SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6685
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. - Lô tô các loại quả xếp vào một ô Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp gọn gàng và dễ kiếm. Khi trang trí lớp bao giờ tôi cũng chú ý tới những mảng tường lớn trong góc chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ thường hoạt động để trang trí. Các mảng này vừa được sử dụng để trang trí vừa được gắn những hình ảnh rất ngộ nghĩnh, sinh động. Từ những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tôi đã cắt, vẽ dán trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, có hiệu quả giáo dục. Như những cây nổi có kích cỡ lớn để trang hoàng cho lớp học của mình. VD: Tôi chọn một góc sáng dễ quan sát, tôi làm một cây chuối từ nhiều chất liệu, cây có lá, có buồng nổi hẳn lên trên bề mặt của tường. Bất cứ ai bước vào lớp học cũng bị thu hút sự chú ý bởi loại cây này. Tôi nghĩ đây chính là một loại phương tiện đồ dùng để cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá, nó sẽ hấp dẫn hơn nhiều các bức tranh vẽ mà trẻ vẫn thường được học. Ngoài ra các mảng phụ tôi đã dùng để trang trí những hình ảnh theo từng chủ điểm cụ thể để trẻ được cảm nhận sự vật hiện tượng một cách tự nhiên. Tôi cũng sưu tầm các loại vải vụn, cọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để cùng trẻ làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò để bổ sung cho giá đồ chơi của trẻ Khu vực ngoài hiên tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên. Ở nơi đó có những chậu hoa đua nở bốn mùa, có tiếng hót véo von, có những đàn cá bơi lội tung tăng, có những hạt lạc, hạt đỗ ngày đêm đội đất, nhú mầm. ở đó tôi đã bố trí phù hợp chỗ cho những giò cây leo lá xanh tươi mát, những chú ong, bướm, chị chuồn chuồn khi bay, khi đậu lại là tâm điểm chú ý của các bạn trẻ thơ. Ở chính nơi này các bé được đắm mình thực sự trong thế giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút từ đó trẻ đã có thể cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách tự nhiên nhất. Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây vạn niên thanh , các loại hoa giàn dây leo. Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồn trẻ cả một thế giới tự nhiên sống động, tươi mát, trong trẻo. Để trẻ đắm mình trong thế giới tự nhiên để trầm trồ, ngắm nghía, thậm chí là đưa tay để sờ, để cảm nhận. Sự vui tươi, hứng khởi đã lộ rõ trên khuôn mặt trẻ. Bởi chính cô giáo đã mang đến cho chúng ta cả một thế giới thiên nhiên, thế giới bạn bè đầy thân thiện. * Biện pháp 3: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp về “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo Dục và Đào tạo tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp những vấn đề còn chưa rỏ, chưa hiểu về đổi mới phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, tôi còn tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, kỷ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự
  2. nghiên cứu để rút ra những vấn đề cần thiết cho bản thân. Bên cạnh đó, tôi còn học tập tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của nhà trường. Ngoài việc tự học trên sách vỡ, tài liệu tôi còn học trên intermet, được dự giờ thao giảng của đồng nghiệp, thông qua các hoạt động tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí cán bộ quản lý phân tích cụ thể các hoạt động dạy đó là hoạt động dạy đã đổi mới chưa? Đổi mới ở chổ nào? Đã lấy trẻ làm trung tâm chưa? Và hoạt động dạy đó thực hiện mang lại hiệu quả chưa? Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình giảng dạy. * Biện pháp 4: Tổ chức hội thi thiết kế môi trường hoạt động trong lớp cho trẻ mầm non. Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Nhà trường đã triển khai nhiều nội dung cũng như hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung được nhà trường triển khai bằng việc tổ chức hội thi “Thiết kế môi trường trong lớp học cho trẻ” theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”. Sau khi tổ chức chuyên đề có đánh giá rút kinh nghiệm. Ban giám hiệu đã quán triệt sâu sắc đến toàn bộ giáo viên khi xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” đòi hỏi phải đạt những yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, là môi trường giáo dục mà trẻ được tham gia xây dựng cùng giáo viên. Cụ thể: Trẻ có thể bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc chơi Thứ hai, có học liệu đa dạng hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Thứ ba, các góc học tập trong và ngoài lớp đa dạng, phong phú Thứ tư, các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương được tận dụng hợp lý Thứ năm, tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động Thứ sáu, giáo viên trò chuyện, chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy Thứ bảy, trẻ có thể chủ động tích cực: vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng. Sau khi quán triệt các các yêu cầu cơ bản tôi hướng dẫn và có một số gợi ý cụ thể như sau: * Lựa chon màu sắc, kích thước và hình thức trang trí: - Hình ảnh phải rõ ràng, màu sắc đẹp, hài hòa, nhã nhặn, có tên gọi ở mỗi bức tranh Khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm - Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ : Không quá cao, không quá thấp - Trang trí phải theo đặc trưng của từng lứa tuổi . * Biện pháp 5: Tạo không gian học tập đẹp mắt để thu hút trẻ vào các hoạt động học tập. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút sự chú ý
  3. của trẻ. Vì vậy, để cung cấp kiến thức cho trẻ chúng ta cần quan tâm đến các giáo cụ trực quan ở trường, lớp cũng như tạo ra các đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt để thu hút trẻ, khi trẻ được tận mắt nhìn và trực tiếp sờ mó, tìm tòi khám phá trên các đồ dùng sẽ kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ, từ đó trẻ tham gia học tích cực hơn. Với đặc điểm đó, nhà trường chú trọng cung cấp các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được học tập và trải nghiệm tương đối đảm bảo. Trên cơ sở đó, tôi thường xuyên thay đổi, sắp xếp, bố trí các đồ dùng đồ chơi sao cho trẻ dễ dàng lấy và thực hành, trải nghiệm trong mỗi giờ học. Để đảm bảo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở lớp theo thông tư 02 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, ngoài những trang thiết bị đồ dùng đồ chơi được nhà trường cấp phát, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, vạch ra kế hoạch rõ ràng cho việc làm đồ dùng, đồ chơi cụ thể như sau: Rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ điểm, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước . Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động. Ví dụ: Từ cành khô, vỏ cây, dăm bào, bột cưa, mo cau, rễ tre, vỏ sò, ốc, hến, vỏ các loại hột chúng tôi tạo làm thành những bông hoa, cây xanh, con vật, đắp nổi thành những bức tranh để cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Các loại hộp sữa, bình nước rửa chén, hộp bơ, bình C, các loại chai lọ bằng nhựa, vải vụn, bao ni lông, bìa vở, chúng tôi tạo thành đồ chơi cho trẻ: Lắp ráp thành những ngôi nhà, xích đu, cầu trượt, các con vật, các đồ dùng trong gia đình như soong, nồi chén, bát, tủ đứng, tủ lạnh, quạt điện Các nguyên vật liệu trên cũng là nguồn cho trẻ hoạt động trẻ dùng hột, hạt, sò, hến, ốc xếp thành chữ cái, chữ số, đếm, phân loại xếp nhà, trường lớp, cây hoa, Chúng tôi làm các con rối bằng vải vụn để trẻ chơi trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, tự vẽ các câu chuyện (Tranh chưa tô màu) để trẻ tập tô màu và kể chuyện theo tranh Tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn cùng với cách bố trí, sắp xếp một môi trường học tập vừa gọn gàng, khoa học với nhiều màu sắc tôi thấy khả năng chú ý học tập của trẻ cao hơn, cháu tham gia học tích cực hơn. Nhưng để giờ học đạt hiệu quả cao hơn ngoài việc tạo không gian học tập đẹp mắt giáo viên cần có sự đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức tiết học một cách linh hoạt.
  4. * Biện pháp 6: Tổ chức cân đối, hài hòa giữa hoạt động học tập và hoạt động vui chơi: Đối với bậc học Mầm non giáo viên cần phải vận dụng phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Chính vì vậy ngoài việc tổ chức hoạt động chung giáo viên còn phải tổ chức hoạt động góc, việc tổ chức đan xen là hoạt động tư duy có tác dụng tốt đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi tạo điều kiện giúp trẻ giao lưu lẫn nhau tạo cho trẻ được tiếp xúc, được hoà mình vào môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường gia đình Nhu cầu hứng thú học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong học tập của trẻ. Trẻ không thích học là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ không có kết quả học tập tốt. Ngược lại ham học, thích học là nguồn động lực để thành công trong học tập. Nhưng để trẻ có được hứng thú học tập chúng ta cần phải biết cân đối giữa học tập và vui chơi, tránh gây áp lực nặng nề đối với trẻ. Với yêu cầu này, ở lớp tôi thường tổ chức đan xen các hoạt động vừa vui chơi, vừa học tập, có thế học bằng hình thức vui chơi. Ví dụ: Sau mỗi giờ học căng thẳng tôi thường cho trẻ xem phim hoạt hình, hay nghe ca nhạc dành cho thiếu nhi với thời lượng vừa phải. Nhờ vậy, tôi thấy trẻ ở lớp hứng thú hơn, tham gia học tích cực, không tỏ ra mệt mỏi. Nên hạn chế để trẻ sinh hoạt giải trí, nghệ thuật hay xem truyền hình quá nhiều lấn chiếm thời gian để học tập. Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ chúng ta cần điều chỉnh thời gian của trẻ một chút sao cho có sự cân bằng giữa việc học và việc giải trí. Như thế, trẻ không những sẽ vui thích học tập mà còn học được nhiều hơn và có hiệu quả hơn. Để giúp trẻ tham gia học tập hứng thú, tích cực thì ngoài việc vận dụng các biện pháp nêu trên là cô giáo mầm non chúng ta cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh và các đoàn thể. * Biện pháp 7: Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu, học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá và được thao tác với các đồ vật. Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi 1 cách sáng tạo khác nhau qua đó giúp trẻ phát triển 1 cách toàn diện. Từ những học liệu, đồ dùng đồ chơi cô và trẻ chuẩn bị ở các góc, tôi gợi ý, hướng dẫn trẻ sử dụng, chơi sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Ở góc nghệ thuật trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu được chuẩn bị sẵn, trẻ vẽ tranh, nặn, làm con vật từ hộp chai nhựa như con ong, con gấu Bẹ ngô khô tôi gợi ý hướng dẫn cho trẻ chơi đan tết, kết lại thành con cá. Góc xây dựng ngoài chơi với những đồ chơi có sẵn thì tôi còn tận dụng các đốt tre, đốt cây để làm hàng rào và tôi còn tự tạo ra như cây xanh: tôi chuẩn bị cành cây, trẻ tự gắn lá lên cây lên cành
  5. * Biện pháp 8: Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ, các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. + Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ. Môi trường trung tâm là một yếu tố quyết định học tập của trẻ, có thể ví rằng môi trường giáo dục là người mẹ thứ hai trong việc định hướng và kích thích trẻ khám phá nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, vui chơi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Để xây dựng được một môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thì công tác tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ cũng đóng vai trò quan trọng. Như chúng ta đã biết, chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau, nhưng dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm. Nắm bắt tầm quan trọng đó, tôi đã chủ động tham mưu với ban giám hiệu nhà trường trong việc tuyên truyền với phụ huynh thông qua các hoạt động lễ hội, thông qua các cuộc họp phụ huynh Ở bảng tuyên truyền của lớp tôi thông báo rỏ thời gian biểu, kế hoạch giảng dạy, chủ đề lớn, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các giờ đón và trả trẻ. Tôi mời phụ huynh tham quan lớp, tham quan triển lảm đồ dùng đồ chơi do tôi và trẻ tự làm để phụ huynh hiểu rỏ sự cần thiết của việc trang trí môi trường và việc làm đồ dùng, đồ chơi cũng như trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ đó, phụ huynh tự nguyện đóng góp nhiều loại sách báo, tranh ảnh, cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên , các loại nguyên vật liệu trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai nhựa, võ hộp Ngoài các nội dung cơ bản như tình hình học tập của trẻ, sức khỏe trẻ, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, làm đồ dùng đồ chơi, tôi chú ý đến những nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về hình thức, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên, cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giá trị của hoạt động vui chơi, các hoạt động góc, vai trò của giáo viên trong việc hỗ trợ trẻ học. Hình thức quay, chụp ảnh về các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được chúng tôi lồng ghép chiếu cho phụ huynh xem trong các cuộc họp phụ huynh, từ đó giúp cha mẹ trẻ hiểu được đặc điểm phát triển của con mình, biết được con mình cần gì? Nhu cầu hoạt động vui chơi của con như thế nào? Cần phải kết hợp với giáo viên những gì để con có được môi trường hoạt động thân thiện, an toàn, giúp con phát triển toàn diện.
