Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm

docx 24 trang Hoàng Trang 13/05/2023 3144
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm

  1. 4 được tính tích cực, khả năng của trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý tưởng, tạo niềm tin yêu trường, yêu lớp,mong muốn được tới lớp mỗi ngày. Từ đó, tôi lấy cảm hứng từ trẻ, tham khảo một số trường mầm non và tìm ra những giải pháp phù hợp cho trường mầm non có không gian diện tích giống trường của tôi. Với những kinh nghiệm từ việc học tập bồi dưỡng và bản thân luôn mong muốn được sáng tạo, xây dựng đổi mới đem lại những gì tốt đẹp nhất cho trẻ nhỏ. Tôi bắt đầu có những suy nghĩ và tìm tòi tham khảo một số môi trường lớp học trên mạng, tham khảo sáng kiến về cách xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm của các trường mầm non để từ đó thiết kế xây dựng môi trường lớp học của mình thật sáng tạo sinh động và khoa học. Và bắt đầu là những ý tưởng với các góc chơi, ý tưởng về việc làm đồ dùng trong các góc, thay đổi 1 số hình thức sao cho các góc chơi đều mang tính chất mở để trẻ có thể hoạt động một cách sáng tạo nhất, phát huy khả năng hứng thú của trẻ khi tham gia. Và những việc làm cần thiết mà tôi nghĩ đó là những giải pháp có thể đem lại nhiều hiệu quả trong việc xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm. Đó là những lý do mà tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường trong lớp học lấy trẻ làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN đổi mới hiện nay. II. Mô tả giải pháp kĩ thuật II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Trên thực tế đã có sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu và viết về vấn đề xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, tuy nhiên những sáng kiến trên mạng đăng tải chưa mang nhiều hiệu quả và các giải pháp chưa được cụ thể, chi tiết, chưa có nhiều hình ảnh việc làm để giáo viên lựa chọn và áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình và trẻ tại trường mầm non. Lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 luôn là lớp điểm của trường mầm non Trực Cát vì thế luôn được quan tâm cấp phát trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, bản thân tôi là
  2. 5 tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo vì thế tôi luôn học tập trau dồi chuyên môn, tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động dạy học và vui chơi cho trẻ, nghiên cứu học hỏi sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn các thành viên trong tổ,thực hiện nghiêm túc có hiệu quả nhất. Tôi cũng luôn nhận được sự quan tâm từ phía phụ huynh từ những năm mới bước vào nghề cho tới giờ, khi những việc làm cần sự ủng hộ góp sức của phụ huynh tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần để từ đó tôi luôn mong muốn phát huy khả năng của mình đem lại những điều thú vị nhất cho trẻ tạo dựng được niềm tin của các bậc phụ huynh. Là 1 trường mầm non của thị trấn, lớp mẫu giáo 5 tuổi với diện tích phòng học là 60m, các loại đồ dùng trang thiết bị theo thông tư 02 thì việc trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp 1 cách hợp lý, khoa học, đáp ứng được các tiêu chí là việc làm cần phải suy nghĩ cùng sự sáng tạo và việc làm cụ thể để môi trường giáo dục mang lại những hiệu quả cao nhất trong các hoạt động. Suy nghĩ về môi trường lớp học cũ, nhìn lại về cách bố trí các góc chơi, cách trang trí lớp học, tôi đưa ra những mặt còn hạn chế của lớp để từ đó có sự thay đổi sao chophù hợp. Hình ảnh : Mô hình lớp học cũ
  3. 6 Hàng năm việc xây dựng môi trường lớp học cho trẻ mầm non vẫn luôn được thực hiện, tuy nhiên việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện, có đủ các góc chơi và việc xây dựng đó chưa thực sự phát huy được hết khả năng của trẻ khi tham gia, các góc chưa thực sự mang tính chất mở. Trong cuộc sống việc nói và làm cần phải gắn liền và đi đôi với nhau.Khi đưa ra lời nói cần có những suy nghĩ về việc làm cụ thể. Từ môi trường lớp học có sẵn, sự chỉ đạo của các cấp các ngành và nhà trường, tôi xây dựng đổi mới sáng tạo lớp học của mình, tháo rỡ toàn bộ lớp học cũ để thay vào đó là một lớp học đáp ứng các tiêu chí của bộ chuẩn, mang tính sáng tạo, đổi mới khoa học, Bước đầu tôi đã mạnh dạn tháo rỡ tất cả tranh ảnh cách trang trí cũ để quét vôi lại cho lớp học cũng như thay cho nó một chiếc áo mới. Và với niềm hy vọng sẽ thật sự đổi mới đem lại những gì tốt đẹp nhất. II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 1. Biện pháp 1: Học tập nâng cao nhận thức của bản thân Để xây dựng 1 lớp học đúng ý nghĩa lấy trẻ là trung tâm thì chúng ta cần phải hiểu khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non thông qua Mô đun MN1-D. Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ vì thế giáo viên cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. Việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Khi thiết kế các góc hoạt động này chúng ta cần chú ý: o Sắp xếp: những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động);
  4. 7 o Giới hạn không gian: chiếu, giá, đồ dùng; o Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời; o Kiểu lưu chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở. Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật; o Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc; o Các góc phải được bày biện hấp dẫn; o Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ. Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng cố định vì nó có thể sẽ làm giảm không gian của các góc hoạt động thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này. Qua những bài học lý thuyết, tôi rút ra những bài học cho bản thân về ý nghĩa, các nguyên tắc, tiêu chí khi xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâm và từ đó đi vào thực tiễn với lớp học của mình, linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo môi trường để trẻ được tích cực hoạt động, trang trí, bố trí góc chơi một cách hợp lý, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tận dụng tối đa sản phẩm của trẻ vào trang trí lớp với hình thức cô và trẻ cùng làm hoặc hướng dẫn trẻ tự làm.
  5. 8 Do cách xây dựng của những năm trước làm gạch ốp chân tường lên cao 1m khiến cho diện tích lớp học bị thu hẹp nhìn không thoáng lớp, tôi xin ý kiến nhà trường và phụ huynh ủng hộ mua giấy dán chân tường giúp mở rộng không gian lớp học. 2. Biện pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non. Ngay từ tuổi ấu nhi hoạt động với đồ vật đã trở thành hoạt động chủ đạo, có tác dụng thúc đẩy mạnh sự phát triển tâm lý, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ của trẻ phát triển các vận động, phát triển các thao tác tay cho trẻ. Thế giới đồ vật luôn có sự cuốn hút, kích thích trí tò mò của trẻ. Thông qua đồ dùng, đồ chơi trẻ dần dần tìm ra tính chất, vật liệu, màu sắc, hình dạng, của chúng và đồng thời trẻ đã tiếp nhận những quy tắc của hành vi xã hội gắn liền với đồ vật dần dần từng bước trẻ nắm được cách sử dụng của chúng. Được sống trong thế giới đồ vật, được hoạt động với đồ dùng đồ chơi đó là con đường tốt nhất để trẻ lớn khôn. Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ là nhu cầu không thể thiếu. Và một lớp học lấy trẻ làm trung tâm sẽ có sự khác biệt đơn giản nhất là từ việc làm đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi cần đẹp sáng tạo sẽ là phương tiện giúp trẻ tham gia vào hoạt động 1 cách tích cực nhất. Bản thân tôi khi còn nhỏ vì điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, tuy nhiên tôi vẫn nhớ những bộ đồ chơi mà tôi đã tự làm từ những nguyên vật liệu hết sức sơ sài như vải vụn, giấy, bìa cattong, lá cọ, lá chuối, những nguyên vật liệu tưởng chừng như là phế thải nhưng nó lại trở thành những bộ đồ chơi thỏa mãn được nhu cầu vui chơi. Đến bây giờ khi trở thành 1 người mẹ và là một cô giáo mầm non tôi luôn mong muốn được đem lại những điều thú vị nhất cho con cho trẻ thông qua đồ dùng đồ chơi. Tôi hiểu rằng “Hạnh phúc của trẻ là được chơi nên tôi muốn được đem lại niềm hạnh phúc cho trẻ qua con đường gần nhất đó là hoạt động với đồ chơi.” Năm học 2015 -2016 tôi đã nghiên cứu và sáng tạo bộ đồ dùng đồ chơi nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ, và sáng kiến đó tôi cũng đã nhận lại cho
  6. 9 mình những thành quả nhất định về sự phát triển của trẻ, niềm tin từ phụ huynh, đồng nghiệp và gia đình. Sau đây tôi xin đưa ra 1 số hình ảnh đồ dùng đồ chơi các góc mà tôi và đồng nghiệp cùng thực hiện : o Bộ đồ chơi góc bán hàng o Góc nấu ăn : Những món ăn đa dạng hấp dẫn
  7. 10 o Góc học tập: Là những hệ thống dạng bài tập kết hợp vận động tinh
  8. 11 o Góc bé khéo tay: o Góc sách truyện:
  9. 12 o Góc âm nhạc:
  10. 13 o Góc xây dựng: 3. Biện pháp 3: Xây dựng góc chơi và tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm Học mà chơi – chơi mà hoc . Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Đó là việc xây dựng góc chơi hợp lý và tổ chức sao cho đem lại hiệu quả nhất định mà các giáo viên cần hướng tới và tổ chức thực hiện. Thông qua vui chơi, được trải nghiệm trẻ lĩnh hội được các kiến thức và phát huy được khả năng của trẻ . Góc âm nhạc : Việc trẻ sử dụng những nhạc cụ được làm ra từ những nguyên vật liệu tự tạo phát ra các âm thanh sinh động khác nhau đã rèn cho trẻ khả năng nghe phân biệt âm thanh, đồng thời rèn các kỹ năng vận động gõ đệm theo các âm hình tiết tấu vui nhộn khác nhau khiến trẻ vô cùng hứng thú mang lại hiệu quả giờ học rất cao. Vì thế tôi luôn quan tâm đến khả năng hứng thú của
  11. 14 trẻ khi trẻ sử dụng dụng cụ tham gia vào hoạt động âm nhạc, và làm những bộ đồ chơi âm nhạc. Với từng chủ đề tôi kết hợp cho trẻ được thể hiện nội dung bài hát thành những bức tranh trẻ có thể sáng tạo và giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn khi tham gia biểu diễn trẻ có thể gài vào bên trong và có thể thay đổi bằng hình thức chơi trò chơi âm nhạc.Qua đó trẻ sẽ ghi nhớ một cách dễ dàng hơn, hứng thú hơn. Với những dụng cụ âm nhạc như xắc xô, micro, mũ, đàn . là sự kết hợp giữa cố và trẻ cùng làm trẻ sẽ hứng thú hơn trước sản phẩm của chính mình tạo ra từ đó trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn. Góc sách truyện: Đối với trẻ sự sáng tạo của trẻ rất hồn nhiên nhưng vô cùng phong phú, trẻ có thể kể chuyện 1 cách sáng tạo theo sự hiểu biết của trẻ, cũng có thể kể theo trí nhớ về 1 câu chuyện nào đó, vì thế tôi thiết kế góc sách chuyện cho trẻ với hình thức mở trẻ có thể kể chuyện sáng tạo, được lựa chọn hình ảnh nội dung truyện và kể lại, cũng có khi trẻ lựa chọn 1 số đồ chơi, rối tay, để kể chuyện thể hiện được sự hồn nhiên sáng tạo của chính trẻ, tôi trang
  12. 15 trí góc chơi để trẻ có thể sử dụng làm sân khấu, sa bàn kể chuyện và tất nhiên là có thể thay đổi cách trang trí làm mới góc, luôn tạo sự thay đổi mới mẻ cho góc chơi. Tôi nhận thấy sự hứng thú của trẻ khi tham gia góc chơi và qua hoạt động học làm quen với tác phẩm văn học, trẻ nhớ tên, nội dung truyện và tích cực tham gia hoạt động đóng kịch, kể lại truyện, và kể chuyện 1 cách sáng tạo hơn. Góc bé khéo tay: Ở góc bé khéo tay trẻ sẽ được thể hiện khả năng sự khéo léo của bản thân. Một góc chơi đẹp, đồ dùng bắt mắt, phong phú sẽ thu hút trẻ tham gia vào góc chơi và sáng tạo hơn. Vì thế thay bằng những hộp giấy, hộp nhựa bình thường tôi thay bằng những chiếc hộp biết nói, tuy cũng chỉ từ giấy vải và bìa cattong tôi thiết kế thành những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ và giúp trẻ hứng thú hơn, cũng không quên 1 góc nhỏ để trẻ trưng bày những sản phẩm sáng tạo của trẻ, tôi thấy trẻ rất vui mừng khi khoe sản phẩm của mình với bạn với cô và cả bố mẹ nữa, đó quả là 1 niềm hạnh phúc đối với tôi.
  13. 16 Góc học tập : Trước đây khi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động thì hoạt động trong góc học tập ít nhận được sự thích thú của trẻ hơn các góc khác, vì thế từ những con số, từ những bộ lô tô khô khan tôi chuyển chúng sang dạng những bài tập vận động tinh, những bài tập giúp trẻ hứng thú và cũng mang một lượng kiến thức nhất định, từ đó trẻ sẽ tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng mà
  14. 17 hiệu quả. Qua thực hiện tôi thấy thu hút được nhiều trẻ tham gia vào góc chơi hơn, khi tổ chức hoạt động học trẻ hứng thú và tiếp thu nhanh hơn, trẻ ghi nhớ tốt hơn. Góc bác sĩ: Là một trong những vai chơi mà trẻ rất hứng thú, trẻ thể hiện rất tốt vai chơi, tôi xây dựng giá góc bác sĩ hấp dẫn vừa tầm với trẻ và chuẩn bị các bộ đồ dùng đồ chơi, những hộp thuốc nhỏ, vỉ thuốc, trẻ sẽ được thỏa mãn khi tham gia chơi.
  15. 18 Góc bán hàng : Mô phỏng lại 1 quầy mini mart, tôi chuẩn bị những hộp thực phẩm và sưu tầm những vỏ bánh, vỏ sữa, để trẻ có nhiều sự lựa chọn khi tham gia chơi bán hàng. Trẻ được sưu tầm và trang trí góc chơi cùng cô, làm đồ chơi cùng cô, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và hứng thú tham gia hoạt động.
  16. 19 Góc nấu ăn : Những bộ đồ chơi nấu ăn, các món ăn từ vải, giấy, xốp, bìa, những món ăn rất hấp dẫn và trẻ tha hồ được hòa mình trải nghiệm được nấu những món ăn, bày biện theo sự sánh tạo của trẻ, tôi cũng thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm làm những món ăn từ nguyên vật liệu thật như bánh mỳ, dưa chuột, sốt, xúc xích, đề trẻ làm các món salat, món ăn nhanh và có thể cùng thưởng thức. Góc xây dựng : Ngoài những đồ dùng học liệu sẵn có, tôi và đồng nghiệp cùng làm thêm 1 số bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu đơn giản, những hàng rào, vườn hoa, các con vật từ vải, .phù hợp với từng chủ đề, phong phú góc chơi, cách trang trí góc chơi cũng thu hút giúp trẻ biết lựa chọn vai khi tham gia xây dựng và có bảng thiết kế công trình theo chủ đề sáng tạo của trẻ, để cùng tuân thủ bản thiết kế và tham gia xây dựng.
  17. 20 Quê hương nơi tôi sinh sống nghề truyền thống đó là nghề may, tôi thấy trẻ rất thích được thiết kế những bộ trang phục cho búp bê, vì thế tôi đã sử dụng máy may và bàn cắt , thu gom những mảnh vải vụn để trẻ được thể hiện sự khéo léo của mình trong góc bé thực hành kỹ năng. Trong góc tôi cũng chuẩn bị nhiều đồ dùng khác Ngoài sân tôi trang trí góc tuyên truyền giành cho phụ huynh cô và trẻ cùng làm. Và góc thiên nhiên sẽ là nơi để trẻ thư giãn chăm sóc cây xanh được tự tay chăm sóc, tưới cây qua đó trẻ hiểu được những bài học đơn giản thú vị với môi trường. Những góc chơi này tôi sắp xếp đảm bảo các nguyên tắc, phù hợp thuận tiện cho cô và trẻ, cân đối diện tích, đảm bảo tính mục đích, tính thẩm mỹ và an toàn cho trẻ, khi tham gia chơi trẻ tự kê bàn, xoay góc chơi, tạo ranh giới giữa các góc chơi, vui chơi đoàn kết. Tạo môi trường gần gũi kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm, dưới sự quan sát hướng dẫn và giúp đỡ của cô. 4. Biện pháp 4: Tạo dựng niềm tin từ phụ huynh
  18. 21 Trước thực trạng giáo viên mầm non luôn là điểm nóng mà phụ huynh – xã hội quan tâm về hành vi của 1 số giáo viên mầm non. Thì việc liên kết hợp tác cùng phụ huynh là một việc làm luôn cần thiết để tạo dựng niềm tin giữa phụ huynh – giáo viên và nhà trường. Để tạo dựng được niềm tin từ phụ huynh thông qua hoạt động xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, tôi cũng đưa ra những lý do và thu hút phụ huynh cùng chung sức tham gia xây dựng lớp học đem lại những điều thú vị cho các con. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập và mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động, và đưa ra 1 số bài tập để phụ huynh đánh giá khi trẻ ở nhà để từ đó phát huy những mặt còn hạn chế ở trẻ, qua đó tôi đưa ra lý do để thay đổi môi trường trong lớp học và nhận được sự đồng tình và quan tâm từ các bậc phụ huynh. Tôi nhận thấy phụ huynh rất vui mừng ,phấn khởi yên tâm và hầu hết tỏ lời khen ngợi sự cố gắng vượt trội của tôi và nhà trường trong nhiều năm qua và phụ huynh cũng như tôi luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất tới với những đứa con của mình. Khi xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâm, tôi luôn tuyên truyền phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cần thiết để làm phong phú thêm
  19. 22 lớp học và trẻ có nhiều sự lựa chọn khi tham gia, có những việc cần phụ huynh giúp tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, điều đó càng giúp tôi thêm yêu nghề, mến trẻ, và sáng tạo hơn trong công việc. Nhà trường – gia đình và xã hội III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Qua thực tế nghiên cứu áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy rằng việc xây dựng và đổi mới môi trường trong lớp là một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên. Việc xây dựng chuẩn bị của cô, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động , được trải nghiệm tích cực hình thành và phát triển trí tuệ, xúc cảm, tư duy sáng tạo, tính thẩm mỹ, đồng thời được thỏa mãn nhu cầu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và dần dần phát triển toàn diện về nhân cách để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội tương lai .Sáng kiến đã đem lại một số hiệu quả như: III.1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền-nếu có): Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã được ban giam hiệu nhà trường, đồng nghiệp và các bậc phụ huynh đã nhiệt tình hưởng ứng . - Phụ huynh ủng hộ giấy dán tường, đóng giá đồ chơi, mua thảm, các nguyên vật liệu phế thải, III. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền): Qua vệc xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm là một sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, phụ huynh đặt niềm tin vào nhà trường và cô giáo.Kết hợp hướng dẫn trẻ tái sử dụng các nguyên vật liệu phế thải , bảo vệ môi trường. *Đối với trẻ : Tôi nhận thấy trẻ thích tham gia vào các hoạt động hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ chơi với đồ chơi thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè , thích tới trường lớp.
  20. 23 Trẻ hưởng ứng tốt, đón nhận và hoạt động một cách tích cực, đạt hiệu quả cao trong các hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin, hồn nhiên, cởi mở, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, đạt được mục tiêu đề ra. Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai mờ trong trẻ cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động. Đó là những điều kiện cần thiết để trẻ phát triển toàn diện. *Đối với giáo viên: Giáo viên chủ động, sáng tạo, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trong hoạt động. Giúp giáo viên có thể lồng ghép, đan cài các hoạt động nhằm cung cấp những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ. Giúp cô và trẻ giao tiếp cởi mở, cô có thể hoà mình vào thế giới của trẻ Giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. *Đối với phụ huynh: Phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ. Tin tưởng và phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Tích cực, nhiệt tình sưu tầm và ủng hộ các nguyên, vật liệu, tranh ảnh, sách báo để góp phần cho trẻ được hoạt động một cách tích cực. ➢ Để có được kết quả như trên thì chính mỗi giáo viên chúng ta cần phát huy hết khả năng và năng lực của bản thân không ngừng học hỏi và sáng tạo ,giành thời gian làm những bộ đồ dùng đồ chơi thật hữu ích và tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm thường xuyên cho trẻ được hoạt động trải nghiệm và khám phá.
  21. 24 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và đúc kết lại, . Không sao chép của ai. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp, ban giám hiệu nhà trường các chị em đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Khánh Hòa CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN