Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên tận dụng các mảng tường thiết kế các góc chơi dạng mở

pdf 16 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4623
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên tận dụng các mảng tường thiết kế các góc chơi dạng mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_giao_vien.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên tận dụng các mảng tường thiết kế các góc chơi dạng mở

  1. lượng. Bên cạnh đó thì trẻ còn học về hình dạng, kích thước với lứa tuổi mầm tôi hướng dẫn giáo viên tạo ra những hình như: tròn, tam giác, chữ nhật bằng nỉ. Phía dưới bố trí một chiếc hộp đựng các hình khác nhau, những cái hình này giáo viên có thể cho cháu sưu tầm, tô màu, cắt dán Khi chơi cháu sẽ chọn hình và đính theo yêu cầu như màu sắc, kích thước, số lượng Hình 9 Trò chơi về to – nhỏ, màu sắc Với trẻ nhà trẻ thì tôi cũng hướng dẫn giáo viên thiết kế dưới dạng mở như là làm những cái cây to, đính gai lên tán cây. Khi chơi cháu sẽ hái quả theo yêu cầu như: hái quả to-qủa nhỏ, hái qủa theo màu, so sánh cây nào có nhiều quả hơn và ít quả hơn Hình 10 Trò chơi về kích thước: Giáo viên sẽ dùng giấy kiếng cắt ra hình vuông, chữ nhật sau đó dán lên tường thành những cái khung đứng. Sau đó dùng mutsop hoặc giấy màu bọc những cái ly giấy lại tạo thành hủ đựng dụng cụ. Khi chơi cháu sẽ chọn và đính theo yêu cầu về kích thước như: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất. Hình 11 Bé vui học tập: Giáo viên sẽ dán và trang trí nhiều khung nỉ hình chữ nhật khác nhau, cạnh đó để nhiều hủ đựng đồ dùng, phía dưới là một chiếc hộp lớn để tả các các hình ảnh trẻ tự làm, sưu tầm được trong các hoạt động khác. Với cách thiết kế này thì trẻ sẽ chơi tạo nhóm số lượng theo yêu cầu, sắp xếp theo quy luật, hơn kém Ở góc này ngoài phần trang trí cho góc, có một phần mở trống để trẻ tham gia hoạt động. Khi trẻ tham gia hoạt động ở góc này trẻ sẽ tự tạo ra sản phẩm của trẻ để chơi. Tùy theo từng chủ điểm mà tôi gợi ý giáo viên cho trẻ sưu tầm những hình ảnh phù hợp cắt ra, hoặc vẽ và tô màu cắt những chữ số trên lịch để vào một chiếc hộp ở dưới góc. Hình 12 Góc mở sẽ gồm có sản phẩm của cô và sản phẩm của trẻ, chủ yếu sẽ là sản phẩm của trẻ. Các vật liệu dùng để hoạt động góc đều là sản phẩm thân thiện với trẻ. Từ đó trên sự hướng dẫn của cô trẻ sẽ tạo ra sản phẩm. Với nhiều cách thiết kế khác nhau lớp chồi thì giáo viên tạo ra những khung hình chữ nhật với kích thước khác nhau, đính nỉ lên các hình. cháu cũng chơi tạo nhóm và sắp xếp theo quy luật, sắp xếp các chữ số từ bé đến lớn. Những chữ số để chơi cô cho trẻ cắt từ lịch cũ, tùy theo chủ đề cho trẻ vẽ tô màu các hình ảnh để chơi. Hình 13 Với lứa tuổi mầm thì đơn giản hơn, giáo viên lại tạo ra một cái khung hình
  2. chữ nhật lớn, bên trong là nhiều khung ngang khác nhau, phân chi ra làm hai. Một bên là để gắn thẻ chữ số một bên là hình ảnh. Phía dưới sẽ treo một chiếc túi đựng đồ dùng, khi chơi cháu mới lấy ra sử dụng. Cách chơi tạo nhóm cũng chơi tương tự các lớp khác. Hình 14 Ngoài việc giáo viên là người tận dụng các mảng tường thiết kế các góc chơi dạng mở nhưng những đồ dùng chơi trên đó là do trẻ sưu tầm, cắt dán, vẽ, gấp hằng ngày trong các hoạt động. Như vậy việc xây dựng góc mở sẽ giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, kích thích tư duy, sáng tạo từ đó sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ. 1. 1. 4. Góc thư viện – văn học: Đối với trẻ mầm non việc tiếp xúc với sách giúp cho trẻ nhận biết với thế giới xung quanh, hiểu được một số quan hệ nhân quả trong môi trường gần gũi, hình thành một số kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc học tập “Xây dựng thư viện cho bé” tại các trường mầm non nhằm giáo dục thói quen đọc sách, biết giữ gìn sách, qua đó tăng cường kiến thức cho trẻ, đồng thời hướng phụ huynh học sinh quan tâm đến việc tìm tài liệu, sách báo cho trẻ đọc. Ở thư viện trẻ được xem sách thông qua hình ảnh, chuyện kể của giáo viên, được tập kỹ năng tự kể chuyện theo nội dung, kể chuyện theo trí tưởng tượng; biết tìm đúng sách mình cần thông qua các ký hiệu riêng, biết lấy và cất sách đúng nơi qui định ngoài các cháu còn được học cách đọc sách trong thư viện. Để xác định làm loại sách như thế nào? Giáo viên cần phân loại các nội dung theo các các chủ đề như: bản thân, gia đình, động vật, thực vật, phương tiện giao thông, nghề nghiệp, thiên nhiên Trong các chủ đề có nhiều nội dung khác nhau: Truyện, thơ, âm nhạc, dinh dưỡng sức khỏe Với góc này tôi hướng dẫn giáo viên tận dụng những mảng tường gần cửa sổ rất thoáng mát lại đầy đủ ánh sáng tự nhiên rất cần thiết cho việc đọc sách của trẻ nhưng chúng ta cần lưu ý là phải tránh xa các góc vận động để trẻ có thể yên tĩnh tập trung xem sách truyện. Giáo viên sẽ tạo ra những cái khung, hộp và cho trẻ dùng móc nhỏ dán lên tường, sau đó để chiếc kẹp giấy móc lên trên để trẻ có thể kẹp hoặc bỏ vào kệ những quyển truyện ở nhà mang đến lớp hoặc những quyển truyện mình tự tạo ra. Cho trẻ tạo ra những quyển truyện bằng cách cho trẻ cắt dán những nhân vật trên sách, báo đán vào giấy A4 sau đó vẽ thêm những cho tiết phụ như hoa, cỏ, mây, mặt trời sau đó dán thành cuốn. Để quyển truyện có tên và có chữ đầy đủ, cho trẻ sao chép từ hoặc cắt và ghép trên báo để tạo thành câu có nghĩa dưới sự hướng dẫn của cô. Hình 15,16
  3. Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn giáo viên tận dụng những mảng tường phái dưới của sổ treo tấm bìa lịch cứng được phân ra nhiều ô để trẻ có thể chọn lựa các hình từ sản phẩm của cô và trẻ ở các hoạt động khác kể lại một câu chuyện nào đó hoặc kể chuyện sáng tạo. Trẻ có thể tự sắp xếp các hình ảnh và kể hoặc cô có thể đính sẵn hình ảnh đại hiện cho câu chuyện, nhân vật trong truyện Trẻ có thể tự tự sắp xếp thứ tự các bức tranh theo ý tưởng riêng sau đó kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ. Góc này giúp trẻ tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ chủ động và ngôn ngữ mạch lạc đồng thời phát huy trí tưởng tượng của trẻ. 3.3.5. Góc kissmat: Ở góc kissmat: phía trên mảng tường tùy theo từng chủ điểm tôi hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch chọn trò chơi phù hợp và sử dụng hình ảnh của trò chơi đó để trang trí trên mảng tường để trẻ biết được hôm nay mình sẽ chơi trò chơi gì? Còn phía dưới thiết kế một số trò chơi mở rộng. Ví dụ: Lấy ý tưởng trò chơi Kissmart “Tạo ra một bộ phim” trong ngôi nhà của Sammy. Làm 4 cái khung, trang trí dưới dạng một đoạn phim. Cạnh đó để một túi hồ sơ để những hình ảnh. Tùy theo từng chủ điểm mà gợi ý cho trẻ vẽ tranh sau đó để vào bìa sơ mi, đến cuối ngày trong hoạt động chiều trẻ có thể lấy những bức tranh này ra gắn lên từng đoạn phim dùng ngôn ngữ của mình và kể thành những câu chuyện cho cô và các bạn cùng nghe. Ở chủ điểm “Tết và mùa xuân” trong giờ tạo hình ngoài tiết học giáo viên có thể cho trẻ vẽ tranh hoa mùa xuân, chợ tết, mâm ngũ quả những hoạt động trong ngày tết. Buổi chiều cho trẻ sử dụng