Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người

pdf 11 trang binhlieuqn2 6825
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người

  1. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì? Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại. Ví dụ: Trong lớp em có rất nhiều bạn. Em hãy tả lại một bạn mà em yêu quý. Tôi hướng dẫn các em như sau: + Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả). Kiểu bài nào? (tả người). Đối tượng miêu tả là gì? (bạn trong lớp). + Gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét. Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng. * Ví dụ: Tả một người thân mà em yêu quý. Tóm lại: Theo tôi giáo viên cũng làm rõ yêu cầu như vậy thì chắc chắn sẽ không có một bài văn nào của học sinh bị lạc đề. 2. Hướng dẫn học sinh quan sát và tái hiện quan sát để tìm ý, lập dàn bài chi tiết. - Lưu ý khi hướng dẫn học sinh quan sát: Ở lớp 5, quan sát tìm ý không tách thành một tiết được ghép chung với tiết tập làm văn miệng nên bước đầu học sinh và giáo viên gặp nhiều khó khăn. Nếu giáo viên bỏ qua hoặc tái hiện quá sơ lược sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung bài văn của học sinh.Vì vậy tôi vẫn chú trọng bước này. Đây là mặt mạnh cũng là mặt yếu của học sinh. Do đó khi học sinh quan sát và tái hiện quan sát, tôi luôn nhắc nhở học sinh sử dụng nhiều giác quan để quan sát như mắt nhìn, tai nghe, - Mắt: Cho ta cảm giác về màu sắc như: Màu trắng của tóc bạc, màu muối tiêu của tóc hoa râm, đôi mắt sáng long lanh. - Mắt còn cho ta cảm giác về hình dáng như: Dáng người mập mạp, cao lớn, gầy gò, mảnh khảnh, mảnh mai, . - Tai: Giúp ta cảm nhận về âm thanh như: giọng nói trầm bổng, trong trẻo, giọng cười giòn giã, giọng đọc truyền cảm, tiếng bước chân lẹp xẹp. - Ví dụ 1: Bài ôn tập về tả người ( tuần 33 - tiết 65) Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Tả cô giáo (thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. 2.1.Tìm ý cho bài văn: a) Mở bài: - Người được tả tên là gì? Em quen biết từ khi nào? - Người được tả đã để lại cho em những ấn tượng và tình cảm gì? b) Thân bài: - Tả ngoại hình: Đặc điểm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, . Chú ý khi tìm ý: Mỗi đặc điểm thường gắn với một bộ phận của ngoại hình như: Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 2
  2. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. - Khuôn mặt: ví dụ khuôn mặt chữ điền, - Mái tóc: ví dụ mái tóc cắt ngắn. - Đôi mắt: ví dụ đôi mắt tròn xoe sáng long lanh, Các đặc điểm được tả có thể là đường nét, màu sắc, nét hấp dẫn nhất của bộ phận ngoại hình được tả. Nhiều khi đặc điểm ngoại hình gợi ra tính tình của người được tả. - Tả hoạt động: Hoạt động thứ nhất, thứ hai, hoạt động thứ ba, * Lưu ý : Có thể tả các hoạt động cụ thể của người được tả. - Ví dụ: Thầy cô dạy học hoặc chăm sóc học sinh, khuyên bảo học sinh từ đó nói lên tính tình của người được tả. Nên chọn bài văn miêu tả sao cho thể hiện tình cảm, cảm xúc của em. c) Kết bài: - Nêu ảnh hưởng tốt của người được tả đối với em như: Cô hoặc thầy là tấm gương về lòng nhân hậu hoặc tấm gương về tinh thần học tập và làm việc tích cực em noi theo. - Tình cảm của em đối với người được tả. - Ví dụ: em mong muốn sau này sẽ trở thành người như thầy cô mong đợi, hoặc mong ước thầy cô sẽ có nhiều học trò ngoan, 2.2. Tập nói theo dàn ý đã lập. Sau khi tìm ra đặc