Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt các phép tính trong số nguyên

doc 14 trang Giang Anh 20/03/2024 5152
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt các phép tính trong số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_6.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt các phép tính trong số nguyên

  1. nhẫn, cẩn thận”.Ở mỗi lớp học, mỗi cấp học, học sinh lại được khám phá những chân trời kiến thức bao la rộng lớn, và toán học là một trong những mảng không thể thiếu được của chân trời ấy. Do đó, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy trong nhận thức đồng thời học sinh phải có sự đam mê, yêu thích môn học này. Thông qua việc tiếp thu kiến thức, học sinh phải có kĩ năng thực hành, kĩ năng giải bài tập, tính toán cẩn thận, chính xác, biết vận dụng kiến thức toán học vào các môn học khác, vào đời sống thực tiễn. Thực tế, Toán học là một trong những môn học tương đối khó với học sinh. Rất ít học sinh thích học toán , các em cho rằng: Toán là môn học quá khô khan, chỉ toàn đối mặt với các con số, các hình vẽ vô cùng rắc rối. Đặc biệt đối với học sinh khối 6, học sinh đầu cấp, các em chưa có phương pháp học tập bộ môn đúng đắn mà phải đối mặt với toán 6 gồm 2 phần Số học và Hình học. Các em rất sợ học số học 6 vì quá nhiều dạng, nhiều kiến thức và phải vận dụng giải bài tập nhiều. Cho dù là học mảng kiến thức nào của môn toán đi nữa, thì việc tính toán cộng, trừ, nhân, chia các con số luôn luôn đi cùng các em. Do đó, đòi hỏi kĩ năng tính toán của các em phải thật tốt. Ở lớp 6 sau khi được ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, học sinh bắt đầu làm quen với số nguyên âm, tập hợp số nguyên Z. Các phép tính trong tập hợp số nguyên Z này cũng không dễ dàng gì đối với các em. Đối với việc thực hiện các phép tính với số nguyên dương thì tương đối dễ, nhưng với hai số nguyên âm, số nguyên khác dấu thì các em thường hay nhầm lẫn. Khi học tốt các phép tính trong tập hợp số nguyên, đó sẽ là nền tảng vững chắc để tạo cho các em kĩ năng tính toán, là hành trang không thể thiếu để các em áp dụng rất nhiều ở những lớp học kế tiếp và trong cuộc sống sau này. Vấn đề đặt ra là làm sao giúp các em hình thành, phát triển các kĩ năng cơ bản, sử dụng phương pháp linh hoạt, phát triển năng lực trí tuệ, khả năng tư duy, quan sát, dự đoán kết quả và tưởng tượng, tư duy logic, sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác. Hình thành cho học sinh tính tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn tính cẩn thận, chính xác 2
  2. và đặt biệt hơn hết là làm sao để các học sinh yếu thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân , chia số nguyên không bị sai , từ đó các em nắm bắt, hiểu sâu những kiến thức cơ bản của toán số để các em dần có hứng thú học tốt bộ môn toán. Vì thế: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT CÁC PHÉP TÍNH TRONG SỐ NGUYÊN là quan trọng, phần nào giúp các em thoát khỏi những lúng túng ban đầu, đạt được những kiến thức cơ bản, từng bước tiếp cận các kiến thức về số nguyên dần giúp các em yêu thích và đam mê học môn toán, từ đó chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. II/ Phạm vi đề tài : Đề tài là một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong số nguyên. B/ Thực trạng của nội dung đề tài: I/ Tình hình thực tế: Phần lớn học sinh khối 6 rất ngán, sợ học toán số học và còn bỡ ngỡ với phương pháp học mới, thiếu cẩn thận khi tính toán, khả năng nhận biết và phân tích để tìm hướng giải một bài toán còn hạn chế. Đặc biệt hơn nữa , khi tính toán cộng, trừ, nhân chia các số nguyên (nhất là với các số nguyên âm, số nguyên khác dấu), không ít học sinh có kết quả sai. Theo tôi, sở dĩ các em gặp phải những sai sót đó là do các em chưa nắm vững các qui tắc, chưa biết mẹo để tính toán. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán 6, sau khi dạy xong các bài học về các phép tính trong tập hợp số nguyên. Bản thân tôi nhận thấy mỗi phép tính đều có một quy tắc riêng để áp dụng tính và không ít học sinh cứ mỗi lần làm bài lại phải ngồi nhớ lại quy tắc thì mới làm được. Đối với các em học sinh yếu, kém có khi không nhớ các quy tắc hoặc nhớ nhưng do các em học vẹc nên không áp dụng được vào giải bài tập. Trong khi đó, việc tính toán này khá quan trọng trong các lớp học tiếp theo và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. 3
  3. Qua nhiều năm dạy khối 6, tôi thấy một số lỗi của học sinh khi thực hiện các phép tính trong số nguyên như sau: • Học sinh không biết nhận dạng phép tính vì hay nhầm lẫn giữa dấu “ - ” của số âm với dấu “- ” của phép tính trừ. • Các em không nắm vững hết các quy tắc nên khi áp dụng các em áp dụng nhầm quy tắc. • Các em thường quên đặt dấu “ –“ trước kết quả hoặc làm sai dấu kết quả. • Các em chưa có ý thức tự rèn bài tập ở nhà , khi học ở lớp xong các em không thường xuyên rèn luyện và thực hành lại nên các em quên hết những gì giáo viên truyền đạt, lưu ý khi giảng bài trên lớp. • Các em thiếu tính cẩn thận, làm xong bài tập không kiểm tra lại cho nên kết quả bài toán sai mà các em không biết. Trong quá trình giảng dạy, theo kinh nghiệm của bản thân, kinh nghiệm học hỏi từ các đồng nghiệp, theo nghiên cứu một số sách về phương pháp dạy học tích cực, sách giáo viên, sách tham khảo, tôi đã đút kết một số giải pháp như sau: II/ Các giải pháp: 1/ Rèn kĩ năng tính toán ở tập hợp số tự nhiên: Khi dạy chương I: “Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên”, giáo viên cần cho học sinh thực hành tính toán nhiều để rèn cho các em kĩ năng tính toán tốt, các em phải nắm chắc thứ tự thực hiện các phép tính. Rèn cho các em thói quen sử dụng máy tính kiểm tra lại kết quả sau khi tính xong. Từ đó, rèn tính cẩn thận cho các em làm nền tảng cơ bản cho việc thực hiện tốt các phép tính trong tập hợp số nguyên tiếp theo. 2/ Dạy kĩ phần “Giá trị tuyệt đối của một số nguyên”: Giáo viên không nên bắt buộc học sinh phải thuộc định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên vì định nghĩa đó rất là khó hiểu đối với các học sinh có học lực yếu kém. Trong các quy tắc của các phép tính số nguyên, đều sử dụng đến giá trị 4
  4. tuyệt đối của một số. Do đó, để nắm vững và thực hiện tốt các quy tắc đó thì học sinh phải biết được giá trị tuyệt đối của một số nguyên được tính như thế nào. Khi dạy phần này giáo viên chỉ cần giảng và chỉ cho học sinh rằng giá trị tuyệt đối của một số âm hay số dương đều ra kết quả là số dương và nhấn mạnh với các em rằng mọi kết quả của phép tính giá trị tuyệt đối đều không mang dấu “ – ”. Ví dụ: 7 7; 6 6 3/ Dạy kĩ phần “ tìm số đối của một số nguyên”: Trong phần bài toán trừ hai số nguyên phải áp dụng quy tắc chuyển thành bài toán cộng hai số nguyên rồi áp dụng cách cộng hai số nguyên để tính. Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho các em cách tìm số đối của một số nguyên. Giáo viên cần nhấn mạnh: Muốn tìm số đối của một số nguyên ta chỉ việc đổi dấu của số nguyên đó. Hai số đối nhau thì khác nhau về dấu. Riêng số 0 thì số đối của nó là chính nó. Ví dụ: Số đối của 9 là -9 Số đối của -15 là 15 4/ Chỉ Mẹo “ Không quan tâm đến dấu”: Trong các bài học, mỗi phép tính đều có một quy tắc riêng để học sinh áp dụng vào tính toán. Thế nhưng, các em rất dễ nhầm lẫn giữa các quy tắc, nhất là các quy tắc cộng, trừ hai số nguyên. Vì thế, giáo viên có thể chỉ cho học sinh mẹo “không quan tâm đến dấu”. Chẳng hạn như: a/ Cộng hai số nguyên cùng dấu: - Đối với hai số nguyên dương thì giáo viên không cần chỉ thêm vì đây là cộng hai số tự nhiên mà các em đã được học từ bậc tiểu học. Ví du: (+3) + (+4) = (+7) hay 3 + 4 = 7 - Đối với hai số nguyên âm thì có thể chỉ mẹo cho các em là không để ý đến dấu của hai số nguyên âm, ta lấy hai số đó cộng lại với nhau ( hai số tự nhiên cộng nhau) được kết quả là bao nhiêu sau đó ghi dấu “–” vào trước kết quả nhận được. 5
  5. Ví du: Để tính (-6) + (-14) thì ta lấy 6 + 14 = 20 sau đó ghi dấu “–” vào trước số 20 được kết quả là -20. Vậy (-6) + (-14) = -20 b/ Cộng hai số nguyên khác dấu: Đối với phép cộng hai số nguyên khác dấu giáo viên có thể chỉ mẹo cho học sinh như sau: không quan tâm gì đến dấu của hai số, xét xem số nào lớn hơn , lấy số lớn đó trừ đi số còn lại ( hay nói cách khác là lấy số lớn hơn trừ đi số bé hơn) xem số lớn hơn mang dấu gì thì đặt dấu đó đằng trước kết quả. Nếu số lớn hơn mang dấu “+” thì kết quả là số dương, nếu số lớn hơn mang dấu “–” thì kết quả là số âm. Ví dụ 1: Để tính (-43) + 24, không để ý đến dấu của các số, ta xét thấy 43 > 24, lấy 43 – 24 = 19, số lớn hơn là 43 mang dấu “–” nên ta đặt dấu “–” trước số 19. Vậy (-43) + 24 = -19 Ví dụ 2: Để tính 59 + (-35), không để ý đến dấu của các số, ta thấy 59 > 35, lấy 59 – 35 = 24, số lớn hơn là 59 mang dấu “+” nên ta đặt dấu “+” trước kết quả (khỏi cần đặt dấu cũng được). Vậy: 59 + (-35) = 24 c) Trừ hai số nguyên: + Nếu là số nguyên dương lớn trừ cho số nguyên dương nhỏ thì thực hiện bình thường như phép trừ hai số tự nhiên. Ví dụ: 9 – 5 = 4 + Các trường hợp còn lại, học sinh áp dụng quy tắc đưa về phép cộng hai số nguyên và áp dụng cách tính trên. Giáo viên cần nhấn mạnh : a – b = a + (-b) số bị trừ số trừ số bị trừ số đối của số trừ Giáo viên lưu ý học sinh để tránh nhầm lẫn giữa các dấu “–” của phép trừ và dấu “–” của số âm, giáo viên cần phải tập cho học sinh thói quen để số âm trong ngoặc ( ). 6
  6. • Lưu ý: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hai dấu âm liên tiếp sẽ là dấu cộng , giúp các em dễ dàng hơn trong biến đổi nhanh phép trừ về phép cộng mà không cần tìm số đối của số trừ. Ví dụ: 5 – (-7) = 5 + 7 d/ Nhân hai số nguyên: Phép nhân hai số nguyên tương đối dễ dàng hơn so với phép cộng và phép trừ. Học sinh không khó khăn lắm trong việc xác định dấu của kết quả. - Đối với nhân hai số nguyên dương thì giáo viên không cần chỉ mẹo gì thêm cho học sinh vì đây chính là phép nhân mà các em đã học từ thời tiểu học đến giờ. Ví dụ: (+7).(+3) = 7.3 = 21 - Đối với nhân hai số nguyên âm, ta không quan tâm đến hai dấu trừ của hai số này mà chỉ cần lấy hai số đó nhân với nhau là ra được kết quả. Giáo viên cũng cần nhấn mạnh cho học sinh nhớ tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương. Ví du: Tính (-4) . (-5), ta chỉ cần lấy hai số 4 . 5 = 20 là ra được kết quả của bài toán. Vậy (-4) .(-5) = 20. - Đối với phép nhân hai số nguyên khác dấu: giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh nhớ rằng tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là số nguyên âm. Vì vậy khi hai số nguyên khác dấu nhân nhau ta chỉ cần lấy hai số đó nhân với nhau và đặt dấu “–” trước kết quả. Ví du: (-3) .6, ta lấy 3 . 6 = 18, rồi đặt dấu “–” trước 18. Vậy (-3) . 6 = -18. 5/ Bảng xác định dấu: a/ Phép cộng hai số nguyên: 7
