Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả

doc 39 trang Đinh Thương 15/01/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_lam_quen_voi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả

  1. tâm sát sao tới tình hình sức khỏe và học tập của trẻ khi nghỉ để phòng tránh dịch bệnh covid-19 ở nhà. Tôi đã làm một số video để gửi đến các bậc phụ huynh của lớp trên zalo với hai nội dung: + Thứ nhất: là video mở cho trẻ xem và ôn luyện lại các chữ cái đã học trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. + Thứ hai: Hệ thống video của tổ về hướng dẫn phòng dịch và các phương pháp rèn dạy trẻ tại nhà ở các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực phát triển ngôn ngữ mà phụ huynh có thể mở cho con em mình xem và học trong thời gian nghỉ dịch. Tôi đã nhận được phản hồi rất tốt từ các bậc phụ huynh. Từ đó tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa phụ huynh với cô giáo và nhà trường, thúc đẩy việc học tập của các cháu được tốt hơn, đem lại hiệu quả nhanh hơn rất nhiều. Trao đổi, tương tác trên nhóm zalo của lớp * Giải pháp 8: Tăng cường học tập bồi dưỡng kinh nghiệm và kĩ năng của bản thân qua mạng, các loại tài liệu chuyên môn, sách báo và tạp chí giáo dục mầm non về một số biện pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái. Tôi tự nhận thấy rằng, để có thể hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các hoạt động học nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái đạt hiệu quả, trẻ tích cực tham
  2. gia vào tiết học thì trước hết tôi phải tự trau dồi kiến thức cho bản thân, không ngừng học hỏi để đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nếu tôi nắm rõ kiến thức, biết cách truyền đạt và sử dụng linh hoạt các phương pháp thì tôi mới có thể dạy trẻ học tốt được. Chính vì vậy mà tôi đã sưu tầm rất nhiều các loại tài liệu chuyên môn, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non để nghiên cứu, tìm tòi thông tin và tham gia giao lưu, học hỏi từ đồng nghiệp giáo viên trong trường và giáo viên của các trường bạn. Tôi cũng thường trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường về việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái trong nhóm lớp. Nhờ Ban giám hiệu và đồng nghiệp quan sát, góp ý, giúp đỡ và đánh giá tôi trong hoạt động này để tôi nhận ra những hạn chế, tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của bản thân và thực hiện hoạt động giúp trẻ làm quen với chữ cái được tốt hơn. Từ thực tế quan sát trẻ trên lớp qua các hoạt động tôi nhận thấy một số trẻ chưa tập trung chú ý và chưa thực sự hứng thú tham gia vào các hoạt động học nhất là hoạt động làm quen với chữ cái. Tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục tình trạng đó một cách hiệu quả. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Tôi đã tự chuẩn bị, sưu tầm một số nguyên vật liệu phế thải và tự làm ra được một số đồ dùng để phục vụ cho tiết học làm quen với chữ cái nên đã tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc tự tạo đồ dùng dạy học và đồ chơi như: tôi đã sử dụng bìa của vỏ thuốc, vỏ bánh để cắt các chữ cái rỗng, các nét của các chữ cái, cho trẻ làm quen với các nét của các chữ cái sẽ học. 2. Hiệu quả về mặt xã hội *Về phía trẻ Với sự tìm hiểu nắm bắt được đặc điểm, khả năng của từng trẻ tôi đã và đang áp dụng các giải pháp tại nhóm lớp của mình, tôi đã giúp trẻ:
  3. Trẻ đã yêu thích hoạt động làm quen với chữ cái hơn, tích cực, hứng thú tham giao vào tiết học một cách chủ động hơn trước rất nhiều, đạt được các mục tiêu cuối độ tuổi và các mục tiêu của bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Nhận biết và ghi nhớ được mặt của 29 chữ cái, biết phân biệt và phát âm chuẩn, to rõ ràng các âm của các chữ cái đã học. Trẻ đã biết ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút đúng, đã tập tô chữ in rỗng và chữ chấm mờ trùng khít, không bị chườm ra ngoài. Trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, vốn từ của trẻ đã được tăng lên. Kết quả cuối năm trẻ đạt được như sau: Đầu năm Cuối năm Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỉ lệ (%) Trẻ nhận biết, phân biệt đúng chữ cái 20/37 54% 37/37 100% Nhận ra các chữ cái đã học trong từ, 15/37 40,5%% 37/37 100% cụm từ, câu hoàn chỉnh. Phát âm to, rõ ràng, không bị ngọng 25/37 67,5% 36/37 97,3% Tô, đồ các nét chữ, sao chép được chữ 27/37 72,9% 37/37 100% cái và tên của mình Tập trung chú ý trong các hoạt động 30/37 81% 37/37 100% làm quen chữ cái *Về phía bản thân Tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, biết vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm khi cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ và qua hình ảnh, sử dụng đồ dùng học liệu, đồ dùng đồ chơi, phương tiện trực quan để phát triển khả năng nhận biết và rèn dạy cho trẻ một số kĩ năng để phân biệt và phát âm đúng âm của các chữ cái đã học. Tôi đã không ngừng học hỏi, biết tu dưỡng đạo đức bản thân, tự chỉnh đốn hành vi, lời ăn, tiếng nói, thái độ của mình để làm gương cho trẻ, phấn đấu trở thành tấm gương tốt cho trẻ. Tôi thấy mình đã rèn luyện được tác phong sư phạm, nghệ thuật lên lớp, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với trẻ khi giao tiếp giúptrẻ cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện và hứng thú tham gia vào tiết học hơn
  4. Biết sử dụng hệ thống các câu hỏi mở một cách sáng tạo nhằm kích thích sự tò mò, ham học hỏi của trẻ khi áp dụng vào công tác giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Biết tôn trọng sự khác biệt của trẻ, luôn kiên nhẫn chờ đợi trẻ khi hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái qua các tiết học và qua các hoạt động trong ngày của trẻ. *Về phía đồng nghiệp Qua thực tế giảng dạy tôi đã chứng minh cho đồng nghiệp của mình nhận thấy rằng: Nếu chúng ta biết sử dụng các phương pháp dạy học một cách mềm dẻo, linh hoạt , không dập khuôn máy móc thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức hơn, trẻ sẽ tự giác, hứng thú tham gia vào tiết học hơn mà không cần tới sự nhắc nhở của cô. Trẻ có ý thức, nề nếp tốt hơn tạo tiền đề nền tảng cho việc học sau này của trẻ. *Về phía phụ huynh Tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh. Tôi đã giúp cho phụ huynh thấy được vai trò của người giáo viên mầm non trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, làm cho phụ huynh thay đổi suy nghĩ một cách tích cực đối với bậc học mầm non và đối với giáo viên mầm non. Tôi thường xuyên nhận được những thông tin phản hồi bày tỏ sự hài lòng của phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua sổ liên lạc, qua các cuộc trò chuyện trực tiếp khi đón và trả trẻ và qua các kênh thông tin liên lạc khác như zalo. Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình phối hợp với cô giáo trong việc rèn dạy chữ cái cho trẻ ở nhà. Góp phần tạo nên sự thành công trong công tác phối kết hợp với cha trẻ. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Tôi đã áp dụng trong hoạt động học dạy trẻ làm quen với chữ cái của lớp, bản thân đã trao đổi kinh nghiệm thực hiện trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, chia sẻ với đồng nghiệp trong trường mầm non Nghĩa Lâm để đồng nghiệp có thể học tập, áp dụng hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái trong nhà trường. Chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ làm quen với chữ cái cho các bậc phụ huynh để các bậc phụ huynh có thể áp dụng và dạy trẻ ôn luyện và làm quen với chữ cái tại nhà.
  5. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là sáng kiến kinh kinh nghiệm về “ Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả”. Tôi xin cam kết nội dung báo cáo sáng kiến trên không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác. Do khả năng nghiên cứu tài liệu và viết sáng kiến còn hạn chế ch¾c ch¾n kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, rÊt mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp cña héi ®ång xÐt duyÖt c¸c cÊp, b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®Ó s¸ng kiÕn cña t«i hoµn thiÖn h¬n vµ ®­îc ¸p dông réng r·i trong thùc tiÔn, b¶n th©n t«i có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy và đạt kết quả tốt hơn. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Ngô Thị Cúc
  6. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp trẻ làm quen với chữ cái hiệu quả”của giáo viên Ngô Thị Cúc đã được áp dụng tại trường mầm non Nghĩa Lâm năm học 2019 - 2020. Sáng kiến được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá xếp loại: Tốt
  7. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Xác nhận, ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  8. CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN 1. Danh mục các tài liệu tham khảo - Chương trình giáo dục mầm non – Bộ GD ĐT( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), (tái bản lần thứ 8 có chỉnh lí theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non) – Tác giả TS Lê Thu Hương, TS Trần Thị Ngọc Trâm, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi ( tái bản lần thứ 10, có chỉnh lí và bổ sung). - Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non – Bộ GDDT ( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) – Nguyễn Bá Minh chủ biên). - Tuyển chon giáo án cho lớp mẫu giáo 5-6 tuổi lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Phan Lan Anh, Nguyễn Thị Hiếu, Đặng Lan Phương, Nguyễn Minh Thảo (Tuyển chọn và biên soạn). - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2019 – 2020 – Cục nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. - Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo - Tác giả Nguyễn Xuân Khoa. - Tài liệu về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ (Nhà trường phát tay) - Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca truyện kể, câu đố dành cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề ( Theo chương trình giáo dục mầm non) ( Tái bản lần thứ 4) - Phan Lan Anh, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thanh Giang, Đặng Lan Phương, Hoàng Công Dụng (Sưu tầm, tuyển chọn) 2. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kĩ thuật của sáng kiến ( nếu có). 3. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế (nếu có). 4. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có).