Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4–5 tuổi ở trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4–5 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4–5 tuổi ở trường Mầm non
- Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Như vậy, trò chơi có vai trò rất quan trọng đối với trẻ em. Nếu không thường xuyên cho trẻ được vui chơi sẽ làm hạn chế sự tiến bộ của trẻ. Thông qua các trò chơi này trẻ học được cách phối hợp cùng nhau khi tham gia hoạt động, biết chia sẻ, nhường nhịn, không xổ đẩy, chen lấn Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc khi mình không được tham gia Ngoài ra trò chơi còn là một phương tiện giúp trẻ bộc lộ, thể hiện tâm trạng, cảm xúc thật sự của mình. Nhìn trẻ chơi người lớn có thể cảm nhận được suy nghĩ bên trong hoặc phát hiện được những đặc điểm riêng của trẻ. Và điều quan trọng là thông qua trò chơi đứa trẻ tự rèn luyện những đức tính và kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn so với những phương thức giáo dục khác. * Thông qua các hoạt động khác trong ngày. Sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh - đó chính là cơ hội quý để hình thành những kỹ năng sống mới. + Trong giờ đón, trả trẻ: Trẻ được rèn luyện hàng ngày các kỹ năng tự phục vụ như: Lấy, cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định. Kỹ năng giao tiếp: Biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác Trong thời gian đón và trả trẻ cô thường xuyên trò chuyện với trẻ về những kỹ năng bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm: Người lạ cho quà, bị lạc, gặp tình huống cháy, nổ, tránh xa những vật dụng gây nguy hiểm: Phích điện, bàn là + Trong giờ thể dục sáng: Rèn cho trẻ các kỹ năng biết chờ đến lượt khi tham gia hoạt động: Lấy dụng cụ, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy; Kỹ năng biết bảo vệ bản thân: Không chạy nhảy, đi đến những nơi nguy hiểm như chỗ trơn trượt, hoặc có chướng ngại vật + Trong giờ vệ sinh: Trẻ được thực hành các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, cách chải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định Biết chờ đến lượt khi tham gia hoạt động, không chạy nhảy, nô đùa trong nền nhà trơn trượt, + Trong giờ ăn: Trẻ học được những nghi thức văn hóa trong ăn uống: Mời chào trước khi ăn, không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn, biết che miệng khi ho hoặc hắt hơi, biết nhặt cơm rơi vào đĩa, biết nói lời cảm ơn khi cô giáo đưa cơm, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết ăn hết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, qua đó trẻ cũng có những kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như biết tự đi lấy bát thìa theo số lượng của tổ mình và biết được lần lượt ngày trực nhật của mình theo tổ, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác Ngoài ra thông qua các món ăn đa dạng và giàu dinh dưỡng ở trường mầm non cũng giúp trẻ được làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau, các cách chế biến khác nhau, từ đó giúp trẻ dễ dàng thích nghi với những loại thức ăn mới. Khi thông qua các hoạt động trong ngày, để giáo dục trẻ giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo một cách tích cực. d. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành các kỹ năng cho trẻ đó là cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao kĩ năng sống cho trẻ Ví dụ : Chủ đề “ Tết và mùa xuân” tôi còn cho trẻ tham gia trải nghiệm gói bánh trưng tại trường. Ỏ trải nghiệm này trẻ được thực thực tất cả các công đoạn của việc gói bánh như: Rửa lá, lau lá, đãi đỗ, gạo, gấp lá để trẻ hiểu được để có 1 chiếc bánh trưng người làm bánh phải tỉ mỉ làm rất nhiều việc. 11 of 15 11/11/2024, 8:38 AM
- Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Trẻ trải nghiệm gói bánh trưng ở trường. Trẻ trải nghiệm làm bánh trung thu. e. Biện pháp 6. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa ra ý tưởng về các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà. 12 of 15 11/11/2024, 8:38 AM
- Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Hàng ngày tôi quan sát, theo dõi xem những tiêu chí nào trẻ đã làm được hay chưa làm được, sau đó trao đổi với phụ huynh qua giờ đón và trả trẻ để cùng bàn luận và cùng uốn nắn trẻ kịp thời. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi về đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của cháu ở lớp và đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thích của cháu ở nhà. Với việc làm kiên trì đó tôi đã tác động đến ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. -Một số kỹ năng phối hợp cùng phụ huynh dạy trẻ: Kỹ năng tự phục vụ: Cất dép, gấp, cất quần áo, tự xúc ăn, Biết giúp đỡ người lớn những công việc vừa sức. Kỹ năng giao tiếp: Biết chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Tránh những nơi, những vật nguy hiểm, không đi theo người lạ Kỹ năng quản lý cảm xúc: Biết kiềm chế cảm xúc khi tức giận, không thể hiện cảm xúc một cách thái quá chỗ đông người, Tôi phối hợp với phụ huynh hướng dẫn và quan sát trẻ khi con ở nhà, và điều quan trọng nhất là cha mẹ chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo. VD: Cha mẹ hãy cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ. Trong các dịp lễ, tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang trí nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem. - Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: 1. Hiệu quả kinh tế - Trên đây là kết quả học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi nên không tốn kém về kinh phí. 2.Hiệu quả xã hội * Về phía giáo viên: -Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. - Có mối quan hệ chặt chẽ và tạo được sự uy tín đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. -Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh hưởng ứng tích cực, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp * Về phía trẻ: - Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên đạt kết quả tốt. - Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, có kỹ năng tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ người lớn những công việc vừa sức Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động lao động, học tập, vui chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu 13 of 15 11/11/2024, 8:38 AM
- Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời. * Kết quả so sánh đối chứng: STT Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Nội dung Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% 1 Kỹ năng tự nhận thức 30 62 18 38 45 94 3 6 bản thân 2 Kỹ năng tự lập, tự phục 29 60 19 40 44 92 6 8 vụ 3 Kỹ năng giao tiếp, ứng 31 65 17 35 43 90 5 10 xử 4 Kỹ năng hợp tác và chia 30 62 18 38 45 94 3 6 sẻ 5 Kỹ năng giải quyết vấn 31 65 17 35 45 94 3 6 đề 6 Kỹ năng thích nghi 29 60 19 40 43 90 5 10 7 Kỹ năng tự bảo vệ 32 67 16 33 45 94 3 6 8 Kỹ năng tự điều chỉnh 31 65 17 35 43 90 5 10 cảm xúc Như vậy, với kết quả mà tôi đã đạt được sau 1 năm tìm tòi và áp dụng các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên giáo viên cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý dựa trên quan điểm then chốt của giáo dục mầm non là “Lấy trẻ làm trung tâm” và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm. Với kỹ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sau khi thực hiện áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” tôi thấy có rất nhiều lợi ích cho cả cô và trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ . Giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ. Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ. Tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực. Có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: Giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng động, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục trẻ kỹ năng sống. Trên đây là: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. 14 of 15 11/11/2024, 8:38 AM
- Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) Tác giả:Nguyễn Thị Hương 15 of 15 11/11/2024, 8:38 AM