Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1

doc 27 trang thulinhhd34 9383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_cong_ta.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1

  1. có hứng thú vào học tiết học tiếp theo. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực của học sinh, tôi giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. - Ngoài ra vào các dịp lễ lớn, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi dân gian như kéo co, nhảy dây,chuyền bóng tiếp sức, Tổ chức cho HS trong lớp thi an toàn giao thông,thi làm bưu thiếp tri ân tặng thầy cô dịp 20/11 để chọn các bạn dự thi cấp trường. Tổ chức cho học sinh thi làm bưu thiếp tặng mẹ ngày 26/3. Thi viết chữ đẹp, thi trang trí báo ảnh ngày 22/12, Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. 4.4. Sử dụng phiếu khen thưởng Hằng tháng, tôi có sử dụng các loại phiếu khen để tặng cho những em có thành tích về các mặt học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ - giữ vở để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh. Đối với một số em học sinh đặc biệt khi các em có sự tiến bộ, tuy kết quả chưa cao bằng các bạn song tôi vẫn tặng phiếu khen cho các em. Chính vì vậy mà các em rất phấn khởi và tự tin hơn. Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như nhau. Mà giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh Ví dụ: Đầu tháng, giáo viên phát động thi đua.Cuối tháng, tổng kết phát thưởng. Ngoài việc phát phiếu khen thưởng định kỳ theo tháng, tôi còn phát phiếu khen thưởng cho các em sau mỗi đợt thi đua hoặc sau mỗi phong trào do nhà trường, Đội tổ chức. Chẳng hạn như phát phiếu khen cho những em đạt điểm 9 - 10 trong kì kiểm tra cuối kì I, cuối năm, hoặc những em đạt thành tích trong cuộc thi giải toán trên mạng, viết chữ đẹp cấp trường, những em tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ, những em có thành tích nhặt được của rơi trả lại người 15
  2. mất Kèm theo giấy khen là một phần thưởng nhỏ như chiếc bút chì, chiếc thước kẻ hoặc là một bông hoa do cô tự làm. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất thích và trân trọng. Mỗi đợt thi đua hoặc mỗi tháng, nếu lớp đạt được kết quả tốt tôi lại có phần thưởng dành cho cả lớp. Đó là những câu chuyện cổ tích mà các em yêu thích, những câu chuyện về những tấm gương hiếu thảo, tấm gương vượt khó trong học tập MỘT SỐ LOẠI PHIẾU KHEN 16
  3. 5. Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Trước hết phải tìm hiểu về phụ huynh học sinh, lựa chọn phụ huynh có điều kiện về thời gian, có năng lực trong công tác xã hội, và đặc biệt là phải tâm huyết với sự nghiệp giáo dục để bầu vào Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Phối kết hợp với ban đại diện phụ huynh của lớp để vận động phụ huynh cùng tham gia các phong trào chung của nhà trường. Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn phụ huynh một số phương pháp giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt ngay từ đầu năm học, tôi đã phát cho phụ huynh tờ rơi do tôi tự soạn thảo về hướng dẫn phụ huynh cách chuẩn bị rèn kĩ năng cho học sinh khi con vào lớp 1 với nội dung sau: CHUẨN BỊ CHO CON VÀO LỚP 1 I. Xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ 1. Giúp trẻ tự tin nhìn ra những ưu điểm của mình. Ví dị: “Con làm toán chưa nhanh nhưng môn tiếng việt của con rất tốt, con viết chữ rất đẹp”, “Con nói lắp nhưng con lại làm toán rất nhanh”, “Con học chưa giỏi nhưng con lại hát rất hay” Bé thấy được những ưu điểm phẩm chất của mình ở lĩnh vực nào đó và cố gắng khắc phục những khiếm khuyết. 2. Phê bình hành vi (thiếu sót, sai lầm) của trẻ chứ không đánh giá thấp chính bản thân của các em. Con đã mắc sai lầm con cần cẩn thận hơn, cố gắng để sửa chữa thì con lại trở nên tốt đẹp hơn. Như gương bụi mờ lau gương đi lại ang trong. Như vậy các em không bị mặc cảm về sự thấp kém của mình. 3. Biết năng lực của con không nên đòi hỏi quá sức. Con hơi chậm chạp, con làm toán không nhanh. Con không khéo tay. Con sức khỏe yếu. Phát hiện về con mình và giúp con khắc phục. Động viên con luôn cố gắng. Động viên con luôn cố gắng. Không nên so sánh con mình với con người khác vì mỗi đứa trẻ 17
