Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
Mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_Am_nhac_o_truong_Tieu_hoc_4c281.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học
- 19 Chào mừng ngày 15/5: “Chúng em là đội viên” * Kết hợp dạy học Âm nhạc với việc tổ chức hoạt động giao lưu, sinh hoạt ngoại khoá Đây là hình thức được học sinh yêu thích bởi lẽ qua đó các em được gặp gỡ giao lưu với các bạn trong khối, tiếp xúc với một tập thể lớn hơn. Qua chương trình giao lưu, sinh hoạt ngoại khoá giúp các em thể hiện tái diễn lại những gì mình đã được học. Hơn nữa, khi tham gia ngoại khoá các em được lưu diễn ca hát giúp giáo viên dễ phát hiện những học sinh có khả năng về âm nhạc. Để chương trình ngoại khoá thêm phần phong phú giáo viên nên kết hợp với những giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên dạy môn ít giờ, tổ chức HĐGDNGLL. Hướng dẫn các em biết được luật ATGT trong trường học và trên đường đi học. Có kế hoạch rõ ràng, có các tiết mục văn nghệ những học sinh trong khối biểu diễn. Kết quả đạt được rất cao. Qua hội thi này đã phát hiện ra được nhiều em có năng khiếu âm nhạc và biểu diễn tự tin, phối hợp nhịp nhàng đều đẹp ở các khối lớp, đặc biệt là khối tiểu học.
- 20 Em tìm hiểu Luật An toàn giao thông Hoạt động ngoại khoá: “Em vui Trung Thu”
- 21 Giao lưu: Thể dục thể thao Giao lưu trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột” Trong dạy học luôn lấy học sinh làm trung tâm, nhằm tạo cơ hội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi, mang lại tính tích cực cho các em. Tuy nhiên, vui chơi vẫn có vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là lứa tuổi đầy đam mê, nhiều năng khiếu đang tiềm ẩn. Chính trong những hoạt động này năng khiếu âm nhạc được bộc lộ, giáo viên phát hiện và bồi dưỡng để trở thành những tài năng.
- 22 2.8. Giải pháp 8: Động viên khen thưởng học sinh Đây là một biện pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói chung. Biện pháp này giúp học sinh có hứng thú, tự tin khi tham gia học tập. * Hình thức khen thưởng: - Nốt nhạc kỳ diệu: Giáo viên trao tặng khi học sinh hát, biểu diễn, vận động. - Giáo viên tổng kết và phát thưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học cho những học sinh học xuất sắc môn Âm nhạc. - Động viên khen ngợi các em bằng lời nói, bông hoa đẹp, cờ thi đua, Tặng cờ thi đua điểm tốt cho học sinh trong giờ học. VI. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Nhờ áp dụng kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà học sinh đã được kết quả trong học tập môn Âm nhạc như sau: Kết quả đánh giá Sĩ số Học sinh hoàn thành tốt Học sinh hoàn thành 298 265/298 = 88,9% 33/298 = 11,1% Việc dạy cho học sinh hiểu và vận dụng thực hiện tốt việc hát đúng giai điệu không phải là khó song cũng không phải là dễ, làm cho học sinh hiểu được mục đích quan trọng của nó. Đó cũng chính là những kinh nghiệm giảng dạy của người giáo viên.
- 23 Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học tập. Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học tập, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động khi thể hiện mình. Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy học sinh có tiến bộ vượt bậc trong học tập, nhiều học sinh tiểu học hát đúng giai điệu, các em thể hiện đúng cao độ, trường độ đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời không còn hát ê a, các em hát thật gọn tiếng, biết phân biệt được chỗ nào cần hát cao hay thấp hoặc nhấn mạnh giọng và ngân dài đủ đúng và hát thật diễn cảm thể hiện rõ tình cảm nội dung tác phẩm. Đặc biệt, các em học sinh phấn khởi, mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp giữa thầy với trò, giữa học trò với nhau. Qua quan sát thực tế, so với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Tôi nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như các phong trào văn hóa, văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong việc tham gia hoạt động văn nghệ của lớp cũng như nhà trường. Điều đó cho thấy những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. Với kết quả này, khi các em học lên các lớp trên, chắc chắn các em sẽ vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa khả năng của mình ở mức độ cao hơn. * Bài học kinh nghiệm Với học sinh Tiểu học, đặc điểm của các em là thích được khen hơn chê nên giáo viên hạn chế việc chê bai trong quá trình học tập và rèn luyện. Tuy nhiên nếu ta không biết kết hợp tâm lí từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ thường rụt rè, tự ti tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, động viên các em, chỉ cần các em có một tiến bộ nhỏ là tôi tuyên dương ngay, từ đó các em sẽ cố gắng học tập, mạnh dạn, tự tin hơn. Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh học tập tốt hơn. Việc vận dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học để tiếp thu kiến thức tốt hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh Tiểu học nói chung, học sinh tiểu học nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề cho việc phát triển tư duy cho các em, hơn nữa cơ thể các em còn đang trong thời kì phát triển các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì vậy sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học. Vì thế muốn giờ học đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, tức là: “Lấy học sinh làm trung
- 24 tâm”, hướng tập trung vào học sinh trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học tôi thường dành thời gian khoảng 2, 3 phút để các em tham gia chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái đầu óc, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ bài học tốt hơn. Cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng của mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được một vài kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy. - Mỗi giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng, xác định đúng trọng tâm của bài để từ đó xâu chuỗi được các kiến thức cần cung cấp cho học sinh qua các giờ dạy. - Phải vận dụng tốt việc đổi mới phương pháp và biết vận dụng một cách sáng tạo. Đồng thời đúc rút những kinh nghiệm, những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. - Quá trình sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên phải linh hoạt và phù hợp với mỗi bài dạy, giúp các em lĩnh hội kiến thức mới một cách dễ dàng, hứng thú hơn trong mỗi tiết học. - Trong quá trình giảng dạy với học sinh tiểu học, giáo viên không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho học sinh một phương pháp tư duy học tập, tư duy sáng tạo, tư duy logic. Rèn đức tính chịu khó, cẩn thận cho học sinh. - Trong từng tiết học, giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm. - Đối với mỗi bài hát, giáo viên cần xác định đối tượng học sinh yếu và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài học sau. - Luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. - Ngoài việc tìm hiểu kỹ bài học phân phối chương trình, giáo viên có thể sưu tầm thêm tài liệu tham khảo tạp chí giáo dục tiểu học nâng cao sự hiểu biết cho bản thân. - Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp giảng dạy tốt nhất.
- 25 - Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học như: đàn, băng cassett, đĩa CD, máy hát, tranh ảnh minh họa, dụng cụ gõ đệm theo nhịp, phách, bố trí thời gian hợp lý cho từng phân môn. - Điều chỉnh chương trình cho phù hợp cho từng khối lớp từng đối tượng học sinh. - Trước khi lên lớp, giáo viên phải nắm vững nội dung kiến thức của bài tránh lan man, quá tài, kiến thức thiếu trọng tâm. - Trong các phương pháp giảng dạy không có phương pháp nào là vạn năng. Do đó người giáo viên phải vận dụng khéo léo phối kết hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học. Tuy nhiên phải tùy vào trình độ nhận thức của học sinh mà đưa ra phương pháp phù hợp. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là một số giải pháp của bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy, tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học hoạt động giáo dục Âm nhạc. Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân có hạn nên những điều làm được còn ít ỏi và không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi luôn mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn nữa. Tôi xin cam kết không sao chép sáng kiến hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Thanh Phượng
- 26 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến của đồng chí Phạm Thị Thanh Phượng được áp dụng tại trường Tiểu học Xuân Thủy trong năm học 2021-2022 đã đem lại hiệu quả thiết thực, được đồng nghiệp đánh giá cao. Sáng kiến có thể nhân rộng ở các trường Tiểu học khác để nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xếp loại: Tốt HIỆU TRƯỞNG Mai Thị Hoa XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT