Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học tại trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_chi_dao_t.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học tại trường Mầm non
- Bước 4: Tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học. Sau thời gian chuẩn bị công phu, tỷ mỉ nhưng để kế hoạch có hiệu lực thì hiệu trưởng phải tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học. Tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học là thực hiện Nghị định 71/NĐ- CP về thực hiện quy chế hoạt động dân chủ trong trường học. Hội nghị đầy đủ các thành phận như: Lãnh đạo ngành, bậc học mầm non; Đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; Đại diện các ban ngành đoàn thể cấp xã: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, nông dân, người cao tuổi; Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; Đại diện Hội cha mẹ trẻ Đây là Hội nghị quan trọng nhất Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho mọi người được nghe và có ý kiến đóng góp vào bản kế hoạch. Nhiệm vụ của Hội nghị này là xây dựng cho được Nghị quyết thực hiện kế hoạch năm học. Do đó Hiệu trưởng phải biết huy động trí tuệ, sức mạnh của tập thể, đảm bảo dân chủ, công khai. Nghị quyết Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học là cơ sở pháp lý Hiệu trưởng căn cứ vào đó để chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học. Sau khi xây dựng thành công Nghị quyết hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo ngành và lãnh đạo địa phương. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Xây dựng kế hoạch là bước khởi đầu, chỉ đạo thực hiện mới là khâu quan trọng quyết định. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch hiệu trưởng phải tiếp tục tiến hành công việc sau: Tiếp tục quán triệt kế hoạch năm học đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hướng dẫn các tổ chuyên môn, các bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch cho mình phù hợp. Phân công công việc, bố trí nhân lực, tài chính hợp lý; Giao chỉ tiêu về số lượng, chất lượng cho từng cá nhân, bộ phận; duyệt kế hoạch công tác cho từng tổ, từng cá nhân. Cụ thể hóa kế hoạch năm học thành kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, tuần, ngày để tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện. Xác định nhiệm vụ, công tác trọng tâm từng học kỳ, tháng, tuần, ngày. Kế hoạch học kỳ được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch học kỳ thường thể hiện các công việc thực hiện hoàn thành trong học kỳ đó. Những công việc này được chia theo từng công đoạn, định rõ thời gian, phân 10
- công người thực hiện, một số nhiệm vụ, mục tiêu phải thực hiện thông suốt trong cả năm học. Kế hoạch tháng: Từ kế hoạch học kỳ xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch tháng phải thể hiện rõ nhiệm vụ trọng tâm: Ví dụ: Tháng 5 nhiệm vụ trọng tâm: đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đánh giá xếp loại thi đua, chuyển giao trẻ 6T vào lớp Một, tổng kết năm học, tổ chức ngày Quốc Tế Thiếu nhi cho trẻ Kế hoạch tuần, ngày cụ thể từ kế hoạch tháng, kế hoạch tuần xây dựng cho cả tuần. Cuối tuần Hiệu trưởng lên kế hoạch cho tuần sau đầy đủ. Kế hoạch ngày thể hiện công việc hàng ngày mà các thành viên trong nhà trường phải làm Tuy nhiên, trong thực tế một số kế hoạch tháng, tuần, ngày sau khi đã xây dựng nhưng có thể có công tác đột xuất nên không thực hiện được do đó hiệu trưởng phải kịp thời thông báo để chuyển sang tháng sau, tuần sau hoặc bố trí thành viên làm thay. Phát động phong trào thi đua trong toàn trường để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng phối hợp cùng Công đoàn, Chi đoàn, phát động phong trào thi đua. Cùng với các phong trào và các cuộc vận động của ngành nhà trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua "Dạy tốt học tốt", "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mỗi đợt phát động gắn với mỗi chủ đề. Đầu năm học phát động phong trào thi đua với chủ đề: "Chào mừng ngày khai giảng năm học mới và Quốc khánh 02-9". Giữa học kỳ I phát động phong trào thi đua với chủ đề: " Thực hiện tháng tôn vinh nghề dạy học, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo". Đầu học kỳ II phát động phong trào thi đua gắn với chủ đề: "Ra sức thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng và ngày sinh Bác Hồ kính yêu" Biện pháp 3: Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học: Công tác kiểm tra cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng, quản lý mà không kiểm tra thì kém hiệu quả và trở thành quan liêu, triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch mà không kiểm tra, đánh giá giống như việc đánh trống bỏ dùi. Kiểm tra trước hết vì sự lớn mạnh của tập thể, sự tiến bộ của cá nhân. Kiểm tra biết được mức độ hoàn thành khối lượng công việc, nhằm uốn nắn những sai sót, lệch lạc, chỉ ra những mặt tích cực, tiêu cực nảy sinh trong việc thực hiện kế hoạch năm học. Đồng thời qua kiểm tra hiệu trưởng phát hiện những vấn đề hợp lý hoặc những vấn đề chưa hợp lý của kế hoạch để có sự điều chỉnh. Đối tượng kiểm tra là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và tổ chuyên môn. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra kết quả thực hiện chương trình, chế độ sinh hoạt của trẻ. 11
- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp. Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên Mỗi người có năng lực khác nhau. Thông qua kiểm tra nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ để có sự định hướng bồi dưỡng giúp đỡ cho giáo viên tiến bộ; kiểm tra phải phát hiện ra những tiến bộ, hạn chế, những ưu điểm, khuyết điểm, định hướng cho giáo viên khắc phục sửa chữa. Kiểm tra kế hoạch của tổ chuyên môn. Dựa trên kế hoạch của nhà trường tổ chuyên môn cụ thể hóa kế hoạch cho tổ hoạt động do đó thông qua kiểm tra tổ chuyên môn hiệu trưởng thấy được toàn bộ các hoạt động của các thành viên trong tổ. Nhờ đó đối chiếu với kế hoạch của nhà trường điều chỉnh hợp lý. Kiểm tra nhân viên: Kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ mà nhân viên đang đảm nhận. Kiểm tra học sinh: Kiểm tra số lượng, chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ. Thành lập hội đồng chuyển giao chất lượng giáo dục giữa các nhóm lớp, bao gồm các kiến thức theo chương trình giáo dục, kỹ năng thực hành các loại vở bài tập của trẻ, hồ sơ theo dõi sức khỏe của trẻ Kiểm tra kết hợp với đánh giá; việc đánh giá dựa trên những chỉ tiêu đã được xây dựng và kết quả đạt được trên cơ sở đó điều chỉnh kịp thời những tác động của người quản lý. Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện thông qua kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra đột xuất, dự giờ, thăm lớp Kiểm tra càng kỹ, đánh giá càng sâu thì chất lượng, hiệu quả công việc càng cao và ngược lại. Công tác kiểm tra thực hiện thường xuyên, liên tục, hàng tháng có đánh giá cụ thể, chi tiết để giúp các thành viên tự bổ sung, điều chỉnh, tự rèn luyện, bồi dưỡng phấn đấu để đạt hiệu quả cao nhất. Biện pháp 4: Tổ chức tốt các Hội nghị và các cuộc họp hàng tháng: Ở trường mầm non có những Hội nghị trọng tâm sau: Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học, Hội nghị sơ kết, Tổng kết, các cuộc họp hàng tháng, các buổi sinh hoạt chuyên môn Để tổ chức các Hội nghị và cuộc họp đạt kết quả cao hiệu trưởng phải biết chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nội dung và các vấn đề cần thiết liên quan, tập hợp các số liệu, biết cách tổ chức và triển khai công việc sau các Hội nghị và các cuộc họp. Trước khi tổ chức các Hội nghị và các cuộc họp hiệu trưởng phải xác định nội dung, mục đích, thành phần tham gia, thời gian địa điểm, chuẩn bị phương tiện, máy móc thiết bị, sắp xếp bố trí người tham luận, thảo luận, thông báo trước với đội ngũ về nội dung tổ chức các Hội nghị và các cuộc họp, dự kiến trước những tình huống (tốt hoặc xấu) có thể xảy ra. 12
- Nắm chắc tình hình, kết quả của việc thực hiện kế hoạch năm học, thông qua công tác kiểm tra, đánh giá nhiệm vụ của từng thành viên, bộ phận tổ chuyên môn, qua báo cáo của các tổ, qua kiểm tra dự giờ, thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn và đặc biệt là qua đóng góp ý kiến của phụ huynh. Trước khi tổ chức các Hội nghị và các cuộc họp hiệu trưởng cũ soát lại một lần nữa về công tác chuẩn bị nội dung, mục đích của cuộc họp, số lượng đại biểu hoặc đối tượng tham gia, công tác chuẩn bị hội trường như trang trí, khẩu hiệu, loa máy phân công phần hành cho những người phụ trách, tránh thiếu sót đáng tiếc. Phôtô các báo cáo có nội dung liên quan của Hội nghị hoặc cuộc họp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trước khi tổ chức để họ nghiên cứu và chuẩn bị nội dung tham luận, thảo luận tại Hội nghị hoặc cuộc họp. Cuối