  4. đều chịu ảnh hưởng gen của bố mẹ, của phông văn hóa, của nề nếp gia đình khác nhau 4. Tạo môi trường thuận lợi: Bàn ghế. Góc học tập sáng sủa. Mua thêm sách truyện khoa học, văn học phù hợp với lứa tuổi để các em đọc. Hình thành cho các em thói quen đọc sách, khám phá thế giới xung quanh qua sách. Bố mẹ cũng luôn vui vẻ, yêu thương, tôn trọng để các em đưa ra ý kiến của mình, có quyền và trách nhiệm tham gia những hoạt động của gia đình. 5. Thường xuyên trao đổi với con em về vấn đề liên quan đến học tập, bạn bè, các hoạt động của lớp, trường. Lắng nghe con nói không phê phán, châm chọc những sai sót của con. Chỉ nên phân tích, giảng giải để định hướng suy nghĩ và hành động của con. Ngược lại con sẽ rất ngại trao đổi với bố mẹ, hoặc nếu phải trao đổi thì miễn cưỡng, đối phó, nói dối. Con ngoan hiền quá chưa phải là tốt nhất. Hãy để con bộc lộ những cái sai, rồi giúp con chỉnh sửa. Như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều II. Những điều ảnh hưởng xấu đến sự tập trung của trẻ Bé từ mẫu giáo đến lớp 1. Đó là một bước chuyển không phải là một bước đi mà là một bước nhảy vọt. Do vậy, bé rất cần sự giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ của gười lớn, nhất là bố mẹ, thầy cô giáo. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi quan sát được từ lớp học, từ học sinh của tôi sau nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp 1. Tôi chia sẻ cùng các bậc phụ huynh, mong các bậc phụ huynh lưu ý giúp trẻ. 1. Đi học không đúng giờ Bạn thử hình dung: Cô giáo đang giảng bài, thi thoảng có học sinh xin vào lớp, rất nhiều học trò khác sẽ nhìn theo, cô giáo phải ngưng giảng để chấn chỉnh lớp. Nên nhớ rằng trẻ còn nhỏ giống như chú gấu Bắc Cực rất tò mò với một âm thanh, một hình ảnh dù rất nhỏ, thoảng qua tai mà thôi. Khắc phục bằng cách nào? Bạn hãy để chuông đồng hồ nhắc bạn và con bạn. Khi nghe chuông phải lạp tức vùng dậy, dù đang ở trong chăn ấm, dù đang rất thèm ngủ hay dù đang mệt mỏi. Thực hiện tốt điều này là tập cho con thói quen tôn trong giờ giấc trong suốt cuộc đời. Là không làm ảnh hưởng đến thời gian của người khác và của chính mình. 2. Ăn uống quá nhiều Dạ dày của bé rất nhạy cảm. Có thể bị nôn trong lớp học. Bé xin ra khỏi lớp vài lần đi tiểu. Hoặc bé sẽ đầy bụng khó chịu. Khắc phục bằng cách nào? Hãy cho bé ăn uống vừa phải. Hãy tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, ở tại nhà. Tập phản xạ đúng giờ bằng cách cứ đến 18
  5. giờ đó (giờ X) ngồi vào bô (Toilet). Thực hiện rất nhiều lần, kiên trì sẽ thành công. Trước khi đến trường, hay cho bé đi tiểu tiện đỡ phải đi lại nhiều lần ở trường. Để giữ vệ sinh, tốt cho thận, chi tiêu hóa hãy nhắc con khi “mót” cần phải đi vệ sinh ngay, không được “nhịn”. Tuy vậy, nên uống nước, đi vệ sinh vào giữa giờ giải lao giữa buổi học. 3. Trẻ mặc quần áo quá cồng kềnh Tiết trời lạnh khi đi đường bé mặc đủ ấm, nhưng khi ngồi vào lớp, đông đúc sẽ nóng nực do hiệu ứng tỏa nhiệt. Cần cởi bớt áo ngoài cồng kềnh để bé dễ cử động, dễ viết. Hãy tập cho bé tự cởi và mặc lại áo khoác tan học. Đừng mặc quần áo chật, bó sát người của bé, máu sẽ giảm lưu thông, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Không nên đội mũ trong lớp học vì mũ có thể che lấp tai, giảm khả năng nghe của bé. 4. Mang giầy khó cởi và nặng nề Bé cả nhiệt nên đôi chân sẽ bị nóng nực. giầy buộc dây sẽ khiến bé mất thời gian cởi/ buộc dây giầy. Thuận tiện nhất cho bé là những đôi giầy “lười” và nhẹ. 5. Những chiếc vòng và đeo nhẫn ở tay phải Sẽ làm cộm tay bé khi viết. Tốt hơn cả là chuyển sang đeo ở bên tay trái cho bé. 6. Những mái tóc dài che khuất tầm nhìn Bố mẹ nên tết tóc, cột tóc gọn gàng cho bé, nếu để tóc mái thì nên dùng những chiếc cặp, giúp bé có một mái tóc gọn gàng. 7. Những chiếc răng sắp gãy Bé thường xuyên đưa ngón tay lên miệng để sờ vào lên những chiếc răng này. Điều này làm mất vệ sinh và mất tạp trung vào bài giảng của cô giáo. Bố mẹ phải thường xuyên quan sát răng của bé, vào ngày nghỉ nên đưa bé đến nha khoa để thanh toán càng sớm càng tốt những chiếc răng này và cả những chiếc răng sâu (nếu có). 8. Những ngón tay bị sước mang rô Làm cho bé không yên vì cảm giác đau, khó chịu. Hãy luôn quan sát tay của bé. Cắt bỏ những “mang rô” này và cả những móng tay dài của bé. Cắt ngắn, bôi thuốc làm dịu đau và cho bé ăn thêm quả, nhất là cà chua, cà rốt, rau có màu xanh đậm (giàu vitamin A, C, B 2) sẽ giúp bé không bị sước mang rô. Không nên sơn móng tay cho bé vì màu sặc sỡ cũng làm cho bé mất tập trung. 19
  6. 9. Những nốt muỗi đốt và những nốt ghẻ Thường xuyên quan sát da của bé hàng ngày. Nếu xuất hiện những nốt muỗi đốt hoặc ghẻ thì xử lý ngay. Có thể bôi dầu gió hoặc mỡ gennatisone làm dịu ngứa và sát trùng.Nếu ghẻ phải bôi thuốc ghẻ theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ và luộc ngâm quần áo vào nước sôi. Tắm cho bé bằng nước muối cũng tốt. Thường xuyên tắm gội cho bé, bé chạy nhảy ra nhiều mồ hôi, da của bé rất nhạy cảm. Ngứa da, ngứa đầu làm cho bé hay “gãi gãi”. Hãy giải quyết thật nhanh và triệt để những vấn đề này. 10. Sổ mũi Bé bị sổ mũi do thời tiết hoặc viêm mũi. Bé luôn sụt sịt và dùng tay, áo quyệt ngang quyệt dọc. Hãy luôn quan sát bé, cung cấp sẵn cho bé chiếc khăn giấy trong cặp hoặc trong túi áo đẻcho bé hỉ mũi, lau mũi tiện lợi. Mũi đặc quánh xanh lè phải dùng tăm bông để ngoáy, thông mũi cho sạch, dễ thở. Nếu không bé sẽ “phì phò” hoặc há miệng để thở do thiếu oxy. Mùa lạnh để tránh sổ mũi, bố mẹ hạn chế gội đầu hoặc gội đầu thật nhanh với nước ấm cho bé. Nếu không quá cần thiết, chỉ cần tắm mà không gội đầu cho bé để hạn chế sổ mũi. Quan sát học sinh ở lớp mình, tôi thấy gần 100% các em chưa biết cách “hỉ” mũi. Bố mẹ cần hướng dẫn cách hỉ mũi cho các con. Dùng ngón tay bịt từng bên lỗ mũi rồi “hỉ”. Bịt bên phải hỉ bên trái và ngược lại. Cách làm như vậy mới sạch mũi, thông thoáng đường thở. Hỉ xong cất vào túi nilon để trong cặp hoặc để ngăn bàn để khỏi mất thời gian, khỏi ảnh hưởng tới lớp học. Lỗ tai của bé cũng cần được vệ sinh nhẹ nhàng bằng những bông tăm liên tục. Như vậy khả năng nghe của bé cũng tốt hơn. 11. Đồ dùng học tập giống đồ chơi Nhiều bố mẹ chiều theo ý thích của con nên sắm đồ dùng học tập mang hình thù đồ chơi. Hộp bút giống ô tô tàu thủy. Bút chì giống mèo, giống bắp ngô. Tẩy hình siêu nhân, ông trăng, mực có mùi thơm tất cả đều không có lợi. Bé có thể tranh thủ để chơi với đồ dùng học tập ngay trong lớp học, khi cô đang giảng bài. Không kể mùi thơm của đồ chơi có thể gây dị ứng cho da của bé. 12. Đồ chơi mang theo đến lớp Có em mang theo chú rùa nhỏ, có em mang theo bòn bi ve, tập truyện tranh, ảnh siêu nhân, chú gấu bông đến lớp học. Để rồi thi thoảng lại mở ra ngắm nghía, thích thú kéo theo cả sự tò mò của các bạn xung quanh. Vì vậy, hãy khuyên bảo và kiểm tra nghiêm ngặt việc này đối với các con. 20
  7. 13. Nhai kẹo cao su và ăn quà vặt trong lớp Đây là một thói quen xấu, mất vệ sinh và phân tán tư tưởng của học sinh trong giờ học. Tuyệt đối bố mẹ không cho trẻ mang kẹo đến lớp. 14. Trẻ mệt mỏi Bố mẹ nên quan sát con, trao đổi với cô giáo để chăm sóc, cho trẻ uống vitamin tổng hợp để đỡ mệt mỏi, không bắt con làm nhiều bài tập quá. 15. Chảy máu cam và ra mồ hôi tay Cũng là nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung. Khắc phục bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho bé những miếng bông gòn và khăn mặt lau tay. 16. Không ngủ đủ giấc Cần chi bé đi ngủ đúng giờ, tốt nhất là khoảng 9 giờ. Không cho bé xem phim rồi đi ngủ quá muộn. Mười sáu điều trên đây cũng đủ để người lớn chúng ta hiểu rằng: Bé không tập trung vào bài giảng phần lớn nguyên do thuộc người lớn. Chúng ta thực sự đồng hành với con em mình. Phải đặt vào vị trí của con em để thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Một mình cô giáo không thể quán xuyến được hết mấy chục học sinh như vậy. Đây chính là những cụ thể hóa, chi tiết hóa cho khẩu hiệu, chủ trương kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Nó đòi hỏi trách nhiệm, tâm và sức của chúng ta đối với con em mình. Cố gắng và kiên trì, tôi chúc bạn thành công! Giáo viên chủ nhiệm Trần Thị Loan Với việc làm này tôi đã nhận được sự đồng thuận rất lớn từ phụ huynh và trên cơ sở đó họ đã gián tiếp giúp tôi được rất nhiều việc trong việc rèn kĩ năng sống cũng như giáo dục học sinh. Tôi cùng chi hội phụ huynh của lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời. Đối với HS có hoàn cảnh khó khăn hội phụ huynh của lớp cũng có sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt. Thường xuyên thông tin kịp thời để phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em. 21
  8. PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua gần 20 năm làm công tác giảng dạy, với hơn 13 năm làm công tác chủ nhiệm lớp 1, mỗi năm, tôi thường áp dụng các biện pháp nêu trên (hoặc tương tự như trên phù hợp với sự phát triển của xã hội), tôi thấy kết quả đạt được khá cao. Cụ thể như sau: - Lớp: đạt xuất sắc - Kết quả các phong trào khác: Đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua của nhà trường. - Là một trong những lớp làm tốt công tác XHHGD, công tác khuyên góp, ủng hộ, phong trào kế hoạch nhỏ, - Hầu như năm nào cũng có nhiều học sinh đạt giải Nhất các cuộc thi: thi Viết chữ đẹp cấp trường, thi Giải toán qua mạng cấp trường - Học sinh lớp tôi chủ nhiệm thường rất bạo dạn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp, xử lí các tình huống. - Tập thể lớp đạt giải Nhất trong các cuộc thi: Trang trí lớp, văn nghệ, báo ảnh, làm bưu thiếp * Khả năng áp dụng của sáng kiến Là một giáo Tiểu học, tôi đang tự mình cố gắng nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi tôi triển khai đề tài đến toàn trường thì giáo viên trong tổ đã áp dụng vào công tác chủ nhiệm. Tôi đã được đồng nghiệp và Ban giám hiệu đánh giá cao về tính thực thi của đề tài. Trên đây là toàn bộ tài liệu nghiên cứu khoa học của tôi. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đều có sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi để hoàn thành đề tài này. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã trực tiếp áp dụng vào lớp 1A2 do tôi làm chủ nhiệm. Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy học sinh trong lớp có nền nếp hơn trong học tập. Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó .Các em sôi nổi hơn trong các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động tập thể để từ đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách. 22
