Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_cho_tre_su_tu_tin.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp các bậc phụ huynh có thời gian làm việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy hầu hết thời gian là trẻ ở trường. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn của một giáo viên mầm non phụ trách nhóm lớp. Tuy tất cả các giáo viên đã đi học ở trường Sư phạm về sự cần thiết để xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện cho một đứa trẻ, nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp để trẻ luôn trật tự trong thời gian tiến hành tiết học cũng như rèn trẻ ngoan trong thời gian trẻ thực hiện một số hoạt động khác trong lớp. Nhưng mặt trái của việc đó là các giáo viên vô tình làm cho trẻ mất đi sự tự tin, mạnh dạn, sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng phần nào đến việc dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục vấn đề này, bản thân tôi nhận thấy cần có một số biện pháp để cải thiện tình trạng hiện nay và đây cũng là lý do mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp”. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã thông minh hơn, lanh lẹ hơn và lém lĩnh hơn. Nhưng khi trẻ vào lớp học thì các trẻ không dám nói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Chỉ một số ít trẻ dám nói lên những suy nghĩ khi trò chuyện cùng cô hay người lớn khi đến lớp. Nguyên nhân là do trong quá trình tiến hành giảng dạy giáo viên không có sự giao tiếp gần gũi giữa cô và trẻ, cô thường dạy rập khuôn theo giáo án. Bởi vì giáo viên luôn nghĩ rằng nếu vui vẻ d dãi thì trẻ sẽ mất nề nếp và gây ồn ào. Và một trong những nguyên nhân gây nên sự thụ động ở trẻ nữa đó là: - Giáo viên chưa biết khai thác để sử dụng sự thông minh linh hoạt ở một số trẻ giỏi đang có ở trong lớp của mình. - Giáo viên ít cùng trẻ trò chuyện về những vấn đề xảy ra xung quanh trẻ. - Còn ra lệnh cho trẻ để trẻ sợ cô mà không dám làm việc mà cô không cho phép. - Trong một số tiết học thường trẻ rất ít được nói, chỉ trả lời khi cô hỏi và thậm chí cô giáo chỉ kêu những trẻ nhanh nhẹn hơn mà bỏ qua những trẻ có tính Trang 1
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp cách trầm, bởi vì giáo viên sợ không đảm bảo thời gian đối với một tiết học đã được quy định. 1.1. Đặc điểm tình hình Trong khoảng 2 năm học gần đây, tất cả chúng ta đều được nghe và phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nếu thực hiện theo quan điểm này có nghĩa là trẻ sẽ được tự mình thể hiện theo ý muốn, giáo viên chỉ là người gợi mở khơi dậy những khả năng tìm ẩn của trẻ. Nhưng thực tế cho thấy thì tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, ngay cả bản thân tôi cũng chưa thật sự hòa đồng, gần gũi với trẻ để tạo cho trẻ sự thoải mái và không bị gò bó khi thực hiện các yêu cầu của cô. Trẻ đến lớp rất hay trông chờ vào cô trong nhiều hoạt động, trẻ thường nhút nhát chưa dám thể hiện khả năng của mình mà phải chờ đợi sự hướng dẫn của cô. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình rất kĩ, việc gì cũng làm thay cho trẻ, và điều đó làm mất giá trị của việc tự tin, mạnh dạn khi đứa trẻ lớn lên thành người lớn. Vô tình đã tạo ra một đứa trẻ mất niềm tin vào bản thân, muốn mọi thứ đều có sự giúp đỡ của người lớn 1.2. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi - Được sự chỉ đạo sâu sát của cấp lãnh đạo Phòng GD – ĐT Hoà Bình, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường. - Được sự quan tâm sát sao về chuyên môn cũng như việc trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho giáo viên của Ban giám hiệu nhà trường. - Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi có rất nhiều thuận lợi, tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo sự gần gũi, tiếp xúc với trẻ, mọi hoạt động học tập và sinh hoạt cô và trẻ cùng nhau thực hiện. - Trẻ được học đúng độ tuổi. - Trẻ 5 tuổi đã có đủ sức khỏe và khả năng thực hiện công việc tự phục vụ bản thân, các cháu thích làm những công việc để giúp đỡ người lớn. Trên một nửa cháu trong lớp đã học qua mầm chồi nên việc đi vào nề nếp cũng nhanh chóng được tiếp thu thực hiện. * Khó khăn Trang 2
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp Mặt khác, trong quá trình thực hiện tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định, khó khăn đặt ra cho giáo viên là: - Sự giáo dục chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa gia đình và nhà trường; Điều kiện vật chất để cho trẻ tham gia hoạt động chưa đảm bảo. - Bản thân giáo viên còn thiếu kiến thức về khả năng tạo cho trẻ sự mạnh dạn; Số trẻ trong lớp có nhiều tính cách khác nhau, giáo viên chưa dành đủ thời gian để quan tâm từng trẻ. - Tình trạng sức khỏe của trẻ không cho phép, hoặc sự không đồng đều về khả năng mạnh dạn của trẻ; - Với phụ huynh thì chưa thấy sự cần thiết việc hình thành sự tự tin, mạnh dạn của trẻ 5-6 tuổi (cho rằng phẩm chất này chỉ cần khi trẻ lớn hơn); Trẻ được người lớn trong gia đình quá nuông chiều; Trẻ yếu về thể chất, luôn cần người lớn giúp đỡ trong mọi việc. 1.3. Khảo sát chất lượng Qua quan sát trẻ ở lớp, nhìn chung kết quả cho thấy như sau: Trẻ chia ra thành 3 nhóm: Mức độ khả năng tự tin mạnh dạn khá - tốt, mức độ khả năng tự tin mạnh dạn trung bình, và nhóm mức độ khả năng tự tin mạnh dạn kém. Khả năng tự tin mạnh dạn của trẻ Số trẻ Khá - tốt Trung bình Kém 28 7 = 25% 10 = 35,71% 11 = 39,29% Qua khảo sát cho thấy trẻ có khả năng tự tin mạnh dạn ở mức độ khá – tốt có tỉ lệ thấp nhất. 2. Các biện pháp để thay đổi thực trạng 2.1. Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ thiếu tự tin, mạnh dạn - Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, chính vì vậy việc đầu tiên mà giáo viên cần làm đó là tìm ra được nguyên nhân gốc r làm cho trẻ mất tự tin. Khi tìm được nguyên nhân thì sẽ d dàng đưa ra kế hoạch thay đổi cho trẻ, giúp trẻ có thể tự tin, mạnh dạn hòa nhập hơn bằng việc giáo viên phải tìm hiểu tất cả những môi trường mà trẻ đã tiếp xúc, quan sát trẻ Trang 3
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp thiếu tự tin ở đâu, biểu hiện của trẻ khi giao tiếp với người khác như thế nào, trên lớp trẻ có dám phát biểu không - Cũng có rất nhiều trường hợp trẻ nhút nhát là do chính cha mẹ vô hình đã tạo ra cho trẻ như quá bao bọc con, không cho con tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài khiến cho trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết. Hay những công việc ở nhà việc gì cũng không được làm vì sợ con đau - Trẻ có quá ít cơ hội để trải nghiệm và thể hiện khả năng của bản thân khi ở trường, ở nhà ví dụ như: Ở trường trẻ không được chú ý đến nhiều hay chưa tạo ra được những hoạt động để trẻ có thể tham gia thể hiện trước đám đông 2.2. Cô giáo phải tạo sự thoải mái gần gũi khi giao tiếp với trẻ - Cô giáo là người luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình, bên cạnh đó khích lệ trẻ bày tỏ thái độ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, luôn luôn củng cố sự tự tin cho trẻ mọi lúc mọi nơi, cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp. Trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết mạnh dạn, tự tin thì cô giáo và người lớn phải là tấm gương để các trẻ noi theo và học tập. - Trẻ con thường chưa hiểu được nhiều chuyện nên đôi lúc trẻ tỏ ra chưa l phép, nói trống không hay tranh giành với bạn bè Những hành động này sẽ làm cho giáo viên không hài lòng và có những điều trách phạt trẻ. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm làm cho trẻ ngại giao tiếp với mọi người hơn. Trong trường hợp này, giáo viên và cha mẹ hãy nhẹ nhàng động viên, khuyến khích và hãy để cho trẻ được nói ra những gì trẻ muốn. Nếu điều trẻ nói chưa đúng đắn hãy chỉnh sửa dần dần để trẻ d tiếp thu hơn. - Sự động viên của người lớn đặc biệt là giáo viên luôn là điều quan trọng nhất trên thế giới đối với trẻ vì trẻ biết mình có làm đúng hay không. Nếu trẻ làm tốt như: hoà đồng giúp đỡ bạn, trẻ có những bài phát biểu hay hãy động viên trẻ kịp thời. Nếu trẻ sai, giáo viên cũng nên chỉ ra điểm sai ấy, trẻ học được nhiều từ những sai lầm và trong những hành động sau trẻ sẽ không còn mắc phải nữa. - Cô nên hạn chế phân tích những điều chưa tốt trên một cá nhân nào đó trước lớp mà chỉ nên giáo dục trẻ trên những nhân vật trong truyện Và để giúp trẻ mạnh dạn cô mời trẻ đứng lên – xác nhận những gì cha mẹ kể cho cô nghe và động viên trẻ kể những việc làm tốt ở nhà. Mục đích của cô sẽ đạt rất nhanh, vì trẻ sẽ rất tự tin những điều cô nói về mình. 2.3. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động Trang 4
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp - Cần tạo cho trẻ được ở trong một môi trường thật sự an toàn cả trong lớp và ngoài lớp (lớp học thoáng mát sạch sẽ, khu vui chơi thì rộng rãi an toàn) để trẻ yên tâm mà tự do hoạt động một cách thoải mái. Trẻ sẽ không bị mất tập trung khi phải lo lắng cho sự an toàn của mình. Từ đó, trẻ sẽ phát huy hết khả năng của trẻ một cách tự tin. - Cần tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng mạnh dạn tự tin. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. Cho trẻ tham gia thường xuyên các hoạt động tham quan, l hội, sự kiện tại trường. - Giáo viên luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên thoải mái hơn. Đối với những trẻ còn nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn thì các cô cần phân cho các trẻ vào nhóm trẻ mạnh dạn hơn. Nói chuyện với các trẻ nhiều hơn đồng thời cũng để các trẻ có thể chia sẻ những suy nghĩ của chính bản thân trẻ. Trong quá trình luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, các cô cần thay đổi ngữ điệu, giọng nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Trên lớp các cô giáo nên gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp. + Xây dựng giờ tìm hiểu môi trường xung quanh tốt để cung cấp kiến thức về thiên nhiên và xã hội cho trẻ: - Xây dựng chuỗi hệ thống câu hỏi từ d đến khó và sưu tầm cách cơi mở giới thiệu vấn đề. Ví dụ muốn giới thiệu với trẻ về đặc thù của móng vuốt các con vật sống trong rừng thì cô sẽ hỏi” các con thấy những con vật sống trong Trang 5
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp rừng như thế nào? Thức ăn của chúng là những gì? Tư thế (cách ăn) của chúng khi săn mồi như thế nào? - Hoặc dưới hình thức kiểm tra kiến thức trẻ. Giáo viên thường xuyên trò chuyện sau những ngày nghỉ: hôm qua ở nhà con có gì vui không? Những ngày nghỉ ở nhà con làm gì, có đi chơi không? + Tổ chức thật tốt và thật hoàn chỉnh giờ vui chơi: - Trò chơi nhất là trò phân vai theo chủ đề (chơi bán hàng, đóng vai bác sĩ, chơi cô giáo ) góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ và qua trò chơi sẽ củng cố những tri thức mà trẻ có. Và quan hệ qua lại giữa con người với con người sẽ rất tốt nếu người lớn thể hiện sự hứng thú của mình với trò chơi của trẻ, tham gia chơi cùng trẻ, chỉ bảo hướng dẫn hành động của trẻ trong khi chơi. - Đa phần giáo viên của chúng ta hay làm thay trẻ trong giờ vui chơi. Các loại đồ chơi trong lớp thường làm sẵn cho trẻ – trẻ chỉ sắp xếp theo ý cô. Chúng ta nên thay đổi theo phương thức trẻ, vì giờ vui chơi là của trẻ. Trẻ rất tha thiết được suy nghĩ chơi theo sự hứng thú của mình. Cô chỉ nên là người quan sát giúp ý kiến dưới hình thức cùng hòa nhập chơi với trẻ. 2.4. Cho trẻ được thực hành - Nếu có ai nói rằng “Cho trẻ hành động theo ý thích và suy nghĩ trẻ là sai lầm” thì tôi nghĩ chính người nói như thế mới sai lầm. Bởi với vai trò là một người lớn, một giáo viên thì nhiệm vụ chính của chúng ta là giúp trẻ khi gặp khó khăn, hướng dẫn trẻ một cách kịp thời để luôn đi đúng hướng. Tuyệt đối không để ý nghĩ là mình kêu trẻ làm gì thì trẻ làm đó, mọi việc là có người lớn chuẩn bị sẵn chỉ cần làm theo y như vậy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra. Vô tình vì những suy nghĩ này mà ta đã để lại sự chủ quan, ỷ lại vào người lớn nơi trẻ. - Vì thế cho nên với vai trò là giáo viên nên giao trẻ một nhiệm vụ để trẻ được vừa chơi với hai ngày nghỉ đồng thời trẻ được chứng tỏ với ba mẹ ở nhà những gì trẻ đã được hướng dẫn từ cô giáo và bây giờ khi nói với ba mẹ trẻ lại một lần nữa được học cách nói chuyện, cách trình bày của chính người thân của trẻ. Và xem như đây ta đã giúp cho trẻ được rất nhiều qua hình thức trẻ được giao tiếp, trao đổi với nhiều người lớn và học được cách trình bày ngôn ngữ của bản thân một cách mạnh dạn, tư tin. + Ví dụ: cô giao cho trẻ đề tài “bé hãy nói một nghề mà bé biết. Đồng thời nói lên: ước mơ của chính bản thân mình sau này thích làm nghề gì. Tại sao?” Với đề tài này cô giáo cho trẻ được về nhà hỏi những người thân quen về một nghề hoặc yêu cầu bố, mẹ dẫn đi quan sát, thậm chí cả việc trò chuyện với người đang làm các nghề để trẻ được trực tiếp quan sát rồi suy nghĩ và nêu được lý do khi chọn một nghề sau này. Qua những việc mà trẻ đã làm sẽ có vốn kiến thức rất nhiều và cứng từ đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển Trang 6
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp những lời nói của mình một cách hồn nhiên ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện. + Ví dụ: cô giáo dặn trẻ về nhà phải nhớ số điện thoại của người thân trong gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ mạnh dạn trao đổi với cô trong giờ học. Mặt khác, giúp trẻ giải quyết được khi trẻ gặp tình huống khó khăn (trẻ đi siêu thị bị lạc cha mẹ, hay là khi trẻ ở nhà một mình mà có người lạ gọi cửa ). Ngoài ra, trẻ sẽ nhận biết được số một cách d dàng và thích thú hơn - Trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động khi trẻ được thực hành: trẻ nhặt rác khi ra sân, chăm sóc góc thiên nhiên. Từ đó trẻ biết được không nên vức rác nơi công cộng, trẻ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc cây xanh khi ở nhà. - Nên gọi cá nhân trẻ lên thể hiện lại bài thơ, bài hát, phát âm chữ cái, đọc số. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân trước đám đông. 3. Kết quả đạt được 3.1. Với trẻ Qua thời gian thực hiện suốt từ đầu năm đến nay tôi nhận thấy rằng trẻ có những tiến bộ rất đáng kể: nhiều trẻ đã tự tin thực hiện công việc ở lớp, trẻ đã mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với người khác. Trẻ biết tự trực nhật lớp sạch sẽ, lau bàn, xếp ghế, lấy cất đồ dùng, đồ chơi trong giờ học và giờ hoạt động góc mà không cần cô phân công nhắc nhở nhiều lần, thấy việc là trẻ làm. Khi về đến gia đình trẻ cũng có sự biểu hiện về như: Tự mặc và cởi quần áo, xếp mềm gối khi ngủ dậy, tự xếp đồ chơi, đánh răng, tự múc cơm ăn, đến giờ biết tự đi ngủ, giúp Trang 7
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp cha mẹ ông bà làm 1 số công việc nhỏ; trẻ nói nhiều hơn, kể nhiều về các hoạt động ở trường và những công việc trẻ làm được, 3.2. Với giáo viên - Có thêm kiến thức cũng như có nhiều biện pháp gúp trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp. - Giúp giáo viên gần gũi với trẻ hơn. - Tạo được sự tín nhiệm của phụ huynh. 3.3. Với phụ huynh - Luôn tin tưởng vào sự dạy dỗ của cô giáo. - Phụ huynh rất hài lòng khi thấy trẻ tự tin mạnh dạn. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Với những suy nghĩ như trẻ chúng tôi đã và đang áp dụng tại trường, với sự nhiệt tình đầy tâm huyết của giáo viên, với tinh thần cầu tiến luôn suy nghĩ sáng tạo trong phương pháp giảng dạy theo quan điểm dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” chúng tôi đã giúp trẻ: + Hồn nhiên linh hoạt, mạnh dạn, thông minh và thích đến trường. Đó là điều mà phụ huynh thật an tâm khi giao con mình cho nhà trường. + Tham gia các hội thi do Phòng Giáo dục và trường tổ chức: bi u di n văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam, mừng xuân . + Đặc biệt là các trẻ đã gần gũi với cô nhiều hơn, trò chuyện với cô nhiều hơn, một số hoạt động đã tích cực hơn, biết nhường bạn và biết lao động giúp cô với những công việc vừa sức. - Ngoài ra, giáo viên cần nhận ra một số vần đề như sau: + Giáo viên phải có khả năng nhận thức, nắm được đặc điểm từng trẻ, quan tâm gần gũi với trẻ. + Giáo viên luôn làm gương để trẻ noi theo, trẻ làm cùng cô và làm theo cô. + Phải coi trọng những hành động, suy nghĩ của trẻ dù là nhỏ nhất và luôn đạt câu hỏi “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” lên hàng đầu. + Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân. Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt Trang 8
- Một số biện pháp tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp động để giúp trẻ phát triển tốt hơn. + Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh 1. Kiến nghị Để thực hiện tốt việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ trong giai đoạn hiện nay thông qua các biện pháp trên tôi đã phần nào nhận được kết quả đáng mừng. Vì thế bản thân tôi có một số đề xuất như sau: - Cần mở các khóa bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ để giáo viên nâng cao tay nghề và giảng dạy trẻ một cách khoa học hơn. Vĩnh mỹ A, ngày 12 tháng 2 năm 2019 Giáo viên thực hiện Nguyễn Thị Bảo Chi Trang 9