Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi

doc 21 trang binhlieuqn2 5910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_pho_cap_gia.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi

  1. Thông tư 36/2013/TT-BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 2013 Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/03/2016 Thông tư Bộ giáo dục Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ; Công văn số 656/GD-ĐT ngày 31/8/2016 của Phòng GD&ĐT Lệ Thuỷ về việc triển khai thực hiện PCGD, XMC năm 2016. Công văn số 1607/BCĐPCGD ngày 10/8/2016 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc triển khai thực hiện PCGD, XMC năm 2016 Tham mưu với UBND xã xây dựng Kế hoạch PCGDMNCTENT và đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Nghị quyết của Đảng uỷ từ đó triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo; phân công phần hành trách nhiệm cho từng thành viên . nhằm giúp lãnh đạo địa phương nắm chắc các mục tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDMNCTENT từ đó triển khai thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả tốt. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp Để thực hiện tốt Kế hoạch PCGDMN cho trẻ năm tuổi cán bộ quản lý trường mầm non phải xác định vai trò nồng cốt trong việc tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh, nhân dân, các ban ngành đoàn thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đến phụ huynh và ban ngành đoàn thể tại địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ đó họ có sự quan tâm và phối hợp tích cực trong việc điều tra, huy động cháu đến lớp và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh; Tuyên truyền về cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, rắn, côn trùng, động vật cắn, phòng chống các bệnh thường gặp, đề phòng các tai nạn thương tích cho trẻ đặc biệt là tai nạn đuối nước, khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ và cách chế biến một số món ăn rẻ tiền, giàu chất dinh dưỡng, tận dụng thực phẩm sẵn có tại gia đình và địa phương để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đến mức thấp nhất và đảm bảo an toàn về tính mạng, tinh thần cho trẻ. Tuyên tuyền giúp phụ huynh nắm các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học và đặc biệt công tác PCGDMNCTENT; Tuyên truyền về những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, đặc biệt đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn như: 13
  2. Tiền ăn trưa cho trẻ 3,4 tuổi theo Quyết định 60:120.000đ/cháu/tháng Tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi theo Quyết định 239: 120.000đ/cháu/tháng Tiền hỗ trợ học sinh nghèo theo Nghị định 74: 70.000đ/cháu/tháng Tiền UBND huyện hỗ trợ mua đồ dùng học tập cho trẻ 140.000đ/trẻ/năm Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông để phổ biến các nội dung của Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các bậc cha mẹ và toàn xã hội nắm vững và chủ động tham gia kế hoạch PCGDMNCTENT. Phối kết hợp với phụ huynh các ban ngành đoàn thể, già làng, trưởng bản để làm tốt công tác điều tra trẻ trên địa bàn, tránh sai sót, huy động cháu đến lớp đầy đủ theo số lượng điều tra và đạt chỉ tiêu kế hoạch đồng thời làm tốt công tác quản lý nhân khẩu. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Để làm tốt công tác PCGDMNCTENT trước hết cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải nắm vững điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập GDMNCTENT, tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Xác định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác công tác PCGDMNCTENT; cần đầu tư công sức, tâm huyết của đội ngũ để trang bị cho trẻ kiến thức sơ đẳng, hình thành và rèn luyện kỹ năng cơ bản cho việc tiền học đọc, học viết, học cách làm toán sau này. Vì vậy, chúng tôi chỉ đạo giáo viên phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phấn đấu trở thành người giáo viên dạy giỏi. * Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: - Về chương trình giáo dục: Chúng tôi chỉ đạo cho đội ngũ thực hiện nghiêm túc các nội dung theo chế độ sinh hoạt của trẻ; dạy đúng chương trình; tổ chức tốt hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và sinh hoạt chiều. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch giáo dục phát triển thể chất: chỉ đạo đội ngũ tổ chức tốt các bài thể dục sáng, thể dục giờ học các buổi dạo chơi ngoài trời hướng dẫn giáo viên lựa chọn và tổ chức cho trẻ các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian, tham quan, giao lưu với lớp bạn Đặc biệt bồi dưỡng cháu tham gia Ngày hội của bé cấp trường và cấp cụm. Qua những hoạt động này vừa giúp trẻ phát triển thể chất nâng cao sức khoẻ vừa phát huy tính tích cực, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bĩ, dẽo dai và sáng tạo của học sinh. - Về thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng nâng cao chất lượng bữa ăn bằng cách trồng thêm rau trong vườn trường, chế biến hợp khẩu vị của trẻ; bữa ăn của trẻ phải đáp ứng yêu cầu: Mùi thơm, màu sắc hấp dẫn, không khí vui tươi, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, tỷ lệ các chất P-L-G cân đối, hợp lý; 14
  3. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ, hình thành hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt; quan tâm trẻ yếu, trẻ nhút nhát, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ tàn tật, khuyết tật Chỉ đạo nhân viên y tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, cân đo, theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ phát triển, những cháu bị suy dinh dưỡng, thấp còi thường xuyên tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để có biện pháp chăm sóc tốt góp phần nâng cao thể lực cho trẻ. - Về chuyên môn nghiệp vụ: chúng tôi tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên giúp họ biết xây dựng nội dung chương trình phù hợp với nhận thức, khả năng của trẻ và điều kiện của trường lớp; tổ chức các tiết dạy mẫu về giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp giáo viên biết tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ; tổ chức các đợt thao giảng, hội thi “Giáo viên dạy giỏi” giúp giáo viên phát huy hết tài năng, sáng tạo, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, qua đó giáo viên học hỏi sáng kiến của đồng nghiệp và trau dồi về năng lực chuyên môn cho bản thân. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác đánh giá trẻ theo chuẩn: mỗi giáo viên xây dựng cho lớp kế hoạch, nội dung đánh giá; phân công giáo viên phụ trách để phối hợp với nhau. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục vừa triển khai các Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của các cấp quản lý giáo dục tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục mầm non giúp đội ngũ nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tôi đã chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, hiểu được sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục mầm non từ đó mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải phát huy hết lương tâm trách nhiệm của nhà giáo, tự hào với nghề nghiệp, phấn đấu rèn luyện trở thành người giáo viên giỏi. Đồng thời khuyến khích, động viên mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cán bộ vừa có tài, có tâm, vừa có tầm nhìn chiến lược để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên truyền để đội ngũ giáo viên thực sự là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập nhật kiến thức, nắm được các vấn đề để tư vấn cho phụ huynh. Giúp cho phụ huynh nắm được kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non. Biện pháp 4. Chỉ đạo đội ngũ làm tốt công tác điều tra và xây dựng bộ hồ sơ PCGDMNCTENT. Thành lập tổ điều tra: Nhà trường có nhiều khu vực chúng tôi phân công mỗi khu vực từ 3-5 người trong đó có 01 đ/c tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn làm trưởng ban. Nhiệm vụ 15
