Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

doc 40 trang Đinh Thương 15/01/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. 25 bước là bồng, bế, không cho trẻ tự làm một việc gì dù chỉ là nhỏ nhất, mà cứ nghĩ rằng thương con là mua cho trẻ ăn nhiều món ngon, vật lạ, không hề chú ý đến sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng cũng như sự vận động phù hợp sẽ dễ sinh bệnh béo phì không tốt cho con em mình. Từ tình hình thực tế như vậy tôi đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học, thông qua nhiệm vụ trong tâm trong năm học và đề ra phương hướng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buối họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Bên cạnh đó tôi còn trao đổi, nói chuyện với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ hằng ngày về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác của trẻ. Tuyên truyền qua góc phụ huynh, về nội dung chăm sóc – nuôi dưỡng giáo dục trẻ như phòng bệnh theo mùa, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh răng miệng, rửa tay đúng cách, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, vận động đúng cách, hợp lý, trong đó tôi chú trọng các vấn đề để phát triển lĩnh vực thể chất cho trẻ đó là: Tuyên truyền về dinh dưỡng và sức khỏe: Ăn uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng. THỰC ĐƠN MÙA HÈ – KHỐI MẪU GIÁO – NĂM 2020 – 2021 TUẦN 1 + 3 TUẦN 2 + 4 Thứ Trưa Chiều Trưa Chiều 2 Cơm Cơm Bánh mỳ, Bánh mỳ, Uống sữa. Thịt đúc trứng Đậu om thịt Uống sữa.
  2. 26 Canh tép nấu mùng Canh cua mùng tơi tơi 3 Cơm Cháo vịt Cơm Cháo gà Ruốc bông cá thu Tôm rim thịt Canh bí xanh hầm Canh bí đỏ hầm xương. xương. 4 Cơm Chè thập Cơm Miến ngan cẩm Thịt sốt cà chua Ruốc bông cá thu Canh rau mồng tơi Canh bí đao nấu thịt nấu ngao 5 Cơm Cơm Chè thập cẩm Miến ngan Tôm rim thịt Thịt sốt cà chua Canh khoai thập Canh rau mồng tơi cẩm nấu ngao 6 Cơm Bánh mỳ, Cơm Bánh mỳ, Uống sữa. Uống sữa. Thịt bò hầm carot. Thịt bò hầm carot Canh bầu nấu thịt Canh bí đỏ nấu tôm Ngủ đủ giấc, đúng giờ, chỗ ngủ thoáng mát, ấm đông, mát hè. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có thói quen tốt trong ăn uống, biết rữa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện . Phòng một số bệnh thông thường thường gặp theo mùa cho trẻ. Biết làm một số việc vừa sức để giúp đỡ cô giáo, ba mẹ, biết tự phục vụ bản thân một số việc đơn giản có thể làm được. Biết giữ gìn sức khỏe và biết chơi các trò chơi, đồ chơi mang tính chất an toàn.
  3. 27 Một biện pháp tôi tâm đắc nhất trong năm học này là chuyên đề “ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” “ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ” Trường, Huyện tổ chức hội thi “ Bé tập làm nội trợ” lại thêm một cơ hội để tôi tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để giúp đỡ về vật chất, tinh thần. Hội thi đã tạo ra sân chơi giúp trẻ được trải nghiệm, thực hành những kỹ năng liên quan đến dinh dưỡng, ý thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe, biết hợp tác trong các hoạt động tập thể và thái độ yêu lao động. Qua hội thi giáo dục trẻ rèn luyện được nhiều kỹ năng sống. Vì vậy phụ huynh rất thích thú ủng hộ nhiệt tình. Tuyên truyền về giáo dục thể chất: Tham gia vào các trò chơi vận động lúc ở nhà cũng như ở trường. Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi. Tham gia vào các hoạt động ở giờ thể dục buổi sáng, thể dục giờ học, luyện tập các động tác bò, trườn, trèo, leo, chạy, nhảy, đi, đứng Ngoài ra còn tuyên truyền phụ huynh tăng cường đưa trẻ tham gia các hoạt động giao lưu, dạo chơi dã ngoại, tham quan cùng với gia đình, bạn bè, cho trẻ tự mang vác một số đồ dùng cá nhân vừa sức, cho trẻ đi bộ, leo trèo có sự quan sát của người lớn để tăng cường dẻo dai, sức bền, rắn chắc xương tăng cường sức khỏe đồng thời giáo dục trẻ tính tự lập, lòng kiên nhẫn, chịu khó, tự phục vụ mình, không trông chờ vào người khác Đối với các hoạt động trong ngày: Ở nhà bố mẹ không làm thay hết mọi việc cho trẻ mà tập cho trẻ làm những công việc đơn giản vừa sức. Giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý trẻ cần luyện tập phát triển thể lực ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là đối với trẻ 5 tuổi. Trẻ khỏe mạnh thể lực tốt thì mới có điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, vui chơi ở trường cũng như ở nhà và chuẩn bị tâm thế để bước vào trường phổ thông.