  6. Không những thế, bản thân tôi còn khuyến khích, động viên cha mẹ trẻ cùng tham gia phối hợp giúp đỡ lớp trong việc tạo môi trường để các bậc cha mẹ hiểu và đồng cảm cùng tôi. Có thể nói, trong suốt năm học, hình thức tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực sự mang lại hiệu quả cao. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ, có ý thức tự giác. + Tuyên truyền phối kết hợp với các lực lượng xã hội. Việc tuyên truyền và phối kết hợp với các lực lượng xã hội là việc làm mà ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, cụ thể như sau: Tuyên truyền về tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua việc tổ chức các hội thi như “ Thiết kế môi trường hoạt đông trong lớp học” “ Triển lãm tranh ảnh, đồ dùng mầm non” Thông qua các hội thi này để các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội và công đồng dân cư thấy được vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục làm trung tâm cũng như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ công tác tuyên truyền này mà công đồng dân cư hiểu rỏ hơn về bậc học mầm non và có những chia sẽ đối với giáo viên và nhà trường trong công tác phối kết hợp để chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tôi đã thu được một số kết quả như sau: Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong mọi hoạt động, hứng thú, tham gia tích cực vào các hoạt động, phát huy được tính tích cực, mở rộng được sự hiểu biết trong các hoạt động chung, giờ hoạt động góc, trẻ biết thể hiện ý kiến, ý định của mình với cô giáo và các bạn trong từng hành động, lời nói, kỷ năng giao tiếp ngôn ngữ, trí tưởng tượng trong từng sản phẩm * Kết quả đạt được trên trẻ: TT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG TỈ LỆ 1 Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động 29/29 100% xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm 2 Kĩ năng sử dụng các học liệu, nguyên vật 29/29 100% liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ 3 Mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động 29/29 100% Về phía các bậc cha mẹ: Các bậc phụ huynh có nhận thức sâu sắc về chương trình giáo dục mầm non, luôn có sự phối hợp với giáo viên trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
  7. Tin tưởng gửi con vào nhà trường, quan tâm đến chương trình học của trẻ và có nhu cầu học tập. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ lớp đồ dùng, đồ chơi sẳn có ở địa phương, tạo môi trường học tập thuận lợi cho nhà trường. Về phía giáo viên Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp tôi đã có một kết quả rất tốt. Có được kết quả như vậy là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi kết hợp với đồng nghiệp, đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường luôn sát cánh cùng tôi cải tiến, đổi mới những biện pháp, hình thức sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để được kết quả như vậy tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau: - Có thêm kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ - Được nhà trường và đồng nghiệp tin tưởng, đánh giá cao, học sinh yêu quý, kính trọng. - Biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, biết lòng ghép, đan xen giữa các hoạt động, say mê sưu tầm và sử dụng sáng tạo các vật liệu sản có vào từng hoạt động học và các hoạt động khác, biết lựa chọn đổi mới phương pháp linh hoạt đổi mới theo yêu cầu của hoạt động theo từng chủ điểm. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp. Từ kết quả thực tế có thể khẳng định các biện pháp mà tôi đã thực hiện bước đầu đã thể hiện tính khả thi cao. Nhà trường, gia đình, xã hội đã có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tạo động lực cho trẻ say mê, hứng thú, tích cực tìm tòi, khám phá. Trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức, vận dụng những kiến thức ở trường mầm non vào trong thực tiễn đời sống hằng ngày. Nhà trường đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đối với các nhóm/lớp nói chung và lớp 4-5 tuổi của tôi phụ trách nói riêng, sân chơi có đủ đồ chơi ngoài trời, khuôn viên được thiết kế sáng tạo theo hướng mở phù hợp với chủ đề tạo cảm giác thân thiện, thoải mái khi cho trẻ tham gia các hoạt động. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành, trải nghiệm trong môi trường phù hợp với khả năng của trẻ bản thân tôi phải luôn là tấm gương mẫu mực cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quí, gần gũi với môi trường xung quanh và biết đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong cuộc sống hàng ngày. Để làm tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non chúng ta không những phải nắm vững nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để vận dụng một cách linh hoạt mà đòi hỏi chúng ta phải thực hiện nghiêm túc, giáo dục trẻ thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động. Là một giáo viên đứng lớp tôi nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một việc làm hết sức cấp thiết, không những cho thế hệ trẻ hôm nay mà còn cho cả thế hệ trẻ mai sau, chính vì vậy,
  8. bản thân tôi luôn có ý thức hướng dẫn, nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Kết quả trên tuy còn khiêm tốn, chưa ngang tầm với yêu cầu của các lớp bạn nhưng đã khẳng định “Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” có ảnh hưởng rất lớn, quyết định chất lượng giáo dục, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau: * Đối với nhà trường: Trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, tài liệu về kiến thức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên nghiên cứu. * Đối với bản thân: Cần tự học hỏi, trao đổi với các bạn đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu nhiều hơn nữa để có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực. Thường xuyên bổ sung và thay đổi các loại đồ dùng đồ chơi các góc để trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo * Đối với phụ huynh: Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Từ kết quả của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2018 -2019 bước đầu có những hiệu quả tích cực. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm biện pháp, đúc rút kinh nghiệm ở chị em đồng nghiệp, để tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 4-5 tuổi có kết quả tốt. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ sung để đề tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có giá trị hơn nữa trong thực tiễn. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn./.