điểm của từng người, các em có thể chọn đặc điểm riêng biệt bỏ qua đặc điểm chung không gây ấn tượng như: khi tả cô giáo của mình các em chọn tả đặc điểm tóc, da, khuôn mặt, mắt, Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập nhanh một dàn bài. 3. Hướng dẫn học sinh ghi nhận các nhận xét do quan sát mang lại. Khi trình bày kết quả quan sát để xây dựng dàn bài, tôi hướng dẫn học sinh trả lời bằng nhiều chi tiết để giúp nội dung bài văn của học sinh vừa đủ ý chính vừa phong phú. * Ví dụ: Bài tả người (tiết 39 - tuần 20) Đề: Tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em và được nhiều người quý mến. Tôi tổ chức cho các em quan sát bạn trên lớp tôi treo một số tranh ảnh bạn khác nhau để các em tiện nhớ lại. Sau đó tổ chức cho các em trình bày dàn ý theo phương pháp toa xe lửa. Mở Thân Thân Thân Thân Thân Kết bài bài bài bài bài bài bài Bạn Hình Làn da Mái tóc, Tính Mối quan Cảm nghĩ Lan dáng khuôn tình hệ với mọi của em mặt, người Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 3
  3. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. Mở bài: Em định tả bạn nào trong lớp mình? Bạn tên gì? Nam hay nữ? Vì sao được cả lớp quý mến? Thân bài: Tả hình dáng (tả bao quát, tả chi tiết) - Bạn đó có gì nổi bật, về hình dáng làm em chú ý và gây ấn tượng nhất với em ? - Em thích đặc điểm nào về hình dáng của bạn? Cùng tả một bạn nhưng mỗi em đều có sự lựa chọn để tả một số đặc điểm khác nhau. Có em tả nước da, dáng người, mắt, mũi, trán, có em tả cách ăn mặc, tuổi tác, gương mặt, tóc, mắt, giọng nói, của bạn. Vậy mỗi em thấy đặc điểm khác nhau để tả khác nhau. - Tôi gọi những em chọn tả cùng một đặc điểm của đối tượng trình bày. Kết quả quan sát: Một em trả lời: “đôi mắt bạn Phương Quỳnh đen và sáng”. - Tôi nhận xét:“ đó chỉ là nhận xét sơ lược. Em nào có nhận xét khác?” Một em khác trả lời:“ Bạn Phương Quỳnh có đôi mắt đen huyền, tròn xoe và sáng long lanh”. - Tôi nhận xét:“ Đây là nhận xét chi tiết hơn và gợi hình ảnh hơn”. - Ở mức độ cao hơn, có thể yêu cầu học sinh trình bày nhận xét tinh tế hơn để thấy được những đặc điểm riêng mà người khác chưa phát hiện ra. - Một em khác:“ Đôi mắt bạn Phương Quỳnh tròn xoe và sáng long lanh cứ chớp lia chớp lịa khi đứng trước lớp trả bài”. - Một em khác bổ sung thêm:“ Phía trên đôi mắt bạn ấy còn có đôi hàng mi cong vút”. - Tả nết tốt: Thường các em chỉ thấy những biểu hiện trong học tập như chăm học, học giỏi nên tôi gợi thêm: “Ngoài biểu hiện trong học tập còn có những biểu hiện trong lao động, quan hệ với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh” Nhiều học sinh khi làm bài hay liệt kê, kể lể nhận xét về tính nết của người được tả, việc làm cụ thể, tôi gợi hỏi : Vì sao em biết bạn lễ phép? (Khi gặp người lớn bạn luôn chào hỏi. Khi nói chuyện với người lớn bạn luôn “vâng”, “dạ”, ). Như vậy phải nêu biểu hiện cụ thể của từng nết tốt thì mới thuyết phục người đọc, số bài văn có nội dung đầy đủ phong phú tăng lên. - Kết bài: Tình cảm của em đối với bạn. 4. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi miêu tả người và lựa chọn từ ngữ khi miêu tả: a) Tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi miêu tả người: Qua tiết tập làm văn (tìm hiểu đề, làm dàn bài chi tiết) đầu tiên của kiểu bài tả người tôi nhận thấy đa số học sinh còn thiếu vốn từ ngữ miêu tả người. Đại khái học sinh chỉ tìm được những từ đơn như: Cao, lùn, ốm, mập, để tả dáng người hay Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 4
  4. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. các từ tròn, dài, để tả khuôn mặt. Do đó tôi cho các em ghi vào tập chuẩn bị bài ở nhà để ghi lại một số từ ngữ dùng để miêu tả người nhằm góp phần tăng thêm vốn từ cho các em, cụ thể: - Thông qua các bài tập đọc, tôi chỉ ra những từ ngữ hay có thể áp dụng tả người. - Tôi yêu cầu học sinh đánh dấu rồi về nhà ghi vào tập chuẩn bị bài, sau đó tôi yêu cầu học sinh nộp lại tập để tôi kiểm tra lại. - Ví dụ: Bài “ Thư gửi các học sinh” tôi chỉ ra các từ: “ vui vẻ, sung sướng, may mắn, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn”. - Ví dụ: Bài “ Lời khuyên của bố” thì có từ “ hăng say, phấn khởi”. - Ví dụ: Bài “ Bài học quý” thì có từ “ cẩn thận, xinh xắn”. - Thông qua dạy luyện từ và câu tôi mở rộng từ miêu tả người. - Ví dụ: Bài “ Từ đơn, từ ghép, từ láy” thông qua bài tập 2 tìm 3 từ ghép hoặc 3 từ láy nói về đức tính của người học sinh giỏi. Học sinh tìm từ “ thông minh” tôi mở rộng thêm “ sáng dạ”. Học sinh tìm từ “ siêng năng” tôi mở rộng thêm “chăm chỉ”. Học sinh tìm từ “ vui tính” tôi mở rộng thêm “ cởi mở”. Mặt khác, tôi yêu cầu học sinh về nhà tự tìm từ ngữ tả hình dáng, tính tình sự hoạt động của người ghi ra nháp. Trong buổi phụ đạo học sinh hàng tuần, tôi chọn một buổi cho cả lớp tổng hợp các từ đã tìm. Tôi bổ sung và chốt lại cho học sinh ghi vào tập. - Những từ ngữ tả hình dáng: Tả hình dáng, dáng người: Cao, thấp, gầy gò, ốm yếu, nhỏ bé, mảnh khảnh, dong dỏng, thon thả, lực lưỡng, vạm vỡ, trẻ trung, cường tráng, bụ bẫm, sổ sữa, Tả khuôn mặt, diện mạo: Bầu bĩnh hồng hào, rám nắng, xanh xao, không còn chút máu, trái xoan, sáng sủa, khôi ngô, xấu xí, tươi tỉnh, niềm nở, hớn hở, ủ rũ, thơ ngây, nhăn nheo, đăm chiêu, hiền hậu, dễ thương, Tả làn da: Trắng nõn, trắng trẻo, nõn nà, mịn màng, đỏ thắm, đen sạm, ngăm ngăm, ngăm đen, Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sáng, u buồn, thâm quầng, đỏ ngầu, một mí, bồ câu, ti hí, . Những từ ngữ tả tính tình: Diễn tả tính cách: nóng nảy, khoác lác, hấp tấp, ít nói, nhã nhặn, thật thà, nhút nhát, siêng năng, ngoan ngoãn, Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, khoái chí, vui thích, vui mừng, Hằng ngày vào giờ truy bài, tôi có phân công từng đôi học sinh kiểm tra bài lẫn nhau. - Tôi kết hợp kiểm tra những từ ngữ trên trong vòng một tuần. miêu tả thường chỉ có 1- 2 từ ngữ, hình ảnh thích hợp, có tác dụng gợi hình. - Nhờ vậy mà học sinh nhớ lâu và tích lũy vốn từ ngày càng nhiều. Khi quên có thể xem lại, củng cố lại vốn từ ngữ miêu tả người. b) Lựa chọn từ ngữ khi miêu tả người: Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 5
  5. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. Có vốn từ nhưng phải biết dùng đúng lúc, đúng chỗ. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có 1- 2 từ ngữ, hình ảnh thích hợp, có tác dụng gợi hình gợi cảm nhất. Điều này không phải dễ, có khi học sinh xác định được ngay nhưng có khi phải trải qua quá trình tìm tòi chọn lọc. Ví dụ: Ôn tập tả người ( tuần 33 tiết 65) Tả hình dáng và nết tốt của của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến. - Em tả bạn nào trong lớp? (Thanh Ngọc, Phương Quỳnh, ) - Em nào tả cùng đối tượng với bạn? Mời bạn Thanh Ngọc lên đứng trước lớp cho các bạn quan sát. Tôi hỏi vóc dáng bạn Ngọc