  9. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến của cá nhân tôi: + Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. + Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa ) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. + Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp. Qua các biện pháp mà tôi áp dụng ở trên tôi thấy đạt hiệu quả rất cao trong các năm tôi làm công tác chủ nhiệm. Đây chỉ là vài biện pháp nhỏ mà bản thân được học tập qua các bạn đồng nghiệp, qua việc đúc kết nhiều năm làm công tác phong trào. Bản thân sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến của tổ khối và Ban giám hiệu: + Sau khi tôi triển khai chuyên đề đến toàn trường thì giáo viên trong tổ đã áp dụng vào công tác chủ nhiệm. Tôi đã được đồng nghiệp đánh giá cao về đề tài. + Ban giám hiệu đã triển khai và đánh giá cao tính thực thi của đề tài. Hiện nay đề tài của tôi đã được áp dụng cho tất cả các lớp 1 trong toàn trường. Nền nếp của học sinh khối 1 đã có tiến bộ rõ rệt. * Những thông tin cần được bảo mật: Không. d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” theo tôi rất thiết thực gần gũi với công việc chúng tôi làm hằng ngày. Sáng kiến của tôi chỉ thu hẹp trong phạm vi học sinh lớp 1 nên có thể áp dụng được cho tất cả giáo viên đang chủ nhiệm lớp 1. đ. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/ Phạm vi/ Lĩnh vực Địa chỉ TT cá nhân áp dụng sáng kiên Hương Canh - Bình 1 Đỗ Thi Hương Giáo dục&Đào tạo Xuyên - Vĩnh Phúc 23
  10. Số Tên tổ chức/ Phạm vi/ Lĩnh vực Địa chỉ TT cá nhân áp dụng sáng kiên Hương Canh - Bình 2 Trần Thị Loan Giáo dục&Đào tạo Xuyên - Vĩnh Phúc Hương Canh - Bình 3 Nguyễn Thị Thanh Huyền Giáo dục&Đào tạo Xuyên - Vĩnh Phúc Hương Canh - Bình 4 Nguyễn Thị Minh Nguyệt Giáo dục&Đào tạo Xuyên - Vĩnh Phúc Hương Canh, ngày tháng năm 2019 Hương Canh, ngày 23 tháng 01 năm 2019 Xác nhận của đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Thị Loan 24
  11. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HƯƠNG CANH A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: Hương Canh, ngày tháng 01 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên Đơn vị công tác trường Tiểu học Hương Canh A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà Trần Thị Loan - Ngày tháng năm sinh: 25/6/1973 Nam, nữ : Nữ - Đơn vị công tác : Trường Tiểu Hương Canh A – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Chức danh: Ban chấp hành Công đoàn - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Loan - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục&Đào tạo Vấn đề sáng kiến giải quyết: Các biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học. Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. Tôi tên là: Trần Thị Kim Liên Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt trường Tiểu học Hương Canh A nhận xét, đánh giá như sau: 1. Đối tượng được công nhận sáng kiến là: - Giải pháp quản lý: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì 1
  12. - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: - Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao hơn chất lượng giải của các cuộc thi thể dục thể thao và trò chơi dân gian. Học sinh có thêm vốn kiến thức về kĩ năng sống( biết tự phục vụ mình, biết tự ứng xử, tự tin hơn trong giao tiếp, ).Nền nếp nhà trường được xây dựng tốt hơn, học sinh cảm thấy vui hơn khi đến trường. c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến : Sáng kiến đã được áp dụng tại trường Tiểu học Hương Canh A. Thông qua việc áp dụng các biện pháp mang lại lợi ích thiết thực, giúp mỗi thầy cô giáo có định hướng nhất định, từ đó có thể tìm tòi, khám phá thêm các biện pháp hay hơn nữa để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình. Do đó sáng kiến có khả năng ứng dụng cho các trường Tiểu học trong toàn huyện. 3. Kiến nghị đề xuất: - Tôi đề xuất Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên công nhận sáng kiến. - Trường TH Hương Canh A đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học. Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên) Trần Thị Kim Liên 2