Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

doc 19 trang binhlieuqn2 5170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_bao_ve_moi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

  1. ĐỀ TÀI: Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Môi trường là quần thể các yếu tố xung quanh con người. Môi trường tốt hay không tốt ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của con người. Muốn có một sức khỏe tốt để sống và làm việc, con người cần một môi trường trong lành. Trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hiện nay Đảng và nhà nước rất quan tâm và coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Ngày 17/01/2001 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1363/QĐ- TTg về việc “ Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, ngày 21/4/2006 Vụ giáo dục mầm non có công văn hướng dẫn chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về việc “ Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường mầm non giai đoạn 2002 – 2010”, Công văn đã xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách thực hiện công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường mầm non. Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường là giúp cho con người có hiểu biết và nhạy cảm với các vấn đề môi trường, hình thành thái độ đúng và kỹ năng giải quyết các vấn đề về môi trường, vì sự sống hiện tại và tương lai của nhân loại. Đối với trẻ mầm non, giáo dục bảo vệ môi trường nhằm khích lệ, tạo điều kiện để trẻ quan sát, khám phá thế giới xung quanh, đó là con đường tích cực và vui thú nhất đưa trẻ đến với những tri thức về thế giới xung quanh trẻ, cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, mối quan hệ giữa con người và môi trường. Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục và nhà trường về nhiệm vụ giáo dục BVMT, đồng thời nhận thức rõ được ý nghĩa của việc GDBVMT đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, năm học này tôi đã quyết tâm tìm ra “ Một số giải pháp thực hiện nội dung GDBVMT cho trẻ 5 tuổi” Để nội dung của chuyên đề thực sự có hiệu quả tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi” + Nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu, những kiến thức cơ bản về môi trường sống gần gũi xung quanh trẻ. + Giúp trẻ nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. + Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, ngôi nhà chung của chúng ta. Nghiên cứu trên được tiến hành thực nghiệm trẻ ở 2 lớp 5A1 và 5A2 trường mầm non Đằng Lâm. - Nhóm đối chứng lớp 5A2 tôi đưa giáo dục BVMT vào dạy bình thường. - Nhóm thực nghiệm lớp 5A1 tôi đã nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT vào dạy trẻ. 4
  2. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức bảo vệ môi trường của trẻ. Lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tổng điểm kiểm tra đầu ra các hoạt động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 9,17; kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng là 7,94 (chênh lệch 1,23). Mặt khác kết quả kiểm chứng T – test độc lập sau tác động p = 0,00006 cho thấy p < 0,05 và mức độ ảnh hưởng là SMD = 0,89 như vậy mức độ ảnh hưởng của đề tài là rất lớn. Điều đó chứng minh rằng việc nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho trẻ 5 tuổi đã tác động đến trẻ ở trường mầm non Đằng Lâm. II. GIỚI THIỆU Môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng và vẫn tiếp tục bị đe doạ đến mức báo động và nguy cơ mất cân bằng. Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại, đây là vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, vì vậy vấn đề cần thiết đặt ra là phải tăng cường giáo dục BVMT cho mọi người và đặc biệt là lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn tốt nhất hình thành ý thức, rèn luyện thói quen tích cực cho trẻ, tạo nên những giá trị con người tốt đẹp, hình thành nhân cách trẻ. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT đối với trẻ mầm non, nội dung giáo dục BVMT cho trẻ 5 tuổi đã được đưa vào lồng ghép tích hợp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, xong hiệu quả chưa cao. Là một giáo viên 5 tuổi trực tiếp giảng dạy tôi nhận thức được điều đó, tôi càng trăn trở làm như thế nào để những kiến thức về bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ thực sự có hiệu quả. Hơn nữa Trường mầm non Đằng Lâm là một trường có cơ sở vật chật còn khó khăn, diện tích chật hẹp. Chính vì vậy, càng cần tạo ra và giữ gìn một khuôn viên, môi trường sạch sẽ, khoáng đạt 1. Giải pháp thay thế - Xác định rõ yêu cầu đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những khái niệm đơn giản, gần gũi với trẻ. - Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề, thông qua các hoạt động. - Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục BVMT cho trẻ. 2. Vấn đề nghiên cứu - Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ có giúp trẻ nhận thức được vấn đề về môi trường hay không? 3. Giả thiết nghiên cứu 5
  3. - Nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch môi trường bẩn xung quanh trẻ, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn trường mầm non Đằng Lâm là nơi tôi đang công tác để thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Giáo viên: với đề tài nghiên cứu này tôi trực tiếp thực hiện áp dụng nghiên cứu nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT cho trẻ 5 tuổi ở lớp tôi -5A1 Lớp đối chứng lớp 5A2. Trẻ: Hai lớp được chọn nghiên cứu đều có điểm tương đồng nhau về đặc điểm tâm sinh lý, mức độ nhận thức, sức khoẻ, giới tính 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi lựa chọn thiết kế 2: thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với với các nhóm tương đương. Nhóm thực nghiệm gồm 35 trẻ lớp 5A1, nhóm đối chứng gồm 35 trẻ lớp 5A2. Tôi lựa chọn một số hoạt động để thực hiện đánh giá trước tác động : - Nhận biết môi trường sạch, môi trường bẩn - Nhận biết những hành vi bảo vệ môi trường. - Nhận biết, tìm những hành vi có ý thức bảo vệ môi trường. Kết quả là: Bảng 1: Kiểm tra trước tác động SỐ GIỚI TÍNH MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC LỚP TRẺ NAM NỮ Tốt Khá Đạt Thực 6 cháu 19 cháu 10 cháu 35 15 20 nghiệm 17,1% 54,3% 28,6% 5 cháu 20 cháu 10 cháu Đối chứng 35 18 17 14,3% 57,1% 28,6% Ghi chú : Kết quả kiểm tra trước tác động được đánh giá bằng điểm số cho từng trẻ theo thang điểm 10 ( phụ lục) Kết quả kiểm tra trước tác động có sự khác nhau do đó tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm khi tác động Kết quả như sau 6
  4. Bảng 2: Bảng kết quả giá trị trung bình của nhóm đối chứng – nhóm thực nghiệm trước tác động GIÁ TRỊ ĐỐI CHỨNG THỰC NGHIỆM Giá trị trung bình 7,11 7,17 Giá trị phép kiểm chứng 0,42 T- Test độc lập trước tác động Nhìn vào bảng ta thấy giá trị trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng được coi là tương đương nhau p = 0,42 < 0,05 là có ý nghĩa, chênh lệch này không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu KIỂM TRA KIỂM TRA SAU NHÓM TRƯỚC TÁC TÁC ĐỘNG TÁC ĐỘNG ĐỘNG O1 Dạy biện pháp thực O3 THỰC NGHIỆM nghiệm O2 Dạy biện pháp hiện O4 ĐỐI CHỨNG hành 3. Quy trình nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi đã thực hiện những bước sau: Chuẩn bị: Lớp 5A2 ( lớp đối chứng) thiết kế các hoạt động thực hiện theo chương trình hiện hành,. Lớp 5A1 là (lớp thực nghiệm) tôi thiết kế bài dạy có sử dụng các biện pháp thực nghiệm. * Tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn theo kế hoạch hoạt động của nhà trường và theo các chủ đề trong năm học. Tôi đã lên kế hoạch lồng ghép vào các chủ đề trong năm học Bảng 4: Thời gian thực hiện THỜI NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI CHỦ ĐỀ GIAN TRƯỜNG Tháng 9/ TRƯỜNG MẦM NON - Nhận biết môi trường sạch, môi trường bẩn 2012 ở trường lớp. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 7
  5. - Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp Tháng BẢN THÂN - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học 10/2012 - Thực hành vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng - Tìm hành vi đúng, hành vi sai. Tháng GIA ĐÌNH - Tận dụng các phế liệu trong gia đình để 112012 làm đồ dùng đồ chơi. - Vệ sinh đồ dùng trong gia đình bé. Tháng NGHỀ NGHIỆP - Tìm hiểu nghề làm sạch môi trường 12/2012 - Giúp bác lao công vệ sinh trường lớp. Tháng PHƯƠNG TIỆN GIAO - Các phương tiện gây ô nhiễm môi trường 1/2013 THÔNG - Các hành vi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông. Tháng TẾT VÀ MÙA XUÂN - Tham gia ngày hội tết trồng cây 2/2013 THẾ GIỚI THỰC VẬT - Tìm hiểu về lợi ích của cây xanh đối với môi trường. - Làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu lá khô, hoa khô, cành cây khô Sau thời gian thực hiện các biện pháp thực nghiệm với lớp mình, tôi tiếp tục đo đầu ra của 2 nhóm. Tôi thấy sự chuyển biến rõ rệt, trẻ có hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, về thế giới thực vật, về các ngành nghề, nhận thức rõ được môi trường sạch, môi trường bẩn, trẻ có kiến thức về cách giữ gìn vệ sinh, chăm sóc bản thân, có thói quen hành vi bảo vệ môi trường, có phản ứng với hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bảng 5: Kiểm tra sau tác động MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC LỚP SỐ TRẺ Tốt Khá Đạt Thực nghiệm 35 27 cháu 8 cháu 0 cháu 77,1% 22,9% Đối chứng 35 12 cháu 18cháu 5cháu 34,3% 51,4% 14,3% 8
  6. Bảng 6: Kết quả nghiên cứu trước và sau tác động KIỂM TRA KIỂM TRA SAU NHÓM TRƯỚC TÁC TÁC ĐỘNG TÁC ĐỘNG ĐỘNG Nầng cao chất lượng giáo dục bảo THỰC NGHIỆM 7,17 9,17 vệ môi trường vào dạy trẻ. Không nâng cao ĐỐI CHỨNG 7,11 hiệu quả giáo dục 7,94 bảo vệ môi trường 4. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là kết quả khảo sát trên trẻ vào tháng 9 năm 2013 trong chủ điểm trường mầm non. Điểm kiểm tra sau tác động là kết quả khảo sát trên trẻ vào tháng 2 năm 2014 trong chủ điểm tết và mùa xuân. Việc khảo sát trên trẻ do tôi và đồng chí giáo viên đứng lớp 5A2 thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Sau khi khảo sát chúng tôi đã lập bảng điểm trước và sau tác động với các nhóm nghiên cứu (Thực nghiệm – Đối chứng) IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 7: So sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu sau khi tác động: GIÁ TRỊ LỚP ĐỐI CHỨNG LỚP THỰC NGHIỆM Giá trị trung bình 7,94 9,17 Độ lệch chuẩn 1,37 0,98 T- Test độc lập 0,00006 Mức độ ảnh hưởng 0,89 9