như thế nào? - Học sinh tìm: mập mạp, cao cao, Tôi chốt lại: Chỉ có những từ trên là phù hợp vóc dáng bạn Ngọc. - Học sinh tìm: cao lớn, thon thả, Tôi chốt lại: Chỉ có những từ trên là phù hợp vóc dáng của bạn Quỳnh. Chọn từ ngữ miêu tả cần phù hợp về lứa tuổi, giới tính, phù hợp về đặc điểm của đối tượng mới phản ánh đúng đối tượng và có thể lột tả được những cái riêng, cái đặc sắc, dễ phân biệt được với đối tượng khác. Sau khi thực hiện giải pháp này, đa số học sinh đã biết sử dụng những từ ngữ miêu tả người đúng đối tượng và phản ánh chân thật đối tượng. 5. Diễn đạt có nghệ thuật khi miêu tả người: Nếu bài văn diễn đạt không có hình ảnh và không có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thì bài văn đó thiếu sinh động. Do đó trong tiết tập làm văn miệng tôi gợi cho học sinh liên tưởng khi miêu tả kết hợp gợi hình ảnh miêu tả. Đối với kiểu bài tả người chủ yếu là dùng biện pháp so sánh. Ví dụ: Bài luyện tập tiết 8 (tuần 35) Đề bài: Em hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất. Tôi hỏi: mái tóc, hàm răng, nước da, tính nết của cô có thể miêu tả bằng câu văn có dùng biện pháp so sánh như thế nào? Học sinh trả lời, tôi sửa lại như sau: Mái tóc dài mượt mà buông thả như dòng suối. Nước da trắng hồng. Hàm răng trắng đều như hạt bắp. Cô hiền như cô tiên. Giọng nói cô êm dịu như lời mẹ hát. Có thể dùng biện pháp nghệ thuật xen miêu tả hoặc lồng cảm xúc khi miêu tả cũng tăng chất lượng bài văn. Tóm lại: Thông qua môn học này, người giáo viên có thể khéo léo khai thác để làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh (từ ngữ miêu tả) và giúp học sinh biết cách sử dụng chúng một cách hợp lí. 6. Viết văn có cảm xúc và cảm xúc chân thật. Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 6
  6. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. Bài văn hay không thể thiếu cảm xúc người viết. Thông thường học sinh không biết biểu lộ cảm xúc khi miêu tả mà chỉ có cảm xúc ở kết luận và cảm xúc đó thường hay thiếu tự nhiên. Có lẽ điều đó các em chưa quen khi học ở những lớp dưới. Chúng ta cần giúp học sinh nắm rõ. Cảm xúc thường thể hiện ở từng câu, đoạn của bài văn.Tôi gợi ý cho học sinh biểu lộ cảm xúc cụ thể trong từng đề bài. Ví dụ: Đề bài tả người thân của em. Tôi gợi ý: Nếu tả ông (bà), lâu lâu gặp lại ông (bà) em có cảm giác gì? Sống với ông (bà) em thấy thế nào? (Bà gần gũi yêu thương, chăm sóc em rất chu đáo, ). Được bà chăm sóc hằng ngày em nghĩ gì? Em thích điểm nào ở bà nhất? (Đôi mắt hiền từ nhìn em tràn đầy tình thương mến). Muốn đạt được cảm xúc chân thật, tự nhiên phải nuôi dưỡng ở học sinh tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên hơn. Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn: Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu rõ cách làm. Vì vậy trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay, đọc cho cả lớp cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu hỏi để các em trả lời. Ví dụ: Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? Em học tập được những gì từ bài làm của bạn? Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được chính bạn của mình. Ngoài ra trong quá trình dạy học, tôi tích lũy được rất nhiều những bài văn hay của học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho các em nghe rồi cùng các em phân tích cái hay, cái cần học tập trong từng bài văn. Ngoài các biện pháp trên, tôi khuyến khích các em lập sổ tay văn học và hướng dẫn các em cách sử dụng. Sổ tay văn học để ghi những câu văn hay, giàu hình ảnh, các câu văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà các em đọc được trong sách báo, sách tham khảo, trong cuộc sống hàng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cứ như vậy vốn từ ngữ của các em sẽ ngày càng giàu lên. Tóm lại: Việc giúp các em tự đánh giá các bài văn của mình của bạn và không ngừng tích lũy vốn từ sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài miêu tả người nói riêng. - Sử dụng các hình thức hoạt động của học sinh trong giờ học: Phân môn Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả năng lực trí tuệ lẫn khả năng cảm thụ, thái độ cảm xúc của mình. Vì thế Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 7
  7. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. đối với phân môn này yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Do đó, tôi vận dụng triệt để hình thức học tập “Toa xe lửa” tạo bầu không khí học tập sôi nổi nhằm kích thích tinh thần học tập, hướng dẫn cách đặt câu, đoạn văn của các em, đặc biệt là những em tiếp thu chậm. Bên cạnh đó, tôi không quên nhận xét khuyến khích học sinh theo thông tư 22 của Bộ giáo dục để động viên tinh thần, tạo động lực, say mê, hứng thú học tập cho học sinh. PHẦN 4. KẾT QUẢ: Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào lớp 5/5 do tôi chủ nhiệm ở Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh , tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Các em đã chủ động, tự giác trong việc hình thành kiến thức. Vốn từ ngữ miêu tả của các em ngày càng phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Cách sử dụng từ của các em chính xác hơn. Trong khi viết văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, các từ láy, các điệp từ Điều này đã được chứng minh qua bài kiểm tra viết ngày một nâng cao về chất lượng. Kết quả thu được ở các tiết củng cố kiến thức, qua các giai đoạn như sau: Giữa học kì 1; và tiết dạy chính khóa Học kì 1; Học kì 2. Số học Giai đoạn Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành sinh 30 Giữa học kì 1 0 = 0% 20 em = 66.6 % 10 em = 33.3 % 30 Học kì 1 8 em = 26,6 % 22 em = 73.3 % 0 em = 0 % 30 Học kì 2 10 em = 33.3 % 20 em = 66.6 % 0 em = 0 % Kết quả trên cho thấy những biện pháp tác động giáo dục mà đề tài nêu đã giúp bài làm của học sinh đầy đủ hơn về nội dung. Hơn nữa các em biết lược bỏ bớt những chi tiết không cần thiết, không đặc sắc. Cụ thể như sau: + Số học sinh hoàn thành tốt, các em viết bài ý mạch lạc, có dùng nhiều biện pháp nghệ thuật nên câu văn miêu tả giàu hình ảnh. Vốn từ miêu tả của các em phong phú hơn, dùng từ chính xác hơn. Vì vậy giai đoạn giữa học kì 1 không có học sinh hoàn thành tốt, cuối học kì 1 đạt được 8 em, đến giữa học kì 2 đạt 10 em. + Số học sinh hoàn thành, các em viết bài hay hơn trước, diễn đạt ý rõ ràng hơn, có sử dụng biện pháp so sánh khi miêu tả. + Số học sinh chưa hoàn thành giữa học kì 1 có 10 em, đến giai đoạn giữa học kì 2 không có học sinh chưa hoàn thành. Bài viết của các em không còn lạc đề, không còn mắc lỗi chính tả nữa. Mặc dù những em này viết văn ý chưa phong phú Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 8
  8. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. nhưng đã có nhiều tiến bộ hơn, biết đặt dấu chấm, phẩy đúng nên câu văn trọn ý nghĩa hơn, biết sắp xếp các ý miêu tả rõ ràng hơn, bài viết thể hiện đủ ba phần. Đặc biệt các em có một vốn từ ngữ miêu tả, biết dùng từ để so sánh, nhân hóa làm cho bài văn thêm sinh động hơn. Những biện pháp trên đã giúp bài làm của học sinh đầy đủ hơn về nội dung. Học sinh biết lược bỏ những chi tiết không cần thiết, không đặc sắc. Biết dùng từ tượng hình để cho bài văn thêm sinh động. Tóm lại, các biện pháp trên đã hình thành ở học sinh những kĩ năng cần thiết khi làm văn tả người: Biết làm bài đảm bảo nội dung, nghệ thuật, giàu cảm xúc. PHẦN 5. KẾT LUẬN: I. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP: Qua việc thực hiện đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người” tôi nhận thấy rằng kết quả thu được không phải có ngay trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình. Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu các yêu cầu sau: - Người giáo viên phải tổ chức cho học sinh nắm chắc yêu cầu đề bài, đưa những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, khơi dậy và kích thích để học sinh chủ động một cách tích cực tham gia vào các hoạt động, học sinh tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức. - Khi tổ chức các hoạt động giáo viên phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia quan sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết, giúp đỡ học sinh sửa chữa kịp thời những sai sót. - Giáo viên phải thường xuyên hướng dẫn học sinh ghi lại các nhận xét qua quá trình quan sát. Đồng thời dự giờ rút kinh nghiệm để tự đánh giá ưu - khuyết điểm của mình trong giảng dạy và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để dạy tốt hơn. - Để hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ và chọn từ ngữ khi miêu tả. Giáo viên tự nghiên cứu, tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức đạt được của học sinh. Nhận xét đánh giá thường xuyên vào các tiết củng cố buổi chiều. Những bài viết có sử dụng nghệ thuật khi miêu tả. Cũng như cảm xúc của học sinh khi viết bài. - Giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học. Với học sinh tiếp thu chậm thì chỉ yêu cầu các em viết đúng, đủ. Với học sinh năng khiếu thì khuyến khích và hướng các em viết câu văn hay, bài văn sinh động. Ngoài ra, học sinh có thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó rất bổ ích cho việc học văn của các em. II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Tôi đã thường xuyên áp dụng các biện pháp trên khi giảng dạy cho học sinh lớp mình, đặc biệt quan tâm nhiều đến các em tiếp thu chậm để giúp các em theo Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 9
  9. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. kịp các bạn trong lớp đồng thời giúp các em viết được mọi bài văn miêu tả và cuối năm đã đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp này có thể áp dụng cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh, các trường khác trong huyện nhà. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp 5 mình chủ nhiệm. Người viết Bùi Thị Thủ Lĩnh Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 10
  10. SKKN:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người”. PHỤ LỤC Phần 1: Thực trạng đề tài Trang 1 Phần 2: Nội dung cần giải quyết Trang 1- 2 Phần 3: Biện pháp giải quyết Trang 2- 8 Phần 4: Kết quả Trang 8 - 9 Phần 5: Kết luận Trang 9 - 10 Bùi Thị Thủ Lĩnh trang 11