Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi

doc 23 trang thulinhhd34 63314
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_thoi_quen.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi

  1. Trẻ giải câu đố, sau đó cô và trẻ cùng trò chuyện về đôi bàn tay, cô hỏi trẻ: Đôi bàn tay giúp chúng mình làm những công việc gì? Để có đôi bàn tay luôn sạch đẹp các con phải làm gì? tương tự với các bài hát khác như “bàn tay sạch”, “tay xinh của bé”. Với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ có thể lồng ghép vào các bài thơ, câu chuyện có nội dung thích hợp như: Câu chuyện “chuyện của tay trái và tay phải”, bài thơ “rửa tay sạch, “đôi bàn tay của bé” tương tự với các lĩnh vực khác tôi đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay để dạy trẻ. Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ còn được tôi lồng ghép vào giờ chơi hoạt động góc, chơi- hoạt động ngoài trời và đem lại hiệu quả cao. Ở giờ chơi hoạt động góc tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như: Rửa tay cho búp bê Trong khi trẻ chơi cô cũng có thể tạo tình huống, hỏi những câu hỏi có liên quan đến việc rửa tay của trẻ như: “Trước khi nấu ăn các bác đã rửa tay chưa? Các bác rửa tay như thế nào? Vì sao cần phải rửa tay trước khi nấu ăn ? Với các giờ chơi- hoạt động ngoài trời cũng vậy, tôi có thể cho trẻ quan sát các hình ảnh tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, hoặc của lớp, cô và trẻ cùng trò chuyện về các hình ảnh sau đó cho trẻ cùng làm các động tác mô phỏng 6 bước rửa tay, qua đó sẽ giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn. Giờ hoạt động chiều cũng là khoảng thời gian hữu ích để tôi tổ chức cho trẻ ôn luyện các thao tác vệ sinh. Đây là thời điểm rất thích hợp để tôi hướng dẫn lại cho trẻ kỹ năng thực hành rửa tay bằng xà phòng một cách cụ thể theo quy trình. Ngoài việc lồng ghép đan xen nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào các hoạt động trong ngày, tôi còn mạnh dạn đăng ký thực hiện chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng riêng, thực tế khi thực hiện đã đã đem lại hiệu quả rất cao, trẻ khắc sâu được kiến thức từ đó trẻ luôn thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình ở các thời điểm trong thời gian biểu cô đã xây dựng, ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào trong các hoạt động là rất cần thiết và đem lại hiệu quả rất cao, góp phần quan trọng trong việc hình thành nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ. 7.1.4. Biện pháp tư: Cô làm gương cho trẻ noi theo. 11
  2. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, đặc biệt trẻ thích bắt chước những hành động của người lớn mà mình yêu mến. Do đó trẻ có thể bắt chước những cái đúng, cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Vì vậy muốn trẻ hình thành được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay văn minh thì cô giáo phải là người tiên phong làm gương cho trẻ học tập, để làm được như vậy cô cần phải có ý thức tự rèn luyện bản thân, tạo cho mình thói quen vệ sinh văn minh, đúng giờ giấc, thời gian biểu, luôn gương mẫu trong việc tuân thủ theo những yêu cầu vệ sinh của lớp, của nhà trường, thực hiện nghiêm túc lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Tuyên truyền đến mọi người thân trong gia đình trẻ cùng phối hợp, thống nhất nội dung giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm để phụ huynh hiểu rằng không chỉ cô giáo mà mỗi người lớn trong gia đình trẻ cũng cần phải rèn luyện để xứng đáng trở thành những tấm gương cho trẻ noi theo, có như vậy mới giúp trẻ hình thành được nề nếp, thói quen văn minh trong vệ sinh cá nhân nói chung và vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng nói riêng. Như vậy biện pháp làm gương cho trẻ noi theo cũng có sức ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức của trẻ. Trẻ có được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp giáo dục của cô giáo và gia đình trong đó biện pháp “làm gương” là một trong những biện pháp giáo dục đem lại hiệu quả rất cao. 7.1.5. Biện pháp thứ năm: Biện pháp kiểm tra và nhắc nhở trẻ. Để biết trẻ thực hiện việc vệ sinh cá nhân rửa tay như thế nào, thực hiện đã đúng quy trình hay chưa cô cần thường xuyên có mặt để thực hiện cùng trẻ, đồng thời kiểm tra, bao quát trẻ trong khi trẻ thực hiện. Từ đó kịp thời uốn nắn những hành vi, thói quen