Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy Toán học cho học sinh Lớp 2

docx 29 trang thulinhhd34 5052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy Toán học cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tu.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy Toán học cho học sinh Lớp 2

  1. Trong cách giải thứ nhất ta lấy lần lượt độ dài của từng đoạn thẳng cộng lại với nhau thì ra độ dài của đường gấp khúc. Làm tương tự như vậy với việc tính chu vi tứ giác. Trong cách giải thứ hai ta nhận thấy các đoạn thẳng của đường gấp khúc dều bằng nhau, các cạnh của hình tứ giác cũng bằng nhau . Do đó, ta chỉ cần lấy độ dài của một đoạn thẳng hoặc một cạnh nhân với số đoạn thẳng hoặc số cạnh. Sở dĩ cả hai cách làm trên đều cho cùng đáp số là do mối quan hệ giữa một tổng các số hạng bằng nhau: 3cm + 3cm +3cm + 3cm = 12cm. Phép cộng trên có 4 số hạng bằng nhau, do đó ta chuyển phép cộng trên sang phép nhân: 3cm x 4 = 12cm Tóm lại: Việc đi sâu tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức, phát huy trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh. Những cách giải khác nhau của một bài toán góp phần hình thành và củng cố cho HS về tính chất của các phép tính số học. Trong khi cố gắng tìm ra những cách giải khác nhau của bài toán học sinh sẽ có dịp suy nghĩ đến những khía cạnh khác nhau của bài toán. Do đó sẽ hiểu sâu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong bài toán, giúp các em có dịp so sánh các cách giải khác nhau học sinh sẽ tìm được con đường ngắn nhất để đi tới đích, không vội bằng lòng với kết quả, chọn ra cách hay hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để giải toán góp phần rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng tư duy một cách linh hoạt cho học sinh. 7) Bài tập 2 (trang 24 – SGK toán 2) Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi? Bài toán trên là một trong những bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản).Vì thế trong bài toán xuất hiện từ “nhiều hơn” thì học sinh sẽ làm phép tính cộng để tìm đáp số của bài toán. Để học sinh phải “động não” không đi theo thói quen làm toán như trên tôi đã thay đổi từ chỉ quan hệ trong bài toán để phát triển thành bài toán sau: “Nam có 10 viên bi, Nam có ít hơn Bảo 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi?”
  2. Bài toán mới này không tồn tại từ “nhiều hơn” nhưng vẫn phải thực hiện phép cộng để giải. Học sinh sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách giải bài toán này. Cho nên, nhất thiết các em phải hiểu được nghĩa của từ “ít hơn” ở trong bài toán này. 8) Bài tập 3 (trang 30 - SGK toán 2) Lớp 2A có 15 HS gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai? Trong sách giáo viên chỉ yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán rồi giải. Đây là yêu cầu rất đúng với mục tiêu của tiết học. Song tôi thiết nghĩ đây là bài toán về “ít hơn” (dạng đơn giản) nên khi giải bài toán học sinh sẽ có thói quen thực hiện phép trừ 15 - 3 = 12 để tìm số học sinh trai của lớp 2A. Nhiều học sinh không cần đọc kĩ đề mà chỉ cần thấy có khái niệm “ít hơn” là cho rằng bài toán sẽ được giải bằng phép tính trừ. Đây cũng chính là điều mà các giáo viên khi dạy “Bài toán về ít hơn” và “Bài toán về nhiều hơn” đã hướng dẫn cho học sinh. Giáo viên thường lưu ý cho học sinh: Nếu thấy trong đề toán có “nhiều hơn” thì làm phép tính cộng còn trong bài toán mà có “ít hơn” thì làm phép tính trừ. Với cách hướng dẫn như vậy học sinh sẽ thực hiện một cách rập khuôn, máy móc mà không cần phải phân tích, nhận xét bài toán làm gì cho mệt. Để tránh tình trạng như trên tôi đã phát triển bài toán trên thành bài toán sau: “Lớp 2A có 15 học sinh gái, số học sinh gái của lớp nhiều hơn số học sinh trai là 3em. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai?” Với đề bài này giúp học sinh hiểu rằng: Không phải bất cứ bài toán nào có từ “nhiều hơn” cũng giải bằng phép tính cộng và bất cứ bài toán nào có từ “ít hơn” cũng giải bằng phép tính trừ. Muốn giải được bài toán thì phải đọc kĩ đề để biết được cái đã cho và cái phải tìm. Yêu cầu học sinh chú ý vào cái bản chất của đề toán. Nhờ đó đầu óc các em sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn, tư duy của các em sẽ linh hoạt hơn. 9) Bài tập 4 (trang 33 - SGK toán 2) Mẹ mua về 26 kg vừa gạo nếp vừa gạo tẻ, trong đó có 16 kg gạo tẻ. Hỏi mẹ mua về bao nhiêu kg gạo nếp?
