Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning

docx 18 trang thulinhhd34 12773
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_nang_cao_hieu.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning

  1. 7.2: Các bước cơ bản để sử dụng thiết kế một bài giảng E- Learning 7.2.1: Các bước soạn bài E- Learning: Bước 1: Xây dựng kịch bản (giáo án) tiến trình dạy học Bước 2: Dùng Power Point làm nền soạn khung hoạt động của giáo án theo kịch bản đã đề ra. ( Gõ chữ, chèn hình, sơ đồ, shape, thiết lập hiệu ứng ) Bước 3: Dùng các tính năng của Presenter để hoàn thiện bài soạn giảng: + Tạo hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh của bài dạy. + Chèn Video, clip bằng tính năng của Presenter. + Chèn âm thanh, ghi âm thuyết trình cho từng slide và toàn bộ tiến trình dạy học. + Đồng bộ hiệu ứng và âm thanh cho bài giảng. Bước 4: Tiến hành xuất bản bài giảng theo các chuẩn quy định. + Xem trước bài giảng( Thao tác này nên được xem khi soạn từng slide để kịp thời phát hiện lỗi của Presenter chỉnh sửa sớm) + Xuất bản bài giảng E- Learning theo các chuẩn: HTML, Both, Scrome, CD, Video . Bước 5: Chạy bài giảng, kiểm tra lỗi. 7.2.2: Một số lưu ý trước khi soạn bài: + Sử dụng Office 2010 trở lên. + Soạn mới tệp nguồn Power Point hoàn toàn 100% không copy hay sử dụng lại tệp cũ, đặc biệt tệp tin trên trang Web tải về. + Không nên lạm dụng quá nhiều sử dụng hiệu ứng trang, flash, hiệu ứng động. + Không mở song song hai tệp Power Point khi thiết kế bài E- Learning. 7.3: Một số kinh nghiệm trong quá trình biên tập bài giảng E- Learning 7.3.1: Một số yêu cầu đối với bài giảng E- Learning: a,Về nội dung: - Đảm bảo tính chính xác, khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng theo chương trình giáo dục - Đảm bảo tính hệ thống, tính đầy đủ nội dung, làm rõ trọng tâm - Khả năng liên hệ thực tế; có tính giáo dục cao - Cập nhật kiến thức, nội dung mới (theo thực tế). b,Về phương pháp: - Sử dụng PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp. 3
  2. - Kết hợp, lồng ghép tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học (âm thanh, hoạt hình, minh hoạ, ) - Bố trí thời gian triển khai các nội dung hợp lý - Thể hiện tính tương tác cao giữa người học với bài giảng (khai thác tối đa hình thức trắc nghiệm) - Có tính định hướng người học cao (người học luôn biết được đang ở đâu trong tiến trình học tập của bài giảng) - Tạo môi trường học tập sáng tạo, cuốn hút người học c, Một số yêu cầu khác: - Đảm bảo tính thẩm mỹ: bố cục slide, phông chữ, sử dụng màu sắc hợp lý - Chất lượng tư liệu rõ ràng, hợp lý về nội dung và thời lượng (đối với video, âm thanh, ) - Có trích dẫn nguồn gốc tư liệu (nếu không phải do giáo viên tự tạo ra) - Khuyến khích giáo viên tự tạo tư liệu cho bài giảng. - Cố gắng: Đầy đủ lời giảng, lời thuyết minh; Ít chữ; Tăng tính tương tác. 7.3.2: Một số kinh nghiệm khi tạo Slide: a. Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần. b. Trang kết thúc: Cám ơn. c. Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc. d. Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào. e. Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài. f. Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. g. Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh 7.3.3: Kỹ thuật chèn âm thanh, phim, ghi hình giáo viên vào bài giảng: 7.3.3.1: Chèn âm thanh: Từ menu của Adobe Presenter, click chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: 4
  3. Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh: 1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một. 2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import). Ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh. Các bước tiến hành ghi âm và đồng bộ âm thanh với hiệu ứng: Bước 1: Tạo nội dung cần thuyết minh: Phần hiển thị trên slide và phần kịch bản thuyết minh Bước 2: Ghi âm: trực tiếp (record) và gián tiếp (Import) Bước 3: Chỉnh sửa âm thanh thuyết minh (Edit) Bước 4: Tạo hiệu ứng cho nội dung thuyết minh Bước 5: Đồng bộ âm thanh và hiệu ứng (sync) Một số Lưu ý: - Âm thanh chèn vào bằng chức năng Import Audio phải chuyển sang định dạng mp3, wav. File âm thanh chèn sau sẽ ghi đè vào file âm thanh trước đó. - Đối với Presenter 9 kết hợp với PPoint 2007 trở đi có thể kết hợp âm thanh chèn của Presenter và âm thanh chèn trên slide của PPoint. 7.3.3.2: Ghi hình giáo viên: Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam, máy quay để ghi video. Để chèn được đoạn video vào ta cần chú ý là phần mềm chỉ hỗ trợ định dạng flv (do đó những đoạn video không thuộc định dạng này đều phải sử dụng phần mềm convert để chuyển đổi phim). Các bước tiến hành ghi âm và đồng bộ âm thanh với hiệu ứng: B1:Ghi hình trực tiếp (Record video) hoặc gián tiếp (Import) 5
  4. Lưu ý: định phim đưa vào là: *.FLV; *.mp4 (nên để định dạng FLV) B2: Chỉnh sửa phim (Edit videos) - Cắt bỏ phần thừa: cắt đoạn đầu, đoạn cuối phim. - Đặt hiệu ứng xuất hiện phim - Đặt chế độ chạy phim Một số Lưu ý: - Tư thế ghi hình, bối cảnh xung quanh phải mô phạm - Máy ghi hình nên đặt cố định để tránh video bị rung, lắc. - Các phim tư liệu dùng cho bài giảng elearning khi đưa vào đều phải sử dụng chức năng Import video. 7.3.3.3: Kết hợp âm thanh và video: Có thể kết hợp âm thanh thuyết minh và phim tư liệu một cách phù hợp khiến cho bài giảng trở lên hấp dẫn hơn như: giáo viên dẫn dắt học sinh xem một đoạn phim tư liệu (lúc đó phim chưa chạy), sau đó phim được phát để học sinh xem; kết thúc phim lại xuất hiện âm thanh giáo viên giảng giải về đoạn phim vừa phát. Cách kết hợp này có thể xử lý các yếu tố kỹ thuật qua các bước sau: Bước 1: Chèn cả âm thanh và phim vào một slide qua công cụ Presenter Bước 2: Xác định khoảng thời gian đầu khi âm thanh được phát trước khi phim chạy bằng cách vào Edit Audio để đo. Bước 3: Xác định thời gian đoạn phim chạy, đặt thời gian cho phép video chạy bằng cách vào Edit Video: - Play cho phim chạy để xác định tổng thời gian mà phim phát xong. - Mục Start Affter: chọn Time Delay - Đặt thời gian (giây) tại ô Time: bằng thời gian xác định ở Bước 2 Bước 4: Vào lại Edit Audio, chèn khoảng trắng (Âm câm) có thời gian bằng thời gian phim chạy xác định ở Bước 3 vào giữa hai phần âm thanh. 7.3.4: Kỹ thuật Xuất bản, đóng gói bài giảng: 7.3.4.1: Gắn thông tin cho GV và chỉnh lại tiêu đề cho từng slide Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager 6
  5. Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide. Tại dòng Navigation name của từng slide: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần. Vậy là thông qua các phần này, chúng ta đã tạm hoàn thành một bài giảng điện tử. Công việc còn lại là kiểm tra và công bố bài giảng lên mạng. 7.3.4.2: Đóng gói bài giảng: Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các chọn lựa Lưu trên máy tính 7
  6. Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD. Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo xem thử kết quả. Như vậy là đã hoàn thành xong việc tạo ra bài giảng điện tử Elearning. Công việc ban đầu tưởng chừng khó khăn, nhưng sau khi thực hiện thì lại thấy rất dễ dàng. Hy vọng các bạn có thể tự thiết kế cho mình một bài giảng phù hợp. Về lâu dài, có thể sẽ là một ứng dụng thường xuyên. 7.3.5: Một số vấn đề thường mắc phải khi soạn bài E-learning: 1. Chưa xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của bài giảng e-Learning; nhiều tình huống còn lẫn lộn với việc thực hiện bài dạy (bài trình chiếu) trên lớp học truyền thống 2. Không đọc kỹ qui chế cuộc thi của Bộ, dẫn đến nhiều nội dung còn thiếu hoặc không đúng theo qui định (đặc biệt là thông tin ở Trang bìa– đầu tiên) 3. Tính dập khuân dẫn đến mất đi sự sáng tạo riêng của mỗi bài giảng 8
  7. 4. Quá phụ thuộc vào nội dung sách giáo khoa (sợ sai) mất đi tính sáng tạo, thậm chí nhiều nội dung của SGK đã lỗi thời với thực tế, cần cập nhật (Ví dụ: bài Tiền Việt nam. Hiện nay Chính phủ mới ra qui định dừng lưu thông tiền 10,000 cotton– thì không giới thiệu loại tiền này trong bài học nữa). 5. Lạm dụng công nghệ: + Quá chú tâm vào trình diễn mà không để ý đến hiệu quả của bài giảng đối với người học + Đưa ra các hiệu ứng không phù hợp, xuất hiện nội dung quá nhanh không nhìn kịp, + Đưa nhiều video giảng bài, gây tốn bộ nhớ và hạn chế thông tin trình bày (chỉ được video mà mất đi các nội dung trình bày khác) 6. Thiết kế thời gian chờ (chuyển tiếp giữa các nội dung) không hợp lý (đặc biệt để nhạc nền quá dài) 7. Âm thanh giữa các slide (đặc biệt giữa video và file ghi âm; giữa lời giảng với nhạc nền) hoặc trong các nội dung (câu gợi ý khi trả lời trắc nghiệm) không đồng đều (chỗ to, chỗ nhỏ; tăng – giảm đột ngột) 8. Chưa cắt gọt những âm thanh không chuẩn đặc biệt ở đầu mỗi slide (tạp âm bên ngoài) 9. Khi sử dụng tư liệu video không cắt gọt ngắn gọn, đầy đủ (để dài và chiếu cả những nội dung không liên quan) 10. Không nên để cả tiêu đề bài học trên mỗi slide (gây mất diện tích trình bày). Nên đặt tiêu đề cho từng slide – thể hiện được nội dugn slide đó 11. Bỏ quên Việt hoá các câu thông báo của trắc nghiệm 12. Khi dùng chức năng cho phép trả lời lại (trắc nghiệm), không bật chọn Show Retry Message nên không có thông báo “Làm lại” 13. Không có thuyết minh, hưỡng dẫn người học thực hiện nội dung trắc nghiệm 14. Hạn chế dùng kiểu hộp (textbox) đối với dạng trắc nghiệm điền vào ô trống, nên thay bởi kiểu nút chọn (combo box). 9
  8. 15. Yêu cầu người học trả lời lại quá nhiều lần (khi trả lời sai). Khoảng 3 lần trả lời lại là nhiều 16. Cân nhắc khi sử dụng slide cho điểm, đánh giá sau mỗi lần trả lời trắc nghiệm. Nếu cần thì để, không hợp lý thì xoá bỏ slide đó. 17. Sử dụng màu sắc không hợp lý (dùng nhiều màu trên một slide, sử dụng những màu có độ choé, màu nền không làm nổi bật được màu nội dung) 18. Sử dụng nhiều loại phông chữ, cỡ chữ (chỉ nền dung 2 loại phông chữ nếu khả năng độ họa không tốt) 19. Dùng chữ IN HOA hoặc chữ đậm – gây rối mắt 20. Cố dàn trải chữ, nội dung kín trang màn hình – gây rối mắt 21. Bố cục nội dung trên các slide (dàn trang) không hợp lý 22. Để chữ quá nhiều trên slide, thậm chí lời giảng bài là việc đọc lại đầy đủ phần chữ đã hiển thị 23. Không đặt tên cho tiêu đề các slide (Slide Title) bên cây mục lục (mà vẫn để tên ngầm định như Slide 1, Slide 2, ) 24. Không ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo lấy từ đâu (có thể ghi trực tiếp ngay dưới chân nội dung tham khảo đang hiển thị, hoặc tổng hợp vào trang cuối cùng) 25. Sau khi xuất bản bài giảng chú ý xem kỹ lại bài giảng trước khi mang nộp. 26. Hạn chế giảng bài trên một màn hình (slide) trống trơn – không hiển thị thông tin gì 27. Bài giảng phải đóng gói đáp ứng chuẩn HTML5 để chạy tốt trên thiết bị di động. 7.3.6: Những phần mềm cần dùng trong quá trình soạn giảng E-Learning: + Adobe Presenter 10 hoặc 11: Công cụ chính. + Power Point 2010 trở lên: Công cụ chính. + Format Factory: Là phần mềm dùng để chuyển đổi các định dạng âm thanh, hình ảnh, video miễn phí, dễ sử dụng. + Camtasia 8.6 hoặc 9.0: dùng để xử lý video đúng chuẩn HTML và biên tập video cho bài giảng. + Flash Player phiên bản mới nhất: Là công cụ hỗ trợ chạy chương trình trong máy tính. 10
  9. + Quicktime phiên bản mới nhất: Để đọc file âm thanh đưa vào bài giảng. + .Net Frammerword 4.6 (hoặc bản mới nhất) Prewiew setup: Công cụ hỗ trợ. 7.4: Về Khả năng áp dụng của sáng kiến: Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đạt được khi thiết kế bài giảng điện tử E- learning, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm đó nhằm nâng cao chất lượng trong các bài giảng điện tử do tôi thiết kế. Bước đầu đã đạt được những kết quả. Đối với tôi, cách làm trên đã góp phần không nhỏ vào việc thiết kế các bài giảng để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của học sinh trong việc đổi mới các phương pháp giáo dục về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua việc thực hiện và giải quyết vấn đề đã nêu trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử, đặc biệt là khi thiết kế bài giảng điện tử E - learning. Trong đơn vị trường Tiểu học Thanh Trù trong năm học 2017- 2018 đã áp dụng những kinh nghiệm mới nêu trên có hiệu quả khá tốt. Tỷ lệ bài giảng E-Learning tham gia cấp thành phố tăng hơn so với năm học trước, năm học 2017- 2018 trường Tiểu học Thanh trù có 17 sản phẩm bài gảng E- Learning dự thi cấp thành phố trong đó có 2 sản phẩm được gửi đi dự thi cấp tỉnh. Theo bản thân tôi thì các trường khác cũng có thể áp dụng được. Song đòi hỏi để thiết kế một bài giảng điện tử E-Learning thật sự được coi là phần mềm dạy học và được ứng dụng trong thực tế thì chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Người giáo viên phải tích cực tìm kiếm thông tin trên sách vở, trên mạng Internet, Nhằm bổ sung thêm nội dung kiến thức cho bài học, vì so với bài giảng thông thường được trình bày trên bảng đen thì thông tin trên bài giảng điện tử là vô cùng phong phú. Để học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu sâu hơn về nội dung kiến thức, trong một số bài học, giáo viên còn phải chuẩn bị thêm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Mỗi thao tác thực hiện câu hỏi trắc nghiệm còn kèm theo thao tác quay lại để trả lời các câu hỏi gợi ý (nếu học sinh không trả lời hoặc trả lời sai các câu hỏi chính). Điều đó giúp cho hầu hết các em học lực trung bình hoặc học yếu sẽ dễ dàng tiếp thu bài học một cách hiệu quả. 11
  10. - Tuỳ theo từng bộ môn mà giáo viên phải nắm được những đặc trưng của môn học mà mình tham gia giảng dạy, từ đó có thể lựa chọn bài học để mà thiết kế. - Cần phải khai thác hết khả năng hỗ trợ dạy học của bài giảng điện tử E- Learning. Đặc biệt đối với các chức năng đưa đến hiệu quả sư phạm lớn. Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là sử dụng máy vi tính cần hết sức chú ý tránh sự phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học đã không cần đến nó. *Các bước tiến hành thử nghiệm tại đơn vị: Bước 1: Điều tra qua phiếu hỏi đối với các đồng trí giáo viên tham gia thiết kế bài giảng E-Learning.( Phụ lục 1) Bước 2: Tiến hành phổ biến kinh nghiệm thiết kế bài giảng. Bước 3: Đánh giá kết quả sau khi áp dụng kinh nghiệm được phổ biến. (phụ lục 2). 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng được sáng kiến này cần có những điều kiện sau: - Các đồng chí giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ tin học. - Nhà trường nên tạo mọi điều kiện cho các đồng chí giáo viên tham gia học tập và trao đổi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề, hội thảo về việc vận dụng kỹ năng công nghệ thông tin. Mua sắm trang thiết bị CNTT, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để giáo viên có điều kiện học tập và giảng dạy. 10. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 10.1 Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: 100% đội ngũ giáo viên tham gia thiết kế bài giảng E- Learning được thử nghiệm đến nay đều có kiến thức vững vàng khi thiết kế bài giảng E-Learning, hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning được nâng cao. 12
  11. Khi thiết kế bài giảng E- Learning giáo viên có thể chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian, chi phí. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet. Học sinh có thể chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E- Learning. 10.2: Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức các nhân: +Thông qua việc phổ biến các kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng E- Learning nêu trên sẽ giúp cho giáo viên có vốn hiểu biết về tin học nắm được một số kỹ năng ( tạo bài tập trắc nghiệm, chén và chỉnh sửa âm thanh, tạo hình nền, ) khi thiết kế bài giảng E- Learning. Giáo viên không còn cảm thấy khó khăn khi thiết kế bài giảng mà về lâu dài còn có thể sẽ là một ứng dụng thường xuyên cho giáo viên: Làm tài liệu nghiên cứu, có thể áp dụng rộng rãi ra các trường. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1 Trần Thị Hoa TH Thanh Trù Bài giảng môn tin học lớp 4 2 Vũ Thị Phương TH Thanh Trù Bài giảng môn Địa lý lớp 4 3 Trương Thị Hương TH Thanh Trù Bài giảng môn Lịch sử lớp 4 4 Nguyễn Thị Kim Oanh TH Thanh Trù Bài giảng môn Địa lý lớp 4 5 Nguyễn Thị Lệ Duyên TH Thanh Trù Bài giảng môn TNXH lớp 3 6 Nguyễn Thị Tuyến TH Thanh Trù Bài giảng môn Thủ công lớp 3 7 Trần Thị Bích Ngọc TH Thanh Trù Bài giảng môn Đạo đức lớp 1 8 Lương Thị Lai TH Thanh Trù Bài giảng môn ATGT lớp 1 9 Nguyễn Thị Bích Hải TH Thanh Trù Bài giảng môn Khoa học lớp 5 10 La Thị Bích TH Thanh Trù Bài giảng môn Đạo đức lớp 3 11 Cao Tố Loan TH Thanh Trù Bài giảng môn T.Anh lớp 5 12 Ngô Thị Khuyến TH Thanh Trù Bài giảng môn Mĩ thuật lớp 3 13 Nguyễn Thị Bích Nguyên TH Thanh Trù Bài giảng môn Địa lí lớp 5 14 Vũ Thị Kim Lợi TH Thanh Trù Bài giảng môn Đạo đức lớp 2 13
  12. 15 Khoàng Thị Hoa TH Thanh Trù Bài giảng môn Địa lí lớp 5 16 Trần Thị Hoài Thanh TH Thanh Trù Bài giảng môn Khoa học lớp 5 17 Nguyễn Thị Hằng TH Thanh Trù Bài giảng môn Địa lý lớp 4. Thanh Trù, ngày tháng 4 năm 2018 Thanh Trù, ngày 07 tháng 4 năm 2018 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ chức danh và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Trần Thị Hoa 14
  13. Phụ lục 1 PHIẾU TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂNTHƯỜNG GẶP PHẢI KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING Họ và tên: Nhiệm vụ được giao: Đơn vị: Trường Tiều học Thanh Trù. Đồng chí hãy đánh dấu x vào cột tương ứng với những nội dung trao đổi sau: Chưa Làm Làm Những nội dung trao đổi làm thành được được thạo 1. Đồng chí đã thiết kế được một bài giảng E- Learning có chất lượng tốt? 2. Đồng chí có nắm được điểm khác biệt vượt trội giữa bài giảng E- Learning so với bài giảng điện tử mà đồng chí đã từng soạn giảng? 3. Đồng chí đã nắm rõ được các bước để thiết kế bài giảng E- Learning? 4. Đồng chí đã tạo được các bài tập tương tác khi thiết kế bài giảng E- Learning? Đồng chí thường gặp những vấn đề khó khăn gì trong quá trình thiết kế một bài giảng E- Learning? 15
  14. Phụ lục 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E- LEARNING Sau khi áp ụng một số kinh nghiệm (nêu trên) nhằm nâng cáo hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning, Đồng chí hãy đánh dấu x vào cột tương ứng vơi những nội dung sau: Tên cá nhân tham gia thử Kết quả đánh giá STT nghiệm đánh giá Tốt Chưa tốt 1 Trần Thị Hoa 2 Vũ Thị Phương 3 Trương Thị Hương 4 Nguyễn Thị Kim Oanh 5 Nguyễn Thị Lệ Duyên 6 Nguyễn Thị Tuyến 7 Trần Thị Bích Ngọc 8 Lương Thị Lai 9 Nguyễn Thị Bích Hải 10 La Thị Bích 11 Cao Tố Loan 12 Ngô Thị Khuyến 13 Nguyễn Thị Bích Nguyên 14 Vũ Thị Kim Lợi 15 Khoàng Thị Hoa 16 Trần Thị Hoài Thanh 17 Nguyễn Thị Hằng 16
  15. Mục Lục 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng E- Learning” 1 3. Tác giả sáng kiến: 1 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2 7.1: Giới thiệu chung về E- Learning và Adobe Presenter 2 7.2: Các bước cơ bản để sử dụng thiết kế một bài giảng E- Learning 3 7.3: Một số kinh nghiệm trong quá trình biên tập bài giảng E- Learning3 7.4: Về Khả năng áp dụng của sáng kiến: 101 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 12 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 12 10. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 12 10.1 Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: 12 10.2: Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân: 13 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 13 Phụ lục 1 15 Phụ lục 2 16 17