Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_thuc_don_hop.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Mầm non
- 18 2.7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với các bộ phận trong nhà trường để làm tốt khâu chăm sóc nuôi dưỡng: Phối hợp với đồng chí Hiệu phó nuôi dưỡng xây dựng thực đơn ăn cho trẻ, kế toán ghi sổ sách tính ăn hàng ngày cho trẻ, tính toán cụ thể số lượng, loại thực phẩm cần mua trong ngày và đảm bảo chi hết số tiền được chi. Phối hợp với giáo viên trên các lớp; hàng ngày, trong giờ ăn của trẻ xem trẻ có ăn hết suất hay không, thức ăn có hợp với trẻ không để kịp thời điều chỉnh thực đơn. Tuyên truyền với cha mẹ học sinh về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non tại gia đình, vận động phụ huynh đưa con em mình đi học đầy đủ và đúng giờ. Phối hợp với nhà bếp (có sự tham gia của phụ huynh học sinh) nhận thực phẩm đảm bảo chất lượng hàng, số lượng thực phẩm nhận hàng ngày, phải đảm bảo tươi ngon, đảm bảo số lượng và đúng loại thực phẩm theo đúng yêu cầu của thực đơn và do kế toán tính ăn chỉ định. Khi giao nhận phải có đầy đủ các thành phần như: Người nấu chính, đại diện giáo viên, đại diện ban giám hiệu, kế toán, thủ kho, thanh tra (ghi rõ thời gian và số thứ tự giao nhận thực phẩm).
- 20 Hình ảnh giao nhận thực phẩm
- 21 Hàng tháng, họp tổ rút kinh nghiệm kịp thời cho từng khâu. Chính vì vậy chất lượng bữa ăn của các cháu ở nhà trường ngày càng nâng cao. Trên thực tế, đã cân đối với số tiền ăn thu theo thỏa thuận mà bố mẹ các cháu đã đóng, mà thời gian gần đây giá cả lại leo thang, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn.Trong khi đó, yêu cầu lựa chọn thực phẩm phù hợp theo mùa, theo tuần, theo từng thời kỳ lại là một vấn đề quan trọng trong việc nấu ăn cho trẻ ở trường mầm non. Các thực phẩm phải sạch, tươi, không có vi khuẩn gây bệnh. Trong việc thay đổi các món ăn theo từng bữa cho đủ chất lượng và số lượng, đã lưu ý các thực phẩm thay thế phải tương đương về chất lượng để đảm bảo cho khẩu phần ăn không bị thay đổi về thành phần các chất dinh dưỡng. Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng và cả năm học về vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh vì thực phẩm. Đây là vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc. Tôi cũng luôn quan tâm đến góc tuyên truyền của các lớp, kết hợp cùng đồng chí nhân viên y tế sưu tầm các bài viết về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh. Kết hợp với giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tham gia chơi “Bé tập làm nội trợ”, làm quen với các loại thực phẩm hàng ngày để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ .Tôi thường xuyên có mặt ở bếp để kiểm tra thực phẩm và khâu giao nhận thực phẩm, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng, định lượng và sự ngon miệng của trẻ. Nhất là phải chú ý hàm lượng Vitamin trong rau xanh và trái cây đòi hỏi thực phẩm càng tươi càng tốt. Chúng tôi luôn ý thức được rằng, dù có hợp đồng thực phẩm nhưng người trực tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm và có kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo về vệ sinh an toàn. Tôi cũng luôn nhắc nhở các đồng chí nhân viên trong tổ nuôi là Vitamin tập trung nhiều trên lớp bề mặt của rau, hạt, rễ, quả do đó gọt vỏ càng mỏng càng tốt nhưng cũng phải vừa phải. Khi nấu, nhiệt độ càng cao, thời gian đun
- 22 càng lâu thì khả năng Vitamin bị phá huỷ càng lớn. Dù loại thức ăn nào, loại cách nấu nào cũng nên giảm tối đa cách xử lý bằng nhiệt độ, đồng thời phải cho trẻ ăn càng sớm càng tốt, tránh để lâu mất Vitamin và luôn nhắc nhở nhà bếp nêm gia vị cho vừa, không cho trẻ ăn quá mặn sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
- 26 Hình ảnh: Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Sau khi thực hiện đề tài “Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non” được áp dụng vào thực tế đem lại lợi ích về kinh tế và lợi ích xã hội rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các nhà trường mầm non. 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: - Nâng cao chất lượng bán trú trong nhà trường giúp trẻ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì, phòng tránh bệnh tật, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Ước tính mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 10-11 triệu đồng khám sức khỏe; như vậy 1 năm học tiết kiệm 100-110 triệu đồng. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Về công tác tập huấn: 100% giáo viên phụ trách bếp ăn trong nhà trường được tham gia lớp tập huấn kiến thức thực hành dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách xây dựng thực đơn tính khẩu phần và được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Về chất lượng chăm chăm sóc nuôi dưỡng: Tổ nuôi dưỡng phối kết hợp với Ban giám hiệu đã đưa một số thực đơn áp dụng vào việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non và kết quả rất khả quan các món ăn hấp dẫn phong phú trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng
- 27 năng lượng Kcal cho trẻ từ đó góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường so với đầu năm chỉ còn dưới 1% / (nhẹ cân: 0%, thấp còi: 0,62%) Khả năng ứng dụng của đề tài: Qua thực tế của đề tài này tôi thấy đề tài có thể áp dụng rộng rãi vào các trường mầm non trong toàn huyện Nghĩa Hưng. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giúp cơ thể trẻ phát triển tốt góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Với việc xây dựng thực đơn hợp lý theo mùa ta thấy: Các món ăn ngon, hấp dẫn - Lượng Kcalo và các chất dinh dưỡng sẽ tăng giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non” . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo bổ sung cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Phạm vi ứng dụng và triển vọng của đề tài: Với kết quả đạt được trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của một số giải pháp “Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non”, đáp ứng được xu hướng đổi mới trong giáo dục Mầm non, vì vậy tôi thấy những giải pháp nêu trên có thể phổ biến tới các trường Mầm non trong cụm chuyên môn số 1; các trường Mầm non trong huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nhằm thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện cho trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến là những kinh nghiệm đã áp trong thực tiễn hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mà tôi đã thực hiện. Tôi cam đoan không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Tống Thị Lan Anh
- 28 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Mầm non xã Nghĩa Minh xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non” của đồng chí Tống Thị Lan Anh – Giáo viên trường Mầm non xã Nghĩa Minh có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Minh năm học 2021 – 2022. Nghĩa Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Trịnh Thị Minh Ngọc
- 29 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật của sáng kiến (không có) 2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế (không có) 3. Sản phẩm khác kèm theo (không có)
- 30 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- 31 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Hưng Tôi là: Tống Thị Lan Anh Tỷ lệ (%) Trình đóng góp Số ngày tháng Chức độ Họ và tên Nơi công tác vào việc TT năm sinh danh chuyên tạo ra sáng môn kiến Trường MN Tổ trưởng 1 Tống Thị Lan Anh 23/07/1981 xã Nghĩa tổ nuôi CĐSP 85% Minh dưỡng - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nuôi dưỡng - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Thực hiện một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ tại trường mầm non - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Máy tính, điện thoại - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nâng cao chất lượng bán trú trong nhà trường giúp trẻ khỏe mạnh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì, phòng tránh bệnh tật, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- 32 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Các món ăn ngon, hấp dẫn - Lượng Kcalo và các chất dinh dưỡng sẽ tăng giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non; trẻ được đảm bảo an toàn; phát triển toàn diện thể chất; tinh thần. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 NGƯỜI NỘP ĐƠN Tống Thị Lan Anh