  3. Đối với bài toán trên, học sinh tự đọc đề, tự tóm tắt bằng lời sau đó giải bài toán. Sau khi học sinh đã làm xong yêu cầu cơ bản của bài toán thì giáo viên sẽ hướng dẫn HS khai thác, phát triển thành những bài toán như sau: + Bài toán 1. Mẹ mua về 26 kg vừa gạo nếp vừa gạo tẻ. Trong đó có 10 kg gạo nếp. Hỏi mẹ mua về bao nhiêu kg gạo tẻ? + Bài toán 2. Mẹ mua về 16 kg gạo tẻ và 10 kg gạo nếp. Hỏi mẹ mua về tất cả bao nhiêu kg gạo? + Bài toán 3. Mẹ mua về 10 kg gạo nếp. Số gạo tẻ mua về nhiều hơn số gạo nếp là 6 kg. Hỏi mẹ đã mua bao nhiêu kg gạo tẻ? + Bài toán 4. Mẹ mua về 16 kg gạo tẻ. Số gạo nếp mẹ mua ít hơn số gạo tẻ là 6kg. Hỏi mẹ đã mua về bao nhiêu kg gạo nếp? Như vậy từ một bài toán đã cho trong sách giáo khoa ta có thể khai thác, phát triển thành nhiều bài toán khác. Những bài toán mới này đều nằm trong phạm vi của chương trình toán 2. - Bài toán 1 là dạng toán về tìm một số hạng trong một tổng - Bài toán 2 là bài toán về tìm tổng hai số. - Bài toán 3 là bài toán về nhiều hơn - Bài toán 4 là bài toán về ít hơn. 10) Bài tập 3 (trang 120 - SGK toán 2) Một đàn lợn có tất cả 28 chân, mỗi con lợn có 4 chân. Hỏi đàn lợn có mấy con? Mục đích của bài toán này là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng học thuộc bảng chia 4 và vận dụng. Do đó đối với bài tập trên, sau khi học sinh đã thực hiện yêu cầu cơ bản của bài tập, tôi sẽ phát triển bài toán trên thành bài toán ngược như sau: “Một đàn lợn có 7 con. Hỏi đàn lợn có bao nhiêu chân?” Ở bài toán mới này, học sinh không những phải có kiến thức về toán học mà phải có kiến thức về đời sống. Từ thực tế các em biết được 1 con lợn phải có 4 chân, do đó các em áp dụng để giải bài toán mới
  4. 11) Bài tập 5 (Trang 117 – SGK toán 2) “Có 15 bông hoa cắm vào các lọ, mỗi lọ 3 bông hoa. Hỏi cắm được mấy lọ hoa?” Bài toán trên hướng tới mục tiêu rèn kĩ năng giải bài tập “ Tìm một thừa số chưa biết”. Do vậy sau khi học sinh đã giải xong bài tập này tôi sẽ phát triển bài toán trên thành các bài toán sau: + Bài toán 1: Có 15 bông hoa được cắm đều vào 5 lọ. Hỏi mỗi lọ có mấy bông hoa? + Bài toán 2: Có 5 lọ hoa, mỗi lọ cắm 3 bông hoa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa? - Sau đây là một bài soạn ứng dụng: Tiết 116. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng giải bài tập: “Tìm một thừa số chưa biết’’ - Rèn luyện kĩ năng giải toán có phép chia. (Lưu ý: Theo Chuẩn Kiến thức kĩ năng: Các bài tập cần làm là bài 1, 3, 4. Còn BT 2, 5 dành cho HS khá giỏi. Nếu còn thời gian thì GV khai thác, phát triển bài tập 5, nếu hết thời gian thì chuyển sang dạy buổi chiều) II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu bài tập 2. Phiếu btập ghi 2 bài toán được phát triển từ bài tập 5(T117) III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra - Tìm y: Lớp làm bảng con: y x 2 = 8; Một HS lên bảng: 2 x y = 20 - Muốn tìm một thừa số chưa biết ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương cho HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu – ghi bài b. Nội dung bài
  5. * HĐ1. Củng cố cách “Tìm 1 thừa số chưa biết” và “Tìm 1 số hạng chưa biết’’ + Bài 1 (117). Tìm x - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Giao nhiệm vụ cho mỗi dãy làm - HS làm bảng con cá nhân theo dãy bảng con 1 phần - Dãy 1: X x 2 = 4 - Dãy 2: 2 x X = 12 - Dãy 3: 3 x X = 27 - Đính bảng con của 3 học sinh - Mời 3 học sinh trình bày lại cách làm thuộc 3 dãy lên bảng lớp, mời 3 em bài của mình. trình bày lại bài làm của mình trước + Lớp nhận xét, chữa bài lớp và trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Em làm như thế nào để tìm x? x là - Để tìm được X, em lấy tích chia cho thành phần phần nào chưa biết của thừa số đã biết là 2. X là thừa số chưa phép tính? biết. - Muốn tìm thừa số chưa biết em - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích làm như thế nào? chia cho thừa số đã biết. + Bài 2 (117). Tìm y - 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm nháp cá nhân - Gọi 3 HS chữa bài trên bảng a) y + 2 = 10 b) y x 2 = 10 y = 10 – 2 y = 10 : 2 y = 8 y = 5 - Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng - 3 học sinh lên bảng lần lượt trình bày trình bày lại bài làm của mình. lại bài làm của mình trước lớp. - Giáo viên nhận xét, chữa bài - Lớp nhận xét, chữa bài - Đây là kiến thức toán nào mà các - Đây là kiến thức toán Tìm thành phần em đã được học? Vậy ở bài toán này chưa biết. Ở bài toán này yêu cầu chúng yêu cầu các em tìm thành phần nào? em tìm số hạng chưa biết. - Muốn tìm số hạng chưa biết của - Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. tổng ta làm thế nào? - Muốn tìm thừa số chưa biết trong - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích 1 tích ta làm thế nào? chia cho thừa số đã biết. - Giáo viên chốt lại ý đúng, tuyên dương học sinh.
  6. + Bài 3 (117). Viết số thích hợp vào - Học sinh nêu yêu cầu bài tập ô trống (học sinh làm phiếu bài tập cá nhân) - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn vào phiếu. Phát phiếu cho học sinh làm phiếu bài tập cá nhân. Nhận phiếu và giao thời gian làm phiếu là 3 phút và làm vào phiếu (2 học sinh làm vào phiếu to). Thừa số 2 2 2 3 3 Thừa số 6 3 2 5 Tích 12 6 15 - Mời 2 học sinh làm vào phiếu to - 2 học sinh làm vào phiếu to mang phiếu mang phiếu lên để giáo viên treo, rồi lên cho giáo viên treo rồi trình bày bài trình bày kết quả của mình trước lớp làm của mình trước lớp - Mời học sinh so với bài làm của - Nhận xét bài của bạn. mình và nhận xét bạn. - Giáo viên chốt lại, tuyên dương. - Mời học sinh dưới lớp đổi phiếu - Dưới lớp đổi phiếu và báo cáo. kiểm tra lẫn nhau, rồi báo cáo. - Mời 2 học sinh trên bảng trả lời ở - Cột 1, 3, 5 yêu cầu tìm thừa số chưa mỗi cột thì đề bài yêu cầu em tìm biết. Cột 2, 4, 6 tìm tích. thành phần nào? - Qua bài tập 2, em có nhận xét gì? - Lấy tích của 2 thừa số chia cho thừa số thứ nhất thì tìm được thừa số thứ 2 và ngược lại lấy tích chia cho thừa số thứ hai thì tìm được thừa số thứ nhất. - Củng cố cách tìm 1 thừa số hoặc - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích tìm tích chưa biết chia cho thừa số đã biết. * Hoạt động 2. Rèn kĩ năng giải toán có phép chia + Bài 4 (117) - Mời học sinh đọc đề bài - 2-3 học sinh đọc đề toán - Lớp đọc thầm - Mời 1 học sinh tóm tắt bài toán - 1 học sinh tóm tắt bài toán - Mời 1 học sinh nhìn tóm tắt nhắc - 2 em nhìn tóm tắt nhắc lại đề toán lại đề toán
  7. - Yêu cầu học sinh giải bài toán vào - 1 em làm bảng phụ có sẵn ở trên bục. vở Bài giải Mỗi túi có số ki- lô-gam gạo là: 12 : 3 = 4 (kg) Đáp số: 4 kg. - Mời học sinh làm trên bảng phụ - Học sinh làm trên bảng phụ trình bày trình bày lại bài làm của mình trước lại bài làm của mình trước lớp. Lớp nhận lớp. xét, chữa bài. - Đề bài cho em biết gì và yêu cầu - Cho biết có 12kg gạo chia đều vào 3 em làm gì? túi. Hỏi là mỗi túi có mấy ki-lô-gam gạo? - Để tìm được mỗi túi có bao nhiêu - Em lấy 12 chia 3 ki-lô-gam gạo em là như thế nào? - Củng cố về giải toán có lời văn về - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích tìm thừa số chưa biết. chia cho thừa số đã biết. + Bài 5(117). - Mời học sinh đọc đề bài - 2 – 3 học sinh đọc đề toán - Mời 1 học sinh tóm tắt bài toán - 1 học sinh tóm tắt bài toán - Lớp làm nháp bài giải - Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. - 1 học sinh nhận lên bảng làm bài. Bài giải 15 bông hoa cắm được số lọ hoa là: 15 : 3 = 5 (lọ hoa) Đáp số: 5 lọ hoa. - Mời học sinh làm trên bảng trình - Học sinh làm trên bảng trình bày lại bài bày lại bài làm của mình trước lớp. làm của mình trước lớp. Lớp nhận xét, chữa bài. - Đề bài cho em biết gì và yêu cầu - Cho biết có 15 bông hoa cắm vào các em làm gì? lọ, mỗi lọ 3 bông. Hỏi cắm được mấy lọ hoa? - Để tìm được mỗi túi có bao nhiêu - Em lấy 12 chia 3 ki-lô-gam gạo em là như thế nào? - Củng cố về giải toán có lời văn về - Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích tìm thừa số chưa biết. chia cho thừa số đã biết
  8. - Phát phiếu cho học sinh (trong phiếu ghi 2 đề toán được phát triển từ bài 5) + Bài toán 1: Có 15 bông hoa được cắm đều vào 5 lọ. Hỏi mỗi lọ có mấy bông hoa? + Bài toán 2: Có 5 lọ hoa, mỗi lọ cắm 3 bông hoa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa? - Tự giải 2 bài toán vào phiếu - Giáp viên thu 10 phiếu – nhận xét - 2 học sinh chữa bài trên bảng - Lớp nhận xét – chữa bài - Cho học sinh tìm ra mối quan hệ - Mối quan hệ giữa các phép tính giữa các bài toán qua các phép tính giải của từng bài : + Bài toán ban đầu: 15 : 3 = 5 3 x 5 = 15 + Bài toán 1: 15 : 5 = 3 3 = 15 : 5 ; + Bài toán 2: 5 x 3 = 15 5 = 15 : 3 Như vậy, từ bài toán ban đầu giáo viên có thể khai thác, phát triển thành những bài toán khác có quan hệ với bài toán đã cho về các thành phần trong phép tính, học sinh sẽ nhận ra được mối quan hệ giữa các phép tính số học, quan hệ giữa các thành phần trong phép tính của bài toán ban đầu với bài toán mới phát triển. Mặt khác, các bài toán mới phát triển này đều nằm trong mục tiêu của bài học và cũng vừa sức với học sinh lớp 2. Do đó, việc giải các bài toán mới khai thác phát triển sẽ giúp học sinh khắc sâu được kiến thức của bài học và rèn luyện khả năng tư duy toán học cho các em. 3. Củng cố – dặn dò - Gọi HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết của tích - Hệ thống bài, nhận xét giờ - Hướng dẫn buổi chiều làm bài tập 2,5 (117) nếu hết thời gian. Trên đây là một vài phương pháp khai thác bài toán đơn giản mà mỗi giáo viên tiểu học có thể áp dụng cho học sinh của mình. Đối với mỗi bài toán, tùy từng
  9. đối tượng HS mà ta có thể áp dụng cách khai thác này hoặc cách khai thác kia hoặc áp dụng cùng một lúc nhiều cách khai thác thì hiệu quả đem lại càng cao. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Toàn bộ học sinh lớp 2 trên toàn tỉnh. - PGD huyện, Ban giám hiệu thường xuyên ra đề và tiến hành khảo sát học sinh với các bài tập dạng giải toán có lời văn. - Gia đình học sinh tạo điều kiện để các em có thời gian được luyện tập nhiều bài dạng này. - Học sinh phải ham thích môn học và hứng thú khi học giải toán có lời văn. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến + Kết quả cụ thể: Khi chưa áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy Toán học cho học sinh lớp 2.” Tại lớp 2A, Trường tiểu học Hoàng Hoa - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc. Lúc chấm bài, tôi nhận thấy kết quả bài làm của 33 học sinh năm học 2018-2019 như sau: - Có nhiều em làm đúng các dạng bài - Một số em làm nhầm ở bước đổi số tự nhiên ra phân số, rút gọn. - Một số em có tính chưa đúng. - Còn một vài em chưa đúng ở các dạng bài. BẢNG 1. PHÂN LOẠI ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM 9-10 ĐIỂM 7-8 ĐIỂM 5-6 DẠNG BÀI TẬP DƯỚI 5 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 7 8 11 7 Số học 21,2 24,3 33,3 21,2 33 33 33 33 Đại lượng và đo đại 6 8 10 9 18,2 24,3 30,3 27,2 lượng 33 33 33 33 6 7 10 10 Yếu tố hình học 18,2 21,2 30,3 30,3 33 33 33 33 5 6 10 12 Giải toán 15,2 18,2 30,3 36,3 33 33 33 33
  10. BẢNG 2. TỈ LỆ HS ĐẠT ĐIỂM TRÊN TRUNG BÌNH Số học Đại lượng và đo Yếu tố hình học Giải toán đại lượng 78,8% 72,8% 69,7% 63,7% Nhìn vào hai bảng thống kê trên, có thể thấy, không có sự trợ giúp và hướng dẫn của giáo viên, kết quả bài làm đạt trên trung bình của học sinh ở mức thấp so với kết quả dạy học các yếu tố khác. Đặc biệt các số liệu thống kê còn thể hiện rõ; sau khi học xong mỗi kiểu bài mới, học sinh làm bài đạt tỉ lệ trên trung bình từ 70% đến trên 80%, nhưng đến bài luyện tập, với sự xuất hiện đồng thời cả ba dạng bài nêu trên thì kết quả lại sụt giảm đáng kể, chỉ còn ở mức 63,7%. Số học sinh đạt điểm khá, giỏi đang ở mức 8 đến 10 em xuống còn 5 đến 6 em, số học sinh bị điểm yếu đang từ 7 đến 9 em đã tăng lên 10 đến 12 em. Tỉ lệ học sinh làm bài luyện tập đạt trên trung bình sau tiết luyện tập giảm từ 13% đến 22% so với sau tiết dạy học bài mới. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Khi chấm bài, tôi còn phát hiện, các em có sự nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập “Đại lượng và đo đại lượng” và “Các yếu tố hình học”. Điều này còn thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề bài toán đặt ra. Điều tra thực trạng đối tượng 33 học sinh (đều là học sinh Hoàn thành cấp trường) tôi đã phân loại như sau: Đánh giá kĩ năng làm bài của học sinh Tỉ lệ phần trăm Làm tốt các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và mở rộng. 4% Làm tốt các bài trong sách giáo khoa nhưng làm chưa đúng 32% các bài có mở rộng.
  11. Một số bài cơ bản trong sách giáo khoa còn sai. 36% Chưa biết vận dụng hoặc còn lúng túng khi làm bài 28% Sau khi áp dụng những giải pháp trên vào các tiết học, tôi thấy hiệu quả giảng dạy được nâng lên đáng kể. học sinh tiếp cận nhanh với các dữ liệu bài toán cho và nắm rất rõ yêu cầu bài toán đặt ra cần phải giải quyết. Khái niệm về số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán - các bài toán liên quan đến số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán trở nên gần gũi và quen thuộc hơn đối với các em. Đặc biệt là các giải pháp đã giúp học sinh nhận dạng bài tập một cách chính xác, kĩ năng giải toán được hình thành. Qua đó tư duy, khả năng suy luận cũng được phát triển. Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn nhiều, không còn lúng túng khi tổ chức các hoạt động học tập cho các em. Kết quả được ghi nhận: Kết quả thực hành trên vở bài tập toán của học sinh lớp 2A, Trường tiểu học Hoàng Hoa năm học 2019-2020 sau mỗi tiết học như sau: BẢNG 1. PHÂN LOẠI ĐIỂM ĐIỂM DẠNG BÀI ĐIỂM 9-10 ĐIỂM 7-8 ĐIỂM 5-6 DƯỚI 5 TẬP SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 20 13 Số học 60,6 39,4 0 0 0 0 33 33 Đại lượng và đo 18 15 54,5 45,5 0 0 0 0 đại lượng 33 33 Các yếu tố hình 18 15 54,5 45,5 0 0 0 0 học 33 33 18 15 Giải toán 54,5 45,5 0 0 0 0 33 33 Các bài luyện 10 12 8 4 30,3 36,3 24,3 9,1 tập nâng cao 33 33 33 33
  12. BẢNG 2. TỈ LỆ HS ĐẠT ĐIỂM TRÊN TRUNG BÌNH Số học Đại lượng và Các yếu tố Giải toán Các bài luyện đo đại lượng hình học tập nâng cao 100% 100% 100% 100% 90,9% Như vậy tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt và học sinh Hoàn thành so với trước khi áp dụng giải pháp mới tăng lên rất nhiều. Bảng thống kê cũng cho thấy ở kiểu bài luyện tập, tỉ lệ phần trăm học sinh đạt từ điểm 5 trở lên tăng rất cao, điều đó chứng tỏ học sinh đã không còn nhầm lẫn nhiều như trước đây nữa. Tóm lại, những giải pháp trên đã hình thành ở học sinh kĩ năng giải toán có lời văn nói chung và giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng: Biết phân tích đề bài, biết trình bày tóm tắt và giải toán, đồng thời khơi dậy niềm đam mê và hứng thú học tập ở các em. Đặc biệt hơn nữa sau đây là bảng so sánh đối chiếu trong hai năm học của hai cô giáo Trường TH Liên Hòa – huyện Lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc. Năm học 2017-2018 ở lớp 2B do cô giáo Nguyễn Thanh Mai (Làm chủ nhiệm), số điện thoại: 0354672839. Năm học 2018-2019 ở lớp 2C do cô giáo Nguyễn Ngọc Dung (Làm chủ nhiệm), số điện thoại: 0989356809 - Năm học 2017-2018: Chưa áp dụng đổi mới giải pháp. - Năm học 2018-2019: Đã áp dụng đổi mới giải pháp. a, Về học sinh được khảo sát trong hai năm. + Năm học 2017-2018 học sinh lớp 2B. Năm học 2018-2019 học sinh lớp 2C + Số lượng đều là: 33 em. + Trình độ: Đều là học sinh Hoàn thành cấp trường. Đánh giá kĩ năng làm bài Năm học Năm học So với trước khi của học sinh. 2017 - 2018 2018 - 2019 áp dụng Số học 60,6% 100% Tăng 39,4% Đại lượng và đo đại lượng 39,4 % 100 % Tăng 60,6% Các yếu tố hình học 33,3 % 100 % Tăng 66,7 %
  13. Giải toán (có cả 3 dạng bài Tăng 66,7 % 33,3 % 100 % ở trên) Luyện tập các bài mở rộng 30,3% 93,9% Tăng 63,6% b, Về kết quả khảo sát năng lực nhận thức môn toán của học sinh lớp 2 với 33 em được áp dụng các biện pháp mới ở các năm học của Trường TH Hoàng Hoa Năm Điểm Ghi học 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 chú SL % SL % SL % SL % 2018 - 2019 25 75,5 5 15,1 3 9,1 0 0 2019 - 2020 27 81,9 4 12,1 2 6,0 0 0 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Văn Đủ Giáo viên dạy lớp Toàn tỉnh-Môn Toán 2A - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Hoàng Hoa, ngày tháng năm 2020 Hoàng Hoa, ngày 3 tháng 3 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị HIỆU TRƯỞNG Người thực hiện Trần Trung Kiên Nguyễn Văn Đủ