Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện Lớp 2
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 Học kì I Học kì 2 + Có công mài sắt, có ngày nên kim + Chuyện bốn mùa + Phần thưởng + Ông Mạnh thắng Thần Gió + Bạn của Nai Nhỏ + Chim sơn ca và bông cúc trắng + Bím tóc đuôi sam + Một trí khôn hơn trăm trí khôn + Chiếc bút mực + Bác sĩ Sói + Mẩu giấy vụn + Quả tim khỉ + Người thầy cũ + Sơn Tinh, Thủy Tinh + Người mẹ hiền + Tôm Càng và Cá Con + Sáng kiến của bé Hà + Kho báu + Bà cháu + Những quả đào + Sự tích cây vú sữa + Ai ngoan sẽ được thưởng + Bông hoa Niềm Vui + Chiếc rễ đa tròn + Câu chuyện bó đũa + Chuyện quả bầu + Hai anh em + Bóp nát quả cam + Con chó nhà hàng xóm + Người làm đồ chơi + Tìm ngọc ơ Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập hợp một số truyện để học sinh kể thông qua các kiểu bài tập kể chuyện từ mức độ đơn giản đến khó dần. Sau khi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Kể chuyện, tôi đã rút ra được một số giải pháp cho bản thân về phương pháp, hình thức tổ chức và cách sử dụng đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả nhất như sau: 2. Giáo viên phải nắm được các biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng cho phân môn Kể chuyện - Sử dụng triệt để tranh minh họa trong sách giáo khoa (hoặc tranh trong bộ TBDH Kể chuyện lớp 2) để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện. - Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện. - 7/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét – cảm nghĩ, hướng dẫn học sinh tập kể bằng lời của mình. - Hướng dẫn học sinh tập phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại và dẫn truyện. 3. Thực hiện đúng quy trình giảng dạy Để hướng dẫn học sinh trong giờ kể chuyện, GV cần thực hiện 2 nội dung sau: - Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa (nếu cần thiết GV hoặc một học sinh có năng lực làm mẫu một phần bài tập) - Tổ chức học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập bằng hình thức thích hợp (kể theo cặp, kể trong nhóm, kể trước lớp, kể phân vai, dựng lại câu chuyện, ) tăng dần mức độ yêu cầu từ dễ đến khó. Quy trình giảng dạy tiết Kể chuyện: + Kiểm tra bài cũ + Dạy học bài mới: - Giới thiệu bài - Hướng dẫn học sinh kể chuyện + Củng cố, dặn dò 4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy Kể chuyện nhằm đạt hiệu quả thiết thực. - Yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt là nhớ và kể lại được một đoạn của câu chuyện đã học trong bài tập đọc đã học. Tuy nhiên tùy theo đối tượng học sinh mà có thể yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện, kể phân vai bằng giọng điệu, cảm xúc của chính học sinh. - Đối với một số truyện có ít tranh minh họa hoặc có nhiều tranh nhưng không có lời thuyết minh làm chỗ dựa cho học sinh tập kể. Ví dụ: Bím tóc đuôi sam, Chuyện quả bầu Giáo viên có thể gợi ý để học sinh đặt tên cho tranh hoặc gợi ý học sinh nêu ý chính của tranh để các em tái hiện lại nội dung. - Đối với những truyện không có tranh. Ví dụ: Chim sơn ca và bông cúc trắng, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, - 8/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nêu ý chính cho từng đoạn truyện để học sinh tái hiện nội dung và tập kể chuyện được dễ dàng. - Đối với yêu cầu kể sáng tạo, phân vai giáo viên nên cho các em đọc lại văn bản truyện theo lối phân vai. Sau khi đã nhớ vai, nhớ nội dung truyện cùng lời thoại của mình, học sinh sẽ tập kể được dễ dàng, có cơ sở để sáng tạo lời diễn đạt. Mỗi một kiểu bài, tôi chọn cho mình hình thức giảng dạy khác nhau. 4.1. Kiểu bài tập 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh Trong sách giáo khoa có các dạng bài kể chuyện theo tranh như sau: a. Kể theo tranh và câu gợi ý: Đây là hình thức luyện tập dễ nhất vì học sinh có hai chỗ dựa là hình và lời để kể. Ví dụ: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. - 9/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 *Cách tiến hành: -Với bài tập này trước tiên tôi cho 4 học sinh có khả năng nối tiếp nhau kể 4 đoạn theo nội dung 4 bức tranh và lời gợi ý. Việc làm này giúp cho học sinh cả lớp nhớ lại nội dung câu chuyện và bước đầu bước cách kể. - Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo nhóm. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau: Tranh 1: - Cậu bé đang làm gì? - Cậu còn đang làm gì nữa? - Cậu có chăm học không? - Thế còn viết thì sao? Cậu có chăm viết bài không? Tranh 2: - Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? - Cậu bé hỏi bà cụ điều gì? - Sau đó, cậu bé nói gì với bà cụ? Tranh 3: - Bà cụ giảng giải như thế nào? Tranh 4: - Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải? Với cách gợi mở trên, học sinh đã biết diễn đạt lời kể thành câu, biết dùng lời văn của mình, lời kể tự nhiên, biết làm điệu bộ hợp lí và một điều quan trọng đó là học sinh kể đúng nội dung, trình tự câu chuyện. Đoạn truyện (đoạn 1) Đoạn kể của học sinh Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp sách, đọc vài dòng là cậu đã ngáp ngắn ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc nào không viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch trông rất xấu. viết ngoạc cho xong chuyện. - 10/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 b. Kể theo tranh không có câu gợi ý. Ví dụ: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực c. Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, sau đó kể lại. Ví dụ: Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. Kể lại toàn bộ câu chuyện. - 11/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 *Cách tiến hành: Với dạng bài tập Kể theo tranh không có câu gợi ý và Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, tôi hướng dẫn học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách độc thoại hoặc phân vai dựng lại câu chuyện. - Kể độc thoại: Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối. - Phân vai dựng lại câu chuyện: Thường một câu chuyện gồm có vai người dẫn chuyện và các nhân vật. Lần 1, giáo viên làm người dẫn chuyện, học sinh có thể nhìn vào sách. Lần 2, học sinh đóng vai không nhìn sách. Với cách làm trên, học sinh đã biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của chuyện, đảm bảo về nội dung, cách thể hiện và cách diễn đạt. 4.2. Kiểu bài tập 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý. Đây là loại bài tập đòi hỏi học sinh nhớ truyện hơn và huy động trí tưởng tượng nhiều hơn. - 12/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 Ví dụ1: 1. Kể lại đoạn 1 câu chuyện Phần thưởng theo gợi ý sau: - Các việc làm tốt của Na - Điều băn khoăn của Na 2. Kể đoạn 2. Gợi ý: - Các bạn của Na bàn bạc với nhau - Cô giáo khen sáng kiến của các bạn 3. Kể đoạn 3. Gợi ý: - Lời cô giáp nói. - Niềm vui của Na, của các bạn và của mẹ *Cách tiến hành Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và giáo viên có thể gợi ý thêm giúp học sinh tái hiện được nội dung của từng đoạn và nội dung của toàn bộ câu chuyện. Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý. Cụ thể là: Đoạn 1: - Na là một cô bé như thế nào? - Các bạn trong lớp đối xử thế nào với Na? - Bức tranh 1 vẽ Na đang làm gì? - 13/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - Na còn làm những việc tốt gì nữa? - Vì sao Na buồn? 4.3. Kiểu bài tập 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện. Ví dụ: Bài tập 1: a. Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện Những quả đào bằng một cụm từ hoặc một câu. M: Đoạn 1: Chia đào Đoạn 2: Chuyện của Xuân b. Dựa vào kết quả bài tập 1, kể lại từng đoạn. *Cách tiến hành Dựa vào cách tóm tắt nội dung như sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung từng đoạn bằng lời của mình mà không bắt buộc học sinh phải theo như mẫu. Nội dung mỗi đoạn truyện có thể tóm tắt bằng một cụm từ hoặc một câu. Cụ thể là: Đoạn 1: Chia đào / Quà của ông Đoạn 2: Chuyện của Xuân / Xuân làm gì với quả đào?/ Xuân ăn đào như thế nào?