chưa đúng của trẻ, giúp trẻ chú ý hơn và thực hiện đúng phương pháp, đúng quy trình vệ sinh. Không chỉ kiểm tra quá trình rửa tay của trẻ cô còn phải kiểm tra xem trẻ có thực hiện rửa tay đúng thời gian biểu hay không, cô có thể kiểm tra trẻ hàng ngày bằng cách hỏi trẻ: Ví dụ: Trước khi ngồi vào bàn ăn cơm cô hỏi trẻ “Các con đã rửa tay bằng xà phòng chưa? Chúng mình cùng giơ bàn tay sạch đẹp của chúng mình để cô xem nào? Tương tự như vậy với các thời điểm khác như sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn Cô cũng có thể hỏi trẻ để biết trẻ đã thực hiện rửa tay hay chưa, nếu trẻ nào chưa thực hiện cô cần nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi thực hiện. 12
  3. Khuyến khích trẻ tự kiểm tra việc thực hiện hành động vệ sinh cá nhân rửa tay của mình và của bạn, từ đó gợi ý bằng những câu hỏi để trẻ nhận xét đánh giá được quá trình thực hiện của bản thân và của các bạn khác. Ví dụ: Con thấy bạn An rửa tay như thế nào? Con có thấy bạn quên hay nhầm lẫn bước nào không? Để trẻ hình thành được nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay ngoài việc làm cho trẻ hiểu ý nghĩa cô cần nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ, hành động sẽ trở thành thói quen khi trẻ có nhu cầu từ bên trong. Có thể dùng những hình ảnh minh họa vui nhộn, đáng yêu liên quan đến việc rửa tay để nhắc nhở trẻ bằng cách dán những hình ảnh đó ở nhà tắm, phòng ngủ, hay góc vui chơi hoặc những nơi mà trẻ dễ nhìn thấy. Những hình ảnh này sẽ nhắc nhở bé về tầm quan trọng của việc rửa tay, cũng như thời điểm, cách thức rửa tay phù hợp. Ví dụ: Cô giáo và bố mẹ có thể sử dụng hình ảnh sau dán vào những nơi trẻ dễ nhìn thấy để nhắc nhở trẻ: Cô giáo và gia đình cần phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ, giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh các yêu cầu, biện pháp giáo dục vệ sinh, yêu cầu phụ huynh theo dõi, giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà của trẻ để cùng phối hợp giáo dục trẻ tốt hơn. 13
  4. 7.1.6. Biện pháp thứ sáu: Tuyên dương động viên trẻ kịp thời. Trẻ nhỏ rất thích được khen và không muốn bị chê, nên chúng ta cần biết khêu gợi lòng tự hào đúng lúc, đúng chỗ để hình thành ở trẻ những hành vi đúng, những phẩm chất tốt đẹp. Chính vì lẽ đó trong mọi hoạt động của trẻ cô cần theo dõi kết quả và có những hình thức khen thưởng kịp thời. Trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cũng vậy, khi thấy trẻ làm đúng, có ý thức vệ sinh sạch sẽ thì cô giáo và phụ huynh cần biết khen ngợi động viên trẻ kịp thời, có thể khen ngay trong lúc trẻ thực hiện. Đối với những trẻ làm chưa tốt cô cũng không nên tỏ thái độ quá nghiêm khắc hoặc quát mắng trẻ, thay vào đó cô nên nhẹ nhàng, động viên trẻ để lần sau trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. Cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động thật sự thoải mái như ở nhà, giúp trẻ phát huy tính tự nguyện, tự giác và tích cực trong mọi hoạt động đặc biệt là việc thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân trong đó có vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng. Luôn tạo cho trẻ sự thoải mái, không có cảm giác bị ép buộc hay gò bó khi phải thực hiện kỹ năng vệ sinh rửa tay theo chuẩn mực và với những thời điểm nhất định theo yêu cầu. Cô cần dành nhiều thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, động viên khen thưởng đúng lúc đồng thời cũng sửa sai kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, hình thành nề nếp thói quen vệ sinh văn minh, đồng thời hạn chế những việc làm chưa tốt, những hành vi xấu của trẻ. Cô giáo và gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương để trẻ an tâm chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về việc thực hiện các kỹ năng vệ sinh cá nhân, từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp nhất để hình thành cho trẻ nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân. 7.1.7. Biện pháp thứ bảy: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Cùng với việc được chăm sóc giáo dục tốt ở trường, thì giáo dục trẻ tại gia đình là vô cùng quan trọng, nếu chỉ được giáo dục tốt ở trường mà khi về đến gia đình trẻ lại không được quan tâm, chăm sóc giáo dục tốt từ bố mẹ thì không thể đem lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy là giáo viên tôi luôn quan tâm đến công tác phối hợp với các bậc phụ huynh, từ đó thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục vệ sinh cá nhân và hình thành nề nếp thói quen rửa tay cho trẻ. 14
  5. Để thực hiện công tác tuyên truyền được hiệu quả tôi thường sử dụng những hình thức tuyên truyền như sau: Tuyên truyền qua góc tuyền truyền của lớp. Cần xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phong phú, hấp dẫn về các bước rửa tay đúng quy trình, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ, . Nội dung cần được thay đổi thường xuyên, đặc biệt nên đưa những hình ảnh minh họa cụ thể để phụ huynh dễ hiểu hơn. Ví dụ: Để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết về các quy trình rửa tay đúng cách thì tôi sẽ trang trí hình ảnh 6 bước rửa tay kèm theo lời hướng dẫn cụ thể để phụ huynh nắm bắt được và có thể kết hợp giáo dục trẻ ở nhà. Tận dụng qua thời gian đón trả trẻ để trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về tình hình, mức độ thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay của trẻ ở lớp. Những nội dung tuyên truyền cũng cần phản ánh thực trạng của trẻ tại lớp, cô nên chụp ảnh hoặc quay vi deo việc thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay của trẻ ở lớp gửi đến các phụ huynh để phụ huynh nắm bắt được con em mình đã nhận thức được đến đâu, đã làm tốt hoặc còn làm chưa tốt ở những chỗ nào, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục vệ sinh tại nhà cho phù hợp. Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh của lớp. Những buổi họp phụ huynh tại lớp là những thời điểm rất thuận lợi để cô giáo tuyên truyền đến các phụ huynh về kiến thức chăm sóc giáo dục vệ sinh văn minh cho trẻ. Để thu hút được sự quan tâm, chú ý cũng như sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh thì cô giáo cần đưa ra được những dẫn chứng cụ thể về các văn bản, điều lệ của nhà nước về “Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam”, phổ biến đến phụ huynh về chương trình “Tăng cường tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân và chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non” của Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Unilever Việt Nam (UVF) thực hiện. Nhấn mạnh về những lợi ích của việc giáo dục nề nếp thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, tác hại khi chúng ta không giáo dục trẻ biết vệ sinh đúng cách, đúng quy trình nhất định. Từ đó giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng là ý nghĩa lớn lao của việc giáo dục nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ trong đó có giáo dục nề nếp, thói quen vệ sinh rửa tay. 15
  6. Giúp phụ huynh hiểu về đặc điểm, khả năng nhận thức và khả năng tự phục vụ bản thân của trẻ 5-6 tuổi để phụ huynh nắm rõ từ đó giúp trẻ phát huy tính tự giác, tự lập ngay tại nhà, tránh tình trạng nuông chiều quá mức, làm thay mọi việc cho trẻ dẫn đến việc trẻ luôn ỷ nại, dự dẫm vào người khác. Cho phụ huynh xem hình ảnh, video về quy trình rửa tay 6 bước, đồng thời cô thực hành các bước rửa tay đúng trình để phụ huynh nắm bắt được cách vệ sinh cá nhân cho trẻ theo đúng khoa học để về nhà hướng dẫn lại con em mình. Cần chia sẻ với phụ huynh về mục đích của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình là cùng thống nhất các nội dung, biện pháp giáo dục nhằm giúp trẻ có những thói quen, hành vi vệ sinh văn ngay từ khi còn nhỏ. Khen ngợi các phụ huynh và trẻ có ý thức vệ sinh tốt, luôn chấp hành các nguyên tắc vệ sinh rửa tay để các phụ huynh, học sinh khác trong lớp học tập. Tuyên truyền qua các buổi tổ chức chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay. Cô cần chuẩn bị tốt nhất mọi điều kiện về lớp học, về các đồ dùng phục vụ cho chuyên đề, chuẩn bị tốt về giáo án, tìm tòi lựa chọn những hình thức dạy học mới để tiết học đạt hiệu quả cao. Mời ban đại diện hội phụ huynh của lớp và những phụ huynh khác có nhu cầu đến dự các buổi thực hiện chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay. Qua các buổi chuyên đề như vậy phụ huynh sẽ được trực tiếp theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên và khả năng nhận thức của trẻ, từ đó phụ huynh cũng thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thực tế qua các buổi chuyên đề tôi đã nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc phối hợp thống nhất quan điểm giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao. Tuyên truyền qua Website của trường. Tuyên truyền qua trang web của trường là một biện pháp mới đem lại hiệu quả cao, vì trên thực tế hiện nay công nghệ thông tin đang được phát triển mạnh mẽ và được phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội, qua việc truy cập trên hệ thống internet các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nắm bắt được các hoạt động của con em mình ngay tại nhà. Chính vì vậy là giáo viên tôi thường xuyên viết bài, đăng tin vàhình ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay cho trẻ lên trang web để phụ huynh tiện 16
  7. theo dõi, từ những buổi thực hiện tổ chức chuyên đề vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ, các buổi thực hành kỹ năng vệ sinh cá nhân rửa tay, tôi đã chụp hình ảnh, viết tin bài về nội dung tổ chức hoạt động giáo dục và nộp Ban biên tập duyệt bài, sau đó đăng trên Website của nhà trường. Gửi tin bài lên phòng giáo dục, Ban biên tập duyệt và đăng bài. Trao đổi với phụ huynh để phụ huynh biết và thường xuyên cập nhật thông tin các hoạt động giáo dục của lớp, của trường qua Website của nhà trường bằng cách truy cập vào trang website Để thu hút sự quan tâm, chú ý của phụ huynh, các bài viết cần có nội dung sâu sắc, thuyết phục và mang tính giáo dục cao. Sau khi áp dụng biện pháp này đã có nhiều phụ huynh truy cập vào trang web của trường và thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về nội dung trang web, tạo nhiều thuận lợi cho công tác tuyên truyền của giáo viên. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 3A4, 3A5 tại trường mầm non Hoa Sen, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng số trẻ là 70. Áp dụng từ ngày 01 tháng 8 năm 2018 đến 26 tháng 03 năm 2019. Sau khi áp dụng sáng kiến với các tác động tích cực, khắc phục những hạn chế đã thu lại những kết quả đáng khích lệ: 100% trẻ được thực hành kỹ năng rửa tay đúng quy trình, và với những biện pháp thiết thực dễ dàng đã mang lại hiệu quả cao có khả năng sẽ được áp dụng sâu rộng hơn nữa. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động rửa tay. Kết quả khảo sát trẻ số trẻ đạt tăng lên rất nhiều. Vì vậy tôi có thể khẳng định sáng kiến ““Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3- 4 tuổi” có khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao, có thể mở rộng áp dụng cho tất cả trẻ mầm non đặc biệt là với trẻ 3-4 tuổi. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần được bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Trường mầm non Hoa Sen. - Các tài liệu, học liệu tham khảo liên quan đến đề tài: - NGƯT. TS. Đặng Huỳnh Mai, Ths. Nguyễn Thị Quyên (2010), Sổ tay hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, vệ sinh trẻ em lứa tuổi mầm non và bảo vệ quyền trẻ em, NXB Đại học Sư phạm. 17
  8. - TS. Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thị Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (2013), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), NXB Giáo dục Việt Nam - TS. Hoàng Thị Phương (2005), Giáo trình vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm. - Giáo viên phải có hướng phấn đấu bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc những kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi. - Bản thân luôn rèn luyện để tạo cho mình nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân tốt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. - Cơ sở vật chất, đồ đùng phục vụ cho hoạt động như: Thùng đựng nước có vòi, xà phòng, xô chậu hứng nước - Thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và đi dự các tiết chuyên đề về vệ sinh do phòng tổ chức. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (Nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi tôi áp dụng một Một số biện pháp rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ 3-4 tuổi” trong năm học này tôi thấy kết quả đạt được như sau: Tất cả các tiêu chí đánh giá về sự nhận thức và việc thực hiện hành động vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng đều tăng lên rõ rệt. Sau khi áp dụng sáng kiến100% trẻ được đánh giá có nhận thức về việc rửa tay đúng quy trình ở mức tốt và khá, không còn trẻ nào ở mức trung bình, yếu. 97 % trẻ có kỹ năng thực hiện rửa tay đúng quy trình. Ý thức tự giác vệ sinh cá nhân rửa tay của trẻ cũng tăng lên, từ đó số trẻ hình thành được thói quen, nề nếp vệ sinh cá nhân rửa tay đã tăng lên tới 95%. 18
  9. Cùng với đó ý thức của các bậc phụ huynh cũng được đánh giá cao, 100% phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của việc rèn nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ và nắm được biện pháp giáo dục vệ sinh đúng cách. *. Đối với giáo viên: Qua việc thực hiện đề tài này, tôi thấy việc thực hiện đề tài không chỉ phù hợp với tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo khác. Việc thực hiện đề tài này đã giúp tôi có thêm nhiều những trải nghiệm quý giá, tích lũy thêm vốn kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, qua kết quả thu được của đề tài giúp cho tôi hoàn thành những mục tiêu cần đạt đối với trẻ về giáo dục vệ sinh cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện. *. Đối với trẻ: Sau khi áp dụng sáng kiến thì sự nhận thức của trẻ và việc thực hành vệ sinh cá nhân rửa tay của trẻ tăng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau: Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức của trẻ về quy trình rửa tay bằng xà phòng (trước và sau khi áp dụng sáng kiến) Các tiêu chí Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Cấp độ so sánh - Trẻ biết rửa tay T= 15/41=37% T= 25/41=61% Tốt tăng 24% bằng xà phòng đúng quy trình cần K= 10/41= 24% K= 16/41= 39% Khá tăng 15% có 6 bước, nói TB= 14/41= 34% TB= 0/41= 0% Không còn TB được lần lượt các Yếu= 2/41=5% Yếu= 0/41=0% Không còn yếu bước rửa tay - Biết cần phải rửa T= 21/41=51% T= 27/41=66% Tốt tăng 15% tay trước khi ăn, K= 9/41= 22% K= 14/41= 34% Khá tăng 12% sau khi đi vệ sinh TB= 10/41= 24% TB= 0/41= 0% Không còn TB và khi tay bẩn Yếu= 1/41=3% Yếu= 0/41=0% Không còn yếu - Hiểu được ý T= 20/41=49% T= 26/41=63% Tốt tăng 14% nghĩa của việc rửa K= 11/41= 27% K= 15/41= 37% Khá tăng 10% tay bằng xà phòng TB= 8/41=19% TB= 0/41= 0% Không còn TB đúng quy trình. Yếu= 2/41=5% Yếu= 0/41=0% Không còn yếu 19
  10. Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện hành động vệ sinh cá nhân rửa tay theo đúng quy trình (trước và sau khi áp dụng sáng kiến) Các tiêu chí Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Cấp độ so sánh - Trẻ thực hiện T= 17/41=41% T= 25/41=61% Tốt tăng 20% đúng các bước rửa tay bằng xà phòng K= 9/41= 22% K= 15/41= 36% Khá tăng 14% theo quy trình, TB= 11/41= 27% TB= 1/41= 3% TB giảm 24% thực hiện một Yếu= 4/41=10% Yếu= 0/41=0% Không còn yếu cách và thành thạo - Tự giác rửa tay T= 14/41=34% T= 22/41=54% Tốt tăng 20% bằng xà phòng K= 15/41= 37% K= 19/41= 46% Khá tăng 9% trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và TB= 8/41= 19% TB= 0/41= 0% Không còn TB khi tay bẩn Yếu= 4/41=10% Yếu= 0/41=0% Không còn yếu - Có thái độ tích T= 17/41=41% T= 27/41=66% Tốt tăng 25% cực khi thực hành K= 10/41= 24% K= 14/41= 34% Khá tăng 10% rửa tay. TB= 11/41= 27% TB= 0/41= 0% Không còn TB Yếu= 3/41=8% Yếu= 0/41=0% Không còn yếu Tính tự giác và thường xuyên thực hiện kỹ năng rửa tay đúng quy trình của trẻ đã tăng lên đáng kể, kết quả được thể hiện ở bảng đánh giá sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Thường Thỉnh Không bao Thường Thỉnh Không xuyên thoảng giờ xuyên thoảng bao giờ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng lệ lượng lệ lượng lệ lượng lệ lượng lệ lượng lệ % % % % % % 14 34 27 66 0 0 39 95 2 5 0 0 Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp có tới 95% số trẻ trên lớp có nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay, trẻ đã thường xuyên rửa tay bằng xà phòng 20
  11. vào những thời điểm cần thiết, rửa tay mỗi ngày mà không cần đến sự nhắc nhở của cô, trẻ đã hình thành được thói quen vệ sinh cá nhân tốt, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của trẻ và của toàn xã hội. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Không có 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Dương Thị Tuyến Lớp 3TA1-Trường MN Phối hợp tổ chức hoạt động rửa Hoa Sen tay cho trẻ 2 Nguyễn Thị Linh Lớp 3TA4-Trường MN Phối hợp tổ chức hoạt động: Hoa Sen “Một số thói quen, vệ sinh cá nhân cho trẻ” 3 Phan Thị Yến Lớp 3TA4-Trường MN Phối hợp tổ chức hoạt động: Hoa Sen “Dân vũ rửa tay” 4 Nguyễn Thị Hiền Lớp 3TA5-Trường MN Phối hợp tổ chức chuyên đề: Hoa Sen “Nâng cao chất lượng thói quen, vệ sinh cá nhân rửa tay cho trẻ”. Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 Vĩnh yên, ngày tháng năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Đỗ Thị Hương 21