Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh Lớp 8

docx 12 trang thulinhhd34 7614
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_viet_doan.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh Lớp 8

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8. - Tác giả: Nguyễn Thị Lộc - Đơn vị công tác: Trường THCS Bá Hiến - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn Bá Hiến, tháng 1 năm 2019
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Nguyễn Thị Lộc - Ngày tháng năm sinh: 18/01/1979 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Bá Hiến - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có): 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Lộc c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8. - Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS. - Mô tả sáng kiến: I. Lời giới thiệu Môn ngữ văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mục tiêu giáo dục không chỉ hình thành cho trẻ tri thức mà đặc biệt chú trọng đến việc rèn kĩ năng sống, phát triển năng lực học sinh thì môn Ngữ văn càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Khi dạy văn nghị luận, công việc trình bày luận điểm có vai trò vô cùng quan trọng. Có thể cho rằng nếu một học sinh đã tìm được đúng và đủ những luận điểm cần thiết để làm bài, đã sắp xếp được các luận điểm đó thành một bố cục hợp lí và đã biết cách trình bày luận điểm, thì với em đó,làm văn nghị luận 1
  3. sẽ không còn là một công việc quá khó khăn. Bởi thế rèn kĩ năng trình bày luận điểm phải được coi là khâu có ý nghĩa quyết định để học sinh từ chỗ chưa biết, chưa thành thạo cách làm bài đến chỗ biết làm và làm thành thạo. Tất cả những lí do trên đã cho thấy vai trò, vị trí của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS, từ đó thôi thúc tôi không ngừng suy nghĩ học hỏi tìm tòi nghiên cứu đề tài này để xây dựng các bước rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh tốt hơn. II. Giải pháp mới 1. Giải pháp thứ nhất: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm a. Rèn kỹ năng trong giờ lý thuyết Rèn luyện kỹ năng trong giờ lý thuyết có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Truyền đạt kiến thức lý thuyết thông qua giờ thực hành (Phân tích mẫu, rút ra kết luận). - Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết về kỹ năng. Giáo viên lấy ngữ liệu cụ thể; dẫn dắt để học sinh tự khái quát nên khái niệm đoạn văn. Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu khái niệm đoạn văn. Như vậy thông qua phần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh các bước đi cụ thể và kiến thức cơ bản. Bước 2: Hướng dẫn luyện tập. Đây cũng được xem là nội dung chính của bài học. Giáo viên cần dành thời gian hợp lí để hướng dẫn học sinh giải bài tập khắc sâu kiến thức. Như vậy dạy học lý thuyết thông qua thực hành là một giờ dạy mà thông qua thực hành để rút ra lý thuyết, củng cố lý thuyết của bài học. b. Rèn kỹ năng trong giờ thực hành Rèn kỹ năng trong giờ thực hành có thể khái quát thành các bước sau: Bước 1: Ôn lại lý thuyết về đoạn văn. Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung lý thuyết đã học để làm cơ sở cho thực hành. Bước 2: Tổ chức thực hành. 2
  4. Ở bước này, giáo viên ra yêu cầu cụ thể. Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, sau đó phân công công việc cho từng nhóm. Các nhóm tiến hành làm việc. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo. Sau khi thảo luận xong, các nhóm trình bày kết quả của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, phát hiện và sửa lỗi. Bước 4: Thực hành bằng hệ thống bài tập. c. Rèn kỹ năng trong giờ trả bài Quy trình được thực hiện thông qua những bước sau: Bước 1: Nêu đoạn văn chứa lỗi. Bước 2: Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích lỗi. Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm cách sửa lỗi. Bước 4: Giáo viên giúp học sinh lựa chọn cách sửa lỗi hợp lí nhất. 2. Giải pháp thứ hai: Các kỹ năng cần rèn luyện để viết đoạn văn trình bày luận điểm a. Nêu luận điểm Làm thế nào để nêu rõ luận điểm? - Để có thể nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập viết thật tốt câu chủ đề của đoạn văn. Các đoạn văn nghị luận thường có câu chủ đề. Câu chủ để có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác. Trong một đoạn văn nghị luận, câu chủ đề phải viết cho thật gọn gàng, rõ ý. Trong đời sống thực tế, câu chủ đề thường phải nhắc lại một phần câu hỏi. Tương tự như thế, cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi, không tách rời, không xa cách với hình thức diễn đạt của đề bài. - Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc ở cuối cùng (đối với đoạn văn quy nạp). Có trường hợp câu chủ đề đặt ở giữa đoạn (đoạn kết hợp diễn dịch và quy nạp) hoặc không có câu chủ đề (chủ đề được hiểu ngầm, toát lên từ toàn bộ nội dung đoạn văn). b. Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm 3