những bức tranh này kể chuyện “Bé đi chơi tết”. Khi chơi ở góc này, trẻ không chỉ được thoải mái kể chuyện theo trí tưởng tượng của mình, được phát triển ngôn ngữ mạch lạc, làm giàu vốn từ mà trẻ còn biết quan sát sự khác nhau trong một nhóm các bức tranh liên kết, phát triển tư duy logic để sắp xếp các bức tranh có ý nghĩa, khám phá được một nhóm các bức tranh không chỉ có ý nghĩa trong một cách sắp xếp mà trẻ còn biết kiểm tra thứ tự xuôi hoặc ngược. Qua trò chơi ngôi nhà của “Sam my” tôi gợi ý giáo viên đã thiết kế một trò chơi mở rộng đính trên tường như sau: Ở chủ điểm “Thế giới động vật” làm hai chiếc túi, phía dưới là một cái hộp đựng một số hình ảnh. Trong giờ hoạt động vui chơi trẻ sẽ cùng bạn phân loại nhóm các con vật theo yêu cầu. 3.3.6. Góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Mảng tường trong phòng ngủ của trẻ khá rộng rãi lại không bị che khuất bởi các kệ đồ chơi, rất thuận tiện cho việc thiết kế một góc trưng bày sản phẩm. Nhưng điều cần lưu ý là giáo viên cần chọn phía mãng tường đối diện với cửa ra vào phòng ngủ vì như vậy thì phụ huynh mới có thể dễ dàng nhìn thấy được sản phẩm của con mình. Và đó cũng chính là một trong những hình thức tuyên truyền cho
  4. phụ huynh biết về một số hoạt động giáo dục trong lớp. Mặt khác phía trước lớp cũng nên thiết kế một bảng trưng bày những sản phẩm đẹp, nổi trội, độc đáo nhất của trẻ cho phụ huynh xem. Có thể nói hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè. Vì thế trong lớp không thể thiếu góc trưng bày những sản phẩm tạo hình được, nhưng điều quan trọng là cách thiết kế dạng mở để trẻ có thể tự mình trưng bày nhiều kiểu sản phẩm khác nhau. Giáo viên sẽ tạo ra cho mỗi trẻ một cái khung, mỗi trẻ sẽ tự mang móc dán tường của mình đến và dán lên khung. Kí hiệu sẽ dán kế bên móc, mỗi cái móc sẽ đính cái kẹp bướm trên đó để kẹp các sản phẩm. Với cách làm đó thì giờ học vẽ khi trưng bày sản phẩm thì trẻ có thể tự kẹp những quyển tập của mình lên. Hình 17 Ngoài ra thì giáo viên cũng có thể vận động phụ huynh mang cho mỗi trẻ một bìa sơ mi nút, sau đó cố dán kí hiệu lên và gắn cố định lên tường tạo thành những cái khung, khi trưng bày trẻ sẽ để bài của mình vào đó Hình 18 Cứ như vậy qua từng chủ đề sẽ có những sản phẩm khác nhau, cũng với cách làm này khi phụ huynh có tham quan cũng bài làm thực tế của con mình thông qua giờ hoạt động . Phụ huynh sẽ cảm thấy thích thú khi được nhìn ngắm những sản phẩm con mình làm ra. Các sản phẩm của bé được trưng bày đó là một sự khích lệ với trẻ động viên để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. 3.3.7. Góc vận động: Việc vận động sẽ giúp trẻ củng cố sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần, tâm lý tốt, trẻ sẽ hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, trẻ sẵn sàng chơi, sẵn sàng vận động và sẵn sàng tham gia vào mọi việc, nhờ vậy mà trẻ trở nên khỏe mạnh, thông minh và sáng tạo. Ngoài ra còn giúp trẻ thừa cân - béo phì trong lớp được săn chắc các cơ, vận động để tiêu hao lượng mở thừa, giúp trẻ nhanh nhạy hơn trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Trước lớp học rất trống trải lại không có các kệ, không có đồ dùng đồ chơi, không gian lại thoáng mát nên rất thuận tiện để thiết kế một số trò chơi vận động trên các mảng tường cho trẻ. Giáo viên sẽ làm góc vận động với một số trò chơi như sau: Trò chơi 1: “Chiếc nón kỳ diệu” giáo viên sẽ làm một vòng quay và đính lên tường. Trẻ sẽ chơi quay ô số đặt cược hình con vật hay hoa tùy theo chủ điểm.
  5. Nếu trẻ nào thắng được thiều thẻ thì sẽ thắng cuộc. Trò chơi 2: “Ném banh vào rổ” sử dụng 10 chiếc sọt nhỏ rồi dùng súng bắn keo và đính vào tường thành hai hàng ngang, sau đó làm một vạch mức. Trẻ sẽ ném bóng vào sọt, ai ném được nhiều bóng vào sọt sẽ thắng cuộc. Trò chơi 3: “Bóng rổ” để không lãng phí những khoảng trống các hành lang trước lớp thì tôi đã hướng dẫn giáo viên gắn một cái lưới nhỏ hình tròn vào góc để làm lưới bóng rổ, trẻ có thể chơi bóng rổ một cách dễ dàng. Bóng rổ giúp trẻ phát triển tinh thần đồng đội, sự hợp tác trong cùng một nhóm và tinh thần thể thao. Ngoài ra, môn thể thao này còn có thể giúp bé phát triển chiều cao, tăng khả năng phối hợp giữa mắt và tay chân. 3.3.8. Góc phân vai: Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo, chơi chính là cuộc sống của trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú, nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn các hình thức khác. Trong tất cả các loại trò chơi của trẻ ở trường mầm non thì trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vị trí trung tâm trong hoạt động chơi của trẻ vì trò chơi này mô phỏng lại một mảng nào đó sinh hoạt của người lớn. Chính vì thế tôi đã hướng dẫn giáo viên tái hiện tại môi trường sống của trẻ ngay tại lớp học của mình. Ngoài những đồ dùng ở góc chơi như đồ nấu ăn, chén, bát, bếp thì tôi hướng dẫn giáo viên thiết kế một cái siêu thị mini tại lớp, cửa hàng thực phẩm, hôm nay bé ăn gì? Cửa hàng của bé: Giáo viên có thể tận dụng những chiếc hộp bánh, hoặc bìa cattong dán cố định lên tường tạo thành những cái hộp, khung ngang. Trên đó có thể dán chữ hoặc kí hiệu của đồ dùng cần bán, giá tiền bên trong thì đựng đồ như: mũ, nón, giầy dép, thực phẩm, bánh các loại. Những đồ dùng đó trong giờ hoạt động vui chơi hằng ngày cô sẽ hướng dẫn cho những bé chơi ở góc nghệ thuật thực hiện như: là trang trí nón, quần áo, làm dép đồ dùng trong cửa hàng được cô hướng dẫn cháu làm và thay đổi thường xuyên theo các chủ đề. Hình 19 Siêu thị của bé: Mỗi lớp sẽ có một cách thiết kế riêng cho siêu thị của bé, thường thì giáo viên dùng một miếng lưới gắn cố định lên tường hoặc những cái móc dán, sau đó gắn lên đó những chiếc kẹp bướm, móc, rổ chia ra từng hàng khác nhau. Trong giờ vui chơi cô cho trẻ tạo nên các sản phẩm và đặt lên đó để bán như: bánh, kẹo, rau, củ các loại. Hình 20,21,22 Cửa hàng thực phẩm: Giáo viên sẽ dán những cái khung khác nhau, trong mỗi khung sẽ có một hàng móc. Cháu sẽ phân loại từng thực phẩm, đóng gói vào bịch và treo theo khung quy
  6. định để bán. Hình 23 Mỗi lớp thì tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có khác nhau nên có những cách thiết kế riêng. Có những lớp sử dụng tấm maica cắt ra thành từng miếng dài khoảng 50cm, rộng 10cm. Sau đó dùng keo đính cố định lên tường làm thành những cái kệ với nhiều tầng khác nhau, ở mỗi tầng sẽ bố trí những thực phẩm. Trong giờ vui chơi cháu sẽ tạo ra các thực phẩm như: bánh xèo, bánh bèo, gỏi cuốn, rau cho vào từng hộp, dán giá tiền và để lên kệ để bán. Ngoài ra thì Hình 24 Hôm nay bé ăn gì? Góc này giáo viên sẽ đính những hình tròn, cái dĩa, hoặc những khung hình ngang bằng giấy kiếng tùy theo lớp. Trong các hình đó sẽ đính những miếng nĩ, cháu sẽ chọn thực phẩm, món ăn gì hôm nay sẽ ăn đính lên và nấu món ăn đó. Hình 25 Bé làm bác sĩ Cô dùng những chiếc hộp, hoặc bìa cattong dán cố định lên tường tạo thành những cái hộp dài, sau đó cô cho cháu sưu tầm một số hộp thuốc đã sử dụng rồi và để lên. Ngoài ra có thể cho cháu chơi đóng gói thuốc vào bịch, cháu sẽ dán chữ cái, giá tiền, số, kí hiệu cho loại thuốc đó. Hình 26 3.4.