Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ văn THPT

docx 37 trang Hoàng Trang 13/05/2023 4391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_thuat_de_thay_doi_trang_thai.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ văn THPT

  1. - Bước 1: Giáo viên chia nội dung tìm hiểu cho cả lớp hoặc giao cho từng nhóm học sinh - Bước 2: Lựa chọn các hình thức thực hiện phù hợp trong thời lượng thời gian ngắn (Tầm khoảng 5 đến 7 phút cho một nội dung, vì nếu kéo dài thời gian sẽ khiến học sinh trở lại trạng thái học tập cũ) Các hình thức sau có thể lựa chọn và luân phiên trong các tiết học: + Chọn 1 đến 3 học sinh làm chuyên gia giải đáp, còn tất cả học sinh còn lại trong lớp chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến bài học. Yêu cầu tất cả các học sinh đều có câu hỏi liên quan đến chủ đề dạy học. Giáo viên là người làm trọng tài và đánh giá chất lượng câu hỏi và câu trả lời cho học sinh. Trong hình thức này, giáo viên có thể đánh giá và cho điểm cả người hỏi và người trả lời câu hỏi tốt để kích thích sự nỗ lực nghiêm túc của các em. + Giáo viên làm chuyên gia, học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung học và giáo viên sẽ là người trả lời. Hình thức này ngược với phương pháp học truyền thống là giáo viên là người nêu câu hỏi và học sinh là người trả lời. + Giáo viên cung cấp tài liệu của từng phân đoạn nội dung của bài học, chia nội dung đó cho các nhóm. Sau đó, thành viên của các nhóm này sẽ luân phiên truyền đạt lại nội dung vừa đọc cho nhóm khác theo trình tự để tất cả học sinh trong lớp đều là người nắm giữ vai trò dạy lại cho các thành viên khác. + Học sinh ôn tập kiến thức vừa học bằng cách: Giáo viên cho học sinh giảng lại nội dung bất kì của bài học mà giáo viên đã dạy. Nội dung bài học đó được trình bày tóm tắt trên tờ giấy Ao, trên máy chiếu hoặc trên bảng (nội dung bài giảng của giáo viên được ghi lại trên bảng hoặc trên máy chiếu phải ngắn gọn, khoa học đủ để gợi thông tin cho học sinh khi xem lại). Sau khi học xong, để kiểm tra lại hiệu quả học tập đồng thời ôn tập cho học sinh, giáo viên sẽ chia nhóm để cử một thành viên của nhóm giảng lại nội dung vừa học cho các thành viên trong nhóm. Khi kiểm tra kết quả, giáo viên có thể gọi bất kì thành viên nào trong nhóm để kiểm tra lại. Lưu ý, tránh nhiệm của trưởng nhóm phải giúp cho tất cả mọi người trong nhóm mình nắm được chắc chắn nội dung. Điểm của một người là kết quả chung của cả nhóm. Một số hoạt động minh họa: - Bài Tựa trích diễm thi tập ( Hoàng Đức Lương): Giáo viên chia bài thành hai phần: Phần 1: Từ “Thơ văn không lưu truyền đến rách nát tan tành” Phần 2: Từ “Đức Lương này học làm thơ .đến chê trách nguời xưa vậy” Ví dụ trong phần một, giáo viên chia thành ba phân đoạn: Thứ nhất: Lí do thơ văn không được lưu truyền hết ở đời Thứ hai: Nghệ thuật lập luận Thứ ba: Hình tượng tác giả Giáo viên giao cho 2 đến 3 học sinh là chuyên gia. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ phụ trách một phần để giải đáp tất cả những câu hỏi của các thành viên trong lớp. 23
  2. Cử các chuyên gia giải đáp câu hỏi của các bạn 24
  3. 3.2.4 Tạo những hoạt động “bất thường” để “đánh thức” trạng thái học tập cho học sinh Cảm xúc mạnh mẽ giống như tia sét, tác động mạnh vào trạng thái yên ổn của con người. Lúc đó con người như bừng tỉnh trạng thái ổn định để nghĩ cách để ứng phó. Trong học tập cũng vậy, nếu để học sinh giữ mãi một trạng thái thì khó kích thích được sự hứng thú cho học sinh nên giáo viên thỉnh thoảng sẽ tạo những tia sét, những hoạt động “bát thường” để “đánh thức” học sinh. Những hoạt động gợi ý mà giáo viên có thể thực hiện như: - Tạo ra các liên tưởng hài hước, tạo ra cảm xúc vui vẻ để gây ấn tượng với não bộ. Trạng thái vui vẻ sẽ đem lại cảm xúc vui vẻ, phấn chấn cho học sinh. Trong giờ học Văn, nếu giáo viên không xen vào giây phút thư giãn hài hước thì học sinh sẽ có cảm giác tiết học dài lê thê. Vì vậy, giáo viên có thể “phá rào” tôn nghiêm để đùa vui một chút với học sinh mà không phản giáo dục như: • Gọi một tráng thái của học sinh bằng tên một trạng thái của nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ khi thấy một học sinh nam không tập trung, giáo viên có thể gọi “Sao gương mặt thẫn thờ như Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều vậy này” • Gọi học sinh bằng tên một nhân vật trong tác phẩm văn học có điểm gần gũi nào đó với học sinh. Ví dụ khi thấy học sinh đang làm việc riêng không để ý xung quanh, giáo viên có thể nhắc: Vũ Như Tô, sao em không biết dân chúng đang nổi loạn xung quanh kìa. • Gọi một hiện tượng trong lớp bằng một hiện tượng nào đó trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi dạy Hai đứa trẻ, nếu lớp học quá trầm, giáo viên có thể gọi trạng thái đó là: Các em đang sống trong trạng thái của người dân phố huyện rồi, đơn điệu, tẻ nhạt quá, Bạn nào làm chuyến tàu đêm đi qua đánh thức mọi người nào? - Tạo những câu hỏi bất thường để “đánh thức” trạng thái của học sinh Câu hỏi trong dhiện tượng ạy học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra môi trường giao tiếp, tạo môi trường học tập, là công cụ khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học, đồng thời câu hỏi để kiểm tra đánh giá kết quả người học. Thế nhưng, “lối mòn” trong dạy học sẽ “giết chết” cảm xúc của học sinh. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị những câu hỏi để dẫn dắt học sinh khám phá nội dung bài học, khám phá tri thức thì giáo viên có thể sáng tạo thêm những câu hỏi “bất thường” để “đánh thức” trang thái học tập cho học sinh - Câu hỏi vượt ra khỏi quỹ đạo của bài học - Câu hỏi mang tính “khiêu khích” học sinh - Nêu câu hỏi lệch chủ để thăm dò phản ứng của học sinh Khi đặt những câu hỏi này, mục đích của giáo viên là cho học sinh được phép “nhao” lên, được phép tranh nhau nói. Câu hỏi dạng này được đặt ra khi thấy không khí lớp trầm xuống, cảm giác mệt mỏi của học sinh bắt đầu xuất hiện. Đây chính là thời điểm thư giãn nhanh của lớp học. Nhận thấy lớp lấy lại tinh thần, giáo viên nhanh chóng quay trở về với bài học. Hình thức câu hỏi sẽ 25
  4. xuất phát từ tình hình thực tế của lớp và có ít nhiều được gợi ra từ bài học. Những câu hỏi “bất thường” phù thuộc vào từng tình huống cụ thể, phụ thuộc vào sự linh hoạt, nhạy cảm của người giáo viên. Ví dụ: Khi dạy bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, GV có thể có thể bất chợt chỉ vào một HS và hỏi: Hình như em là người thích nổi tiếng đúng không, em định sẽ nổi tiếng bằng việc đốt đền Artemiss như Herostratus không? Hay có thể hỏi theo hình thức thử sai để thăm dò sự tập trung cuẩ học sinh “ Các em có biết cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn và Trọng Thủy diễn ra ở Minh ti như thế nào không?. Khi hỏi một câu hỏi sai thông tin, giáo viên sẽ biết học có theo dõi bài học hay không, đây cũng là cách nhắc nhở học sinh luôn luôn kiểm tra thông tin khi nghe. - Tạo những hành động “ bất thường” Thông thường, khi dạy học phong thái của người giáo viên phải thong thải, chuẩn mực. Thế nhưng, phong thái của người giáo viên ổn định suốt cả qúa trình dạy học cũng khiến học sinh cảm thấy nhàm chán. Vậy nên, việc tạo ra những phong thái mới, khác thường đôi chút sẽ là làn gió mới để lan sang trạng thái học tập của học sinh. Ví dụ: Khi dạy chèo Xúy Vân giả dại trích chèo Kim Nhan (Tiết tự chọn Ngữ Văn 10), giáo viên có thể minh họa một số động tác của Xúy Vân, dụng cụ thay thế chiếc quạt có thể là cuốn sách. Hay khi dạy ca dao, giáo viên có thể tự diễn xướng ngắn một số bài ca dao, kết hợp cùng với một số hành động. Khi dạy tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có thể mô phỏng lại động tác của Thị Nở khi từ chối Chí Phèo “ Ngoay ngoảy cái mông đít ra về”, “ dúi thêm một cái” Học trò ngày nay năng động linh hoạt, hướng ngoại nhiều vì vậy, một giờ văn thành công không nằm trong khuôn khổ là tiết học mà thầy trò đắm chìm cùng cảm xúc với nhân vật hay của thi nhân nữa mà học trò hướng đến tính hữu dụng thực tiễn của môn học. Một bài học phải góp phần giúp học sinh phát triển năng lực, năng lực của các em được phát huy tốt khi các em có được hứng thú, khi trạng thái học tập của các em trong tâm thế sẵn sàng. Muốn vậy, giáo viên phải thực sự gần gũi, thấu hiểu đặc điểm tâm lí cũng như hiểu được trạng thái của các em để điều chỉnh một cách phù hợp, hiêu quả. 3.2.5 Đa dạng hóa các hoạt động xử lí thông tin Học tập căng thẳng thường làm cho học sinh mệt mỏi về tinh thần, nếu quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy đây là hiện tượng thường gặp trong các buổi học. Với môn học Ngữ Văn, điều này rất dễ gặp nếu giáo viên không linh hoạt trong các hình thức dạy học. Một trong những cách học hiệu quả chính là cho học sinh là người nắm quá trình xử lí thông tin chứ không phải là người thu nhận thông 26
  5. tin. Nghĩa là, học sinh phải là người tìm ra các dạng thể hiện mới của thông tin phù hợp với mục đích sử dụng, những khía cạnh có lợi trong hoạt động thực tiễn. Việc học sinh xử lí thông tin sẽ tỉ lệ thuận với việc các em ghi nhớ thông tin tốt nhất và cũng là cách để học sinh không còn thụ động trong học tập. Tuy nhiên, để không rơi vào tình trạng nhàm chán đơn điệu thì trong một tiết học giáo viên phải liên tục thay đổi các hình thức hoạt động dạy học để tạo cơ hội cho học sinh xử lí thông tin. - Giáo viên phải trao cho học sinh cơ hội xử lí thông tin thay cho việc cung cấp thông tin, nghĩa là các em phải là người tự tìm ra và khám phá những nội dung bài học. - Giáo viên phải đa dạng hóa các hoạt động. Trong giải pháp này tôi tập trung đến việc đa dạng hóa các hoạt động. Một tiết học, thay vì tập trung sử dụng chủ yếu một đến hai kĩ thuật dạy học thì giáo viên phải liên tục thay đổi hình thức, không nên sử dụng sử dụng một hình thức kéo dài quá 15 phút. Khi sử dụng quá thời gian trên thì học sinh sẽ trở lại với trạng thái “yên ổn”, sự ổn định này làm giảm đáng kể khả năng sáng tạo của học sinh. Sau đây là ứng dụng việc đa dạng hóa các hoạt động xử lí thông tin cho học sinh qua việc tìm hiểu phần 1 về câu chuyện diễn ra trên bãi biển trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) Hoạt động 1:(5 phút): Thuyết trình về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị bằng máy chiếu) Hoạt động 2: (30 giây) Đặt câu hỏi mở để học sinh trả lời cuối tiết học : Theo em một nhà văn hay một người nghệ sỹ chân chính cần nhìn ngắm cuộc sống từ cái bề ngoài thơ mộng để có cảm xúc nhẹ nhõm hay là tiếp cận cuộc sống ở cái bề sâu để nói lên tiếng nói sự thật về cuộc đời? Hoạt động 3: (5 phút) Phát triển năng khiếu: Dựa vào đoạn văn miêu tả cảnh biển ở đầu tác phẩm và hãy phác họa nhanh bức tranh theo cách của em? ( có thể bằng hội họa, thơ hoặc diễn đạt lại bằng ngôn ngữ mà mình tưởng tượng được ) Hoạt động 4: (10 phút) Kĩ thuật mảnh ghép: Tìm hiểu hai phát hiện của Phùng Hoạt động 5: (5 phút) Hoạt động cặp đôi: Bài học về cách nhìn cuộc sống Khi giáo viên gọi học sinh báo cáo thì giáo viên có thể vận dụng cách gọi bốc thăm hoặc theo quân bài mà đã quy ước trước. Với hình thức đa dạng hóa các hoạt động luôn luôn đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo và biến thể các hình thức mà mình đã thực hiện. Điều đó đã làm phong 27