  7. Ta có bảng xác định dấu như sau: Dấu của a Dấu của b Dấu của a + b + + + - - - + - + (Nếu a > b) hoặc – (Nếu a -7) (-6) + (+3) = (-3) ( - 6< +3 ) b/ Phép nhân số nguyên: Đối với phép nhân các số nguyên, ta có thể chỉ học sinh lập bảng xét dấu như sau: Dấu của a Dấu của b Dấu của a.b + + + - + - - - + + - - Ví dụ: (+7) . (+5) = (+35); (-6) . (-4) = (+24); (+7) . (-3) = (-21); Lưu ý: Giáo viên cần nhấn mạnh nhằm khắc sâu cho học sinh: • Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn là một số nguyên dương. • Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là số nguyên âm. 8
  8. Từ đó ta có thể đưa ra các bảng xác định dấu của luỹ thừa: Dấu của an Dấu của am Dấu của a (n là số lẻ) (m là số chẵn) + + + - - + Ví dụ: a = (+9) a 2 = (+81); a3 = + 729 a = (-2) a 4 = 16; a5 = -32 Lưu ý: Giáo viên cần nhấn mạnh nhằm khắc sâu cho học sinh: • Số nguyên âm có luỹ thừa chẵn là một số dương. • Số nguyên âm có luỹ thừa lẻ là một số nguyên âm. Chú ý: Giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu (-2) 2 -22 dể tránh sai lầm khi viết và tính. Vì ( -2)2 = 4 -22 = - 4 Nên (-2)2 -22 6/ Lấy ví dụ thực tế: Việc lấy ví dụ thực tế này đa số được áp dụng cho thực hiện phép cộng, phép trừ các số nguyên, ít sử dụng đối với phép nhân các số nguyên. Khi cho học sinh thực hiện một phép tính cộng, hoặc trừ giữa các số nguyên, có nhiều em không thể nhớ được quy tắc, hoặc nhầm lẫn giữa các quy tắc, do đó rất dễ dẫn đến tính toán sai. Những lúc như vậy, áp dụng phương pháp lấy ví dụ trong thực tế sẽ đạt hiệu quả rất cao, chẳng hạn như sử dụng ví dụ số tiền có, số tiền nợ để giúp các em có thể tính toán dễ dàng hơn. Ví dụ 1: Để tính (-5) + (-6), ta có thể chỉ học sinh như sau: (-5) coi như là nợ 5 đồng (-6) coi như là nợ 6 đồng 9
  9. Em đã nợ 5 đồng, bây giờ nợ thêm 6 đồng nữa, vậy tổng cộng em nợ bao nhiêu? Khi đó học sinh sẽ dễ dàng tính được rằng nợ 5 đồng, nợ thêm 6 đồng nữa là nợ 11 đồng. Vậy (-5) + (-6) = -11. Ví dụ 2: Để tính (-9) + 16, ta có thể chỉ học sinh như sau: (-9) coi như là nợ 9 đồng. 16 coi như là có 16 đồng . Em nợ 9 đồng, mà em đang có 16 đồng. Vậy khi trả nợ xong em sẽ nợ hay có bao nhiêu tiền? Khi đó học sinh sẽ dễ dàng trả lời được là nợ 9 đồng, có 16 đồng, khi trả nợ sẽ dư được 7 đồng. Vậy: (-9) + 16 =7. Ví dụ 3: Để tính 15 + (-20) ta có thể chỉ học sinh như sau: 15 coi như có 15 đồng (-20) coi như là nợ 20 đồng Em có 15 đồng, em nợ 20 đồng. Vậy khi trả nợ xong em còn nợ hay có bao nhiêu đồng? Khi đó học sinh dễ dàng trả lời được là khi trả nợ xong sẽ vẫn còn nợ 5 đồng. Vậy 15 + (-20) = -5 Ví dụ 4: Để tính 15 - 25 ta có thể chỉ học sinh như sau: Em có 15 đồng, em mua đồ dùng học tập hết 25 đồng. Vậy sau khi mua, trả tiền xong em nợ hay có bao nhiêu đồng? Khi đó học sinh dễ dàng trả lời được là khi trả nợ xong sẽ vẫn còn nợ 10 đồng. Vậy 15 - 25 = -10 7/ Phương pháp ra bài tập thực hành: Thường thì sau mỗi qui tắc, sách giáo khoa cũng đã đưa ra các ví dụ để củng cố. Tuy nhiên, giáo viên cần đưa ra các dạng bài tập cơ bản nhất để học sinh rèn kĩ 10
  10. năng làm tốt các phép tính cộng, trừ, nhân hai số nguyên ( hai số nguyên cùng dấu và khác dấu). Khi được làm nhiều thì học sinh sẽ có nhiều kinh nghiệm ( sử dụng thành thạo các quy tắc, các mẹo mà giáo viên đã hướng dẫn), từ đó sẽ có kĩ năng tính toán tốt. Dần dần, giáo viên ra tiếp dạng bài tập đa dạng hơn để giúp học sinh rèn kĩ năng tính toán. Ngoài các phương pháp mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh ở trên, còn đòi hỏi một số yêu câu đối với giáo viên và học sinh như sau: a. Đối với giáo viên bộ môn: - Giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn các em phương pháp học bộ môn toán đúng đắn: cách học bài, cách làm bài tập, soạn bài học mới kiểm tra thường xuyên các dụng cụ học tập của học sinh, tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài tập về nhà. Không chỉ thế, giáo viên không được nóng vội mà phải kiên nhẫn hướng dẫn học sinh từng bước. - Giáo viên cần đầu tư kĩ từng trang giáo án, từng tiết dạy với hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh, giáo viên cần tìm các ví dụ sao cho gần gũi với thực tế làm cho các em dễ hiểu bài hơn. - Giáo viên phải chọn phương pháp tích cực phù hợp từng bài, từng học sinh nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức dễ hiểu nhất và nhớ bài lâu nhất. - Đối với học sinh yếu kém, giáo viên cần phải khen ngợi, động viên, khuyến khích khi các em trả lời đúng dù là câu hỏi dễ, khi các em làm bài tập về nhà đầy đủ vì đó là sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. Chính những lời động viên đó của giáo viên sẽ tạo được ở các em tự tin, hứng thú, tích cực phấn đấu hơn nữa. Giáo viên cần theo sát các em trong tất cả các tiết dạy, kịp thời phát hiện những thiếu sót, uốn nắn, sửa chữa kịp thời. Hãy dành nhiều thời gian cho các em, có thể tận dụng giờ giải lao của mỗi buổi học để gần gũi, tìm hiểu lí do tại sao các em học yếu môn toán, những khó khăn của các em khi học môn toán, từ đó giáo viên tìm cách hướng dẫn các em học tốt hơn. 11
  11. - Đối với học sinh tính toán chậm, giáo viên chủ động liên hệ với phụ huynh, nhờ phụ huynh mua máy tính bỏ túi hỗ trợ cho việc học của học sinh. Giáo viên cũng nên dành thời gian hướng dẫn các em sử dụng máy tính sao cho hợp lí. Nhắc nhỡ các em phải rèn tính cẩn thận: Đọc thật kĩ đề trước khi làm bài, suy nghĩ thật kĩ khi làm bài và phải kiểm tra lại khi làm xong. - Giáo viên phải thật kiên nhẫn vì đối tượng học sinh yếu hay mau quên. Có thể hôm nay giáo viên hướng dẫn các em làm được nhưng hôm sau các em lại không nhớ gì. Do đó, giáo viên phải sử dụng biện pháp “mưa dầm thấm lâu”.Giáo viên phân công học sinh giỏi giúp đỡ thêm cho học sinh yếu. - Sau mỗi tiết dạy giáo viên giao việc về nhà cụ thể, vừa sức với từng đối tượng học sinh. Không nên bắt học sinh yếu làm hết tất cả các bài tập ở SGK mà giáo viên chỉ chọn lựa những bài tập dạng cơ bản cho các em làm. Có như thế mới rèn cho học sinh yếu nắm chắc các kiến thức cơ bản, từ đó dần tự tin và tiến bộ hơn trong học tập. b. Đối với học sinh: - Phải biết vâng lời thầy cô và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh phải có đủ dụng cụ học tập: SGK, tập, thước kẻ, compa, tập nháp , máy tính bỏ túi - Học sinh phải ghi chép phần dặn dò, giao việc của giáo viên đầy đủ và phải hoàn thành phần giao việc trước khi đến lớp. - Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và không ngại đưa ra ý kiến nhận xét câu trả lời, bài làm của bạn và đặc biệt là phải nêu lên những thắc mắc về vấn đề mà bản thân mình chưa hiểu kĩ. - Rèn tính làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác và đặt biệt là biết kiểm tra lại bài làm. - Thường xuyên học bài, tự rèn bài tập ở nhà, phải thực hiện được: học xong mới chơi. 12
  12. 8/ Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng SKKN, kết quả đạt được như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém HKI 67,25% 18,35% 11,89% 2,54% 2013-2014 HKI 68,01% 18,15% 12,07% 1,77% 2014-2015 Tăng-giảm Tăng Giảm Tăng Giảm 0,76% 0,2% 0,18% 0,77% C/ Kết luận: Qua quá trình dạy toán 6, bản thân tôi nhận thấy: dạy toán ngoài mục đích cung cấp tri thức toán học cho học sinh, người giáo viên phải đặc biệt chú ý dạy cho học sinh cách phân tích, nghiên cứu, tìm tòi, đào sâu, khai thác, phát triển một bài toán để từ đó học sinh tổng quát, khái quát hoá kiến thức. Để đạt được mục tiêu là học sinh thực hiện các phép tính nói chung và các phép tính về số nguyên nói riêng từ đó giảm tỉ lệ học sinh yếu kém đến mức thấp nhất GVBM cần sử dụng một số biện pháp sau: ✓ Tìm hiểu kĩ từng học sinh, phân loại từng đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học nhằm có biện pháp giảng dạy phù hợp và phụ đạo kịp thời. ✓ Đầu tư kĩ từng trang giáo án, từng bài dạy, từng dạng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, hướng dẫn thật kĩ cho học sinh các phương pháp kể cả các mẹo ở trên. ✓ Tận dụng triệt để các giờ trên lớp: giờ luyện tập. giờ hai buổi, giờ phụ đạo, giờ tự chọn để rèn luyện cho các em làm thật tốt các phép tính về số nguyên. ✓ Thân thiện, gần gũi, quan tâm, kịp thời phát hiện uốn nắn sửa sai cho học sinh. Động viên, khen ngợi, khuyến khích những tiến bộ dù nhỏ của học sinh. ✓ Xây dựng đôi bạn cùng tiến để các em giúp nhau trong học tập. 13
  13. ✓ Giao việc về nhà vừa sức với từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh yếu, cần có hệ thống bài tập cơ bản, từ dễ đến khó, số lượng vừa phải tránh tạo áp lực nặng nề cho học sinh. ✓ Giáo viên cần phải kiên nhẫn, không được nóng vội, phải thực hiện biện pháp “ mưa dầm thấm lâu”. Thông thường, học sinh chỉ thích học những môn học nào không đòi hỏi sự tư duy nhiều như âm nhạc, hoạ, thể dục, Đối với môn toán thì rất ít học sinh yêu thích vì nó vốn dĩ khô khan, đòi hỏi các em phải tư duy nhiều. Do đó, mỗi người giáo viên chúng ta cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp giảng dạy đa dạng sao cho tạo được hứng thú cho học sinh đối với môn học của mình. Phải quan tâm, yêu thương học trò, tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Có như thế sẽ giúp cho mỗi chúng ta ngày càng yêu nghề của mình hơn. Tính nhẫn nại, kiên trì, lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình công tác, tâm huyết với giảng dạy, luôn quan tâm sâu sát, gần gũi với học sinh là những đức tính cần có hàng đầu của giáo viên. Từ đó, tạo được lòng tin ở học sinh, giúp các em hiểu được mục đích, tầm quan trọng của việc học toán dần hứng thú, say mê học tập cũng như tích cực tham gia vào việc phát biểu xây dựng bài. Từ niềm tin ở người giáo viên, bên cạnh sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ kịp thời của giáo viên giúp học sinh dần lấy lại kiến thức cơ bản ngày càng tích cực, cố gắng nỗ lực phấn đấu học tập tốt hơn bộ môn toán, như thế chất lượng bô môn ngày được nâng cao đẩy mạnh công tác phát triển giáo dục. Người viết Lê Ngọc Mai 14