học kỳ I nhà trường tổ chức Sơ kết, cuối năm học tổ chức Hội nghị Tổng kết. Việc tổ chức các hội nghị này ngoài việc chuẩn bị nội dung theo Văn bản chỉ đạo của ngành Hiệu trưởng phải chuẩn bị nội dung chu đáo kỹ lưỡng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đánh giá đầy đủ và thật chính xác những nội dung đã thực hiện, kết quả đạt được theo từng nội dung đó, tuyên dương những cá nhân tiêu biểu, nhắc nhở những cá nhân còn hạn chế từng mặt công tác, chất lượng hiệu quả đạt chưa cao. Đồng thời triển khai những công việc cho kỳ sau, năm sau. Hàng tháng dù có nhiều công việc quan trọng khác phải làm đi nữa nhưng hiệu trưởng cũng phải dành thời gian để tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá những công việc đã làm, kết quả đạt được trong tháng, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đồng thời thống nhất kế hoạch, nhiệm vụ cho tháng sau. Đánh giá những mục tiêu, nhiệm vụ đã làm đạt kết quả tốt, những mục tiêu, nhiệm vụ còn hạn chế để từ đó đề ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp. Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch để điều chỉnh giúp cho việc thực hiện kế hoạch đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Khuyến khích, động viên những cá nhân tích cực thực hiện kế hoạch đúng mục tiêu đúng tiến độ thời gian, đạt kết quả tốt. Đồng thời nhắc nhở uốn nắn điều chỉnh những cá nhân chưa tích cực, gương mẫu, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ. Trong các Hội nghị và cuộc họp của nhà trường hiệu trưởng thường là người thành viên của đoàn chủ trì hoặc là người chủ trì. Để các Hội nghị và các cuộc họp có chất lượng khi hiệu trưởng triển khai Hội nghị hoặc cuộc họp cần yêu cầu mọi người tập trung chú ý lắng nghe, không được nói chuyện, làm việc riêng và ghi chép đầy đủ. Trong các Hội nghị hoặc cuộc họp hiệu trưởng không nên nói nhiều mà chú ý lắng nghe và huy động được nhiều người tham luận, thảo luận, nhiều ý kiến đóng góp đề xuất, hiến kế nhiều biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, tạo nên không khí vừa dân chủ, nghiêm túc, vừa thân mật, vui vẻ, vừa nâng cao tinh thần, trách nhiệm. Hiệu trưởng không nên phê bình cán bộ, giáo viên, nhân viên một cách thái quá, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nếu cán bộ, giáo viên, nhân viên có hạn chế khuyết điểm thì cũng nhắc nhở một cách tế nhị, nhẹ nhàng giải 13
- thích chỉ rõ những hành vi sai trái, hậu quả xấu có thể xảy ra và định hướng một số biện pháp để giúp họ khắc phục, sữa chữa. Nếu cuộc họp có các ý kiến tranh luận gây không khí căng thẳng thì hiệu trưởng phải biết kiềm chế, kìm hãm cảm xúc, không nên thiên vị, tạo không khí đối đầu, nên bình tĩnh chịu đựng sự căng thẳng có thể xảy ra trong cuộc họp, xử lý tình huống một cách khoa học, linh hoạt, đảm bảo công bằng, dân chủ, thẳng thắn, cởi mở. Trong cuộc họp thành viên quan trọng đó là thư ký: Người làm thư ký phải tuyệt đối trung thành, phải ghi chép đầy đủ tiến trình, nội dung cuộc họp. Đặc biệt khi có ý kiến thảo luận hoặc tranh luận thì thư ký phải ghi chép thật đầy đủ ý kiến của từng người, không được ghi sai sót, không lược bỏ ý kiến, không được áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho người khác. Những người tham gia trong Hội nghị và các cuộc họp phải có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến một cách chân tình, thẳng thắn, mang tính xây dựng. Phát biểu ngắn gọn, không trùng lặp ý kiến của người khác, phục tùng ý kiến của số đông, không được phát biểu tùy tiện khi không có ý kiến của chủ tọa. Nếu có bất bình thì cũng phải biết tự điều chỉnh hành vi không được phép ồn ào. Sau khi kết thúc Hội nghị, cuộc họp Hiệu trưởng tổng hợp ý kiến, kết luận mọi vấn đề đã được bàn bạc, lấy biểu quyết nhất trí theo các nội dung và mục đích cuộc họp đề ra. Sau cuộc họp Hiệu trưởng thông báo một cách đầy đủ, chính xác các nội dung đã được nhất trí tại cuộc họp, phân công cán bộ phụ trách, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo giáo viên thực hiện. Nếu có ý kiến tranh luận mà trong cuộc họp giải quyết chưa thỏa đáng thì Hiệu trưởng phải gặp riêng đối tượng đó để tiếp tục phân tích, giải thích làm sao cho đạt tình thấu lý, đảm bảo được chân lý của các vấn đề, sự việc. Biện pháp 5: Huy động các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch năm học Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, là nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân. Huy động các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch năm học là tạo môi trường giáo dục đồng bộ, thống nhất giữa nhà trường-gia đình-xã hội là nhiệm vụ cơ bản của các nhà quản lý. Sự kết hợp các lực lượng giáo dục tạo sức mạnh to lớn trong công tác giáo dục trẻ, phát huy được thế mạnh của gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể thành môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả. Các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục mầm non bao gồm: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; các tổ chức đoàn thể xã hội gồm: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, Nông dân, Người cao tuổi; lực lượng gia đình bao gồm: cha mẹ, anh, chị, người thân xung quanh trẻ. Huy động sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: 14
- Về phương diện hành chính trường mầm non chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Mọi hoạt động của nhà trường phải nằm dưới sự quản lý, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Sự quan tâm chăm lo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thể hiện sự thống nhất về chủ trương đường lối và kế hoạch hoạt động của nhà trường. Kế hoạch của nhà trường phải phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, được lãnh đạo địa phương tham gia góp ý, bàn bạc, thống nhất và đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân để đôn đốc, giúp đỡ, chỉ đạo thực hiện. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: Mỗi ban ngành đoàn thể có chức trách, nhiệm vụ khác nhau, trường mầm non cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch năm học Ví dụ: Phối hợp với Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi để huy động đầy đủ số lượng trẻ vào lớp, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác nuôi dạy trẻ Phối hợp với trung tâm y tế để chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình: Giáo dục gia đình là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Ở lứa tuổi mầm non giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cha, mẹ, anh, chị, người thân trong gia đình là hình mẫu đầu tiên để trẻ học tập, bắt chước, làm theo. Nội dung phối hợp với gia đình trong việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học đó là: tuyên truyền giúp phụ huynh nắm được kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ: mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ giúp phụ huynh nắm được khả năng phát triển nhận thức, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm và kỹ năng của trẻ để tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ trong thời gian ở nhà. Phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc vệ sinh, phòng chống bệnh tật, đảm bảo an toàn cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt đối với trẻ dân tộc phối hợp với phụ huynh để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục càng có ý nghĩa đặc biệt, phần lớn trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, các cháu 3 tuổi, 4 tuổi lúc đến trường chưa hiểu và nói được tiếng Việt. Để đảm bảo chất lượng giáo dục phụ huynh phải thường xuyên nói Tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà đây là biện pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ này là rất khó vì vậy nhà trường phải tích cực chỉ đạo giáo viên luôn gần gũi với phụ huynh, động viên phụ huynh từng bước thực hiện vấn đề này. Huy động sức lao động của phụ huynh để làm vườn hoa, cây cảnh, hàng rào, sân chơi, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện với trẻ. Ngoài ra, cần phát huy hiệu quả và thu hút sự đầu tư của các dự án: 15
- Nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện đầy đủ các nội dung theo chương trình hợp tác giữa Plan Quảng Bình với nhà trường. Tổ chức tốt các ngày Lễ, ngày Hội theo yêu cầu của Plan. Tranh thủ nguồn vốn của dự án để mua sắm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Nhờ thực hiện các biện pháp trên nên năm học vừa qua nhà trường đã có sự chuyển biến về mọi mặt đã đạt được kết quả như sau: 2.3. Kết quả đạt được: Nhờ xây dựng kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng, áp dụng một số biện pháp chỉ đạo khoa học, phù hợp; điều hành các hoạt động linh hoạt, xử lý các tình huống sáng tạo nên đến nay kế hoạch năm học đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, bộ mặt của nhà trường có sự đổi mới: Huy động cháu vào lớp đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, trong đó: Nhà trẻ: đạt 100% so với kế hoạch và 30,1% so với trẻ trong độ tuổi. Mẫu giáo: đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch trong đó Trẻ 4T và 5 tuổi: đạt 100% so với số trẻ trong độ tuổi. Trẻ 3T: đạt 86% so với trẻ trong độ tuổi. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục có chuyển biến hơn so với năm trước. Tỷ lệ ăn bán trú 66% tăng 17% so với năm trước. 100% trẻ đảm bảo an toàn, không có tai nạn, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 12 %, thấp còi giảm 8% so với năm học trước. Chất lượng giáo dục trung bình trở lên tăng 5% so với năm học trước. Cơ sở vật chất của nhà trường có sự tăng trưởng mạnh. Đội ngũ nhà trường đoàn kết tốt, nhất trí cao, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức đối với công việc, có 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, xây dựng chương trình hoạt động thiết thực có ý nghĩa, duy trì các hoạt động có nề nếp. Không có cán bộ giáo viên nhân viên vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo, xâm phạm nhân cách học sinh, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Các hoạt động trong nhà trường đi vào nề nếp, kỹ cương. Phần III Kết luận: Quản lý nói chung và quản lý giáo dục mầm non nói riêng là nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp. Hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là một hoạt động khoa học. Do đó, công tác quản lý cũng đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật và tính thực tiễn. 16
- Trong trường mầm non người cán bộ quản lý có vai trò quan trọng là người đứng đầu vận hành toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường. Sự phát triển đi lên hay dừng lại của nhà trường đều phụ thuộc vào người hiệu trưởng. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hay chưa tốt một phần do hiệu quả quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Vì vậy, người hiệu trưởng phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực quản lý, chỉ đạo và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Năng lực đó thể hiện trong nhiều lĩnh vực trong đó việc xây dựng kế hoạch năm học và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học là một trong những nội dung quan trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải có đầu óc tư duy logic, khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa vấn đề, phải có tầm nhìn xa trông rộng, biết trước được những mối quan hệ nhân quả, lường trước được những kết quả có thể đạt được và những tình huống có thể xảy ra. Xây dựng Kế hoạch năm học phải quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục mầm non, định hướng, chiến lược phát triển của giáo dục và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục, tình hình thực tế của địa phương. Kế hoạch năm học phải xác định rõ nhiệm vụ chung, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể và cụ thể hóa các nhiệm vụ đó theo học kỳ, tháng, tuần, ngày. Hệ thống mục tiêu, nội dung, biện pháp kế hoạch xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính liên tục, tính kế thừa, tính toàn diện, tính hệ thống và dân chủ. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải linh hoạt, sáng tạo, mềm dẽo, biết phân chia công việc, bố trí con người, phương tiện, tài chính phù hợp. Định kỳ tổ chức tốt các Hội nghị, cuộc họp huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường; đánh giá, nhận xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời quyết định mọi vấn đề một cách khoa học, sáng tạo, đúng đắn, sáng suốt. Biết huy động sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn hạn chế, huy động sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học. Mặt khác, người Hiệu trưởng phải phân công phần hành công việc hợp lý, biết bố trí những người có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao tham gia thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách; biết khơi dậy lòng yêu nghề, đam mê với công việc, huy động sức lực, tâm huyết, trí tuệ, tình cảm của đội ngũ; biết xây dựng bầu không khí lao động sư phạm, tạo được tình cảm đầm ấm vui tươi trong tập thể sư phạm nhà trường Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong năm học này. Rất mong các bạn đồng nghiệp và qúy đọc giả góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn./. 17