  6. phú sinh động cho giờ học, để mỗi giờ học các em học sinh luôn ở trong trạng thái chờ đợi chứ không phải là “ đập búa trên sắt nguội” như một nhà giáo dục nào đó từng nói. IV. Kết quả ứng dụng 1. Kết quả thực hiện Trong năm học 2017-2018 khi tôi dạy tại các lớp 11D2, 11D4,11A1 tôi chưa quan tâm nhiều đến trạng thái học tập của học sinh, tôi chỉ tập trung chú trọng đến nội dung giáo án mà mình chuẩn bị. Trong năm học đó, tôi nhận thấy sự phối hợp giữa GV và HS chưa tốt. Khi kiểm tra, có những phần tôi rất tâm đắc, tôi đã bỏ công sức giảng giải rất kĩ cho học sinh nhưng khi kiểm tra lại thì tôi nhận ra rằng cảm hứng đó mới chỉ đến từ phía tôi chứ tôi chưa hề nhen nhóm cảm hứng đó cho học sinh vì vậy kết quả bài làm của học sinh còn chưa đạt được kì vọng mà tôi đặt ra. Năm học 2018-2019 tôi vẫn tiếp tục dạy các lớp 12D2, 124, 12A1. Tôi đã ý thức rõ hơn về vai trò của việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh, vì vậy tôi nhận được phản hồi tích cực từ học sinh thông qua các giờ học. Đặc biệt, kết quả thi học kì và thi THPT QG các em đạt được kết quả cao. Lớp 12 D2 có 43 / 45 em đạt điểm văn từ 7 trở lên (Tỉ lệ 95,5%), có 1 em thủ khoa khối D của trường, 2 em nằm trong top 5 của trường. Lớp 12D4 có 37/41 em đạt điểm môn Ngữ Văn từ 7 trở lên (Tỉ lệ 90%), có 1 em thủ khoa khối C, 2 em trong top 5 của trường Căn cứ vào phiếu khảo sát 50 em học sinh về việc yêu thích môn Ngữ Văn trong năm học 2018-2019 có kết quả như sau: Không Hứng thú Ý kiến khác hứng thú Thời gian Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % Kì I- năm học 5 10% 10 20% 35 70% 2018-2019 Kì II- Năm học 3 6% 28 56% 19 38% 2018-2019 28
  7. Năm học 2019-2020 Tuy thời gian áp dụng các giải pháp trên chưa nhiều, song tôi nhận thấy với phương pháp này, bên cạnh việc thu hút sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh thì còn mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giúp các em đạt kết quả cao hơn về chất lượng chung. Qua khảo sát đầu năm và giữa năm học về ý thức học tập của học sinh khối 10, khi tôi hỏi những học sinh nào thực sự yêu thích học bộ môn ngữ văn? Kết quả như sau: Số học sinh được khảo sát là 50 em. Hứng thú với Không yêu thích Không có môn Ngữ Văn môn Ngữ Văn ý kiến Thời gian Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỉ lệ % lượng % lượng % lượng Tháng 9 năm học 7 14% 2019-2020 15 30% 28 56% Tháng 2- Kì II- 1 2% Năm học 25 50% 24 48% 2019-2020 Tuy kết quả đạt được chưa cao do thời gian chưa đủ nhiều nhưng đó là một thành công của đề tài. Tôi tin rằng, trong thời gian đến với những giải pháp này sẽ giúp các em có được sự hứng thú hơn trong việc học bộ môn Ngữ Văn và kết quả chất lượng sẽ tốt hơn. 2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài. - Giáo viên có thể ứng dụng những kĩ thuật cụ thể đã thực hiện để làm thay đổi trạng thái học tập cho học sinh THPT. - Đề tài làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình dạy học của mình. Với những hình thức được nêu ra trong đề tài, giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. 29
  8. PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN CHUNG Thay đổi trạng thái học tập cho học sinh là công việc cần thiết trong quá trình dạy học. Nếu người giáo viên không chú ý đến quy luật hoạt động của não bộ, quy luật tâm lí của học sinh thì công sức giảng dạy của giáo viên đã trở nên vô ích. Để tạo hứng thú, thay đổi trạng thái cho giờ dạy Ngữ văn, người giáo viên phải chuẩn bị nhiều phương diện cho một giờ lên lớp: Nắm vững bài dạy, xác định kiến thức trọng tâm. Hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tìm hiểu thực tế lớp dạy cụ thể trong từng tiết học. Giáo viên phải chú ý tạo tâm thế học tập tốt cho học sinh, giúp các em nhận thức được lợi ích của bộ môn cũng như tạo sự phát triển trí tuệ, tư duy và tâm hồn, tình cảm cho người học. Tác dụng này phải được giáo viên nhấn mạnh trong những tình huống phù hợp. Khi chú ý đến điều này giáo viên sẽ khắc phục được thái độ thờ ơ, lãnh đạm, thụ động của học sinh; dần dần học sinh sẽ tích cực chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài, lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức Ngữ văn trong học tập và đời sống Việc sử dụng các kĩ thuật dạy học phải hết sức linh hoạt, các hình thức có thể biến đổi, sáng tạo thêm, không nhất thiết giáo viên phải sử dụng trọn vẹn các hình thức của một kĩ thuật nào. Kĩ thuật chính là những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình dạy học. Như vậy, việc thay đổi trạng thái học tập thường xuyên trong giờ học Ngữ Văn rất quan trọng đối với việc tạo hứng thú cho học sinh. Nhưng khơi gợi hứng thú cho học sinh có thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào các biện pháp giáo viên thực hiện lên lớp, trong giờ dạy cụ thể. II. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới - Đề tài hướng đến việc xác định tầm quan trọng của việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh. Dù biết rằng giáo viên là người ý thức được việc trau dồi, trang bị kiến thức là yếu tố quyết định, song nếu không chú ý đến cơ chế hoạt động của não bộ thì việc chuẩn bị nội dung tốt nhiều khi lại không đến được với học sinh. - Đề tài đã đưa ra được những giải pháp cụ thể để góp phần làm thay đổi trạng thái học tập cho học sinh. Ở đề tài này, chúng tôi đã cụ thể hoá bằng những giải pháp dựa trên thực tiễn của quá trình dạy học có minh họa cụ thể, dễ áp dụng. 30
  9. 2.Tính khoa học Đề tài đáp ứng các yêu cầu của một văn bản khoa học. Nội dung của đề tài được trình bày có hệ thống với các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Các thông số đưa ra được lấy từ thực tiễn. Các giải pháp đề xuất bám sát yêu cầu dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực, chủ động cũng như phát triển các năng lực cho học sinh. Các giải pháp sát với hoạt động dạy học của giáo viên nên dễ theo dõi và thực hiện. 3. Tính hiệu quả - Giáo viên có thể áp dụng những giải pháp trong đề tài một cách tự nhiên mà không khiên cưỡng. Quá trình thực hiện lồng ghép vào một số hoạt động dạy học của giáo viên mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của giờ dạy-học. - Học sinh được rèn luyện, phát huy các năng lực và luôn luôn biết cách làm mới mẻ bản thân trong mỗi giờ học. III NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo và Sở Giáo dục- Đào tạo Thực hiện giảm tải nội dung chương trình học văn hoá phù hợp để có thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm; Quản lí và phân công chuyên môn phù hợp để giáo viên có thời gian tổ chức cho các em các hoạt động học tập giúp các em năng động hơn. Cần tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về chuyên đề mang tính thực tiễn và cho giáo viên được thực hành nhiều hơn. 2. Đối với giáo viên - Giáo viên cần phải xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh . Từ đó giáo viên mới hình thành những cách thức để tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh đến gần hơn với việc tiếp nhận, xử lí thông tin trong học tập -Tạo không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện khi bước vào giờ học - Vận dụng phương pháp trực quan sinh động tạo sự hứng thú cho học sinh. - Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học sinh là giáo viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh. 3. Đối với học sinh - Học sinh cần có thái độ tích cực, tự giác trong học tập nói chung và trong giờ học bộ môn Ngữ Văn nói riêng. -. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về học tập của giáo viên khi trên lớp cũng như khi ở nhà. 31
  10. - Phối hợp tốt cùng giáo viên khi thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, tích cực. -. Tích cực tham gia các hoạt động thiết thực liên quan đến nội dung của bộ môn, góp phần tạo hứng thú cho bản thân và các bạn xung quanh khi học bộ môn Ngữ Văn 4. Đối với gia đình Gia đình cần giảm bớt áp lực “nhồi nhét” kiến thức cho con cái, giảm học thêm quá nhiều nơi, cần tạo điều kiện, cơ hội cho các cháu tự khám phá để phát triển năng lực của bản thân. Giao nhiều nhiệm vụ khác nhau cho các cháu để cho các cháu được trải nghiệm thử-sai-sửa sai, đó là quá trình tự nhận thức và hình thành năng lực tốt nhất cho học sinh. * * * Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, đúc rút, trình bày nhưng bản sáng kiến chắc chắn còn nhiều điểm phải bàn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp. Vinh, tháng 3 năm 2020 Chế Thị Lệ Mỹ PHỤ LỤC 32
  11. PHỤ LỤC 1 1. Phiếu thăm dò việc thực hiện hoạt động tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học của giáo viên ngữ văn THPT trong năm học 2016-2017 của các trường: THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Hà Huy Tập, THPT Lê Viết Thuật, THPT Nguyễn Duy Trinh, PT Hermann Gmeiner. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Nhằm nâng cao hiệu quả của môn Ngữ văn THPT, quý thầy/cô đã quan tâm đến việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh chưa? Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn Nội dung thăm dò Đúng Sai Ý kiến khác 1 Chưa quan tâm đến trạng thái học tập của học sinh ? 2. Quan tâm đến trạng thái học tập của học sinh 3. Thường xuyên tìm kiếm kĩ thuật để làm thay đổi không khí học tập cho học sinh Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô PHỤ LỤC 2 2. Phiếu thăm dò học sinh ở những lớp khi chưa và khi đã áp dụng các biện pháp thay đổi trạng thái học tập cho học sinh PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Các em học sinh thân mến! Nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em trong quá trình học môn Ngữ Văn ở trường THPT, các em hãy cho biết mức độ hứng thú với môn học Ngữ Văn của mình Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn Khối/ Lớp MỨC ĐỘ YÊU THÍCH MÔN NGỮ VĂN Hứng thú Không hứng thú Không có ý kiến Xin cảm ơn các em! PHỤ LỤC 3 Một số hình ảnh hoạt động ứng dụng 33
  12. Vẽ sơ đồ tư duy và thực hiện vận dụng sáng tạo mô hình lớp học đảo ngược Thay đổi không gian lớp học. 34
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
  14. 1. Đỗ Ngọc Thống (2012), Xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực.Website:www.nico-paris.com 2. Nghị quyết số -29NQ/TW ngày 2013/11/4 Hội nghi Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục (2013) NXB GD Việt Nam, NXB ĐH sư phạm. 4. Phương pháp giảng dạy bộ môn ngữ văn trong nhà trường THPT (2014) NXB GD Việt Nam. 36