  7. 10.00 9.17 9.00 7.94 8.00 7.11 7.17 7.00 6.00 5.00 4.00 3.00 2.00 1.00 0.00 Trước tác động Sau tác động Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước tác động và sau tác động. Như bảng so sánh giá trị trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm thực nghiệm sau tác động có độ chênh lệch rõ rệt. Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là: 9,17, điểm trung bình của nhóm đối chứng là 7,94. Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 1,23 kết quả này cho thấy nhận thức của trẻ về ý thức bảo vệ môi trường phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch hoạt động, biện pháp của giáo viên. Mặt khác giá trị của phép kiểm chứng T- Test độc lập sau tác động của 2 nhóm là p = 0,00006 < 0,05 chứng tỏ rằng sự chênh lệch giá trị trung bình giữa hai nhóm là có nghĩa, tức là không phải do ngẫu nhiên mà do tác động của nghiên cứu. Mức độ ảnh hưởng của đề tài là SMD = 0,89 theo bảng tiêu chí Cohen được kết luận là lớn. Điều đó có nghĩa là sử dụng biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường được đề xuất trong đề tài này đã ảnh hưởng lớn đến trẻ, giúp trẻ nhận thức được môi trường xung quanh mình và hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Do vậy giả thiết khoa học tôi đưa ra ban đầu là đúng và được chứng minh. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Với những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ 5 tuổi bảo vệ môi trường mà tôi đã thực nghiệm thì đã đạt được kết quả sau: Đối với trẻ: - Trẻ nhận thức được môi trường sạch môi trường bẩn xung quanh trẻ. - Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi ở sân trường, nơi công cộng mà vứt rác đúng nơi quy định ( thùng rác) - Trẻ hứng thú tích cực, chủ động tham gia vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học 10
  8. - Trẻ có ý thức hơn, khi nhìn thấy rác thì nhặt bỏ vào nơi quy định, nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi thì biết nhắc nhở. Đối với phụ huynh: Phụ huynh quan tâm ủng hộ, phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi giữ gìn vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhiệt tình các nguyên vật liệu phế thải cho giáo viên để tạo ra các đồ chơi mới lạ hấp dẫn trẻ. Đó là những gì tôi , các bậc phụ huynh cùng các bé ở lớp tôi gặt hái được, từ những việc làm cụ thể và những kết quả trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Để giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường, cô giáo phải biết xây dựng nội dung giáo dục BVMT cho trẻ thông qua các chủ đề, thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ gần gũi, sáng tạo kích thích trẻ vận dụng thực hành. Trên đây là những giải pháp của tôi trong việc thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi. Vì điều kiện thời gian có hạn không tránh khỏi nhứng thiếu sót nhất định. Tôi chân thành mong muốn sự giúp đỡ đóng góp của các cấp, ban giám hiệu và các đồng nghiệp bổ xung thêm đầy đủ và phong phú hơn. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n ! Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA HĐKHSP NHÀ TRƯỜNG Người viết Nguyễn Thị Trang 11
  9. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ 2. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ giáo dục và đào tạo - dự án Việt - Bỉ. 3. Tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. 4. Tài liệu con người và môi trường ( Nhà xuất bản đại học sư phạm) VII. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1. Phiếu đánh giá trẻ Họ và tên trẻ: Lớp: Giáo viên khảo sát: Các mặt đánh giá Tốt Khá Đạt Nhận thức về môi trường Thái độ ứng xử với môi trường Kỹ năng Tổng điểm Đánh giá theo thang điểm 10: ( Tốt: 9-10đ; Khá: 7- 8đ; Đạt: 5- 6đ) 2. Phụ lục 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi. Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các khái niệm đơn giản gần gũi trẻ. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với các hoạt động trong ngày của trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy mọi việc gần gũi và trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn. Đó chính là các hoạt động như rửa tay, rửa mặt, đánh răng,xếp đồ dùng đồ chơi lồng ghép thông qua các trò chơi nhẹ nhàng như: Tay ai sạch, răng bé nào trắng, chiếc tủ gọn gàng, bé trực nhật giúp cô, đó cũng có thể là một giờ hoạt động mang tính trải nghiệm, khám phá những vấn đề về môi trường, tìm hiểu môi trường sạch, môi trường bẩn, tìm hiểu về những phương tiện, hành vi gây ô nhiễm môi trường hay chỉ là một buổi chơi lao động nhẹ nhàng như: nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác, hoặc làm đồ chơi 12
  10. Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động. Khi xác định được nội dung tích hợp để giáo dục BVMT tôi đã lựa chọn phân bổ vào từng hoạt động trong ngày như hoạt động học, hoạt động ngoài trời, giờ đón trả trẻ, giờ ăn trưa cho thật phù hợp. VD: chủ đề trường mầm non * Đón trẻ - Quan sát trò truyện về tủ đồ dùng, giá để dép. - Sắp xếp giá dép , tủ đồ dùng gọn gàng. - Trò truyện về môi trường của lớp, của trường. * Hoạt động học - Trường mầm non của bé: giới thiệu về các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi vất bỏ rác, * Hoạt động ngoài trời - Quan sát cảnh quang sân trường, nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? vì sao? thực hành nhặt rác trong sân trường, nhặt lá khô * Hoạt động góc - Tìm khoanh môi trường sạch, gạch đánh dấu môi trường bẩn * Giờ ăn - Thực hành vệ sinh rửa tay, rửa mặt VD: chủ đề bản thân * Đón trẻ - Quan sát trò truyện về vệ sinh bản thân trẻ. - Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. * Hoạt động học - Bé với môi trường: Tìm hiểu về những hành vi gây ô nhiễm môi trường, những hanh vi bảo vệ môi trường. * Hoạt động ngoài trời - Quan sát cảnh quang sân trường, nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? vì sao? thực hành nhặt rác trong sân trường, nhặt lá khô * Hoạt động góc - Tìm khoanh môi trường sạch, gạch đánh dấu môi trường bẩn - Lựa chọn hàng vi đúng, gạch bỏ hành vi sai. * Giờ ăn - Thực hành vệ sinh rửa tay, rửa mặt 13
  11. - Ăn uống gọn gàng , không rơi vãi. VD: chủ đề nghề nghiệp * Đón trẻ - Quan sát trò truyện về công việc của cô lao công. - Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. * Hoạt động học - Cô lao công: Tìm hiểu về công việc của cô lao công, công nhân môi trường đô thị. * Hoạt động ngoài trời - Xem tranh ảnh, băng hình về công việc của các cô chú công nhân môi trường đô thị - Quan sát cô lao công. * Hoạt động góc - Tìm khoanh môi trường sạch, gạch đánh dấu môi trường bẩn - Lựa chọn hàng vi bảo vệ môi trường, gạch bỏ hành vi gây ô nhiễm môi trường. * Giờ ăn - Thực hành vệ sinh rửa tay, rửa mặt - Ăn uống gọn gàng , không rơi vãi. VD: chủ đề tết và mùa xuân - thế giới thực vật * Đón trẻ - Trò chuyện về cây xanh và ích lợi của cây xanh đối với môi trường. - Trò chuyện với trẻ về ý thức bảo vệ môi trường trong những ngày tết như: khi đến những nơi công cộng không vướt rác bừa bãi, không ngắt hoa, bẻ cành lộc * Hoạt động học - Tìm hiểu về cây xanh, * Hoạt động ngoài trời - Tham gia ngày hội tết trồng cây. - Chăm sóc cây ở trường, vườn thực nghiệm. - Nhặt lá khô làm đồ chơi. * Hoạt động góc - Thực hành chăm sóc cây ở góc thiên nhiên - Làm đồ chơi từ lá khô, cành khô 14
  12. - Tô màu hành vi đúng: như tưới cây, trồng cây, bỏ rác vào thùng Sự tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường linh hoạt hiệu quả tôi đã khai thác phù hợp ở từng chủ đề, giúp trẻ được tiếp xúc trải nghiệm từ đó hình thành hành vi, thái độ tích cực với môi trường một cách tự nhiên hứng thú. Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục BVMT cho trẻ. Để kết hợp với phụ huynh nhằm tạo được sự thống nhất về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh tôi đã trao đổi cùng với phụ huynh để đi đến thống nhất sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường về việc giáo dục BVMT cho trẻ. Tôi phát động phong trào “Hành trình xanh của mẹ và bé” Phụ huynh cùng với trẻ sưu tầm nguyên vât liệu vừa làm sạch môi trường, vừa làm đồ dùng đồ chơi. VD; Tôi đã tận dụng các thùng bìa cát tông làm đoàn tàu, tôi trang trí và ghi những thông điệp mang nội dung giáo dục bảo vệ môi trường dành cho cả phụ huynh và trẻ, với bài thơ ở đầu tầu “ Mẹ ơi đừng vất đi Hãy để con mang đến Cho cô và các bạn Làm đồ dùng đồ chơi Trông ngộ nghĩnh tuyệt vời Tiết kiệm lại sạch đẹp Môi trường của chúng ta” Còn lại các toa tầu khác có gắn các chữ nguyên vật liệu, phế liệu, đồ dùng phế thải trong gia đình, đồng thời có hình ảnh minh họa đi kèm để trẻ nhớ, ( toa 1: chai nhựa; Toa 2: vỏ hộp; Toa 3: sách báo cũ; Hay phong trào những hành động bảo vệ môi trường của mẹ và bé , ủng hộ cây xanh để trồng ở trường, lớp đều được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình Bên cạnh đó tôi còn xây dựng hệ thống bảng tuyên truyền về BVMT trao đổi với phụ huynh về nội dung, kiến thức giáo dục trẻ. Thông qua các hình thức như vậy tôi nhận được sự ủng hộ của phụ huynh để thực hiện tốt nội dung giáo dục BVMT cho trẻ ở lớp mình. 3. Phụ lục 3. Bảng điểm đánh giá trẻ 15
  13. (Nhóm thực nghiệm lớp 5A1) TRƯỚC TÁC STT HỌ VÀ TÊN SAU TÁC ĐỘNG ĐỘNG 1 Nguyễn Anh Đức 7 9 2 Vũ Đình Hưng 6 9 3 Mạnh Cao Lâm 7 9 4 Đỗ Doãn Đạt 5 7 5 Nguyễn Thị Minh Phương 8 10 6 Nguyễn Linh Thảo 8 10 7 Hoàng Thanh Ngân 7 9 8 Dương Minh Ngọc 7 10 9 Hoàng Khánh Linh 7 9 10 Lưu Gia Hậu 7 9 11 Vũ Thùy Anh 9 10 12 Đoàn Trần Bảo Ngọc 5 7 13 Nguyễn Đức Lộc 7 10 14 Phạm Ngọc Anh 6 8 15 Nguyễn Gia Bảo 6 7 16 Nguyễn Phương Linh 8 10 17 Nguyễn Ngọc Thương 9 10 18 Nguyễn Khánh Chi 6 9 19 Hoàng Hà Phương 8 10 20 Phạm Vũ Hà Vy 5 8 21 Trần Trung Kiên 5 8 22 Hoàng Thị Thủy 7 9 23 Đoàn Bùi Ngọc Minh 7 9 16
  14. 24 Khoa Minh Châu 8 10 25 Hoàng Sỹ Luân 8 10 26 Nguyễn Thị Thu Trang 6 8 27 Lương Quang Minh 8 10 28 Đoàn Bùi Ngọc Minh 7 9 29 Vũ Bình Minh 5 8 30 Vũ Nguyên Hoàng 9 10 31 Nguyễn Thu Hà 9 10 32 Bùi Thu Thủy 9 10 33 Trịnh Ngọc Lam 8 10 34 Nguyễn Minh Phương A 8 10 35 Nguyễn Minh Phương B 9 10 (Nhóm đối chứng lớp 5A2) STT HỌ VÀ TÊN TRƯỚC TÁC SAU TÁC ĐỘNG ĐỘNG 1 Trịnh Văn Bình 6 8 2 Vũ Chí Công 5 5 3 Phạm Tuấn Dương 6 7 4 Nguyễn Công Hải Đăng 6 8 5 Phạm Quỳnh Anh 6 7 6 Phạm Châu Trúc Anh 7 9 7 Trần Phương Chi 7 7 8 Nguyễn Quỳnh Chi 7 8 9 Đoàn Quốc Đạt 9 10 10 Trần Thị Mai Anh 8 9 17
  15. 11 Dương Anh Đức 5 5 12 Nguyễn Hoàng Gia 9 10 13 Vũ Thị Ngọc Diệp 7 8 14 Phạm Minh Hoàng 8 8 15 Nguyễn Thị Hương Giang 9 10 16 Nguyễn Tuấn Hưng 8 8 17 Nguyễn Trịnh Hà Linh 7 8 18 Nguyễn Bình Minh 6 7 19 Lê Vân Hà 9 10 20 Lê Thị Bảo Hân 5 5 21 Trần Duy Khánh 7 8 22 Lê Minh Hiếu 6 6 23 Nguyễn Thảo Chi 9 9 24 Khoa Năng Minh Hiếu 7 8 25 Vũ Trang Nhung 6 6 26 Phạm Trần Lan Nhi 8 9 27 Đỗ Thanh Nhàn 7 9 28 Trần Anh Tuấn 8 8 29 Đỗ Anh Tú 7 9 30 Phạm Quốc Thái 7 8 31 Đỗ Lan Phương 7 9 32 Trần Nhật Vỹ 8 9 33 Lê Thùy Trang 7 7 34 Nguyễn Hải Thành 7 8 35 Vũ Đình Vinh 8 8 18
  16. 4. Phụ lục: Danh muc chữ cái viết tắt: GDBVMT: Giáo dục bảo vệ môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường 19