Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian

doc 11 trang trangle23 16/08/2023 4504
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ti.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian

  1. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, của Đoàn thanh niên, của giáo viên phụ trách cũng như tổ khối chuyên môn. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là ham thích sự vui nhộn, thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các trò chơi. Các em muốn hòa mình vào các trò chơi tìm sự thoải mái thư giãn sau tiết học căng thẳng. Đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng làm việc theo nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt. Giáo viên chưa tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú khi vui chơi, chưa nắm được nội dung các trò chơi dân gian. Khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết của học sinh qua khảo sát và đề ra một số tiêu chí của học sinh về các trò chơi dân gian như sau: * Tổng số đội viên, nhi đồng: 187 Các trò chơi Số lượng Tỉ lệ Ham thích trò chơi dân gian 122/187 65,2% Hiểu biết về trò chơi dân gian 110/187 54% Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi 113/187 60,4% Thể hiện tinh thần đoàn kết 120/187 64,17% Biết tự tổ chức trò chơi 80/187 42,7% Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 47/187 25,13% Để cho các em mạnh dạn và biết chơi các trò chơi: Tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào đề tài “Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian” Sáng kiến kinh nghiệm - 1 - Bùi Văn Hồng
  2. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian PHẦN II: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ những thực trạng nêu trên, ngay từ đầu năm học 2017 – 2018 tôi đã suy nghĩ và tìm ra nhiều biện pháp áp dụng thành công trong việc thường xuyên đưa “Trò chơi dân gian vào trường học - kích thích hứng thú học sinh học tập và thông qua đó để giáo dục các em”. Cụ thể các biện pháp như sau: - Biện pháp1: Lên kế hoạch. - Biện pháp II: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh. - Biện pháp III: Tuân theo nguyên tắc. - Biện pháp IV: Áp dụng trò chơi trên theo kế hoạch cho đội viên và học sinh của trường. - Biện pháp V: Học sinh tự tổ chức trò chơi trong giờ ra chơi. Sáng kiến kinh nghiệm - 2 - Bùi Văn Hồng
  3. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 3.1. Biện pháp I: Lên kế hoạch: Như chúng ta đã biết, trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với học sinh. Vì thế, tôi cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với tâm lí và lứa tuổi học sinh. Ngoài vốn hiểu biết sẵn có, tôi còn tìm hiểu thêm trên mạng, trong sách báo, cẩm nang 100 trò chơi dân gian Việt Nam, Sau khi sưu tầm các trò chơi, tôi phân loại và giới hạn một số trò chơi cụ thể như sau: Trò chơi luyện tinh mắt dẻo Trồng nụ trồng hoa, nhảy lò cò, chân nhảy dây, đá cầu, bắn bi, nu na nu nống, Trò chơi luyện sự phán đoán Ô ăn quan, cờ gánh, chơi tính toán chính xác chuyền, Trò chơi phát hiện sự nhanh Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần cờ, tập thể Trò chơi rèn luyện sự phán Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, đoán thính tai Tôi chọn địa điểm chơi cho phù hợp mới phát huy được tác dụng của nó: - Tận dụng không gian rộng, thoáng cho học sinh chơi các trò chơi như: Rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, nhảy lò cò, nhằm rèn luyện và phát triển thể lực. - Trong lớp học nên cho học sinh chơi theo nhóm trò chơi như: ô ăn quan, chơi chuyền, kéo cưa lừa xẻ, cờ gánh nhằm luyện cho học sinh tính trung thực. Đặc biệt đặc trưng của trò chơi dân gian, khi chơi các em vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao, qua đó giáo dục các em tính dân tộc. Từ những thông Sáng kiến kinh nghiệm - 3 - Bùi Văn Hồng
  4. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian tin thu được tôi hướng dẫn cho học sinh học thuộc và tạo hào hứng trong khi chơi. * Ví dụ: + Chơi chuyền: “Chuyền chuyền một một một đôi ” + Kéo cưa lừa xẻ: “Cù cưa cút kít. Làm ít ăn nhiều ” + Nhảy lò cò: “ Nhảy lò cò Cho cái giò nó khỏe ” + Tập tầm vông: “Tập tầm vông tay không tay có ” 3.2. Biện pháp II: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh: Không phải trong giờ ra chơi nào cũng tổ chức trò chơi dân gian, nếu tổ chức thường xuyên e rằng quỹ thời gian không cho phép. Tùy tình hình thực tế và thời tiết, tôi qui định lớp tổ chức trò chơi vào những giờ giải lao hay vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lên lịch trò chơi cụ thể từng tháng: Thời gian Trò chơi Tháng 9, 10 Kéo co, ô ăn quan, kéo cưa lừa xẻ, đá cầu, rồng rắn lên mây, đổ nước chai. Tháng 11, 12 Chơi chuyền, kéo co, trồng nụ trồng hoa, nhảy lò cò, nhảy ô tiếp sức, thổi bong bóng, kẹp bóng. Tháng 1, 2, 3 Cờ gánh, bịt mắt bắt dê, tập tầm vông, cướp cờ, bắn bi, thải vòng trúng thưởng, bịt mắt đập lon, bịt mắt đá bóng. Tháng 4, 5 Ôn luyện các trò chơi đã biết Kế hoạch tổ chức các trò chơi: Dựa vào lịch trò chơi đã đề ra, giáo viên cho học sinh tìm hiểu lồng ghép vào tiết sinh hoạt cuối tuần các trò chơi mà giáo viên đã chuẩn bị phổ biến và cho học sinh chơi vào tuần kế tiếp. Sáng kiến kinh nghiệm - 4 - Bùi Văn Hồng
  5. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian Lập kế hoạch, sắp xếp trò chơi cho các em theo từng buổi để đảm bảo sức khỏe, đảm bảo điều kiện thời tiết, qua đó còn giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật. 3.3. Biện pháp III: Tuân theo nguyên tắc: - Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. - Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi. - Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép. - Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý. - Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội. Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất đồng đội, tôi luôn quan tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang điểm đánh giá thành tích của cá nhân cũng như thành tích chung của đồng đội. Nhờ vậy, luôn kích thích được tính tích cực phấn đấu của học sinh vì thành tích bản thân, vì thành tích đồng đội mà mình là thành viên. Qua đó, vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tính tập thể, tình bạn thân ái, đoàn kết. Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh tôi luôn tiến hành theo quy trình sau: * Chuẩn bị tổ chức trò chơi: - Thiết kế giáo án: (Tên trò chơi, mục đích giáo dục, phương tiện phục vụ, giải thưởng (nếu có), nội dung trò chơi ) - Chuẩn bị sân chơi. * Tổ chức trò chơi: - Nêu tên trò chơi và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trò chơi. - Nêu yêu cầu của trò chơi. Sáng kiến kinh nghiệm - 5 - Bùi Văn Hồng
  6. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian - Phổ biến luật chơi. - Nêu rõ cách chơi, hiệu lệnh, phân việc, cách thức làm việc. - Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp). - Tiến hành trò chơi: Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc. * Ví dụ: Sau lễ khai giảng đến phần hội tôi tổ chức cho các em học sinh khối 1,2,3 chơi trò chơi đổ nước chai, khối 4,5 chơi trò chơi thổi bong bóng, bịt mắt đập lon. - Dưới đây ví dụ minh họa cụ thể trò chơi đổ nước chai: * Chuẩn bị: Muỗng, xô đựng nước. * Nội dung: Các đội dùng muỗng múc nước ở xô đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước. * Cách chơi: Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng ở các đội bằng nhau. Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn Kẻ vạch giữa chậu nước và chai. Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng muỗng múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa muỗng cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa muỗng cho người số 3 trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại. So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó sẽ thắng. * Dụng cụ chơi: Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi. Muỗng múc nước Chậu đựng nước. * Luật chơi: Phải đưa muỗng ở vạch xuất phát Dùng chai và muỗng không bóp méo muỗng Chỉ dùng một tay đổ vào chai. * Chú ý: Sáng kiến kinh nghiệm - 6 - Bùi Văn Hồng
  7. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi. Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi. * Kết quả: Qua trò chơi giúp các em nhạy bén có tính đồng đội cao. Học sinh khối 1,2,3 của trường thi đổ nước chai vào ngày khai giảng năm học 2017 – 2018. Học sinh khối 4,5 của trường đang chơi trò chơi thổi bong bóng, bịt mắt đập lon. * Ví dụ: Để chào mừng ngày 20/11 tôi tổ chức cho học sinh khối 1,2,3 chơi trò chơi kẹp bong bóng, khối 4,5 trò chơi kéo co, nhảy bao bố. - Dưới đây ví dụ minh họa cụ thể trò chơi kéo co: * Chuẩn bị: - Một sợi dây thừng dài 15m. - Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội. * Luật chơi: - Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. * Cách chơi: Sáng kiến kinh nghiệm - 7 - Bùi Văn Hồng
  8. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian - Chia học sinh thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một em khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của thầy thì tất cả kéo mạnh về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. * Kết quả: Các em tham gia rất sôi nổi, rèn sức khỏe dẻo dai, tinh thần đồng đội cao. Học sinh khối 4, 5 chơi trò chơi kéo co và trò chơi nhảy bao bố nhân ngày 20/11. 3.4. Biện pháp IV: Áp dụng trò chơi trên theo kế hoạch cho đội viên và học sinh của trường: Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên nên chủ động thay đổi trò chơi một cách hợp lý để không gây nhàm chán. Trò chơi phải thay đổi tùy theo địa điểm chơi, không gian chơi. Trò chơi không lặp đi lặp lại nhiều lần và giáo viên phải có kỹ năng tổ chức trò chơi là hòa mình với trẻ con, cùng chơi với các em như người bạn lớn. Trong trò chơi, người quản trò rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của người quản trò. Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh, tôi luôn gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy thoải mái và sảng khoái trong Sáng kiến kinh nghiệm - 8 - Bùi Văn Hồng
  9. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian khi chơi. Qua đó, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với thầy cô giáo và tự khẳng định mình trong tập thể. 3.5. Biện pháp V: Học sinh tự tổ chức trò chơi trong giờ ra chơi: Trong giờ ra chơi, học sinh trường tôi tự tổ chức các trò chơi dân gian như: ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu, nhảy lò cò, cò chẹp Qua trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ nhanh, khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau. Hình ảnh một số trò chơi dân gian học sinh tổ chức khi ra chơi Sáng kiến kinh nghiệm - 9 - Bùi Văn Hồng
  10. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian PHẦN IV: KẾT QUẢ. Qua một quá trình tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp và sự nỗ lực của bản thân. Có nhiều kết quả cụ thể: - Qua việc chơi trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ nhanh, khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết với nhau hơn. - Sau giờ chơi, các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chất lượng học tập nâng lên rõ rệt. - Học sinh mở rộng kiến thức và có thêm hiểu biết về trò chơi dân gian. - Hầu hết các em hứng thú tham gia các trò chơi một cách tích cực. Không những các em tham gia mà còn động viên các bạn cùng tham gia. * Kết quả được đánh giá cụ thể như sau: (tổng số đội viên, nhi đồng: 187) Các trò chơi Số lượng Tỉ lệ Ham thích trò chơi dân gian 176/187 94,11% Hiểu biết về trò chơi dân gian 168/187 89,83% Mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi 158/187 84,49% Thể hiện tinh thần đoàn kết 178/187 95,18% Biết tự tổ chức trò chơi 159/187 85,02% Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 140/187 74,86% * Kết quả cấp huyện: Đạt giải III hội thi Phụ trách Sao giỏi, giải khuyến khích hội thi An toàn giao thông huyện, giải III hội thi Chỉ huy đội giỏi. Sáng kiến kinh nghiệm - 10 - Bùi Văn Hồng
  11. Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian PHẦN V: KẾT LUẬN Sau một năm chỉ đạo công tác Đội, tôi áp dụng các biện pháp sau đây: - Lên kế hoạch. - Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh. - Tuân theo nguyên tắc. - Áp dụng trò chơi trên theo kế hoạch cho đội viên và học sinh của trường. Với các biện pháp trên tôi đã giúp các đội viên, nhi đồng Liên đội trường tôi thỏa mãn nhu cầu vui chơi, kích thích học sinh học tập tốt, góp phần thắng lợi trong cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, năm học 2017 – 2018. Muốn đạt được kết quả tốt Tổng phụ trách phải là người thực sự gắn bó với công việc của mình, phải biết trăn trở, tìm hiểu, phải có quyết tâm cao về đổi mới phương pháp làm việc. + Có kế hoạch cụ thể, phù hợp cho từng công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội viên. + Phải tin yêu các em, có trách nhiệm với công việc mình làm. + Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường. + Phải chú trọng việc xây dựng điểm, đảm bảo hoạt động toàn diện nhưng phải chú ý mũi nhọn. + Chú ý phát động các đợt thi đua trong toàn Liên đội, sau mỗi đợt thi đua phải có nhận xét, đánh giá cụ thể. Trên đây, tôi vừa trình bày: “ Một vài biện pháp giáo dục học sinh tiểu học thông qua trò chơi dân gian” tôi muốn trình bày ý kiến của mình để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng cho các biện pháp của tôi đã đưa ra được hoàn thiện hơn, góp phần giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt trò chơi dân gian. Sáng kiến kinh nghiệm - 11 - Bùi Văn Hồng