Ứng dụng công nghệ thông tin Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú. Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa với đủ màu sắc. Đây cũng là một cách để tôi mở rộng sự sáng tạo cho giáo viên và giúp giáo viên tích lũy một số hình ảnh ngộ nghĩnh để trang trí lên các mãng tường. Với tôi Internet đã là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. Riêng với tôi ngoài việc cho giáo viên xem các mẫu sưu tầm thì tôi còn hướng dẫn giáo viên khai thác nguồn tài nguyên vô tận trên Internet như: Google hay Yahoo, hoặc các truy cập các nguồn tài nguyên phục vụ cho Giáo dục và Đào tạo như: Thư viện tư liệu giáo dục tại và để tham khảo một số hình ảnh trang trí các mãng tường của một số trường. Rồi từ đó có thể tích lũy được nguồn kiến thức và chắt chọn lọc một số cách thực hiện hay sáng tạo hơn. Giáo viên sẽ căn cứ theo tình hình lớp học
  7. của mình để chọn những mảng tường phù hợp và thiết kế những góc hoạt động hấp dẫn trẻ. 3. Kết quả đạt được Từ những biện pháp đã thực hiện trên việc hướng dẫn giáo viên tận dụng các mãng tường thiết kế các góc chơi dạng mở đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể: - 100% nhóm lớp đều tận dụng các mảng tường thiết kế các góc chơi dạng mở. - Tạo được một môi trường thẩm mỹ cho lớp học, không những thu hút hấp dẫn được trẻ mà còn giúp trẻ có cơ hội được chủ động tham gia vui chơi tích cực. - Trẻ không còn tháo gỡ các hình ảnh nữa, thay vào sự thích thú tạo ra các sản phẩm để chơi, trẻ chú ý hơn vào các trò chơi và ham thích được chơi. Qua đó dễ nhận thấy được sự mạnh dạn tự tin hơn, kiến thức được cũng cố khắc sâu hơn, trẻ được thao tác, trải nghiệm làm ra sản phẩm qua sản phẩm của trẻ phụ huynh thấy rõ sự tiến bộ của của con mình. Từ đó tạo được niềm tin đối với phụ huynh nâng cao uy tín cho nhà trường. - Qua các đợt kiểm tra năng lực được đánh giá lớp biết tận dụng các mảng tường để bố trí các góc dưới dạng mở một cách khoa học hợp lý. Thể hiện rõ được chủ đề qua các sản phẩm của trẻ làm ra. - Qua quá trình thực hiện chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ được nâng cao rõ rệt qua các tiết dự giờ kiểm tra đánh giá của nhà trường. - Qua hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố môi trường nhóm lớp được đánh giá cao và đạt điểm tốt. - Qua hoạt động trẻ tạo ra nhiều sản phẩm, biết quý trọng sản phẩm làm ra và biết thể hiện lại cùng cô kiến thức đã học qua đó góp phần góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. - Công tác phối hợp phụ huynh trong việc ủng hộ phế phẩm phế liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và thực hiện công tác bố trí sắp xếp nhóm lớp tạo điều kiện để trẻ hoạt động tốt. - Bản thân đút kết được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý của mình. 4. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình hướng dẫn giáo viên tận dụng các mảng tường thiết kế các góc chơi dạng mở tôi rút được những bài học kinh nghiệm như sau: - Căn cứ vào điều kiện môi trường nhóm lớp để có kế hoạch cụ thể thiết kế các góc chơi phù hợp. Phân chia các góc trong lớp một cách hợp lý, tùy theo không gian phòng học, để chọn lựa mãng tường trống. Nhưng phải đảm bảo thuận tiện, trẻ có thể dễ chơi, dễ cất và chơi được mọi lúc mọi nơi, diện tích phải đủ cho trẻ ngồi. - Khi thiết kế trang trí các mảng tường cần chú ý yêu cầu về thẩm mỹ, không gian hợp lý đủ cho trẻ hoạt động, tránh làm choáng ngợp, mất không gian
  8. lớp. Cách chơi và hình thức bố trí phải thường xuyên thay đổi và nâng cao dần yêu cầu chơi lên qua các chủ đề. - Có kế hoạch cụ thể cho việc tích lũy những nguyên vật liệu để làm. Sử dụng phế phẩm phế liệu bố trí dưới dạng mở tạo điều kiện để trẻ được hoạt động một cách tích cực, thu hút được sự chú ý của trẻ để trẻ chủ động tham gia vào hoạt động. - Thường xuyên nghiên cứu tìm tòi học hỏi ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tận dụng các mảng tường để hướng dẫn giáo viên thiết kế và thay đổi làm mới các mảng tường theo từng chủ đề hấp dẫn được trẻ. - Sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý để có thời gian nghiên cứu, học hỏi trau dồi kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra cần phải tâm huyết với nghề, luôn phấn đấu nỗ lực vượt khó khăn để đạt mục tiêu đề ra. 5. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả Từ những giải pháp và kết quả đã đạt được tính đến thời điểm hiện nay, tôi nhận thấy rằng cần phải tiếp tục phát huy đến hết năm học và lâu dài hơn nữa. Dựa trên thực tế đã ứng dụng tại đơn vị và đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi nên bản thân tôi viết lại bản sáng kiến kinh nghiệm này hy vọng rằng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trên cho các đơn vị bạn. Để cùng nhau đưa nền Giáo dục mầm non tại tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển hơn. Trên đây là tất cả những kinh nghiệm quý báu của việc tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên tận dụng các mãng tường thiết kế các góc chơi dạng mở” mà bản thân tôi đã dùng hết tài năng tâm trí, tìm tòi suy nghĩ, nghiên cứu, đút kết trong quá trình công tác. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và trình bày sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân không thấy được. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của cấp trên, là cơ sở để hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn. III/ KẾT LUẬN Đổi mới công tác giáo dục là nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung đối với giáo viên mầm non nói riêng cần có sự chuyển biến tích cực sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp giáo dục trẻ, tạo môi trường thân thiện an toàn cho trẻ. Việc hướng dẫn giáo viên tận dụng các mãng tường tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực là nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ quản lý. Giáo viên là nguồn lực chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy công tác hướng dẫn một số hoạt động chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao năng lực sư phạm là rất cần thiết. Cần được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
  9. Làm tốt công tác trên chắc chắn đội ngũ giáo viên sẽ có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Đây cũng là sự đóng góp một phần công sức trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh./. Thủ Dầu Một, ngày 16 tháng 01 năm 2019 Người viết Võ Thị Thúy Hằng