Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_kha_nang_san.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
- 21 để tiếp tục cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động tôi luôn đặt những câu hỏi như: Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con lại thích sản phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm như thế nào? để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm. Khi đánh giá sản phẩm của trẻ tôi không trực tiếp đánh giá ngay kết quả sản phẩm trẻ vừa làm được, mà đối với những bài chưa hoàn chỉnh hay trẻ làm chưa đúng với yêu cầu tôi đều hỏi trẻ và động viên khích lệ trẻ để sản phẩm bài sau của trẻ được hoàn chỉnh tốt hơn. Đối với tiết mẫu cho trẻ nhận xét bài của bạn, của mình, bài của bạn có đẹp không, có giống hệt mẫu của cô không, với tiết đề tài cho trẻ tự đánh giá và nhận xét bài của nhau, sau khi trẻ nhận xét xong thì cô bổ xung về cách bố cục, các nét vẽ, cách tô di mầu. Ví dụ: Chủ đề Gia đình với tiết “Vẽ theo ý thích” Tôi thấy có một bức tranh cháu chỉ dùng bút chì đen vẽ được một chỗ đen và những nét gạch ngang, gạch xiên Nếu nhìn một cách tự nhiên và đánh giá luôn kết quả thì các bạn có thể cho rằng đó là một bức tranh mà trẻ vẽ không đạt yêu cầu, đối với tôi, tôi luôn tôn trọng sản phẩm của trẻ, sau khi tôi cho cháu tự nhận xét xong các bài tôi mới hỏi đến bức tranh đó. Bức tranh này con đang vẽ gì? Thật bất ngờ khi tôi thấy trẻ trả lời “Con thương mẹ con đang làm ngoài đồng, nhưng trời mưa to con chưa vẽ được”. Thực tế ngoài trời lúc đó cũng đang mưa to, qua tôi thấy cháu có sự liên tưởng sáng tạo và lại có lòng hiếu thảo với cha mẹ và người thân. * Biện pháp 7: Phát triển và củng cố kỹ năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Đối với những sản phẩm chưa hoàn chỉnh, tôi cho trẻ ghi ký hiệu của trẻ lên sản phẩm của mình đến giờ hoạt động chiều hoặc hoạt động vui chơi tôi dành thời gian cho trẻ tự hoàn thiện bức tranh của mình. Trong giờ đón trẻ cô trò chuyện với trẻ về chủ đề đang thực hiện, chủ đề này có những bài hoạt động tạo hình gì Ví dụ: Khi trẻ chưa vẽ xong tranh “Mẹ đang đi làm gặp trời mưa” ở ví dụ trước. Khi đến giờ hoạt động góc tôi dành thời gian cho trẻ vẽ thêm để bức tranh hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu và đạt được ý tưởng sáng tạo của trẻ. Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát sự vật, hiện tượng ngoài trời. Sau khi cô cho trẻ vào lớp yêu cầu trẻ kể lại những gì trẻ vừa quan sát được. Cô gợi ý để trẻ kể lại và đến giờ hoạt động chiều cô cho trẻ vẽ lại vào giấy những gì trẻ quan sát được. Tôi thấy có trẻ vẽ vườn hoa có nụ, có hoa còn có cả những con ong, con bướm đang bay lượn đậu trên hoa. Thông qua hoạt động ở mọi lúc mọi nơi tôi thấy kết quả tạo hình và ý tưởng sáng tạo của trẻ ngày càng được phát triển, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
- 22 Vì vậy mà sản phẩm sáng tạo cũng nhanh chóng hoàn thiện trong hoạt động tạo hình. * Biện pháp 8: Công tác phối kết hợp với phụ huynh. Như chúng ta đã biết gia đình là môi trường đầu tiên, là điểm tựa, là cái nôi đầu tiên để chia sẻ mọi nỗi buồn niềm vui, là cội nguồn của tình cảm, đặc biệt gia đình cũng là một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Nhưng trong thực tế phụ huynh đều làm nghề nông, tầm hiểu biết ít, chưa chú trọng đến việc học của con mình, chính vì thế mà chúng ta cần phải phối kết hợp với gia đình, với phụ huynh để phụ huynh biết cách chăm sóc và tạo môi trường học tập cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Để làm tốt công tác này tôi đã phải vận dụng linh hoạt nhiều hình thức khác nhau như: Ví dụ: Ở chủ đề: Gia đình. Dạy trẻ “Xếp người thân trong gia đình” Bằng học liệu là hột hạt. Qua sự hướng dẫn của mình, tôi thấy trẻ đã tái hiện được hình ảnh của các thành viên trong gia đình. Và những sản phẩm này chúng tôi trưng bày ở góc tuyên truyền để phụ huynh nắm được và cần cho trẻ thấy được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình yêu thương chăm sóc nhau. Để trẻ có thêm ý tưởng trong sản phẩm của mình. Ví dụ: Nhân ngày mồng 8/3 các con có muốn gửi đến mẹ và bà những bó hoa tươi thắm không nào? Bây giờ cô cùng các con hãy cắt dán những bông hoa thật đẹp để mang về tặng cho bà và mẹ của mình nhé, để cho họ thấy được năng lực thật sự của đứa trẻ, thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh, trao đổi thông tin và thường xuyên thăm hỏi cách thức phụ huynh hướng dẫn cho trẻ ở nhà để nắm được những khó khăn họ mắc phải để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc đó, để giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình và phát huy tính sáng tạo. Chính vì thế mà sau khi kết hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm tôi thấy trẻ có sự khác biệt rõ nét hơn so với khi trẻ mới đến trường. Trẻ đã có khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ và thể hiện khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Đây cũng là điều đáng ghi nhận của phụ huynh và những phấn khởi của họ khi thấy con mình tiến bộ. Sau khi đưa ra các giải pháp và những biện pháp thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát trẻ với kết quả sau: • Bảng 2: Kết quả kháo sát sau khi áp dụng các biện pháp: Đạt Chưa đạt Nội dung khảo Số Tốt Khá TB Yếu Kém sát trẻ Số % Số % Số % Số % Số % trẻ trẻ trẻ trẻ trẻ Hứng thú tạo hình 37 18 49 12 33 7 18 0 0 0 0 Hiểu biết xã hội 37 13 35 13 35 11 30 0 0 0 0 Có kỹ năng tạo 37 13 36 12 32 12 32 0 0 0 0 hình Có ý tưởng sáng 37 12 32 15 41 10 27 0 0 tạo