  5. Làm thế nào để làm sáng tỏ luận điểm? Một luận điểm chỉ thực sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những lí lẽ và chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ. Trong một đoạn văn nghị luận, nếu hạt nhân là luận điểm thì luận cứ chính là khối chất nguyên sinh dùng để nuôi luận điểm. Có nghĩa là, luận cứ không chỉ cần phù hợp với lẽ phải và sự thật mà còn phải phù hợp với luận điểm và đủ để làm cho luận điểm trở nên hoàn toàn sáng rõ. c. Biết phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ có thể theo nhiều cách khác nhau như: Diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân - hợp. (Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 8, chỉ nên tập trung vào 2 dạng đoạn văn nghị luận phổ biến và dễ tập làm hơn cả là diễn dịch và quy nạp). d. Kỹ năng chuyển đoạn Trong thực tế, đây là một thách thức, mà đông đảo học sinh thường gặp khi làm bài tập làm văn, vì trong các văn bản nói chung, và văn bản nghị luận nói riêng có nhiều đoạn văn (nhiều luận điểm) liên tiếp nối tiếp nhau. Làm sao có được sự gắn bó giữa chúng, đó chính là kỹ năng chuyển đoạn. Vậy học sinh cần phải hiểu rằng: Chuyển đoạn là một công việc nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong ở trên. Người làm văn chỉ có chuyển đoạn một cách tự nhiên khi đã xác định được cả mối liên quan với nhau, cũng như sự khác biệt nhau giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong. Có hiểu như vậy, người viết sẽ tìm được cách chuyển đoạn linh hoạt, hợp lí, tự nhiên để tạo sự gắn kết. Ngoài tác dụng trên, việc chuyển đoạn, nếu làm tốt, còn có khả năng làm cho đoạn văn ngay từ đầu gây ấn tượng hơn, được chú ý nhiều hơn. e. Chú ý đến hình thức của một đoạn văn Như trên đã nói, về hình thức: Đoạn văn thường gồm nhiều câu văn, được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đối với một văn bản viết mà học sinh được đọc thì dấu hiệu hình thức này rất đơn giản, có thể nhận ra ngay. Sau khi viết đoạn văn, học sinh lại hay mắc lỗi về hình thức như không lùi đầu dòng, thậm chí còn gạch đầu dòng. Vì vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh ngay từ thao tác đơn giản nhất là viết hoa chữ cái đầu tiên và lùi đầu dòng. 4
  6. Như vậy, khi viết đoạn văn trình bày luận điểm, cần chú ý: (1) Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. (2) Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. (3) Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục cao. 3. Giải pháp thứ ba: Một số dạng bài tập vận dụng a. Bài tập rèn kỹ năng xác định luận điểm trong đoạn văn nghị luận Bước 1: Giáo viên cung cấp ngữ liệu về đoạn văn nghị luận có câu chủ đề Bước 2: Tổ chức học sinh phân tích hình thức kết cấu của đoạn văn. Giáo viên định hướng cho học sinh phân tích kết cấu trong đoạn văn theo một số câu hỏi + Đoạn văn trình bày luận điểm nào? + Câu nào nói lên ý chung của toàn đoạn? + Vị trí của câu đó trong đoạn văn? Mối quan hệ giữa câu đó với các câu còn lại? Chỉ ra mô hình cấu trúc trong đoạn văn? Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đoạn 1: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. (Đặng Thai Mai - Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) Đoạn 2: Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì? Có người nói: Hoa đẹp hiếm khi thấy, Tuổi xuân không dài mấy. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là truy tìm hoan lạc. Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì? Lại có người nói: Chén rượu và đàn ca, Đời người được mấy ta. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là hưởng thụ. Chúng ta 5
