Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

docx 3 trang Đinh Thương 14/01/2025 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfMột số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc

  1. Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc Thứ 5, 28/09/2023 | 19:03 Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG MẦM NON “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”đó chính là một trong những tiêu chí quan trọng mà tất cả các trường học trên toàn cả nước đều đang hướng đến. Để thực hiện được tiêu chí đó thì trường học đó phải là một trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc nói chung, lớp học hạnh phúc nói riêng đó chính là nơi trẻ được yêu thương, hạnh phúc. Trẻ được tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân, vui vẻ, tự tin, năng động mỗi khi đến trường. Nhưng thực tế hiện nay thì như thế nào? Thời gian vừa qua, rất nhiều vụ bạo hành trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần tại các trường mầm non đã liên tục 1 of 3 9/19/2024, 9:45 AM
  2. Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc xảy ra. Báo chí, xã hội lên tiếng và các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Người thực hiện hành vi bạo lực với trẻ cũng đã bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, thực trạng này vẫn chưa chấm dứt mà đâu đó vẫn còn rất nhiều trẻ mầm non ở các cơ sở giáo dục đang phải chịu những trận đòi roi, mắng nhiếc từ chính cô giáo mầm non, để rồi vài tháng trên mạng xã hội lại dấy lên một câu chuyện buồn về sự bạo hành trẻ từ các cô giáo mầm non. Chính vì lẽ đó mà tâm lý của các bậc phụ huynh có con học tại trường mầm non nói chung và phụ huynh của lớp tôi nói riêng luôn cảm thấy bất an khi đưa con đến trường. Đứng trước thực trạng như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra với bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp là làm thế nào để “Mỗi ngày trẻ đến trường là một niềm vui” và phụ huynh luôn tin tưởng vào cô giáo mầm non. Xây dựng một trường học hạnh phúc nói chung và lớp học hạnh phúc nói riêng là một việc làm cấp thiết hiện nay tại các cơ sở giáo dục mầm non Để có được những năng lượng tích cực hàng ngày khi đến lớp bản thân đã tự đọc rất nhiều bài báo, sách viết về sự phát triển tâm lý trẻ em, cách chăm sóc giáo dục trẻ em thời hiện đại hay nghe những tư vấn của nhà tâm lý học Pepper trên mạng để nói về những suy nghĩ tích cực để mang lại năng lượng cảm xúc tích cực cho bản thân. Trước khi đi dạy tôi luôn tạo cho mình tinh thần thoải mái, buổi sáng khi ngủ dậy tôi thường tập thể dục, nghe nhạc duy trì những thói quen tích cực để có một tinh thần thoải mái trước khi bước vào lớp. Tôi và giáo viên cùng lớp đã cùng nhau tìm những trò chơi hay hấp dẫn lôi cuốn trẻ để cùng chơi với trẻ hoặc là trong các giờ hoạt động khác tôi và giáo viên cùng lớp đã phối hợp làm việc một cách nhịp nhàng, phân chia công việc rõ ràng không hơn thua nhau. Việc tạo môi trường lớp học cho trẻ được thể hiện qua cách trang trí lớp, các góc chơi theo hướng mở, theo các chủ đề với nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng sẽ giúp trẻ hứng thú và hăng say khi chơi để từ đó trẻ cảm nhận sự ấm áp, yêu thương thông qua các đồ chơi mà ở lớp cô đã chuẩn bị. Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ và đáp ứng được mục đích giáo dục. Những đồ dùng, đồ chơi để ở nơi trẻ có thể dễ dàng lấy và cất gọn gàng sau khi chơi xong. Các góc chơi được bố trí phù hợp: góc tĩnh bố trí cách xa góc động. Bản thân tôi đang phụ trách là trẻ 4-5 tuổi, vào đầu năm học các cháu đi học ít khóc nhè nhưng thỉnh thoảng vẫn còn một số trẻ khi đến lớp vẫn không muốn vào và không chịu đi học. Những khoảnh khắc ấy, phụ huynh lại nhìn tôi và hỏi: “Ở lớp có việc gì hay sao mà sáng nay cháu không muốn đi học cô ơi” hay “Cô ơi hôm nay cháu muốn ở nhà chứ không muốn đi học gì cả?” Chính những câu nói này làm tôi cảm thấy buồn và suy nghĩ: “Làm thế nào để trẻ có cảm xúc vui vẻ và tạo cho trẻ những tiếng cười ngay khi bước chân vào cửa lớp?” Và tôi chợt nghĩ ra ý tưởng đón trẻ ngay tại lớp bằng một 2 of 3 9/19/2024, 9:45 AM
  3. Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc “MENU cảm xúc”, khi đến lớp trẻ được tự do lựa chọn cách chào mà mình thích và sau đó cô giáo sẽ chào đón trẻ theo cách mà trẻ chọn. Với cách này tôi thấy rất phù hợp và có thể áp dụng cho trẻ tại lớp của tôi. Vì khi chào đón trẻ như vậy tôi thấy các cháu rất vui vẻ và phấn khích khi vào lớp học. Ví dụ: Trẻ chọn và đập tay vào biểu tượng hình hai bàn tay thì cô và trẻ sẽ đập hai tay vào nhau và hô “yeah”; Nếu trẻ chọn biểu tượng xin hào hello thì cô và trẻ sẽ giơ tay lên hello,v.v Với từng trẻ, bản thân tôi chú ý luôn động viên kịp thời, tôn trọng sự lựa chọn và tạo cho trẻ những tâm thế thoải mái ngay từ khi đến lớp. Để cảm nhận được sự hạnh phúc cũng như tăng cường sự hứng thú đối với hoạt động ở trường mầm non thì trẻ phải được tích lũy kiến thức thông qua những hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm giúp cho trẻ sử dụng được hết tất cả các giác quan của mình để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều mà trẻ tiếp cận được lâu hơn. Khi cho trẻ trải nghiệm trẻ sẽ phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Để thực hiện thành công được những buổi học thực tế trải nghiệm hay tặng cho các cháu những món quà vào những chiều thứ 6 thì bản thân tôi đã cùng trao đổi và phối hợp với phụ huynh của lớp ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp. Trong buổi họp này tôi đã kết hợp truyền thông với phụ huynh việc xây dựng lớp học hạnh phúc trong năm học này. Trong bài truyền thông của mình tôi đã giúp cho phụ huynh hiểu: như thế nào là lớp học hạnh phúc? Để xây dựng lớp học hạnh phúc thì cô giáo và phụ huynh cần có sự phối hợp như thế nào? Ngoài ra tôi còn tuyên truyền đến phụ huynh của lớp khi đưa đón con đi học và thông qua zalo nhóm lớp cần phải tạo cho con mình cảm xúc tích cực khi đến lớp bằng cách phụ huynh cần phải trò chuyện thường xuyên cùng trẻ. Khi trò chuyện với con trẻ, phụ huynh hãy thay những câu hỏi: “Hôm nay, cô giáo có phạt? có đánh con không?” bằng những câu hỏi: “Hôm nay con đã được chơi gì ở lớp? được học điều thú vị gì? Con đã giúp cô, giúp bạn những gì?” Hoặc động viên trẻ chia sẽ lại những bài hát, bài thơ, các kỹ năng, kiến thức đã được học ở trường và động viên trẻ tiếp tục đi học để đón nhận thêm những điều thú vị khi đến lớp. Tác giả:Phạm Thị Loan 3 of 3 9/19/2024, 9:45 AM