Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn ở trường Mầm non

doc 10 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_de_khac_phuc_tinh_trang_tre.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn ở trường Mầm non

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU: Như chúng ta đã biết trường học là cái nôi nuôi dưỡng cho mỗi học sinh bắt đầu từ cuộc sống và lao động. Trường học là ngôi nhà thứ hai của trẻ và cô giáo mầm non là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt về cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, sở thích và hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình sinh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì, hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà và cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình. Vì sao trẻ cứ biếng ăn ? Trước tiên xem lại thức ăn nấu xào Thành phần dinh dưỡng ra sao ? Các cô chế biến ngọt ngào, ngon không ? Thứ hai trẻ có vừa lòng Món ăn thay đổi thường xuyên hằng ngày Thứ ba do bụng trẻ đầy Bởi ăn quà vặt suốt ngày lơ cơm Thứ tư việc chẳng giản đơn 1
  2. Theo dõi sức khoẻ trẻ con có gì ? Bốn điều cô giáo phải ghi Tìm ra giải pháp tức thì mới hay. 1.1. Lí do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích, giúp đỡ của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả về tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” đã thu được kết quả rất cao. Bên cạnh đó việc khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thể lực gầy gò,yếu ớt sẽ ảnh hưởng cho tương lai sau này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn ở trường mầm non” làm đề tài cải tiến kĩ thuật cho bản thân. Qua nghiên cứu đề tài, tôi muốn đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn ở trường mầm non. Làm tăng thêm sự hứng thú, hấp dẫn của giờ ăn đối với trẻ, nhằm khắc phục được tình trạng trẻ biếng ăn ở trường mầm non nói riêng và tình trạng trẻ biếng ăn nói chung. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: Trong năm học 2013 - 2014 tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Đây là năm đầu tiên tôi được dạy trẻ ở độ tuổi này và cũng là năm đầu tiên tôi được thực hiện bán trú. Trong qu¸ tr×nh chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi này bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường , lớp mình đang công tác. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục các cháu tôi đã nhận thấy rằng, trong lớp tôi còn rất nhiều trẻ biếng ăn do các nguyên nhân khác nhau. 2
  3. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: a) Thuận lợi: - Nhà trường: Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, luôn dự giờ, thăm lớp đóng góp những ý kiến bổ ích cho từng hoạt động trong ngày đặc biệt là giờ ăn của lớp, tập huấn, thao giảng Qua đó giúp cho tôi đã kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục tồn tại ngay. - Giáo viên: Giáo viên trong lớp nhiệt tình. Hai cô phối hợp nhịp nhàng, nắm được tâm lý của trẻ từ đó có biện pháp tốt nhất đối với từng trẻ. - Học sinh: Số trẻ vừa đủ với diện tích phòng học và số cô trong lớp. Các cháu ngoan có nề nếp, đặc biệt là trong giờ ăn. - Cơ sở vật chất: Tương đối đầy đủ để phục vụ tốt trẻ trong tất cả các hoạt động. - Phụ huynh: Nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động chung tại lớp và luôn lắng nghe những bài tuyên truyền bổ ích của nhà trường và cô giáo. b) Khó khăn: - Trong giờ ăn trẻ còn có nhiều thói quen xấu: Bốc thức ăn, gõ bát, uống nước canh , hay còn ngậm cơm, nhai chậm kén chọn thức ăn, - Trẻ hay ăn quà vặt, trẻ ham chơi trong bữa ăn, do tình trạng sức khỏe, gây nên biếng ăn. - Đa số phụ huynh trẻ làm nông nên việc quan tâm, chăm sóc con cái còn hạn chế. - Giáo viên là năm đầu tiên được dạy lớp 4-5 tuổi có tổ chức ăn bán trú. Xuất phát từ thực trạng trên. Để trẻ có sự hứng thú trong bữa ăn, ăn được nhiều, ăn ngon miệng nhằm giúp trẻ em mau tăng trưởng chiều cao và cân nặng 3
  4. bản thân tôi đã đúc kết kinh nghiệm, mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau đây nhằm khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn như sau : Để áp dụng giải pháp phù hợp, cần phân tích số trẻ biếng ăn bằng bảng phân loại : Nguyên nhân Số trẻ Ghi chú Hay ăn quà vặt 7 Do ham chơi trong giờ ăn 5 Do sức khoẻ kém (còi xương, SDD, Hay 3 nôn mửa ) Từ bảng phân tích trên, tôi áp dụng biện pháp cụ thể cho từng trường hợp như sau : 2.2. Các giải pháp khắc phục trẻ biếng ăn. a. Đối với trẻ hay ăn quà vặt : - Nhắc nhở phụ huynh khuyên răn con em mình không ăn quà vặt vào ban đêm hay vào các ngày nghỉ học. Không cho con em mua quà, ăn quà trong lớp và có hình phạt vừa nhẹ nhàng, vừa nghiêm túc đối với trẻ vi phạm. Có lời nhận xét biểu dương khen thưởng trước lớp đối với những trẻ có tiến bộ. Có thể bằng tràng vỗ tay cuối ngày, được tặng phiếu Bé ngoan vào ngày cuối tuần v.v b) Đối với trẻ còn ham chơi trong giờ ăn : Thường thì số trẻ hay nghịch ngợm, mãi chơi đùa trên bàn ăn, cảm thấy không ham muốn ăn uống. Tình trạng này không chỉ làm không tốt cho chính bản thân trẻ đó mà còn gây ảnh hưởng xấu đến giờ ăn của cả lớp. Để khắc phục tình trạng này : - Trước hết tôi thường xuyên khuyên răn trẻ tập trung vào bàn ăn bằng lời lẻ tha thiết ân cần và cử chỉ âu yếm như chính người mẹ yêu thương con mình. Dùng nhiều hình thức khen thưởng cho trẻ em ăn tốt. - Không để số trẻ em ham chơi ngồi chung một bàn ăn mà cần xen kẻ những nhóm trẻ ăn ngoan. Sau đó, cô giáo tạo không khí vui vẽ, cuốn hút trẻ em chú trọng 4
  5. giờ ăn. Có thể bắt đầu vào giờ ăn, cô giáo cho các cháu nghe bài hát qua băng đĩa. "Kìa con bướm vàng" được cô giáo tập hát theo lời mới : "Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi. Mời anh xơi. Nào cùng xơi Hãy xúc ăn cho ngoan nào Nhớ cố lên ăn cho nhiều Em được khen. Em được yêu !" Hoặc bài hát vui nhộn theo nhạc bóng đá FRANCE 98 "Dô, dô, dô, à lê, a lế, à lê. Ăn nhanh lên ! A lề, a lế, a lê ! Trước giờ ăn, có thể sử dụng hình thức này, thường xuyên thay đổi để tránh tình trạng trẻ nhàm chán. Cô có thể hát, kể chuyện ngắn có nội dung liên quan đến những thức ăn của trẻ và cô giáo có thể cho biết về những chất đó, có trong khẩu phần ăn, cô sáng tác thành bài vè như sau : Nghe vẽ nghe ve, bài vè nhóm chất Bột đường có tất ở cơm cháo mì Năng lượng trẻ tăng, chất dần chuyển hoá Chất đạm có cá, thịt, đậu, tôm, cua Cơ bắp chắc hoài, lại tăng kháng thể Chất béo phải kể bơ, mỡ với dầu Giúp trẻ dồi dào trữ phần năng lượng Chất xơ có được rau, củ, trái cây Đề kháng đầy đủ, vitamin vô kể Vô kể (cái mà) vô kể. Làm như vậy, số trẻ ham chơi nói riêng, cả lớp nói chung sẽ hứng thú, chăm chú hơn trong giờ ăn. Đồng thời với việc cho trẻ ăn đủ chất cần chú ý chế biến thức ăn ngon và thay đổi thường xuyên thức ăn để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán. 5
  6. Muốn thực hiện tốt điều này, cô giáo cần tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo bộ phận cấp dưỡng mua nấu thức ăn đúng kế hoạch cung cấp thành phần dinh dưỡng như nhà trường đề ra. Chẳng hạn như thay đổi thực đơn của trẻ ăn đa dạng có hình thức hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hoá ngon hơn, trẻ sẽ không chán ăn. c) Đối với trẻ do ảnh hưởng sức khoẻ : Số trẻ bị còi xương, bị suy dinh dưỡng hoặc mắc một số bệnh thông thường khác như : Tiêu chảy nhẹ, cảm sốt nhẹ, hay bị nôn mữa v.v cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt bởi số trẻ này rất hiếm ở lớp. Cô giáo cho trẻ ăn uống với chế độ riêng phù hợp, đồng thời sâu sát, dỗ dành, động viên trẻ là chính. Việc kết hợp chặt chẽ với phụ huynh của trẻ có thể ở diện này là việc hết sức cần thiết nhằm theo dõi, thống nhất phương pháp điều trị bệnh (tất nhiên là theo hướng dẫn của y, bác sĩ) để nâng dần thể trạng và mức hấp thụ thức ăn của trẻ cân định kỳ hằng tháng để năm bắt tình hình sức khoẻ của trẻ ra sao. * Riêng đối với trẻ biến ăn do hay bị nôn mửa cô giáo không nên ép chúng ăn quá nhiều mà cần chia nhỏ bữa ăn đồng thời nhắc phụ huynh đưa trẻ đi khám bệnh để loại trừ nguyên nhân trẻ ói do bệnh như : Viêm họng, rối loạn tiêu hoá v.v Mặt khác cô giáo không la mắng trẻ khi chúng nôn mà phải bằng thái độ nhẹ nhàng âu yếm hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ giả vờ nôn khi chúng không muốn ăn nữa. Bạn hãy vờ như không thấy điều đó, sau nhiều lần như vậy trẻ sẽ thôi không giả vờ ói mửa nữa. * Những nhóm chất cần đảm bảo khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ. Chú ý chế biến thức ăn ngon và thay đổi thức ăn thường xuyên : Sau đây là những nhóm chất cần đảm bảo khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ : Nhóm chất Thức ăn Cung cấp thành phần dinh dưỡng Bột đường Cơm, cháo, mì Cung câp năng lượng chuyển hoá các chất lỏng cơ thể. Chất đạm Thịt, cá, tôm, cua, Giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể. các loại đậu 6
  7. Chất béo Mỡ, dầu, bơ Giúp dự trữ năng lượng, các vitamin trong chất béo như : A, D, F, K. Chất xơ Rau củ, trái cây Giúp chuyển hoá các chất, tăng cường đề kháng, cung cấp các vitamin. * Ngoài những giải pháp trên, giáo viên cần chú ý áp dụng một số giải pháp khác đối với trẻ biếng ăn sau đây : Một là : Thực phẩm an toàn. Bát đĩa sạch sẽ trẻ em phòng ngừa Ngộ độc thực phẩm cũng chừa Tiêu chảy, táo bón bãi bừa lăng nhăng Để trẻ khỏi sợ khi ăn Khỏi gây ấn tượng khó khăn với mình. Hai là : Bằng góc phụ huynh Giáo viên cung cấp tình hình trẻ em Cha mẹ cứ thế đến xem Biểu đồ tăng trưởng con em rất cần. Ba là : Chớ ép trẻ ăn Ăn nhiều đến mức tức căn dạ dày Có thể ăn ít bữa này Nhưng trẻ ăn đủ ăn đầy bữa sau. Bốn là : Hãy nhớ lấy câu Cơm ngon, bát sạch sống lâu muôn đời Bàn ăn đẹp mát thoáng rồi Nhưng cần có sự ngọt lời của cô. * Một số vấn đề cần chú ý trong bữa ăn đối với trẻ biếng ăn : - Nên sắp xếp bữa ăn gần giấc ngủ sẽ làm cho trẻ em ăn ngon. - Không nên cho trẻ uống trà đá trong bữa ăn vì trà sẽ làm giảm hấp thụ can xi, hạn chế chiều cao của trẻ sau này. 7