  7. nói: Không! Chính vì đời người thì tuổi thanh xuân là tràn trề nhựa sống. Bởi vậy, tuổi thanh xuân thực sự phải có nghĩa là: Tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại. Đoạn 3: Khi gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi trao cho thủ lĩnh số một của nghĩa quân Lam Sơn bản “Bình Ngô sách”. Ngô Thế Vinh cho biết “Bình Ngô sách” không nói đến việc đánh thành mà chỉ nói đến việc đánh vào lòng người. Đánh vào long người là đánh vào nhân tâm, trước là nhân dân Việt Nam, biến nhân dân Việt Nam từ những lực lượng nộp thuế, đi phu cho giặc thành những lực lượng có ý thức chống giặc cứu nước. Đánh vào lòng người còn là tuyên truyền, vận động quân minh, khiến cho chúng hết ý trí xâm lược, sinh ra chán nản, muốn chấm rứt chiến tranh để được trở về với gia đình. (Nguyễn Trãi – Toàn tập, Nxb KHXH, 1976) Đoạn 4: Nước của ông là nước Đại Việt “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Nước của ông là một lãnh thổ riêng biệt với “cõi bờ sông núi đã chia” và “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt, đã “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương”. Nước của ông là một đỉnh cao của trí tuệ tài năng với “những hào kiệt không bao giờ thiếu”. (Vũ Khiêu - Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử) a. Xác định luận điểm của đoạn văn trên. Luận điểm ấy thể hiện trong câu văn nào? b. Xác định cách trình bày nội dung trong các đoạn văn. *Gợi ý trả lời Đoạn 1: Đây là đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) đứng ở đầu đoạn văn: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay). Đoạn 2: Đây là đoạn văn quy nạp, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) đứng ở cuối đoạn văn: “Bởi vậy, tuổi thanh xuân thực sự có nghĩa là: tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiến càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại”. Đoạn 3: Đây là đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề (câu nêu luận điểm) là câu thứ hai: 6
  8. “Ngô Thế Vinh cho biết Bình Ngô sách không nói đến việc đánh thành mà chỉ nói đến việc đánh vào lòng người”. Câu 1 có vai trò dẫn dắt để nêu luận điểm. Đoạn 4: Đây là đoạn văn song hành, đoạn văn có 4 câu ngang hàng với nhau, mỗi câu trình bày một ý nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước. Có thể hiểu ngầm chủ đề của đoạn văn là: Viết Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đất nước. b. Bài tập rèn kỹ năng viết câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận *Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: Cho đoạn văn sau: “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là những vật chất cụ thể, hữu hình để so sánh với thời gian. Cho nên, cách so sánh này sẽ cụ thể hóa giá trị của thời gian để con người thấy được tầm quan trọng của nó. “Vàng, bạc” là những kim loại quý, có giá trị cao trong đời sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “đắt như vàng đó sao”? Vàng có giá trị, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta hay mua vàng để dành, phòng lúc ốm đau, tuổi già, hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, dành dụm, tiết kiệm. Vàng, bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy dân gian lại dùng lối so sánh khẳng định: “Thì giờ là vàng bạc” không những để khẳng định thời gian quý như vàng, bạc; mà hơn thế nữa: Thời gian chính là vàng, bạc đấy. Nếu bàn kĩ hơn thì thời gian còn quý hơn cả vàng, bạc, vì vàng, bạc có thể làm ra được, còn thời gian “hôm nay” đã qua, không thể làm lại thời gian “hôm nay” đã qua ấy. Không bao giờ cái đã qua trở lại được nữa. *Hãy viết câu chủ đề của đoạn văn: + Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn + Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn - Nêu trình tự sắp xếp các luận cứ trong đoạn văn trên. *Gợi ý: - Luận điểm của đoạn văn trên: Thời gian quý hơn vàng, bạc. 7
  9. - Học sinh viết câu chủ đề: “Thời gian quý hơn vàng, bạc” ở hai vị trí khác nhau trong đoạn văn. + Nếu câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn thì đó là đoạn văn diễn dịch + Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn thì đó là đoạn văn quy nạp. Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề như là một kết luận cho nên có thể thêm vào các từ ngữ chỉ ý khái quát, tổng hợp, thâu tóm vấn đề như: Vì vậy, tóm lại, cho nên, - Trình tự sắp xếp các luận cứ trong đoạn văn trên: + Khái niệm về thời gian. + Vàng, bạc tại sao lại quý? + Tác dụng của nghệ thuật so sánh “Thời gian là vàng” + Nâng cao hơn: Thời gian còn quý hơn vàng, bạc. c. Bài tập rèn kỹ năng xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm - Bước 1: Giáo viên cho vấn đề nghị luận (đề bài). - Bước 2: Yêu cầu học sinh xác định luận điểm. - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. d. Bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm Giáo viên cho vấn đề nghị luận (đề bài) - Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định luận điểm. - Bước 2: Yêu cầu học sinh viết câu chủ đề (câu nêu luận điểm). - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. + Liệt kê các luận cứ. + Chọn lọc, sắp xếp luận cứ theo trình tự hợp lí. - Bước 4: Học sinh lựa chọn cách trình bày luận điểm hoặc theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh thực hành viết đoạn văn trên cơ sở đã thực hiện các bước 1, 2, 3, 4. - Bước 5: Đọc và sửa chữa. *Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: 8
  10. Bài tập : Cho câu chủ đề: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Em hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp để triển khai câu chủ đề trên. *Gợi ý: - Trong đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu tiếp theo triển khai vấn đề, làm sáng tỏ cho luận điểm. 4. Giải pháp thứ tư: Bài tập rèn kỹ năng chữa lỗi trong đoạn văn nghị luận Dạng bài tập này có thể sử dụng trong giờ trả bài. Bước 1: GV chọn đoạn văn nghị luận có mắc lỗi như: Không viết được câu chủ đề hay câu chủ đề không phù hợp; không rõ luận điểm hay luận điểm không được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận cứ đầy đủ và hợp lí, Bước 2:GV tổ chức học sinh phát hiện lỗi trong đoạn văn và hướng chữa lỗi. Bước 3: GV yêu cầu học sinh viết lại đoạn văn. Bước 4: GV kiểm tra một số đoạn văn của học sinh, nhận xét, củng cố kiến thức. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trong năm học 2017 - 2018 tôi đã tiến hành nghiên cứu xây dựng đề tài và dụng vào dạy học với đối tượng HS lớp 8C, 8D. Việc áp dụng sáng kiến của bản thân tôi vào giảng dạy kĩ năng viết đoạn văn cho HS đã thu được nhất hiệu quả nhất định: HS hứng thú học tập, yêu thích viết văn, diễn đạt mạch lạc, trong sáng logic, hấp dẫn người đọc người nghe cụ thể như sau: Sau một thời gian nhất định đưa ra một số kỹ năng viết đoạn văn tại lớp 8C, 8D của trường THCS. Tôi bước đầu thu được kết quả tương đối khả quan. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 9
  11. Lợi ích kinh tế: + Tiết kiệm thời gian trong giảng dạy + Giáo viên có thời gian để trau dồi kiến thức + Tận dụng thời gian tối đa trong các giờ học để học sinh rèn được kĩ năng viết luận văn trình bày luận điểm. Lợi ích xã hội: + Học sinh tự tin, chủ động thể hiện khả năng trong các giờ học. + Đáp ứng nhu cầu phương pháp dạy học mới. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận và tiết học khó, không dễ dạy bản thân tôi với kinh nghiệm tích lũy, thực tiễn cuộc sống, lòng yêu nghề cung cấp đủ những kiến thức cơ bản tăng kỹ năng vận dụng thực hành để khơi dậy tính chủ động sáng tạo của học sinh. - Kết quả khảo sát (tổng hợp trong bảng trước và sau khi áp dụng đề tài) Trước khi khảo sát: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp SL % SL % SL % SL % 8C: 39 1 3 5 13 23 59 10 25 8D: 37 2 5 7 20 19 51 9 24 Sau khi khảo sát: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp SL % SL % SL % SL % 8C: 39 5 12 10 26 23 59 1 3 8D: 37 6 16 11 30 18 49 2 5 * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Sáng kiến kinh nghiệm có tính khả thi cao. - Học sinh khắc phục được những nhược điểm lúng túng trong quá trình viết đoạn. 10
  12. - Chất lượng giảng dạy và học tập đạt hiệu quả tốt. * Những thông tin cần bảo mật (nếu có): Không có d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Rèn kỹ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh có tầm quan trọng lớn trong dạy và học tập làm văn. Nó chiếm vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của Trường THCS góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở chuẩn bị cho học sinh ở bậc cao hơn hoặc vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sángkiến lần đầu Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ sáng kiến Trường THCS Rèn kỹ năng viết đoạn văn 1 Tổ Văn – Sử trình bày luận điểm trong Bá Hiến chương trình Ngữ văn 8 Dạy rèn kỹ năng viết đoạn văn Nguyễn Thị Thu Trường THCS 2 trình bày luận điểm trong Nam Bá Hiến chương trình Ngữ văn 8 Trường THCS Dạy rèn kỹ năng viết đoạn văn 3 Nguyễn Thị Thoa trình bày luận điểm trong Bá Hiến chương trình Ngữ văn 8 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Bá Hiến, ngày 24 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Nguyễn Thị Lộc 11