  4. 28 Qua biện pháp này tôi thấy hầu hết phụ huynh đều có nhận thức về giáo dục dinh dưỡng- phát triển vận động cho trẻ, quan tâm hơn đến việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng như phát triển thể lực cho trẻ nên thể chất của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt nhằm giúp trẻ phát triển cân đối và toàn diện. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “ Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” III.1. Hiệu quả kinh tế - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiêm cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi nên không tốn kém kinh phí. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội * Đối với trẻ Qua một thời gian thực hiện những giái pháp trên, tôi nhận thấy giáo dục phát triễn thể chất lớp tôi trẻ đã hoạt động một cách tích cực và kết quả cuối năm có sự khác biệt rõ rệt thể hiện qua bảng khảo sát sau: Về Giáo dục: T Nội dung khảo sát Tổng Đạt Chưa T số Tốt Khá Trung đạt trẻ bình Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ % % % % 1 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi
  5. 29 tham gia vận động 25 15 60 7 28 3 12 0 0 2 Trẻ tích cực tự giác trong hoạt động 25 16 64 7 28 2 8 0 0 3 Trẻ có kỹ năng vận động thành thạo 25 15 60 6 24 4 16 0 0 Về sức khỏe: Tổng Nội dung số trẻ Chiều cao Cân nặng BT Tỷ lệ % Thấp Tỷ lệ B.T Tỷ lệ SDD Tỷ lệ còi % % % 25 25 100 0 0 25 100 0 0 *Đối với hoạt động giáo dục: Qua việc thực hiện các biện pháp của bản thân vào việc phát triển thể chất cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi bản thân thu được hiệu quả: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ vận động, thích vận động, tự tin, nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thể lực của trẻ ngày được nâng lên rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh và tăng cân đều, trẻ được chăm sóc trong môi trường an toàn, lành mạnh. Các chỉ tiêu đề ra đều đạt như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, không xảy ra tai nạn thương tích, dịch bệnh. Kết quả cụ thể như sau: Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động: Loại tốt: 15 cháu đạt: 60%; Loại khá: 7 cháu đạt 28%; TB: 3 cháu đạt: 12%; không còn trẻ không được xếp loại. Trẻ tích cực tự giác trong hoạt động: Loại tốt: 16 cháu đạt: 64%; Loại khá: 7 cháu đạt 28%; TB: 2 cháu đạt: 8%; không còn trẻ không được xếp loại. Trẻ có kỹ năng vận động thành thạo: Loại tốt: 15 cháu đạt: 60%; Loại khá: 6 cháu đạt 24%; TB: 4 cháu đạt: 16%; không còn trẻ không được xếp loại.
  6. 30 * Về sức khoẻ: + Cân nặng: 25/25 trẻ phát triển bình thường, đạt 100% + Chiều cao: 25/25 trẻ phát triển bình thường, đạt 100% *Đối với bản thân: Bản thân tôi ngày càng có kinh nghiệm sâu sắc hơn trong việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Là một giáo viên, tôi tự tin khi tổ chức các hoạt động trong nhà trường, bám sát kế hoạch và tự làm chủ được khi xây dựng kế hoạch. Bản thân được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao về công tác giảng dạy và khả năng tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Được phụ huynh tin tưởng, quý mến. *Đối với đồng nghiệp: Với đề tài của mình bản thân đã đưa ra trao đổi cùng đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ để giúp bạn bè đồng nghiệp hiểu rõ về nội dung phương pháp hình thức tổ chức giáo dục phát triễn thể chất cho trẻ đạt hiệu quả, từ đó bạn bè đồng nghiệp cũng có thể sử dụng các biện pháp của tôi vào việc tổ chức phát triễn thể chất cho trẻ của các lớp mình. *Đối với nhà trường: Qua các biện pháp trong đề tài nhà trường đã sử dụng để giới thiệu đến tập thể giáo viên trong trường để chị em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho đề tài bổ sung thêm các biện pháp mới hơn của các đồng nghiệp khác chị em cùng nhau thực hiện và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở các lớp nói riêng và chất lượng nhà trường nói riêng. *Đối với phụ huynh: Phụ huynh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn việc học tập của con em mình. Khi ở trường, thường xuyên quan tâm đến tình trạng sức khoẻ và các hoạt động của trẻ khi ở nhà. Tin tưởng và hưởng ứng mạnh mẽ cùng nhà trường phối kết hợp làm tốt chuyên đề “ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng
  7. 31 sống cho trẻ” và “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non”. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Đinh Thanh Thư
  8. 32 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột
  9. 33 Trẻ tập thể dục buổi sáng
  10. 34 Trẻ chơi kéo co
  11. 35 Trẻ giao lưu đá bóng giữa lớp 5a4 với 5a5
  12. 36 Trẻ giao lưu đá bóng giữa lớp 5a4 với 5a5
  13. 37 Trẻ chơi trò chơi ném bóng qua vòng