Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4-5 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_a.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4-5 tuổi
- 19 từ khi còn nhỏ , tuyên truyền trên loa truyền thanh của nhà trường về cách nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhằm củng cố thêm kiến thức cho phụ huynh Ví dụ: Bài “ Những nguyên nhân gây biếng ăn cho trẻ” Rất nhiều bà mẹ trẻ bày tỏ sự băn khoăn không hiểu tại sao con mình biếng ăn, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức để chăm bẵm con và đã chú ý cho con ăn đa dạng, đầy đủ, thơm ngon. + Thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ. Một số ông bố bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn bổ và tốt với trẻ như: Thịt, trứng, sữa, cá quả và với niềm tin này, họ tích cực cho con ăn các thức ăn bổ này hết ngày này qua ngày khác. Nếu cộng thêm kiểu nấu lặp đi lặp lại thì việc trẻ biếng ăn là điều dễ hiểu.Thực tế, trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn, vì khi phối hợp nhiều loại thực phẩm, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau tạo nên khẩu phần cân đối, trẻ ăn sẽ ngon miệng hơn, và dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn. Ngoài thịt, trứng, sữa, phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm đậu, đỗ vừng, lạc, tôm, cua, lươn, rau xanh, quả chín Khi trẻ còn bé từ 7-12 tháng thì nấu bột, nấu cháo với các loại thức ăn đa dạng trong 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng), nhưng khi trẻ lớn hơn (từ sau 12 tháng) đã có đủ răng cửa và một số răng hàm nếu trẻ chán ăn bột, cháo thì có thể cho trẻ ăn bún, phở, mì nấu với các thực phẩm đa dạng. + Trẻ bị ép sẽ ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lý sợ ăn, do tâm lý sợ con đói, con còi, nên khi thấy bé ăn không hết bát bột, bát cháo là nhiều bà mẹ cố nhồi, ép bé ăn cho đủ mỗi bữa. Nhiều lần như vậy, bé sẽ chán và sợ ăn, dần dần hình thành phản xạ, nên cứ thấy bưng thức ăn ra là không muốn ăn. Chúng ta nên biết rằng khi trẻ có tâm lý thoải mái, vui thích, nhất là có tâm lý ganh đua khi ăn thì kích thích các tuyến tiêu hoá, hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- 20 + Các ông bố, bà mẹ tạo nên điều kiện cho con mình hoà nhập với các bạn cùng trang lứa trong vui chơi, sinh hoạt ăn uống để tạo cho trẻ có tâm lý chia sẻ và ganh đua sẽ giúp trẻ thích ăn hơn. + Trẻ hay ăn uống vặt và không được ăn đúng bữa. Ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây cảm giác “no giả tạo” nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn đúng giờ giấc mỗi ngày. + Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim thường chán ăn và gầy yếu, xanh xao. Nên tẩy giun cho trẻ theo định kỳ 6 tháng một lần và giữ vệ sinh trong ăn uống, nơi ở cho trẻ. + Thiếu một số vitamin. Các vitamin A,B,C và một số yếu tố vi lượng (sắt, kẽm ) tham gia hình thành các men tiêu hoá và quá trình chuyền hoá, hấp thu thức ăn. Các chất dinh dưỡng này có trong thức ăn động vật (thịt, trứng, cá ) và thức ăn thực vật (đỗ, đậu, rau quả và ngũ cốc) nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít hoặc ăn kiêng, nên bị thiếu. Việc bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạng polyvitamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của trẻ. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc kéo dài vì sẽ thừa và có hại đến sức khoẻ của trẻ. + Trẻ đang bị bệnh: Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm tai giữa thì sẽ mệt mỏi và chán ăn. Chăm sóc ăn uống cho trẻ lúc này rất quan trọng, giúp trẻ mau khỏi bệnh và bình phục. Khi trẻ ốm, cần cho ăn các thức ăn chế biến mềm, giàu chất dinh dưỡng, chọn loại thức ăn mà trẻ ưa thích và kiên trì dỗ dành cho trẻ ăn ít một, ăn làm nhiều bữa. Nếu bé của bạn biếng ăn không do các nguyên nhân trên thì có thể nghĩ tới bé lười ăn do thiếu men tiêu hoá. Trẻ bị thiếu men tiêu hoá phân thường không mịn, có những hạt trắng lổn nhổn, gọi là “phân sống”. Bình thường, trong
- 21 cơ thể trẻ có rất nhiều loại men tiêu hoá để giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng. Nếu bị thiếu men tiêu hoá, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hoá theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hoá trong một thời gian ngắn (từ 1-2 tuần Không nên cho trẻ dùng men tiêu hoá kéo dài, vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hoá trong cơ thể sản xuất men. Với trẻ sau 6 tháng, hàng ngày nên cho trẻ ăn thêm sữa chua, muốn cho trẻ hay ăn, chóng lớn, cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách tỉ mỉ, khoa học, tạo cho trẻ những bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon miệng. Khi trẻ biếng ăn, cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Cần dặc biệt chú ý đến yếu tố tâm lý của trẻ. + Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, ít ăn ngọt: Những bé thường xuyên ăn quà vặt hoặc đồ ngọt thì thường không có cảm giác đói, không thèm ăn. Hơn nữa đường tiêu hoá luôn ở trạng thái làm việc, không có cơ hội nghỉ ngơi, dễ bị rối loạn tiêu hóa. Các bậc phụ huynh cho trẻ ăn no trước khi đến lớp, không cho con mang quà đến lớp. + Tuyên truyền với phụ huynh về tác hại của một số loại quà vặt không tốt cho sức khỏe của trẻ như: bim bim, tăm cay Trung Quốc, kẹo có phẩm màu, chất hóa học. * Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Để thực hiện được tốt sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Trong lớp của mình nói riêng, trong khối 4 tuổi thì cần phải có các điều kiện cần thiết sau: + Về cơ sở vật chất: Đảm bảo các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu cho trẻ.
- 22 + Cô giáo phải nắm vững chuyên môn, phải nghiên cứu kỹ nội dung, luôn xây dựng những tiết dạy sáng tạo, hấp dẫn . và nắm rõ về tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp. + Trẻ cùng độ tuổi, đủ và đúng số lượng qui định + Trong công tác giảng dạy, giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện các kỹ năng . + Đồng thời cần sự ủng hộ cả về tinh thần, cơ sở vật chất từ phía đồng nghiệp, ban giám hiệu và phụ huynh học sinh. *Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến. Qua áp dụng những biện pháp trên vào việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ tại lớp 4 tuổi A4, tôi đã thu được những kết quả như sau: * Đối với giáo viên - Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp rèn kỹ năng tốt trong ăn uống cho trẻ. - Giáo viên đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp một cách khoa học. - Biết cách tổ chức tiết học linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của trường, của lớp. - Lồng ghép nội dung rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ thông qua các hoạt động khác một cách phù hợp. - Khẳng định được vị thế của mình trong trường cũng như đối với ngành học. * Đối với phụ huynh
- 23 - Nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn thói quen tốt trong ăn uống đối với trẻ. - Quan tâm, trò chuyện với con nhiều hơn để uốn nắn trẻ kịp thời. - Không chỉ quan tâm đến việc học tập của con mà nhiều các bậc phụ huynh còn tham gia đóng góp kinh phí, ủng hộ nguyên vật liệu, ngày công trong việc xây dựng môi trường học, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ở nhóm lớp phục vụ cho công tác học và chơi của trẻ. - Phụ huynh rất yên tâm khi gửi con ở lớp, ở trường và cũng rất phấn khởi trước sự tiến bộ rõ rệt của con. * Đối với trẻ - Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tế bản thân tôi thấy hiệu quả đạt rất cao. Các cháu đã đi vào nề nếp, không còn tình trạng mang quà vặt đến lớp. - Trên 90% trẻ ăn hết xuất, ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo và bố mẹ. - Trẻ thích được đi học, đến lớp với các bạn, không còn sợ hãi khi đến giờ ăn - Trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin hơn vào bản thân + Biết hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. + Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc rèn thói quen tốt trong ăn uống đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe. *Những giải pháp đưa ra được áp dụng trong việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ là đáng kể. Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ, giúp phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con trong môi trường giáo dục tích cực. Như vậy sẽ tiết kiệm được tiền của và thời gian cho các bậc phụ huynh. Mặt khác, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ trở nên mạnh dạn tự tin, thân thiện với mọi người xung
- 24 quanh. Bản thân giáo viên không ngừng tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. Đề tài được ban giám hiệu nhà trường cũng như tập thể giáo viên ủng hộ nhiệt tình, tập thể giáo viên đánh giá đây là nội dung rất thiết thực trong tình hình hiện nay. Việc đưa ra những biện pháp rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ còn được các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, phụ huynh yên tâm và tin tưởng khi gửi con em trong trường, từ đó thu hút được trẻ đến trường. Trên đây là: “Một số biện pháp rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Lương Thị Thảo PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng
- 25 (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- 26 Hình ảnh các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn của trẻ
- 27 Hình ảnh các bé tập làm nội trợ
- 29 Hình ảnh các bé đang xúc cơm ăn