễn và điệu múa. Vì vậy trong điều kiện hiện nay của trường, bản thân là một giáo viên được giao nhiệm vụ chính trong hoạt động này. Việc đầu tiên tôi sẽ không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp và trên các thông tin đại chúng. Căn cứ điều kiện của trường tôi vạch cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể góp phần tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với nhiều hình thức biểu diễn nhằm đảm bảo các giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục phát triển một cách toàn diện và có kiến thức cơ bản về dàn dựng và hiểu biết về một số điệu múa cơ bản của một số vùng miền để có thể dàn dựng nhiều tiết mục hay và phong phú về hình thức biểu diễn. Để phục vụ cho công tác tổ chức dàn dựng các tiết mục văn nghệ đòi hỏi người giáo viên phụ trách lĩnh vực này cần phải nắm rõ về kiến thức âm nhạc, nghệ thuật múa, năng khiếu của người thể hiện tiết mục văn nghệ và một số bản sắc đặc trưng cơ bản của các nền văn hoá mà ta muốn thể hiện nó trong tác phẩm văn nghệ để tìm ra các phương pháp dàn dựng, các hình thức thể hiện phù hợp, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Dàn dựng chương trình nghệ thuật có tốt thì mới đem lại hiệu quả caogiups cho việc giáo dục cho các em được thuận lợi hơn.Mỗi chương trình trong trường nếu có sự dàn dựng chi tiết bài bản thì kết quả chắc chắn sẻ được khán giả công nhận, đưa màu sắc âm nhạc dân gian, âm nhạc truyền thống vào các chương trình để các em có thể hiểu về âm nhạc vùng miền, biết yêu quý trân trọng và phát huy các loại hình nghệ thuật của dân gian Việt Nam. * Muốn dàn dựng đạt được kết quả cao ta cần phải làm được các bước sau: + Công tác chuẩn bị: - Trước khi tổ chức dàn dựng một tiết mục văn nghệ ta cần phải biết Tiết mục văn nghệ này phục vụ cho hoạt động gì? Ở đâu? Đối tượng là ai? rồi ta mới tiến hành thực hiện các bước sau: + Nội dung – Ý tưởng muốn thể hiện trong tác phẩm. + Chọn nhạc (nhạc phải phù hợp với nội dung). + Đối tượng thể hiện. + Động tác – Hình thức thể hiện. + Trang phục – Hoá trang – đạo cụ. + Hoàn thành tác phẩm. - Phải vạch tra được sơ đồ dàn dựng (gồm các bước sau). 6
  7. SƠ ĐỒ DÀN DỰNG Nội dung – ý tưởng Âm nhạc Động tác – hình thức dàn dựng Đối tượng thể hiện Trang phục – đạo cụ Hoàn thành +Công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường: Là giáo viên được giao trách nhiệm trong công tác này, khi có kế hoạch của nhà trường, cũng như của Phòng giáo dục, tôi tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi tiến hành công tác dàn dựng cũng như luyện tập đạt kết quả cao. Lập kế hoạch cụ thể trình bày với Ban giám hiệu (như về thời gian luyện tập, đối tượng tham gia, kinh phí, ). Sau khi được Ban giám hiệu nhất trí và duyệt kế hoạch tôi mới tiến hành công tác dàn dựng. + Chọn nội dung – ý tưởng phù hợp với yêu cầu, thể lệ hội thi: - Nội dung, ý tưởng cho một tiết mục văn nghệ chủ yếu xoay quanh các đề tài: Ca ngợi Đảng – Đoàn – Đội, Bác Hồ; Quê hương, đất nước, con người và các ngành nghề (Mẹ VNAH, Anh Bộ đội, những tấm gương dũng cảm: Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, ngành nghề: Giáo viên, Bộ đội ). Đối với tác phẩm múa thì Nội dung - ý tưởng cần phải mới, phù hợp với hoàn cảnh, thời đại, các vấn đề gợi lên được suy nghĩ cần thiết cho khán giả. Hình thức thể hiện các tiết mục cần mới, lạ, độc đáo, hấp dẫn tránh tình trạng sao chép nguyên xi ý tưởng, cách thể hiện của người khác . - Nội dung – Ý tưởng phải phù hợp với âm nhạc và đối tượng thể hiện. + Chọn nhạc: Việc chọn nhạc để dàn dựng một tiết mục văn nghệ là rất quan trọng, phải phù hợp với Nội dung – Ý tưởng thể hiện tác phẩm. - Âm nhạc dùng trong trường học nên có tính chất tươi vui, rộn ràng hoặc hùng hồn, sâu lắng nhưng không bi luỵ. - Có nhiều cách chọn nhạc: + Nhạc cho đơn ca, tốp ca: Phù hợp với chất giọng, chủ đề thể hiện. + Nhạc cho đơn ca, tốp ca có phụ họa: Phù hợp với chất giọng, chủ đề và nội dung muốn thể hiện trong biên đạo múa. 7
  8. + Nhạc cho tác phẩm múa: Phù hợp với chủ đề, nội dung thể hiện. Nhạc múa cần phải có 3 yếu tố: Mở bài, thân bài và kết thúc, các phần tương phản với nhau: sâu lắng – kịch tính, rộn ràng – êm dịu thời gian tác phẩm không quá ngắn mà cũng không dài quá khoảng 4 – 6 phút là vừa. - Sau việc chọn âm nhạc là phần ta chuẩn bị băng đĩa và nhạc công. Băng đĩa phải sang thành hai bản: một bản để tập, một bản để khi biểu diễn nhằm tránh tình trạng hư hỏng, trầy xước khi tập luyện dẫn đến giảm chất lượng âm thanh hoặc ngừng không chạy. Về nhạc công chơi nhạc thì chú ý nắm vững nhạc lí, vòng hòa thanh cơ bản , chú ý sắc thái tình cảm và không thể thiếu sự nhiệt tình. (ở các trường chưa có nhiều điều kiện để thuê nhạc công thì giáo viên âm nhạc có thể làm nhạc công cho tất cả các chương trình văn nghệ của trường đó). * Ví dụ: Đối Nội dung Thể loại Âm nhạc Tác giả tượng Học - Ca ngợi Tổ quốc, -Hoàng Vân, sinh Tiến lên Đoàn viên Phạm Tuyên - Tốp ca + - Đảng đã cho ta mùa -Phạm Tuyên, Giáo Ca ngợi phụ họa xuân, Việt Nam ơi Huy Du viên Đảng, mùa xuân đến rồi Bác Hồ -Lê Vĩnh Phúc, - Niềm vui khi em có Hải Hà Đảng, Trọn niềm kính Học yêu, Hoa thơm dâng sinh - Đơn ca + Bác -Văn Dung, phụ họa - Những bông hoa Thuận Yến. trong vườn Bác, Người về thăm quê Giáo viên Học - Tốp ca + - Em lớn lên cùng -Trương Duy sinh Phụ hoạ thành phố anh hùng Huyến - Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam, -Phan Huỳnh Giáo Việt Nam ơi mùa Điểu, Huy Du viên xuân đến rồi -Phan Nhân, Ca ngợi - Em là bông lúa Điện Trịnh Công Sơn Quê -Đơn ca Biên, Khăn quàng hương, +phụ họa thắp sáng bình minh, Học đất Chim sơn ca trong -Đỗ Nhuận, An sinh nước. thành phố Thuyên, Đình - Việt Nam quê hương Thậm tôi, Bác Hồ một tình yêu bao la 8
  9. - Múa -Cánh cò quê hương. -Trúc Lam Giáo -Cây cầu mơ ước viên -Mơ về Tây Nguyên -Ngày hội Tây Bắc Học sinh Học -Tốp ca -Ngọn đuốc sống Lê -Phong Nhã sinh Ca ngợi +phụ họa Văn Tám con người -Biết ơn Võ Thị Sáu, -Nguyễn Đức Giáo -Đơn ca Người mẹ của tôi Toàn, Xuân viên +phụ họa Hồng + Chọn đối tượng thể hiện tác phẩm: - Đối tượng thể hiện tác phẩm trong trường học: Học sinh – Giáo viên. - Nếu là đơn ca, tốp ca thì chọn những đối tượng có giọng hát hay hoặc biết hát, biết mạnh dạn trong khi biểu diễn. - Nếu là múa thì chọn đối tượng có hình thể dễ tương ứng vơi nhau (tránh tình trạng người cao, người thấp, người mập, người gầy ), đối tượng phải cân đối với nhau về chiều cao, nhiệt tình và biết múa. + Chọn động tác và hình thức thể hiện: Chọn động tác: So với nội dung và âm nhạc thì động tác để thể hiện trong tác phẩm múa cũng không kém phần quan trọng, bởi tác phẩm có hay, có truyển tải được nội dung đến người thưởng thức hay không là chính nhờ vào động tác thể hiện của diễn viên. Động tác vừa đủ hợp với câu nhạc, không nên quá nhiều động tác hoặc lặp lại tránh tình trạng không nhịp nhàng và lộn xộn. - Có rất nhiều động tác khác nhau tuỳ theo bản sắc văn hoá và phong tục của dân tộc mà mình cần thể hiện trong tác phẩm: Động tác múa Chăm 9