  4. của tổ phải điều tra đầy đủ số hộ trong thôn/bản; cập nhật ghi chép đầy đủ các thông tin trong phiếu điều tra, đầy đủ thành viên trong hộ gia đình. Đối chiếu các thông tin giữa giấy khai sinh và sổ hộ khẩu để đảm bảo độ chính xác cao. Nếu trong ngày không gặp được chủ hộ thì các ngày sau phải tiếp tục điều tra cho đến khi hoàn thành 100% hộ gia đình. Tổ nghiệp vụ: Sau khi điều tra xong mỗi khu vực cử 02 đ/c tham gia xử lý phiếu điều tra hộ gia đình nhằm rà soát lại số hộ, số khẩu, số trẻ trong độ tuổi mầm non. Chỉ đạo tổ nghiệp vụ nhập phần mềm, xử lý số liệu xây dựng bộ hồ sơ PCGDMNCTENT theo quy định. 1. Hồ sơ của đơn vị cơ sở bao gồm: a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục mầm non (phụ lục I); b) Sổ theo dõi PCGDMNTNT (phụ lục II) và sổ theo dõi trẻ em trong độ tuổi chuyển đi, chuyển đến, khuyết tật, chết (nếu có); c) Danh sách trẻ em hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi); d) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGDMNTNT; kèm theo các biểu thống kê PCGDMNTNT (phụ lục III); đ) Biên bản tự kiểm tra; Biên bản kiểm tra của cấp huyện đối với cấp xã; e) Số bộ hồ sơ: 01 bộ, Toàn bộ các loại hồ sơ trên sắp xếp khoa học, ngăn nắp. Biện pháp 5. Xây dựng các phương tiện đáp ứng công tác PCGDMNCTENT. Thực hiện Kế hoạch PCGDMNCTENT, từ năm 2012 đến nay chúng tôi đã tranh thủ sự quan tâm của các dự án đặc biệt dự án Plan, thu hút sự đầu kinh phí xây dựng phòng học. Mỗi khu vực được xây dựng 2-3 phòng học, tổ chức 2-3 nhóm, lớp trong đó chúng tôi ưu tiên bố trí lớp MG 5T học đúng độ tuổi còn các lớp khác ghép 2 độ tuổi. Trang cấp đồ chơi ngoài trời, trang thiết bị lớp học, xây dựng phòng bếp; Vào năm học này, dự án đã xây dựng hệ thống nước sạch tại 3 khu vực khó khăn nhất của địa phương. Nhờ có nước trường lớp ngày càng sạch sẽ, cảnh quan môi trường ngày càng tươi sáng, thu hút sự quan tâm của phụ huynh và làm cho trẻ ngày càng yêu trường, yêu lớp, thích đi học hơn. Tham mưu với UBND huyện đầu tư kinh phí xây dựng hàng rào, khuôn viên, cổng trường . Hội phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập, sinh hoạt cho trẻ giúp các cháu chủ động trong giáo dục Ngoài ra, chỉ đạo giáo viên tích cực tự làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung góc vận động và có đủ đồ dùng phục vụ giáo dục cho trẻ. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 16
  5. 1. Về tỉ lệ huy động trẻ tới trường: Tổng số 16 nhóm lớp, 348 cháu, tăng so với đầu năm 22 cháu: trong đó: Nhóm trẻ: 3 nhóm/60 cháu; Mẫu giáo: 13 lớp huy động được 288 cháu, so với kế hoạch đạt 100%, so với trẻ trong điều tra đạt: 96,2%, so với năm học trước tăng 4,6%. Trong đó Trẻ 5T (sinh năm 2011) điều tra: 87 cháu: huy động 87 cháu, so với trẻ trong độ tuổi: đạt: 100%. Trẻ 4T (sinh năm 2012) điều tra: 119 cháu: huy động: 119 cháu; đạt: 100% so với trẻ trong độ tuổi. Trẻ 3T (sinh năm 2013) điều tra: 108 cháu: huy động: 104 cháu đạt: 96,3%. - Số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 07 lớp và số trẻ 5 tuổi đến trường: 87 cháu đạt: 100%. - Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần: đạt 94% Đặc biệt không có trẻ nghỉ học từ 45 ngày 2. Về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Tổng số trẻ ăn bán trú: 15/16 nhóm lớp, số lượng: 320/348 cháu tỷ lệ: 91,9%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: Về cân nặng: Số trẻ phát triển bình thường 315/348 cháu tỷ lệ 90,5%, số trẻ suy dinh dưỡng 33/348 tỷ lệ 9,5%, so với đầu năm học tỷ lệ trẻ SDD giảm 3%; Về chiều cao: Số trẻ bình thường 314/348 cháu tỷ lệ 90,2%, số trẻ thấp còi 34/348 cháu tỷ lệ 9,8%; so với đầu năm tỷ lệ trẻ thấp còi độ giảm 4%, trong đó Trẻ 5 tuổi: 87/87 cháu được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển. Tỷ lệ trẻ SDD 6/87 cháu, tỷ lệ 6,9%; Tỷ lệ trẻ thấp còi 7/ cháu, tỷ lệ 8% Khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm học, tỷ lệ trẻ được tham gia: 348/348 cháu đạt 100%. Số lượng trẻ không mắc bệnh 314/348 đạt tỷ lệ 90,2%, số lượng trẻ mắc bệnh 34/348 cháu, tỷ lệ 9,8%, so với cùng kỳ năm học trước giảm 2,2%; 100% trẻ đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích, dịch bệnh xảy ra. * Chất lượng giáo dục: Triển khai chương trình GDMN: 16/16 nhóm lớp; Tổ chức học 2 buổi/ngày: 16/16 nhóm lớp. Mặt bằng chất lượng chung: Đạt: 94,5% (so với năm học trước tăng 2,1%); * Triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi: tỷ lệ trẻ mẫu giáo được đánh giá theo chuẩn: 288 cháu tỷ lệ 100% Trẻ 5T: Đạt: 87/87 cháu tỷ lệ: 100% (so với đầu năm tăng: 12,6%); Trẻ 4T: Đạt: 113/116 cháu tỷ lệ: 97,4% (so với đầu năm tăng: 16,7%); Trẻ 3T: Đạt: 90/93 cháu tỷ lệ: 96,8% (so với đầu năm tăng: 18,6%); Chất lượng chuyển giao trẻ 5T vào lớp Một: đạt 98,7% 17
  6. 3. Về xây dựng đội ngũ: Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên: 43 người, trong đó cán bộ quản lý: 04, giáo viên: 32, nhân viên: 07. Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn: 43/43 người tỷ lệ: 100% Trên chuẩn: tổng số: 36/43 tỷ lệ: 83,7% so với năm học trước tăng 9,9% trong đó giáo viên trên chuẩn: 26/32 người tỷ lệ: 81,3%. Biên chế: 35/43 người, tỷ lệ: 81,4%, Hợp đồng lao động: 08/43 người tỷ lệ: 18,6%; Trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 14 người Đạt chuẩn: 14/14, tỷ lệ: 100%, Trên chuẩn: 13/14 tỷ lệ: 92,9% Biên chế: 13/14 đ/c tỷ lệ: 92,9% hợp đồng: 01 người tỷ lệ: 7,1% Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: Xuất sắc: 15/32, tỷ lệ: 46,9% trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 7/14 người tỷ lệ: 50% tăng so với năm học trước: 14,3% Khá: 15/32 tỷ lệ: 46,9% trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 7 người tỷ lệ: 50% tăng so với năm học trước: 14,3% TB: 2/32 tỷ lệ: 6,2% trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 0. - Xếp loại Viên chức và người lao động: Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ: 19/42 đ/c, tỷ lệ: 45,2%, trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 7/14 người tỷ lệ: 50% tăng so với năm học trước: 14,3%. Hoàn thành Tốt nhiệm vụ: 21/42 đ/c, tỷ lệ: 50%, trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 7/14 giáo viên tỷ lệ: 50% giảm so với năm học trước: 14,3%. Hoàn thành nhiệm vụ: 2/42 đ/c, tỷ lệ: 4,8%, trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 0 - Xếp loại thi đua: Nhà trường đề nghị khen: LĐTT: 33/43 đ/c tỷ lệ: 76,7%, trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 14/14 đ/c tỷ lệ: 100%. CSTĐCS: 05/33 đ/c, tỷ lệ: 15,1%, trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 02 đ/c HTNV: 10/43 đ/c tỷ lệ: 23,3%, trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 0. Đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động. Đặc biệt phân công giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5T đạt 2 cô/lớp (7 lớp/14 cô); 4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhà trường có đủ các phòng học cho trẻ (16 phòng) trong đó 3 phòng kiên cố, 13 phòng cấp 4. trong đó phòng học Lớp mẫu giáo 5T: 7 lớp/7 phòng. Có đủ bàn ghề đúng quy cách cho trẻ ngồi. Đồ dùng trang thiết bị bổ sung đầy đủ phục vụ cho các nhóm, lớp đạt 75% theo yêu cầu Thông tư 02. Máy vi tính trang cấp đầy đủ 7 lớp mẫu giáo 5 tuổi; 18
  7. Nhà trường có kế hoạch mua sắm, bổ sung tài sản, trang thiết bị, bảo quản và sử dụng hợp lý không để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát. Thường xuyên phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ bình quân: 5 loại/trẻ. Đặc biệt dự án Plan đầu tư kinh phí làm hệ thống nước sạch tại 3 khu vực với số tiền: 150 triệu, trang cấp 3 loại đồ chơi ngoài trời số tiền: 17,5 triệu đồng. Tổng kinh phí: 225,1 triệu đồng. Trong đó Plan: 167,5 triệu đồng. Năm 2016 xã Kim Thuỷ đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập theo QĐ số: 6313/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND huyện Lệ Thủy Về việc công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ năm 2016. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, thực hiện kế hoạch PCGDMNCTENT giúp nhà trường đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của phụ huynh, nhân dân và lãnh đạo địa phương, thu hút sự quan tâm chăm lo cho nhà trường. Để làm tốt kế hoạch PCGDMNCTENT thì cần có sự tham mưu, phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung tầm quan trọng của công tác PCGDMNCTENT, huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao nhất đặc biệt trẻ 5T phải đạt 100%. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5 tuổi cả về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Tăng cường chỉ đạo giúp đội ngũ thực hiện nghiêm túc nền nếp kỹ cương, chấp hành đúng các chủ ttrương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy nhà trường, quy định của ngành, quy ước, hương ước của địa phương. Xây dựng đội ngũ nhà giáo làm việc với ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao, bằng tấm lòng thương yêu trẻ thực sự, bằng trái tim nhân ái, độ lượng, bao dung và có trí tuệ, năng động, sáng tạo và bản lĩnh. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, thu hút sự đầu tư của dự án nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thành lập tổ điều tra, tổ nghiệp vụ, chỉ đạo làm tốt công tác điều tra trẻ trên địa bàn và sử dụng tốt phần mềm phổ cập giáo dục; xây dựng bộ hồ sơ sổ sách của Phổ cập đảm bảo đầy đủ, chính xác, lưu trữ và bảo quản cẩn thận, chu đáo, khoa học. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, nhằm đưa ngành học ngày càng phát triển, xứng đáng vai trò vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, người cán bộ quản lý phải biết kết hợp tốt các thành viên trong nhà trường, thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa Nhà trường- Gia đình- Xã hội đặc biệt là Chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể, các già làng, trưởng bản và các cơ quan tổ 19
  8. chức, các nhà hảo tâm, các dự án đang hoạt động trên địa bàn nhằm tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ về vật chất lẫn tinh thần, tạo được niềm tin cho lãnh đạo, nhân dân và phụ huynh học sinh. Làm tốt công tác PCGDMNCTENT góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời xây dựng trường mầm non trở thành địa chỉ đáng tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình, là cơ sở để cho trẻ thực sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2. Những kiến nghị, đề xuất: 2.1. Đối với UBND xã: Tiếp tục quan tâm, chăm lo đối với trường mầm non của xã nhà, phát huy hiệu quả của các dự án để thu hút nguồn đầu tư về kinh phí giúp nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị dạy học. Hàng năm, cử cán bộ Tư pháp về các bản biên giới để làm các thủ tục cho học sinh; chỉ đạo già làng, trưởng bản làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu trên địa bàn; tạo điều kiện ban chỉ đạo phổ cập cấp xã hoạt động có chất lượng, hiệu quả. 2.2. Đối với UBND huyện: Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến phong trào giáo dục của xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, tăng cường đầu tư kinh phí giúp nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng phòng học và các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng khuôn viên. 2.3. Đối với Phòng- Sở GD&ĐT: Tham mưu với UBND huyện-tỉnh hỗ trợ kinh phí tăng trưởng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ dùng, đồ chơi cho nhà trường đặc biệt là các đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị chúng tôi. Đề nghị tiếp tục nhân rộng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tại các đơn vị mầm non trong phạm vi toàn huyện đặc biệt các đơn vị vùng đặc biệt khó khăn./. 20
  9. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Luân XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT 21