/ Đoạn 3: Chuyện của Vân / Vân ăn đào như thế nào? / Cô bé ngây thơ. / Đoạn 4: Chuyên của Việt / Việt đã làm gì với của đào? / Tấm lòng nhân hậu./ 4.4. Kiểu bài tập 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình. Trước tiên giáo viên giúp học sinh hiểu Kể bằng lời của mình nghĩa là như thế nào? (Nghĩa là không kể nguyên văn như sách giáo khoa) *Cách tiến hành Yêu cầu của bài tập này là không lặp lại nguyên văn từng từ ngữ trong truyện. Học sinh có thể dùng từ, đặt câu theo cách khác, diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự tưởng tượng của mình. Học sinh chỉ có thể kể bằng lời của mình khi các em đã nắm vững câu chuyện. Do đó, trước hết, GV cần giúp các em nhớ truyện, thuộc truyện thông qua tranh minh họa hoặc những lời gợi ý. Trong những giờ kể đầu tiên, GV có thể kể một đoạn hoặc mời một học sinh có năng lực làm mẫu để cả lớp hiểu: kể bằng lời của mình là kể thoải - 14/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 mái, tự nhiên, không cố nhớ lại từng câu chữ nội dung truyện đã học trong tiết tập đọc. Giáo viên phải tạo bầu không khí thân mật, tin cậy, khéo động viên, khuyến khích để học sinh kể chuyện tự nhiên, thoải mái, kết hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, giọng điệu, giống như là các em đang kể chuyện cho người thân hay bạn bè. + Kể đoạn mở đầu (theo đúng trình tự câu chuyện hoặc thay đổi trình tự câu chuyện mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa). + Kể lại nội dung chính (kết hợp với quan sát tranh, gợi ý của GV). + Kể lại đoạn cuối truyện (GV đưa tình huống đặt HS vào nhân vật trong câu chuyện. - Ví dụ 1: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hà và thầy giáo (truyện Bím tóc đuôi sam) bằng lời của em. Đoạn truyện trong SGK Đoạn kể bằng lời của học sinh Hà òa khóc. Rồi vừa khóc, em vừa Hà vừa mách tội Tuấn vừa khóc thút chạy đi mách thầy. Thầy giáo nhìn hai thít. Thầy giáo nhìn hai bím tóc gọn bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói: gàng, xinh xắn của Hà, vui vẻ khen - Đừng khóc, tóc em đẹp lắm! bím tóc Hà đẹp. Nghe thầy nói thế, Hà - Thật không ạ? ngạc nhiên hỏi lại: “Thật thế không ạ?” - Thật chứ! Thầy bảo: “Thật chứ!” Thế là Hà hết Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn cả buồn tủi, nín hẳn - Ví dụ 2: Kể lại đoạn 1 câu chuyện Sự tích cây vú sữa bằng lời của em. (Tiếng Việt 2, tập 1/96) Đoạn truyện trong SGK Đoạn kể bằng lời của học sinh Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Ngày xưa có một cậu bé rất lười biếng Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng. Mẹ cậu mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. luôn vất vả. Một lần, do mải chơi, cậu bị mẹ mắng. Giận mẹ, cậu bỏ nhà đi biền biệt mãi không quay về. Người mẹ thương con cứ mòn mỏi đứng ở cổng đợi con về. - 15/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 -Ví dụ 3: Dựa vào tranh, kể lại nội dung chính của câu chuyện Bông hoa niềm vui (đoạn 2,3) bằng lời kể của em. (Tiếng Việt 2, tập 1/105). 4.5. Kiểu bài tập 5: Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng. Đây là cách kể đòi hỏi sáng tạo ở mức cao hơn so với kể bằng lời của mình vì các em phải tưởng tượng cả ý để kể. Tuy nhiên, ở lớp 2, bài tập chỉ yêu cầu các em tưởng tưởng một chi tiết nhỏ. *Cách tiến hành: GV chốt lại nội dung chính của từng đoạn truyện hoặc câu chuyện, gợi mở để học sinh nói ra được suy nghĩ của mình trên cơ sở hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện theo hướng tích cực. - Ví dụ 1: Kể lại đoạn cuối của câu chuyện Bông hoa niềm vui (đoạn 4), trong đó có lời cảm ơn của bố Chi (do em tưởng tượng ra). Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói như thế nào để cảm ơn cô giáo? Đoạn truyện SGK Đoạn truyện do HS tưởng tượng ra Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến Chẳng bao lâu, bố Chi khỏi bệnh. Bố trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo. nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa Hai bố con mang theo một khóm hoa màu tím đẹp mê hồn. cúc đại đóa màu tím rất đẹp. Bố cảm động nói với cô: “Cảm ơn cô đã cho phép cháu Chi hái những bông hoa quý trong vườn trường. Nhờ bông hoa, tôi đã khỏi bệnh nhanh hơn. Gia đình tôi xin được tặng nhà trường một khóm cúc đại đóa”. - 16/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - Ví dụ 2: Nói ý nghĩ của hai anh em (truyện Hai anh em) khi gặp nhau trên cánh đồng. (Tiếng Việt 2, tập 1/120) Câu chuyện kết thúc khi hai anh em ôm nhau trên cánh đồng. Mỗi người trong họ có một ý nghĩ. Các em hãy đoán xem mỗi người nghĩ gì? 4.6. Kiểu bài tập 6: Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. Học sinh Tiểu học rất thích đóng kịch, dù đó không phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. Sử dụng hình thức này để rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học. Phân vai dựng lại câu chuyện là chia cho mỗi học sinh một vai và diễn lại câu chuyện theo lời của vai đó, nhân vật đó. Phân vai dựng lại câu chuyện không phải là yêu cầu khó với trẻ. So với yêu cầu một học sinh phải kể lại toàn bộ câu chuyện thì việc phân công mỗi học sinh nói lời của một nhân vật làm giảm độ khó đi rất nhiều. Ngược lại yêu cầu này rất phù hợp với học sinh lớp 2 vì đó là một hoạt động thỏa mãn nhu cầu chơi trò đóng vai hình thành ở trẻ ngay từ trước tuổi đến trường. Trẻ thường rất hào hứng đóng vai cô giáo, vai chú lái xe, chú công an, cô bán hàng Do vậy yêu cầu phân vai dựng chuyện vừa không khó, vừa không lạ với học sinh lớp 2. *Cách thực hiện: Hình thức phân vai dựng lại câu chuyện rèn cho học sinh kĩ năng đối thoại và kĩ năng hợp tác, phân công, cùng tham gia thực hiện một hoạt động. GV cần hướng dẫn học sinh đi từ mức độ dễ đến khó: - Lần 1: GV cùng một nhóm học sinh dựng lại câu chuyện. GV nói lời người dẫn chuyện (người dẫn chuyện thường phải nói nhiều nhất), mỗi học sinh nói lời một nhân vật. - Lần 2: Một nhóm học sinh dựng lại câu chuyện. Mỗi học sinh nói lời một nhân vật, lời người dẫn chuyện cũng do một học sinh nói. - Lần 3: Học sinh tự hình thành từng nhóm luyện tập. - Lần 4: Các nhóm thi phân vai dựng lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp bình chọn những học sinh, những nhóm học sinh kể chuyện hấp dẫn, sinh động nhất. - 17/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - Ví dụ: Khi dựng lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam (Tiếng Việt 2 tập 1/31), sẽ có 1 học sinh nói lời của Hà, 1 học sinh nói lời Tuấn, 1 học sinh nói lời thầy giáo, 1 học sinh nói lời người dẫn chuyện. Người dẫn chuyện nói cả lời của mấy bạn gái khen Hà: “Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!” Để cho câu chuyện được dựng lại sôi nổi hơn, giáo viên cho 2-3 học sinh nữ nói những lời này. Tóm lại: Qua thời gian nghiên cứu, tôi đã rút ra được một số giải pháp nêu ở trên và một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện như sau: - Nghiên cứu đặc trưng phân môn Kể chuyện. - Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình, mức độ yêu cầu và mối liên quan giữa các bài. - Tự nghiên cứu và tìm hiểu tâm lí học sinh. - Soạn bài cẩn thận, hiểu đúng dụng ý sách giáo khoa. - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích học phân môn Kể chuyện bằng cách khởi động đầu tiết học. - Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết kể chuyện. - Thực hiện sắm vai phải thường xuyên và tổ chức có khoa học. - Thực hiện tốt cách tiến hành dạy mỗi kiểu bài. - Khai thác triệt để kênh hình trong sách giáo khoa. - Cần có hệ thống câu hỏi gợi mở từ dễ đến khó. - Luyện kể kết hợp hài hòa giữa cử chỉ, động tác, điệu bộ, ánh mắt. - Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng, tạo hứng thú cho học sinh học tập và nhớ nhanh nội dung bài học. - Coi trọng và phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. - Khen ngợi đúng và kịp thời, khẳng định thành công, tiến bộ của từng học sinh, nhất là đối với học sinh có ít tiến bộ trong học tập. - Giáo viên có thể khai thác một cách nhẹ nhàng để học sinh nhớ lại câu chuyện nếu đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện. - 18/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 - Nếu kể thiếu chính xác cũng không nên ngắt lời thô bạo, chỉ có thể nhận xét khi các em đã kể xong. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét lời kể của bạn, tránh chăm chăm chê bạn nhiều hơn là đi tìm cái đáng học, đáng khen. - Vận dụng kiến thức phân môn Kể chuyện vào các môn học, trong giao tiếp để khắc sâu kiến thức. IV. Kết quả. Qua một năm áp dụng những giải pháp rút ra từ bản thân trong quá trình dạy học phân môn Kể chuyện ở lớp 2C, tôi đã thu được những kết quả sau: - Bản thân tôi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức tất cả các tiết học của phân môn Kể chuyện. Tôi thấy chủ động, hứng thú khi dạy phân môn Kể chuyện, đặc biệt tự tin hơn khi tham gia các tiết dạy chuyên đề, thi giáo viên giỏi cấp Trường, cấp Quận. - Các tiết học Kể chuyện diễn ra nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu. Học sinh thích thú với tiết học hơn, tích cực sưu tầm tư liệu làm cho tiết học sinh động hơn, cuốn hút được những học sinh có tư tưởng ngại học môn Tiếng Việt. - Kết quả học môn Tiếng Việt nâng lên một cách rõ rệt. Kết quả cụ thể sau một năm thực hiện giảng dạy môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn Kể chuyện của lớp tôi như sau: Thời gian Sĩ số HS kể tốt HS biết kể HS chưa kể lưu loát Đầu năm 55 10 20 25 CHK I 55 17 30 8 CHK II 55 23 28 4 Bảng số liệu trên đã phần nào cho thấy kết quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung trong đó có phân môn Kể chuyện của tôi trong năm học 2016 – 2017 đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả từ giáo viên và học sinh tuy chưa được như mong muốn nhưng đã thể hiện được sự cố gắng nỗ lực của thầy và trò. - 19/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2” tôi mạnh dạn đưa ra nhằm giúp bản thân giảng dạy ngày một tốt hơn phân môn Kể chuyện và môn Tiếng Việt. Qua đây tôi thấy môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Kể chuyện nói riêng có vai trò quan trọng trong việc rèn cho học sinh kĩ năng nói và nghe, phát triển kĩ năng đối thoại, củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, nâng cao sự hiểu biết về cuộc sống. Các kĩ năng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Qua luyện tập kể chuyện, học sinh được phát triển chủ yếu về kĩ năng nói (kể từng đoạn câu chuyện bằng lời kể của mình, tập kể theo các vai khác nhau, kết hợp sử dụng các yếu tố phụ trợ về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ), kĩ năng nghe (theo dõi câu chuyện do bạn kể để nhận xét, bổ sung ); được củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô- gic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống phản ánh trong câu chuyện. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, được trau dồi hứng thú đọc truyện và tìm thấy niềm vui trong học tập. Mỗi giáo viên ý thức được tầm quan trọng đó sẽ là động lực để giúp học sinh có các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt tốt, mạnh dạn trong giao tiếp và học tập; có những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người; có tình yêu Tiếng Việt, hứng thú học Tiếng Việt để mở rộng hiểu biết và bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, để bước đầu hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa năng động, tự lập, biết phát huy sở trường, có khả năng tự học. Trong những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các phân môn Tập làm văn, Tập đọc, Luyện từ và câu, để tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt lớp 2. Một số kinh nghiệm nhỏ tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để hoàn thiện sáng kiến của mình góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 2. 2. Khuyến nghị. - Các cấp lãnh đạo cần tiếp tục quan tâm, tổ chức các chuyên đề các cấp cho giáo viên rút kinh nghiệm và học tập. - Bổ sung, trang bị thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tôi xin cam đoan sáng kiến này do tôi viết, không sao chép của ai. Tôi xin chân thành cảm ơn! - 20/20 -
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM