Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân

doc 27 trang Đinh Thương 14/01/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân

  1. 21 khoá, phụ đạo, thực hành, bồi dưỡng học sinh năng khiếu Kiểm tra chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn. Qua công tác này, giúp tôi thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể. + Về chỉ đạo kiểm tra các bộ phận: Đối với nội dung này, tôi kiểm tra các bộ phận trong nhà trường như: Cơ sở vật chất; Thiết bị; Thư viện; Tài chính; Y tế học đường; Công đoàn; Đội. Trước đó, tôi xây dựng kế hoạch kiểm tra riêng cho từng bộ phận trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ chung từ đầu năm và gửi đến cho các bộ phận ít nhất là 2 tuần để chuẩn bị hồ sơ, báo cáo. Tôi sử dụng các phương pháp kiểm tra như: quan sát trực tiếp, đàm thoại, kết hợp với thăm dò dư luận, nghiên cứu hồ sơ sổ sách để kiểm tra hoạt động của từng bộ phận. Sau kiểm tra, tôi ghi nhận kết quả kiểm tra trong đó đánh giá ưu, khuyết điểm và đề xuất hướng khắc phục và gửi đến từng bộ phận. Điều kiện thực hiện biện pháp: Cán bộ quản lý phải nắm vững các nội dung bồi dưỡng chuyên môn, các văn bản chỉ đạo về công tác BDTX, kiểm tra nội bộ trường học, các chuyên đề chuyên môn, cũng như tình hình thực tế của nhà trường. 4. Biện pháp 4: Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình Mục đích: Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận được với đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao tay nghề, phát huy sự sáng tạo ở mỗi giáo viên. Bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất trong công tác giáo dục. Giúp cho hiệu trưởng luôn xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn cơ sở vật chất và các trang thiết
  2. 22 bị trước mắt và có hướng phát triển lâu dài. Nội dung: Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục. Quản lý bổ sung, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các phương tiện kỹ thuật hiện có. Tạo động lực làm việc cho giáo viên. Cách thực hiện: Môi trường cơ sở vật chất và tinh thần là điều kiện quan trọng để thực hiện và nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy được các tiềm năng sư phạm trong mỗi giáo viên. Để đầu tư cơ sở vật chất hiệu quả: Hàng năm, cuối mỗi năm học trước và đầu năm học sau, cũng như sau học kỳ I, tôi đều phân công cho cán bộ thư viện – thiết bị, tổng hợp, báo cáo số lượng thiết bị hiện có, còn sử dụng được của đơn vị, đồng thời dự kiến Danh mục các thiết bị cần bổ sung cho năm học tới về số lượng, kinh phí (dự kiến). Bên cạnh đó, cán bộ thư viện – thiết bị cũng luân phiên tham gia dự họp ở các tổ khối chuyên môn, từ đó nắm được nhu cầu cần thiết từ đề nghị của các tổ khối và có kế hoạch bổ sung thiết bị kịp thời. Để tạo động lực làm việc cho giáo viên: Một là, tôi giao quyền tự chủ, tạo điều kiện cho mỗi giáo viên phát huy tính sáng tạo xây dựng nội dung, kế hoạch giảng dạy, cải tiến phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh dựa trên chương trình khung của cấp học. Khuyến khích, động viên giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, sáng tạo tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học qua hội thi “Trang trí Đồ dùng dạy học tự làm” được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm. Đưa việc sử dụng, bảo quản đồ dùng, phương tiện công nghệ tin học vào tiêu chuẩn thi đua. Hai là, tôi luôn tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, gắn bó, nhân ái trong đơn vị. Ba là, thực hiện chế độ công khai, công bằng dân chủ trong việc thực thi các chính sách đối với giáo viên là đòn bẩy tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề. Điều kiện thực hiện biện pháp CBQL phải nắm vững các Danh mục thiết bị cần có của từng khối lớp, môn
  3. 23 học. Đồng thời, phải là những người tiên phong, gương mẫu, luôn công tâm, khách quan trong nhận xét, đánh giá; luôn đoàn kết, vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình trong công tác. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội phát huy tính dân chủ và trách nhiệm của các tổ chức trong qua trình hoạt động chuyên môn của nhà trường. CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Nhờ vận dụng những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong 2 năm học gần đây, nhà trường có những chuyển biến tích cực trong công tác dạy và học. Cụ thể: 1. Chất lượng đội ngũ Về trình độ chuyên môn Tổng số Trình độ CM Năm học GV TC CĐ ĐH Th.S 2021-2022 20 1 19 0 2022-2023 21 2 19 0 Về năng lực sư phạm Đạt giáo viên giỏi Phương pháp dạy học Số Năm học 2020-2021 Năm học lượng Cấp Cấp Cấp Tốt Khá ĐYC trường huyện tỉnh 2021-2022 20 15 5 15 4 0 2022-2023 21 15 6 15 5 0 * Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp Loại hình Số Năm học 2021-2022 giáo viên lượng C.Đạt Đạt Khá Tốt GV văn hóa 14 0 0 3 11 GV ngoại ngữ 2 0 0 2 GV Âm nhạc 1 0 1 GV Mĩ thuật 1 0 1
  4. 24 GV Thể dục 1 0 1 GV Tin học 1 0 1 Tổng cộng 20 0 0 5 15 2. Chất lượng học sinh HS hoàn thành chương HS giỏi HS giỏi HS được khen Năm học trình lớp học, bậc học cấp huyện cấp tỉnh thưởng cuối năm 2021-2022 381/383 = 99,5% 32 2 272/344= 79,1% 2022-2023 Chưa đánh giá 26 6 Chưa đánh giá Đánh giá chung: Từ bảng số liệu trên ta thấy, nhờ vận dụng các giải pháp, chất lượng đội ngũ có chuyển biến tích cực, số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp tăng đáng kể đặc biệt là số lượng giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện; chất lượng đại trà được duy trì ở mức cao, số lượng học sinh đạt các giải cấp huyện, cấp tỉnh tăng về số lượng cũng như chất lượng giải. Các kết quả về chất lượng giáo viên, chất lượng học sinh đã chứng tỏ chất lượng đội ngũ của trường Tiểu học Minh Tân có chuyển biến tích cực. Điều này khảng định những giải pháp mà tôi đưa ra trong Sáng kiến kinh nghiệm này có tính khả thi cao. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của Sáng kiến. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển giáo dục. Trong nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, do đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản lý trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng, vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là việc làm thường xuyên lâu dài của lãnh đạo nhà trường.
  5. 25 Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra tầm quan trọng, sự cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đó chính là nguồn nhân lực. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Minh Tân và khảo sát chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm học 2020-2021, tôi đã đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cho phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. - Biện pháp 1: Tác động đến nhận thức về mục đích và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và tất cả giáo viên, nhân viên trong trường; - Biện pháp 2: Quản lý tốt công tác xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong trường học; - Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; - Biện pháp 4: Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình; 2. Hiệu quả thiết thực của Sáng kiến nếu được triển khai áp dụng trong ngành Các giải pháp tôi đề cập đến trong Sáng kiến kinh nghiệm này nếu vận dụng một cách đồng bộ, có hiệu quả và lựa chọn biện pháp quản lí phù hợp sẽ khai thác, phát huy mặt mạnh của từng nhân tố trong nhà trường, tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và học tập của học sinh. Các giải pháp trong Sáng kiến dễ thực hiện, không tốn kém kinh phí, sẽ thành công nếu như cán bộ quản lý nhiệt tình, trách nhiệm, sâu sát trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Sáng kiến nếu được triển khai, áp dụng rộng rãi trong ngành sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác quản lý đội ngũ giáo viên, nâng cao vững chắc chất lượng đội ngũ giáo viên - những nhân tố chính làm thay đổi và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhằm đạt mục tiêu giảng dạy và giáo dục của ngành giáo dục, trên nữa hoàn thành sứ mệnh cao cả của ngành, đó là: “trồng người”. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý 3.1. Đối với cấp ngành trở lên.
  6. 26 - Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà trường về công tác bồi dưỡng và quản lý đội ngũ giáo viên. - Triển khai rộng rãi trong toàn ngành việc thực hiện những sáng kiến có tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao. 3.2. Đối với cấp trường. Ban giám hiệu nhà trường có lộ trình bồi dưỡng đội ngũ theo giai đoạn, lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hàng năm phù hợp tình hình thực tế đơn vị và thực tế đội ngũ. Từ nhận thức của cá nhân, của Ban giám hiệu nhà trường và thực tế công tác bồi dưỡng, quản lý đội ngũ giáo viên tôi đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của Trường Tiểu học Minh Tân. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Tiến Duy
  7. 27 Phần 4. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 9 năm 2020, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngay 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo). 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (Hà Nội, tháng 4/2016), Tài liệu Đổi mới hoạt động trường tiểu học (Tài liệu nội bộ). 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGD ngày 22 tháng 8 năm 2018, Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (09/8/2018), Học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ và kỷ cương. 7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.