  10. Động tác múa Khèn – Dân tộc Tây Bắc Động tác múa nón lá Động tác múa nón quai thao 10
  11. - Kèm theo với các động tác thì người diễn viên cần phải thể hiện cảm xúc qua ánh mắt, nét mặt: Buồn vui, hoảng loạn, sâu lắng, hiên ngang góp phần để các động tác nêu bật lên được nội dung tác phẩm, hiệu quả thể hiện tác phẩm càng cao. *Hình thức thể hiện: Có nhiều hình thức để dàn dựng các tiết mục văn nghệ: Thể loại Hình thức - Đơn ca (nam, nữ) Đơn ca - Bè, múa phụ họa (Bè: Hát lên hoặc xuống 1 quãng 3 so với giọng chính) - Múa phụ họa - Tốp ca (nam hoặc nữ, nam nữ), có lĩnh xướng - Bè, múa phụ họa Tốp ca - Đuổi, múa phụ (Đuổi: Hát sau 1 hoặc 2 ô nhịp so với giọng (Tam ca) chính, hát lại lời chính hoặc thay đổi một số lời) - Múa phụ họa - Múa đơn (nam, nữ) Múa - Múa đôi (nam nữ, nữ nữ ) - Múa ba trở lên tuỳ theo tác phẩm - Trong hình thức múa còn có việc sắp xếp vị trí còn gọi là chạy tuyến như: Hình tượng (đứng nằm, ngồi tự do theo ý tưởng tác phẩm); hình tròn (thể hiện sự sum vầy, đoàn kết); hình chữ V (hay gọi mũi tên thể hiện sự đấu tranh); hàng ngang - hàng dọc (thể hiện sự phản kháng); hàng chéo và hàng so le (thể hiện sự tiến lên) *Ví dụ: 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 4 5 a. hàng chéo b. hàng sole c. hình chữ V - Ngoài ra, tuỳ theo ý tưởng của người dàn dựng mà trong các tác phẩm có thể có hình thức diễn kịch hoặc dựng những hình tượng để phụ họa cho nội dung bài hát. 2.2.7. Chọn Trang phục – Hoá trang – Đạo cụ: Trên sân khấu người biểu diễn cần làm đẹp mình hơn so với sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Bảo đảm sự lịch sự, trang nhã, không loè loẹt, không quá cầu kì, rập khuôn theo kiểu diễn viên chuyên nghiệp, hết sức tránh lãng phí, tốn kém. Tuy nhiên cần phải phù hợp với nội dung tác phẩm. *Ví dụ: - Múa Bắc bộ: + Trang phục: Yếm, váy; áo Tứ thân + Hoá trang: Tóc đuôi gà + Đạo cụ: Nón quai thao, khăn mõ quạ - Múa Nam – Trung bộ: Áo bà ba, nón lá, khăn rằn - Múa Tây Nguyên: Váy hoa văn dân tộc Tây nguyên, khố, cồng chiêng 11
  12. Trang phục dân tộc Chăm Trang phục dân tộc Tây Nguyên, khố cách điệu Trang phục váy yếm, áo the; áo tứ thân 12
  13. Sau khi hoàn thành tác phẩm ở dạng thô, chúng ta nên tập đi tập lại nhiều lần, ráp nối các trường đoạn với nhau. Sau đó có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa một số động tác, vị trí để tác phẩm dàn dựng hoàn thiện hơn. 2.2.8.Chạy thử sân khấu: Cuối cùng ta chạy trên sân khấu nơi địa điểm biểu diễn. Nếu không, ta tìm một vị trí gần như sân khấu để cho diễn viên chạy thử, làm như vậy để diễn viên khỏi phải bỡ ngỡ, thực hiện không đúng động tác, vị trí khi công diễn. Trong khi biểu diễn có sự cố xảy ra như: Tắt điện, nhạc dừng, trang phục chưa đúng, một diễn viên lộn vị trí thì cần phải hết sức bình tĩnh, tránh căng thẳng, hoảng hốt xô đẩy nhau hoặc có những cử chỉ thiếu văn hoá trên sân khấu. * Một số kinh nghiêm trong dàn dựng: 1. Lựa chọn nội dung – ý tưởng sao cho thực tế ,chỉ nói một khía cạnh nào đó của cuộc sống, phong cách thể hiện: Dân gian - truyền thống, hiện đại, tổng hợp cần bám sát chủ đề chương trình tham gia văn nghệ. 2. Dàn dựng đội hình múa và tuyến chạy nhịp nhàng, uyển chuyển, ra vào hợp lí, làm chủ sân khấu. 3. Cần nắm rõ các động tác cơ bản của các nền văn hoá và bản sắc các vùng miền, dân tộc. Ví dụ: Múa Tây Nguyên phải là động tác thể hiện: Vai, bụng, ngực, chân 4. Âm nhạc phải phù hợp với độ tuổi đối tượng cần dàn dựng. Nhận biết được bản sắc âm nhạc của các dân tộc khác nhau. 5. Trang phục phải gọn gàng, đẹp không cầu kì loè loẹt, thể hiện được nội dung tác phẩm. 6. Trước và sau khi biểu diễn phải chào khán giả và tránh những hành động không đẹp trên sân khấu. 7. Người dàn dựng phải tích cực học hỏi, phải có cái nhìn và hiểu biết sâu, rộng về mọi vấn đề liên quan. Làm chủ tất cả các tình huống xảy ra để kịp thời chỉnh sửa. tham khảo qua Báo chí, truyền hình, các chương trình tiết mục văn nghệ để tăng thêm hiểu biết, kỹ năng, kiến thức nghệ thuật cho bản thân góp phần việc đầu tư dàn dựng những chương trình hay, độc đáo. 2.3. Kết quả đạt được (bổ sung vào nhé) 3. PHẦN KẾT LUẬN (đẩy về trang mới) 3.1.Ý nghĩa của đề tài: Sau khi áp dụng đề tài thì học sinh hào hứng, tích cực gia luyện tập. Vì vậy, người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải luôn động viên khích lệ các em phát huy hết năng lực, sở trường vốn có của mình. Đề tài áp dụng vào thực tiễn đã mang lại một kết quả khả quan. Học sinh tham gia luyện chủ động, mạnh dạn, ít gặp lúng túng như trước khi chưa áp dụng. Tham gia các hội thi do các cấp tổ chức đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Ban giám khảo và khán giả. Học sinh hăng say, hào hứng khi tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các em tự tin hơn vào khả năng của mình. 13
  14. Góp phần làm cho giáo viên phụ trách biết chủ động, linh hoạt trong việc nắm bắt chủ đề, tuyến bài và động tác cho bài hát hoặc múa. Nắm vững cách dàn dựng tiết mục văn nghệ giúp người biên đạo dễ dàng làm dựng nên một một bài múa, một bài hát có phụ họa hay một bài nhảy eropic 3.2. Kiến nghị , đề xuất: Với tình hình thực tế của trường trong các năm qua còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và kinh phí cho các tiết mục văn nghệ, bản thân cá nhân còn chưa có nhiều kinh nghiệm để dàn dựng nên những tiết mục đặc sắc. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn tôi kính xin đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ tạo kinh phí, thời gian và đặc biệt là cơ sơ vật chất: âm thanh, loa máy và cung cấp thêm những kinh nghiệm , hoặc có thể tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc như chúng tôi được tham gia các lớp tập huấn về cách dàn dựng tiết mục văn nghệ, hay có cơ hội được giao lưu học hỏi với các bạn đồng nghiệp để trong thời gian công tác sắp tới và để phục vụ cho công tác xây dựng các phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường được tốt hơn. Mỗi một giáo viên đều có những phương pháp dàn dựng riêng phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình. Trên đây là một số giải pháp trong kinh nghiệm dàn dựng các tiết mục văn nghệ ở trường học. Các giải pháp tôi đưa ra có thể chưa đầy đủ. Rất mong nhận được những góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần đưa phong trào chung của sự nghiệp giáo dục toàn diện ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 14