Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua môn Văn học

doc 21 trang binhlieuqn2 08/03/2022 14335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua môn Văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua môn Văn học

  1. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Khi ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, cách diễn đạt của trẻ sẽ không lưu loát, trẻ không bộc lộ với cô giáo những vướng mắc trong các hoạt động, phần lớn các cháu tỏ ra lúng túng, còn ngại ngùng không xung phong phát biểu. Hay nếu có trả lời thì câu trả lời còn thiếu chủ ngữ - vị ngữ, hay nói còn ngọng Trước những khuyết điểm này của trẻ, với cương vị là người giáo viên đứng lớp, tôi rất băn khoăn, làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho các cháu? Tôi đã tìm cho mình một trong những biện pháp để rèn và nâng cao ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi ở Trường mầm non Hồng Thái Tây, thông qua môn văn học. + Mặt mạnh, mặt yếu: Khi tiến hành xây dựng đề tài này, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các đồng chí trong ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên trong Trường mầm non Hồng Thái Tây trong suốt năm học để tôi có điều kiện nghiên cứu và thể nghiệm. + Các nguyên nhân yếu tố tác động: Bên cạnh đó, với nhiều năm học tập để nâng cao trình độ, được các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Quảng Ninh truyền thụ cho rất nhiều kiến thức về tâm sinh lý trẻ nói chung và môn văn học lưá tuổi nói riêng nên cũng rất thuận lợi cho tôi khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, tôi đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn đề tài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong hội đồng thi đua các cấp và các đồng nghiệp có những góp ý quý báu để đề tài được hoàn thiện hơn. *Đánh giá: - Chỉ có 20% trẻ biết kể chuyện sáng tạo và có hứng thú kể chuyện sáng tạo do vốn từ còn quá ít, kỹ năng nói chưa mạch lạc . - 40% trẻ nói được câu phức - 50% trẻ phát âm được mạch lạc + Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc câu hỏi của cô lả: 60% + Trẻ nói ngọng 20% + Trẻ không biết cách diễn đạt ngôn ngữ: 20 % 8 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  2. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Qua quá trình theo dõi và điều tra về thực trạng và những số liệu đã thu thập được về ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi tôi đã mạnh dạn đề ra các giải pháp, phương pháp rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ . 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. - Tạo môi trường văn học xung quanh trẻ - Biện pháp giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm. - Đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. - Phương pháp đọc kể diễn cảm: Qua phương pháp này, tôi đã hình thành ở trẻ thói quen, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giúp trẻ tiếp xúc với tác phẩm và hiểu được nội dung, nắm được các chi tiết của truyện. Giọng đọc của cô càng diễn cảm bao nhiêu, càng hấp dẫn trẻ bấy nhiêu. Trong quá trình đó, trẻ lĩnh hội tác phẩm văn học dần dần. Đồng thời, thông qua nghe cô đọc, kể diễn cảm, trẻ biết cách thể hiện sử dụng ngôn ngữ. Như vậy muốn trẻ sử dụng đúng giọng điệu bài thơ, hay nhân vật trong truyện thì cô phải là người sử dụng đúng ngữ điệu và thể hiện tình cảm tốt. Có như vậy khi trẻ nghe trẻ sẽ ghi nhớ được đặc điểm giọng nói nhân vật qua sự thể hiện hướng dẫn mẫu của cô. Ví dụ: Khi dạy truyện “Chú dê đen”, tôi đã tiến hành như sau: Cô kể diễn cảm truyện: + Giọng dê trắng run sợ. + Giọng chó sói khi gặp dê trắng thì quát to. + Giọng dê đen: Hùng dũng. + Giọng chó sói khi gặp dê đen lúc dầu thò to, sau sau nhỏ dần. Qua giọng kể đó của cô trẻ sẽ hiểu và sẽ thể hiện lại khi kể chuyện cũng như khi thể hiện được tình cảm thái độ của mình đối với mỗi nhân vật khi nghe và tham gia đóng kịch được tốt hơn. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Làm anh”, tôi đã thực hiện :. 9 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  3. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Cô đọc diễn cảm thái độ tình cảm của anh đối vơi em vào những từ như: “dỗ dành”, “dịu dàng”. Khi cô nhấn mạnh, diễn cảm giá trị biểu đạt bài thơ đến trẻ sâu lắng hơn. từ đó trẻ có thái độ cư xử với em bé, dịu dàng, nhường nhịn, nâng niu, trìu mến Đó cũng sẽ là thái độ, ứng xử của trẻ sau này. - Phương pháp đàm thoại: Nhờ có phương pháp này, sự hiểu biết của trẻ về tác phẩm văn học .thông qua đọc thơ, kể truyện được củng cố, mở rộng và chính xác hơn. Qua việc trả lời câu hỏi, hay đóng vai thể hiện lời nói nhân vật trẻ được luyện rèn ngôn ngữ cho trôi chảy hơn, diễn đạt dễ dàng hơn. Qua việc phát hiện những lỗi sai trong cách phát âm của trẻ, cô sửa sai, uốn nắn kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở mức cao hơn. Ví dụ :Truyện: “ Gà trống kiêu căng” Cô dùng câu hỏi đàm thoại với trẻ về thế giới động vật: Một số vật nuôi trong gia đình. Khi cho trẻ tham quan khám phá trang trại chăn nuôi, tôi đã đã đàm thoại bằng cách đặt ra những câu hỏi cho trẻ trả lời : + Chúng mình hãy quan sát xem có những con vật gì trong trang trại nhé? + Những con vật gì thuộc loại gia cầm? + Gà, ngan, ngỗng, vịt nuôi để làm gì? + Những con vật nuôi nào thuộc loài gia súc? + Nuôi chó để làm gì? + Nuôi mèo để làm gì? Tiếp đến đàm thoại về nội dung truyện, tôi lại đưa ra một số caao hỏi : + Câu chuyện cô kể có tên là gì? + Đặc điểm, hình dáng của chú gà trống như thế nào? + Tính cách của gà trống như thế nào? + Chú gà trống thường khoe khoang điều gì? + Chú khoe khoang với ai? + Có ai tin lời gà trống không? 10 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  4. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm + Ai là người đã dạy cho gà trống một bài học? + Các con có học tập gương bạn gà trống không? Khi trẻ trả lời câu hỏi của cô thì vốn ngôn ngữ tư duy của trẻ được huy động. Khi đàm thoại, trẻ cần phải sử dụng những cảm giác, trí tưởng tượng cũng như trí nhớ, tư duy của mình để trả lời những câu hỏi của cô, cõng từ đó mà ngôn ngữ của trẻ linh hoạt, phong phú hơn. - Phương pháp thực hành. Phương pháp thực hành là một phương pháp hết sức quan trọng và cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo. Vì khi đọc thơ hay tham gia nhập vai nhân vật nào đó trong vở kịch, trẻ vừa thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ, cũng như nhân vật mình đang đóng vai, sao cho đúng và thuộc, lại phải thể hiện đúng trạng thái diễn biến tình cảm của tác phẩm của nhân vật. Từ đó khả năng diễn đạt và diễn xuất của trẻ được bộc lộ, phát huy, tư duy của ngôn ngữ, sự lĩnh hội tiếp nhận và thể hiện của trẻ ngày càng cao. Để đạt được điều này không đơn giản chút nào, đòi hỏi người giáo viên phải chọn tác phẩm gây được hứng thú cho trẻ. Cô phải luôn luôn chú ý, quan tâm động viên trẻ, sửa sai, uốn nắn trẻ kịp thời. Vì nếu trẻ tham gia thì phải sử dụng đồng thời ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của bản thân, lúc này trẻ phát âm ra sao, chuẩn hay chưa chuẩn, diễn đạt như thế nào, trôi chảy hay vấp váp, thể hiện tình cảm ra sao sẽ được bộc lộ rõ ràng nhất. Ví dụ : Qua bài: Kể chuyện qua tranh : “Ngã tư đường phố”. Sau khi cô đã kể cho trẻ nghe truyện nhiều lần ( Qua mô hình, qua tranh truyện, qua tranh chữ), cô cho trẻ tập kể chuyện qua tranh bằng cách gợi ý để trẻ kể lại. Tiếp đó, cô có thể còn cho trẻ kể chuyện sáng tạo qua tranh,để trẻ tự sắp sếp lời nói của mình diễn đạt lại câu chuyện, cũng với nội dung nhưng lời thoại. Đây cũng chính là cách rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ rất hiệu quả. Ví dụ: Khi dạy truyện:” Gà trống kiêu căng.” 11 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  5. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi đã giúp trẻ hiểu nội dung truyện, thuộc lời thoại của truyện, tôi cho trẻ đóng kịch bằng giống rối. - Trẻ đóng vai gà trống phải có dáng đi, cử chỉ oai vệ, huânh hoang. Có giọng nói ra vẻ ta đây. “Ông mặt trời thức dậy là nhờ tiếng gáy của ta”; “hãy mở to mắt ra mà nhìn, chính tiếng gáy của ta đã đánh thức cả thiên hạ thức dậy” - Trẻ đóng vai Gà tồ: giọng điệu đều đều thể hiện là một con vật không ưa gì cái đồ khoác lác. “Đúng là cái đồ khoác lác”; “ Hừ phải dạy cho cái đồ khoác lác một bài học” - Trẻ dóng vai Mèo vàng: giọng điệu rụt rè thể hiện là một con vật nhút nhát, không thích gây gổ làm gì? “ Thôi anh gà tồ ơi, mặc kệ anh ấy.” - Bên cạnh việc rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các phương pháp trên qua các tác phẩm văn học trong chương trình giảng dạy, thì việc rèn kỹ năng cho trẻ qua các câu chuyện, thơ ca, phù hợp với độ tuổi các cháu cũng là cách mà tôi áp dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc thơ ở mọi hoạt động. Cách tiến hành hoạt động này tôi đưa ra ở các tình huống như sau : + Tổ chức, kể chuyên, đọc thơ, diễn cảm., giữa các trẻ trong lớp, giữa các lớp với nhau. + Hay nhân ngày lễ, tết khuyến khích trẻ kể chuyện, đọc thơ theo chủ đề như: Dành tặng bà, mẹ, cô nhân ngày 8/3. Dành tặng cô giáo nhân ngày 20/11. 10/10. Dành tặng ông bà, bố mẹ nhân dịp tết đến Qua những hoạt động trên trẻ không chỉ tìm và lựa chọn bài cho phù hợp mà trẻ còn phải thể hiện giọng kể, đọc của mình đến người nghe cho phù hợp. Lúc trẻ suy nghĩ về câu chuyên hay bài thơ cho phù hợp với chủ đề, là lúc trẻ dùng trí nhớ của mình để nhớ lại nội dung truyện, thơ đã học. Tư duy của trẻ sẽ phát triển lên thông qua diễn đạt lại nội dung câu truyện, bài thơ đó. 12 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  6. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm * Cùng với các giải pháp trên việc tăng cường cơ sở vật chất ở trường lớp là một phần quan trong trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Với giải pháp này, tôi thực hiện như sau: Thường xuyên trang trí sắp xếp lớp theo chủ đề, chủ điểm, với những đồ dùng đồ chơi phong phú như: - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo chủ đề: Trường mầm non. + Tranh ảnh trường mầm non được treo trên tường. + Mô hình trường mầm non được trưng bày ở góc chơi. + Sách tranh truyện về những hoạt động ở trường mầm non . Qua đó, trẻ sẽ tự diễn đạt thành lời về những hoạt động diễn ra trong trường mầm non qua tranh, ảnh, mô hình khi trò chuyện cùng cô. Trong hoạt động văn học, phần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi là không thể thiếu. Ví dụ: Truyện: gà trống kiêu căng Chủ đề : Một số vật nuôi. Tôi chuẩn bị tranh xung quanh lớp tranh về một số vật nuôi, chuẩn bị tranh ghép rời minh hoạ cho truyện, mô hình minh hoạ cho truyện, tranh chữ minh hoạ cho truyện, mũ gà trống, mũ gà tồ, mũ mèo, sân khấu. Khi tiết học diễn ra,trẻ rất hào hứng học, hào hứng tham gia vào các hoạt động trong giờ học, như : tự thuyết minh về hình ảnh những con vật gần gũi, thích kể lại câu chuyện qua tranh, qua mô hình. Đàm thoại với cô vầ nội dung truyện lưu loát hơn do trẻ đã lĩnh hội được nội dung truyện tốt.Từ đó trẻ thích xung phong đóng kịch để được đội những chiếc mũ đẹp Chính vì thế việc chuẩn bị cơ sở vật chất trong các hoạt động nói chung và trong môn văn học nói riêng là không thể thiếu. Đó cũng là giải pháp để tôi “Rèn ngôn ngữ cho trẻ”. * Giải pháp tiếp theo mà tôi áp dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lớp mẫu giáo 3 tuổi là: Kiểm tra đánh giá. - Tôi thường xuyên đánh giá trẻ qua mỗi tiết học và hoạt động góc hàng ngày, vào sổ đánh giá trẻ biết được trẻ khiếm khuyết ở điểm nào để bổ xung cho trẻ. 13 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  7. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: Qua bài thơ: “Mèo đi câu cá”. Với kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc diễn cảm của trẻ. Như vậy yêu cầu của bài về kỹ năng khi đọc thơ các cháu phải đọc không ngọng, không vấp, thẻ hiện rõ nội dung bài thơ. Phần trẻ đọc thơ diễn cảm. Cháu nào là cháu đọc hay, diễn cảm, tôi ghi lại để phát triển năng khiếu cho các cháu. Cháu nào giọng đọc còn rụt rè, không rõ ý, tôi cũng ghi lai để chú ý rèn luyện cháu nhiều hơn. Phần cho trẻ đọc thơ sáng tạo theo tranh, lúc này trẻ phải biết sắp xếp ý thơ sao cho phù hợp với nội dung tranh. Cháu nào mạnh dạn nhất, diễn đạt hay nhất, tôi ghi lại, cháu nào còn chưa giám thể hiện tôi cũng ghi lại. Từ đó, tôi rút kinh nghiệm, nghiên cứu, tìm cách giảng dạy sao cho phù hợp vào giừo dạy sau. Việc thường xuyên ghi nhật ký là một thói quen rất tốt, giúp tôi theo dõi nhận thức của từng trẻ nói chung và theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng để rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho các cháu. * Khi trẻ nói ngọng hay sử dụng từ địa phương , tôi không chê trẻ, tuy nhiên vẫn phải nhắc nhở phê phán rút kinh nghiệm, để trẻ nhận ra điểm sai của mình và sửa chữa ngay. Nếu ta cứ để một trẻ sai nhiều lần không những cháu bị ảnh hưởng mà những cháu xung quanh cũng ảnh hưởng theo. Ví dụ: Trẻ nói “Trồng cây’ bằng “giồng cây” Tôi thường nhắc khi trẻ sai là: + Con nói gần đúng rồi đấy. + Con nên chú ý đọc thật hay như bạn nhé. + Chỉ cần chú ý một chút nữa là con nói đúng đấy. Bên cạnh đó có thể giúp trẻ nói lại theo cô, hay mời trẻ khác nói lại. Ví dụ: Khi dạy truyện: “Ai đáng khen nhiều hơn”. Tôi hỏi: + Câu chuyện có tên là gì? + Thỏ mẹ nhờ thỏ anh đi đâu? + Thỏ mẹ nhờ thỏ em đi đâu ? 14 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  8. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Trẻ trả lời có thể nhầm giữa công việc được giao của hai anh em thỏ. * Bên cạnh việc phê phán, rút kinh nghiệm việc Biểu dương,tuyên truyền Đây cũng là một giải pháp để phát triển và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Tôi thực hiện giải pháp này bằng cách: - Luôn tuyên dương như vỗ tay, khen trẻ, khuyến khích khi trẻ đã trả bài đúng. + Khi trẻ đọc một bài thơ hay , cô hỏi các trẻ khác. Bạn đọc có hay không? Hãy thưởng cho bạn một tràng vỗ tay thật to nào. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Từ việc được cô khuyến khích, trẻ sẽ cố gắng lần sau đọc hay hơn, trẻ khác cố gắng cũng đọc hay như bạn. Từ đó trẻ càng thi đua nhau đọc diễn cảm hơn. * Không phải dĩ nhiên mà có câu “ Già được bát canh như trẻ được manh áo mới” Chính vì vậy mà tôi thường xuyên phối hợp với các bậc phụ huynh, với BGH trường tổ chức hội thi đọc, kể diễn cảm những tác phẩm văn học để tặng quà biểu dương các cháu. Đó là hình thức giúp các cháu phấn đấu. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Với tiêu chí nhằm “rèn ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi” thông qua môn văn học, để các cháu có thể trả lời mạch lạc, không nói ngọng, biết cách diễn đạt ngôn ngữ. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực nghiệm đối với trẻ trong lớp mình. Bằng những giải pháp đã nêu trên trong năm học vừa qua, đã đạt được kết quả như sau: + Trẻ trả lời mạch lạc câu hỏi của cô đạt: 100% + Trẻ nói ngọng: 0 + Trẻ không biết cách biểu đạt ngôn ngữ: 0. Trong khi đọc diễn cảm và đóng kịch trẻ rất nhiệt tình và phấn khởi xung phong. Điều đáng mừng là thông qua hoạt động với văn học mà vốn từ của trẻ 15 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  9. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm được bổ xung nhiều hơn, trẻ mạnh dạn hơn hẳn khi trả lời, giao tiếp khi học tập, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ hàng ngày để giao tiếp phù hợp. Đạt được kết quả này, không chỉ là lỗ lực của cô và trẻ, mà còn là sự hướng dấn tận tình của tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm trợ giúp của các cô giáo, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với tôi trong thời gian qua. Đến thời điểm này, ở lớp tôi phụ trách, ngôn ngữ của trẻ ngày càng được nâng cao, phát triển, qua đó giúp trẻ dần dần hoàn thiện nhận thức và nhân cách của mình. Việc rèn ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non là một việc quan trọng, điều này muốn đạt đựoc cần có sự nhiệt tình giảng dạy rèn luyên của cô, sự lỗ lực của trẻ bên cạnh đó cần có sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục . Việc rèn ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi không dễ, bởi vì với đặc thù tâm sinh lý lứa tuổi: Trẻ muốn chơi tự do, bướng bỉnh, trí nhớ chưa cao. Để việc rèn ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua môn văn học , người giáo viên mầm non phải làm tốt những vấn đề sau: - Trước hết là người giáo viên mầm non muốn thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện, người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, yêu nghề mến trẻ, nắm vững được đối tượng học sinh mà mình phụ trách, về tâm lý lứa tuổi, khả năng của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ trên cơ sở đó mà có kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ toàn diện sát sao - Thường xuyên dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, có ý thức tự trao dồi học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp soạn giảng theo sự chỉ đạo sát sao của chuyên môn, của ban giám hiệu nhà trường. - Thường xuyên tích luỹ và trau dồi cho mình vốn từ ngữ phong phú, phát âm chuẩn, tiến tới nói hay, là tấm gương sáng cho học sinh học tập về cách diễn đạt ngôn ngữ - Việc rèn ngôn ngữ trẻ của người giáo viên phải được tiến hành thường xuyên, đồng nhất theo đúng chỉ đạo của chuyên nôn đã đề ra trong tất cả các 16 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  10. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm khâu của quá trình giảng dạy, trên cơ sở yêu cầu ngày càng được nâng lên để giúp trẻ phát triển một cách hoàn thiện. - Việc rèn ngôn ngữ cho trẻ cũng cần có sự kết hợp có sự ủng hộ hợp tác nhiệt tình của phụ huynh phối hợp với cô giáo, để có sự thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục các cháu ở trường và ở gia đình. Phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về ảnh hưởng của họ đối với trẻ nhất là lời ăn tiếng nói, cách ứng xử trong giao tiếp nhất là đối với trẻ - Sự quan tâm, ủng hộ đầu tư về cơ sở vật chất của các các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn để tạo cho các cháu có điều kiện học tập và vui chơi, cũng góp phần quan trọng vào sự thành công trong việc rèn ngôn ngữ cho trẻ trong Trường mầm non III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Ngôn ngữ đặc biệt quan trọng đối với con người. Nếu ngôn ngữ nghèo nàn thì tư duy cũng khó phát triển. Vì vậy, chúng ta phải cung cấp vốn từ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và phải thường xuyên củng cố rèn luyện cho trẻ, giúp trẻ sử dụng thành thạo, chuẩn xác tiếng mẹ đẻ của mình, diễn đạt nó một cách mạch lạc rõ ràng. Ngôn ngữ có vị trí và tầm quan trọng lớn lao như vậy nên việc rèn ngôn ngữ cho trẻ là một vấn đề cần thiết, đặc biệt là với trẻ mẫu giáo nói chung ,trẻ 5 tuổi nói riêng. Đề tài nghiên cứu “ Rèn ngôn ngữ cho trẻ thông qua môn văn học” này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phát triển học tập của trẻ những năm học tiếp theo. Qua thời gian nghiên cứu, thực hành thể nghiệm vấn đề “rèn ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi thông qua môn văn học” tại trường mầm non Hông Thái Tây trong năm học 2017-2018 của mình, tôi thấy phương pháp giáo dục này đã có hiệu qủa tốt. Thông qua việc học tập, vui chơi, đặc biệt là qua môn văn học, trẻ lớp tôi phụ trách đã có nhiều tiến bộ trong ngôn ngữ của mình. 17 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  11. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm Việc rèn ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non là một việc quan trọng, điều này muốn đạt được cần có sự nhiệt tình giảng dạy rèn luyên của cô, sự lỗ lực của trẻ bên cạnh đó cần có sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường và làm tốt công tác 2. Kiến nghị: Các cấp quản lí giáo dục, sở giáo dục nên thường xuyên mở các chuyên đề các cấp đặc biệt là cấp cụm, để các giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình tiếp cận và thực hiện chương trình đổi mới và phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non. Tăng cường kinh phí cho giáo dục mầm non để mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ thiết thực cho việc đổi mới phương pháp tăng hiệu quả chất lượng giáo dục như: - Các đồ dùng dạy học cần đạt chất lượng chuẩn hơn và đầy đủ hơn: lô tô, tranh Tôi rất mong các cấp quản lí giáo dục quan tâm nhiều hơn nữa đến ngành học mầm non, đặc biệt là những trường còn nhiều khó khăn của thị xã Đông Triều để công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn ! THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Duyên 18 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  12. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Với đề tài “Rèn ngôn ngữ cho trẻ” thông qua môn văn học tôi đã nghiên cứu và tham khảo những tài liệu sau.: - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi xuất bản 2001 - Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Giáo trình tâm lý học trẻ em xuất bản năm 1995 - Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn LQVH- WWW.Mầm non.Com 19 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  13. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC NỘI DUNG Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu. 5 II. PHẦN NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Thực trạng 6 3. Giải pháp, biện pháp 9 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 9 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 15 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 15 vấn đề nghiên cứu. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 18 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 V. MỤC LỤC 20 20 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên
  14. Trường MN Hồng Thái Tây Sáng kiến kinh nghiệm 21 Người thực hiện Nguyễn Thị Duyên