  8. - Bữa ăn của trẻ cần một lượng nước nhiều để chuyến hoá và trao đổi chất trong quá trình phát triển cơ thể. Vì vậy tránh cho trẻ ăn các thức ăn khô. - Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng, tránh chọc cho trẻ khóc hoặc cười quá mức. 3. KẾT LUẬN : 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Người xưa có câu : "Có chí thì nên", "Có công mài sắt có ngày nên kim". Thật vậy, với sự miệt mài, phấn đấu không mệt mỏi trong quá trình áp dụng nhiều giải pháp phù hợp đối với trẻ biếng ăn, hiệu quả của việc khắc phục và giảm số trẻ biếng ăn, của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Đến cuối học kì 1, đã có 15/ 15 trẻ diện biếng ăn đã trở nên trẻ ăn tốt, tăng cân, học tập tiến bộ và hoạt động trong lớp sôi nổi hơn. Riêng chỉ còn 1 cháu do ảnh hưởng sức khoẻ (bị suy dinh dưỡng nhẹ) tuy có chuyển biến nhưng chưa thật tích cực. Bản thân đã cùng với phụ huynh, cùng với đồng nghiệp tiếp tục theo dõi phấn đấu đến hết năm học này không còn diện trẻ biếng ăn trong lớp. Qua việc học tập, nghiên cứu, vận dụng các kiến thức bằng những giải pháp đã trình bày trên đây, bản thân xin được rút ra các kinh nghiệm như sau :Nhu cầu ăn uống của trẻ là yếu tố quyết định đến thể lực sức khoẻ sau này của trẻ, lại là yếu tố tác động song hành về mặt trí tuệ tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, người giáo viên mầm non phải đặc biệt quan tâm đến các bữa ăn của trẻ tại lớp thật tốt đừng để phát sinh tình trạng trẻ kém ăn. Hoặc nếu có tình trạng trẻ biếng ăn phải sớm khắc phục, đừng để kéo dài. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp hình thức cho trẻ em ăn đồng thời có bổ sung, điều chỉnh giải pháp cho phù hợp đối với trẻ biếng ăn trong lớp kết hợp giữa cô và phụ huynh học sinh cho việc theo dõi tình hình ăn uống, sức khỏe của trẻ ngày được tốt hơn. Cô giáo phải tăng cường công tác nghiên cứu học tập tìm tòi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, đặc biệt là trên sách báo, các phương tiện thông tin, phải là chú trọng việc tiếp cận sưu tầm đúc kết những kiến thức mới với chế độ ăn uống của trẻ em 8
  9. nhằm vận dụng duy trì ngày càng nâng cao chất lượng hiệu quả của bữa ăn cho trẻ, phấn đấu không để tình trạng trẻ biếng ăn của lớp. Với những biện pháp trên đến nay lớp tôi 100% các cháu tăng cân nhảy vọt đạt 98% cháu đạt sức khoẻ phát triển bình thường, kh«ng cã ch¸u suy dinh d­ìng. Qua những biện pháp nhỏ nhắn trên đây tôi đã thực hiện trên cháu, tôi nhận thấy rằng song song với công tác chuyên môn, trẻ cần phải có một thể lực khỏe mạnh thì mới giúp cháu phát triển toàn diện được, học hành mới tiến bộ. Từ đó phụ huynh rất vui mừng khi thấy con mình vui khỏe hẳn lên mới gửi gắm con vào trường ngày một đông hơn. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện đạt kết quả trong công tác nuôi dưỡng và đúc kết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này./. 3.2. Đề xuất: - Nhà trường chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng để thay đổi món ăn hàng ngày và chế biến các món ăn đẹp mắt để kích thích trẻ ăn. - “Giải pháp để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn ở trường mầm non” là một việc làm rất khó khăn đòi hỏi sự nhiệt tình, khéo léo và tinh thần khắc phục khó khăn. Những việc mà giáo viên làm được, đã nêu ra trong sáng kiến cải tiến kỷ thuật này là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn. Rất mong cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp tận tình góp ý xây dựng để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 9