- 23 Qua bảng so sánh kết quả khảo sát thực trạng và kết quả áp dụng các biện pháp cho ta thấy: tỉ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu giảm nhiều, có những mặt không còn trẻ chưa đạt. Tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu tăng lên rõ rệt. Vì vậy việc cung cấp kỹ năng và phát triển ý tưởng sáng tạo qua hoạt động tạo hình cho trẻ là việc làm cần thiết và cấp bách. Vì nó giúp trẻ phát triển trí tuệ, sự linh hoạt sáng tại năng động, hình thành những phẩm chất đạo đức cao đẹp, mối quan hệ trong cuộc sống con người với con người, con người với thiên nhiên. Để trẻ thêm yêu cuộc sống, hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. III. Kết luận. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường mầm non lĩnh vực nào cũng quan trọng, đó là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hài hoà và toàn diện giúp trẻ bước vào đời. Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường và thực sự mang tính chất là một trường học thân thiện. Với những biện pháp đưa ra nhằm phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình phần nào đó đã có sự tác động đến sự phát triển ở trẻ nâng cao chất lượng giáo dục ở lĩnh vực phát triển thẩm mỹ này. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân về cái đẹp thông qua các sản phẩm tạo hình. Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, tạo cơ hội cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp và làm nảy sinh cái đẹp trong tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng ở trẻ sự hứng thú với hoạt động nghệ thuật tạo hình và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Phát triển ý tưởng qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề khó và lâu dài. Ý tưởng sáng tạo có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thể hiện tính tinh tế về thế giới nội tâm của trẻ. Trẻ thường khát khao gửi gắm bộc lộ những cảm xúc sâu sắc về thế giới nhận thức và nhân cách của trẻ bằng tác phẩm nghệ thuật của mình qua màu sắc, đường nét Việc nghiên cứu đề tài cũng đã giúp tôi nắm vững hơn về nội dung và phương pháp hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non đó là: Phải thực sự yêu nghề mến trẻ, thẳng thắn công bằng là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Năng động và sáng tạo trong việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề và các nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
- 24 Để đạt được mục tiêu đó cô cần phải tạo ra môi trường, cơ hội và các tình huống có vấn đề. Đặc biệt là có sự sáng tạo của trẻ qua tác phẩm của mình. Đó cũng là những kinh nghiệm quí báu theo dõi suốt cuộc đời làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy bản thân tôi không ngừng phát huy những thành quả nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về “Hoạt động tạo hình”. Đây là điều kiện cần thiết để phát triển ý tưởng sáng tạo cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình và các hoạt động học khác. IV. Kiến nghị. * Đối với nhà trường: Nhà trường tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tổng hợp mang tính nghệ thuật: ngày hội, lễ, hoạt động sân khấu Cẩn trang bị thêm đồ dùng, vật mẫu dạy học, tranh ảnh, để phục vụ hoạt động tạo hình của trẻ ở trường. Tổ chức học tập nâng cao kiến thức tạo hình cho giáo viên. Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. *Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường mở các chuyên đề về tạo hình cho tất cả cán bộ giáo viên để củng cố kiến thức, phương pháp mới cho giáo viên, từ đó giáo viên có kiến thức về hoạt động tạo hình vững chắc hơn. Cung ứng các tài liệu vật mẫu, tranh ảnh để nhà trường tham khảo và mua về, đảm bảo cho các hoạt động tạo hình được linh hoạt và đầy mầu sắc hơn. Thường xuyên kiểm tra thăm lớp, dự giờ và đúc rút kinh nghiệm cho giáo viên. Trên đây là đề tài khoa học mà tôi nghiên cứu dựa trên cơ sở dạy và học thường xuyên trên lớp, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng xong vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trần Thị Thơm
- 25 PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- 26 Trẻ tham gia cuộc thi “họa sĩ nhí tài năng” tạo ra rất nhiều sản phẩm đẹp với đa dạng sắc màu
- 27 Trẻ hào hứng khi thực hiện nhóm tạo ra một sản phẩm đẹp.
- 28 Trẻ cắt, dán sáng tạo với giấy màu
- 29 Trẻ sáng tạo với lá cây
- 30 Trẻ sáng tạo với đa dạng các nguyên vật liệu để tạo thành bức tranh ngày tết
- 31 Trẻ sáng tạo với lá cây ( thực hiện theo nhóm)
- 32 Sản phẩm tạo hình sáng tạo của trẻ kết hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên