Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_viet_van_khi_day_m.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam
- 5 quen với sách hướng dẫn học, một phần hướng dẫn các em các kĩ thuật học cá nhân, nhóm và cả lớp, tập huấn cho Hội đồng tự quản đồng thời tôi chuẩn bị những kiến thức cần thiết trang bị cho học sinh khi học viết văn. - Nắm chắc các dạng bài được phân bổ trong chương trình môn Tiếng Việt của cả năm học theo thứ tự từng tuần để có kế hoạch chuẩn bị trước những kiến thức phục vụ cho từng dạng bài. Ví dụ: Khi dạy các em viết đoạn văn ể về một người, tôi hướng dẫn cho học sinh xác định mình sẽ kể về ai? ( bạn, người thân trong gia đình, một người hàng xóm, một người mới quen, mới gặp hay một cô giáo, thầy giáo ). Hướng dẫn cho các em phân biệt được hình dáng, công việc, mối quan hệ, cách xưng hô của bạn khác với người thân, khác người hàng xóm và khác với thầy cô Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị những gì cần thiết cho việc viết bài. b. Chuẩn bị của học sinh Học sinh phải xác định được động cơ học tập tốt. Khi học đến dạng bài nào phải chuẩn bị tốt những yêu cầu của giáo viên đề ra. Ví dụ: Khi học đế dạng bài kể về một con vật nuôi trong gia đình em thì học sinh phải xác định rõ con vật nuôi mà mình sẽ kể là con gì. Phải quan sát kĩ con vật đó xem nó có những đặc điểm gì? Mọi người có nhận xét về nó thế nào? Bản thân mình thấy nó thế nào? Chăm sóc nó ra sao? Có thể ghi nhớ hoặc ghi vào sổ tay văn học. Chuẩn bị chu đáo sách vở, đồ dùng học tập và kết quả quan sát trước khi đến lớp. c. Các việc làm cụ thể Bước 1: Dạy từ và câu Để dạy tốt việc viết văn cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới VNEN thì trước hết phải cung cấp cho học sinh vốn từ. Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi đã chú ý đến việc dạy cho các em hiểu về từ (từ đơn, từ nhiều tiếng)sau đó giúp các em hiểu các loại từ. Đầu tiên là từ chỉ sự vật, khi dạy loại từ này tôi đã cho các em chỉ vào từng đồ vật và gọi tên chúng, gọi tên người trong gia đình, người ở trong trường và người trong cộng đồng; gọi tên từng loại cây trồng, tên từng con vật mà các em biết; tên các sự vật hiện tượng. Giáo vên kết
- 6 luận: Các từ chỉ tên người, con vật, đồ vật, cây cối và tên các sự vật hiện tượng là các từ chỉ sự vật. Khi học sinh đã nắm được các từ chỉ sự vật rồi thì tôi hướng dẫn các em quan sát xem các sự vật đó có cử chỉ, hành động gì? Sau đó kết luận: Những từ chỉ cử chỉ, hành động của sự vật là từ chỉ hoạt động. Và dù học sinh chưa học đến các từ chỉ đặc điểm thì tôi vẫn có thể hướng dẫn các em nắm được từ chỉ đặc điểm bằng cách gởi ý để học sinh thấy được màu sắc, hình dạng, kích thước và tính chất hay phẩm chất của sự vật. Khi các em đã nắm được từ loại rồi tôi sẽ hướng dẫn các em viết câu đơn ( câu có đủ hai bộ phận chính). Và từ câu đơn dần dần giúp các em mở rộng câu bằng cách thêm các bộ phận phụ trả lời cho câu hỏi: ‘‘ở đâu? Khi nào?Vì sao? Như thế nào? Để làm gì?’’cho câu rõ nghĩa hơn. Và cao hơn là giúp các em viết câu có hình ảnh, gọi sự vật như gọi người để câu văn hay hơn. gần gũi hơn. Ví dụ: Khi nói về mắt mèo: Học sinh trung bình có thể nói: ‘‘ Đôi mắt con mèo nhà em tròn xoe. Hay Đôi mắt mèo to và tròn’’. Nhưng học sinh khá giỏi có thể viết: ‘‘Đôi mắt chú mèo nhà em to và tròn xoe xanh biếc như hai hòn bi ve.’’Hoặc khi tả cây hoa hồng nhung, học sinh trung bình có thể nói: ‘‘ Ngoài vườn, cây hồng nhung đang nở hoa, khoe sắc.’’ Nhưng học sinh khá giỏi có thể nói: ‘‘ Ngoài vườn, chị hồng nhung đang khoe vẻ đẹp yêu kiều của mình với các chú ong mật.’’ Hoặc khi tả biển, học sinh trung bình nói: ‘‘ Sóng biển nhấp nhô.’’ Nhưng học sinh khá giỏi lại nói: ‘‘ Những con sóng biển như những đứa trẻ tinh nghịch nắm tay nhau chạy vào bờ.’’ Với cách hiểu và cách làm như vậy, học sinh lớp tôi , các em hứng thú hơn với việc tìm tòi, phát hiện và mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết để viết văn. Học sinh khá giỏi sẽ thi đua nhau học tập. Như vậy sẽ đạt kết quả tốt hơn. Bước 2: Dạy các em thực hành viết đoạn văn. Khi dạy học sinh viết văn thì việc xác định yêu cầu là rất quan trọng. Ví dụ: Khi ra đề tập làm văn cho học sinh viết thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn cho các em có thói quen xác định xem đề bài yêu cầu gì? Trong phạm vi nào? Và khi đã xác định được đối tượng cần kể hay tả rồi thì kể gì? Và tả gì? Như vậy
- 7 các em sẽ hiểu đề một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó học sinh sẽ không bị mất phương hướng khi làm bài. Ví dụ: * Với dạng bài kể về một người, việc đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh hiểu được yêu cầu của đề: + Về thể loại: Kể về người. + Phạm vi: Tự kể về mình, kể về một bạn, kể về người thân, kể về một người hàng xóm, kể lại một người mới quen, kể về một cô giáo hay thầy giáo Khi các em đã hiểu rõ yêu cầu như trên, các em sẽ tự chọn một người và tự tìm hiểu về một người mà mình sẽ kể bằng cách quan sát trực tiếp người đó hoặc nhớ lại xem người đó có đặc điểm hình dáng thế nào? nghề nghiệp, công việc của người ấy? Tình cảm của người ấy với mọi người xung quanh, với mình như thế nào? Rồi nhận xét và ghi vào sổ tay hoặc ghi nhớ thì khi đến lớp các em sẽ mạnh dạn trao đổi những gì mình quan sát được với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp để có thể học hỏi lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó, các em sẽ có cơ hội sửa chữa những hạn chế của mình. Bước này rất quan trọng giúp học sinh nắm được hình dáng, hoạt động, tính cách hay đặc điểm của đối tượng cần nói một cách chi tiết và chính xác.Thông qua bước này học sinh tái hiện lại những gì mình đã quan sát được một cách dễ dàng và chính xác, đồng thời giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu bài viết.Thông qua việc chấm chữa, nhận xét và động viên của giáo viên kết hợp với phụ huynh, chất lượng các bài viết của các em sẽ đạt kết quả tốt. Tương tự như vậy các em sẽ có thể tự kể về một người bất kì dựa vào cách thức đã được học. * Với dạng bài kể về một con vật nuôi, tôi cũng cho học sinh tìm hiểu kĩ yêu cầu thể loại: Kể về một con vật nuôi.Vậy em cần kể những gì? Để kể được như vậy thì cần quan sát con vật qua thực tế, xem tranh, ảnh hoặc xem các kênh thông tin để học sinh nắm được đặc điểm nổi bật của con vật, nắm được ích lợi của con vật đó như thế nào đối với đời sống con người. Từ đó học sinh biết yêu quý con vật và có ý thức chăm sóc và bảo vệ.
- 8 * Tương tự như thế với các dạng bài tả ngắn về một loài chim, về cây cối, tả quả, tả sông, biển học sinh cũng phải nắm thật tốt các bước quan sát, nhận xét và ghi nhớ những gì mình quan sát được. Có như vậy các em mới kể lại
- 9 bằng lời một cách tự nhiên, chân thật sự vật và viết lại đoạn văn một cách dễ dàng.
- 10 * Với dạng bài kể lại một việc đã làm, đây là dạng bài mới và khó đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy khi dạy dạng bài này đòi hỏi giáo viên phải định hướng và dẫn dắt các em xác định rõ yêu cầu của bài: Kể việc gì? Việc đó là em đã làm hay bạn làm? Ý nghĩa của việc làm đó thế nào? Sau đó gợi ý học
- 11 sinh nhớ lại việc đã làm đó xảy ra khi nào? Diễn ra ở đâu? Trình tự công việc đó ra sao? Kết quả việc làm đó? Mọi người nhận xét như thế nào? Cảm nghĩ của em? Với cách làm như trên, lúc đầu học sinh rất bỡ ngỡ, còn phải dựa vào trình tự câu hỏi để trình bày, các câu văn còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong cùng một đoạn văn. Dần dần các em làm quen hơn và viết đoạn văn theo ý hiểu của mình, không gò ép nên có nhiều học sinh rất sáng tạo khi viết. sau đây là một số ví dụ: Ví dụ 1: Kể về một con vật. Ví dụ 2: Kể về người thân.
- 12 Ví dụ 3: Tả ngắn về biển. Ví dụ 3: Kể lại việc tốt.
- 13 Bước 3: Đánh giá và hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả viết văn của mình. - Hướng dẫn các em tự kiểm tra bằng cách đọc lại bài của mình, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- 14 - Đổi bài cho bạn để kiểm tra. Nếu học sinh nào chưa có khả năng góp ý và sửa lỗi cho bạn thì tôi giúp đỡ hoặc chọn một số bài viết đặc biệt là những bài viết chưa tốt để có thể uốn nắn, điều chỉnh, sửa lỗi cho các em. - Đọc bài cho nhau nghe trong nhóm để chọn bài viết hay nhấtđọc cho cô giáo và cả lớp nghe. - Trưng bày một số bài viết hay và trình bày sạch đẹp vào góc: ‘‘Góc những bài văn hay chữ đẹp.’’ cho cả lớp học tập. - Về nhà các em đọc bài viết của mình cho người thân nghe để người thân nhận xét, đánh giá. Từ đó cha mẹ các em biết được con, em mình nắm kiến thức được đến đâu để cùng kết hợp với cô giáo giúp đõ các em học tập tốt hơn. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. Hiệu quả về kinh tế: Sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng viết văn khi dạy môn Tiếng Việt lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam.” Không tốn nhiều về kinh phí bởi vì các bước thực hiện đều được tổ chức trong lớp học và ngoài sân trường là chủ yếu. Còn một số hoạt động trải nghiệm ngoài không gian trường lớp nhưng cũng chỉ ở mức độ đơn giản và với những điều kiện và thiết bị dạy và học có sẵn và do giáo viên và phụ huynh chuẩn bị. Hiệu quả về mặt xã hội: Sau một năm thực hiện sáng kiến này, tôi nhận thấy các em học sinh tiến bộ rất nhiều. Các em tự giác, hứng thú và chủ động tìm hiểu trước những gì cần thiết phục vụ bài viết. Các em đã mạnh dạn trao đổi. hợp tác cùng bạn để thực hiện tốt nội dung học tập. Các em còn thi đua nhau trình bày những đoạn văn hay trước nhóm, trước lớp và cùng nhau tranh luận để giúp nhau cùng tiến bộ không chỉ riêng môn Tiếng Việt mà các em còn học tốt hơn ở các môn học khác. Với sự cố gắng của giáo viên và các em học sinh trong lớp, không những chất lượng các bài viết văn mà chất lượng môn Tiếng Việt trong năm học của lớp tôi đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể là chất lượng môn Tiếng Việt trong hai kì kiểm tra học
- 15 kì I và cuối năm của lớp tôi vượt bình quân chung của khối và xếp thứ nhất. Kết quả cụ thể như sau: + Cuối kì I: Tổng số học sinh của cả lớp là 30 em Trong đó: Điểm 9,10 là 12 em đạt 40% Điểm 7,8 là 15 em đạt 50% Điểm 5,6 là 3 em 10% + Cuối năm: Tổng số học sinh còn 29 em ( 1 em chuyển đi ) Trong đó: Điểm 9,10 là 22 em đạt 75,8% Điểm 7,8 là 6em đạt 24,2% IV.CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung bài của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Lợi, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Cúc CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu)
- 16 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu)