Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

doc 36 trang Đinh Thương 15/01/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_va_phat_trie.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

  1. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Sau khi nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non ” tôi đã thu được một số kết quả như sau: 1. Hiệu quả kinh tế: Nâng cao được hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Qua đó đã tiết kiệm được vốn ngân sách của Nhà nước, của trường, giáo viên không phải soạn giảng nhiều lần theo lối mòn, mà cần ngắn gọn, khoa học, kich thích trẻ mà chủ yếu là trẻ được thực hành và làm chủ bản thân qua các hoạt động. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Sau một thời gian thực hiện đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra, từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra một số kết luận sau: Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong một nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, do đó tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng, vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là sứ mệnh, là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài của người quản lý trong nhà trường. Qua đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các hoạt động của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát triẻn khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và tình cảm. Tập thể giáo viên đã nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục bậc học mầm non.
  2. Trẻ hứng thú tham gia hành động không mệt mỏi và hăng say làm việc mong hoàn thành bài tập cô giáo kết quả được nâng lên rõ rệt.Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. *Đối với phụ huynh - Các bậc phụ huynh có nhận thức sâu sắc về chương trình GDMN, luôn có sự phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Tin tưởng gửi con vào nhà trường, quan tâm đến chương trình học của trẻ và có nhu cầu học tập. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ nhà trường đồ dùng, đồ chơi sẵn có ở địa phương, tạo môi trường học tập thuận lợi cho nhà trường *Về giáo viên Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích hợp, lớp tôi đã có một kết quả thật tốt. Có được kết quả như vậy đó là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi kết hợp với đồng nghiệp đặc biệt là BGH nhà trường luôn sát cánh cùng tôi cải, đổi mới những biện pháp, hình thức sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để có được kết quả như vậy tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau: - Có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ. - Được nhà trường và đồng nghiệp tin tưởng, đánh giá cao, học sinh yêu quý, kính trọng. - Biết cách quản lý, sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, biết lồng ghép đan xen giữa các bộ môn, say mê sưu tầm và sử dụng sáng tạo các vật liệu sẵn có vào từng tiết dạy và các hoạt động, biết lựa chọn đổi mới phương pháp linh hoạt đáp ứng theo yêu cầu của hoạt động theo từng chủ điểm.
  3. - Nắm vững phương pháp dạy học, luôn đổi mới phương pháp dạy, tự tin khi thực hiện các hoạt động quản lý CSGD, linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. IV.CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là báo cáo sáng kiến“Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non”Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền. Tôi rất mong được sự đống góp chân thành cua các cấp lãnh đạo ngành để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) ĐINH THỊ HOA
  4. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIÊN (Kí tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO . (Kí tên, đóng dấu)
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường Mầm non- Bộ giáo dục và Đào tạo. 2. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên của BGD, NXBGD – NXBSP năm 2013. 3. Lập kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ giáo dục và đào tạo.) 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2017-2018. 5. Triển khai hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ cơ sở giáo v dục theo công văn 1151/SGDĐT – TTr ngày 19/9/2014 của Sở Giáo dục và đào tạo. 6. Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học, năm 2016, trường Cao Đẳng sư phạm Nam Định.
  6. PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Cán bộ giáo viên họp chuyên môn Hình ảnh 2: Tham gia tập huấn, thuyết trình sản phẩm của đơn vị
  7. Hình ảnh 3: Thăm lớp, dự giờ
  8. Hình ảnh 4: Một số hình ảnh chấm đồ dùng, đồ chơi Hình ảnh 5: Giáo viên quay video dạy trẻ chơi một số trò chơi dân gian
  9. Hình ảnh 6: Đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy khám phá khoa học Hình ảnh 7: Ban giám hiệu cùng tổ nhóm chuyên môn họp xây dựng, phân bổ kế hoạch dạy trẻ ứng phó dịch covid 19
  10. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm huyện Giao Thủy. Tôi ( Chúng tôi): Tỷ lệ(%) Số TT Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ đóng góp tháng Tác danh Chuyên vào việc tạo năm sinh môn ra SK 1 Đinh Thị Hoa 10/04/1991 Trường Mầm Phó hiệu CDSPMN 100% non Giao trưởng Thịnh - Là tác giả(nhóm tác giả) đề ghị công nhận sáng kiến: “ Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý (01)/Mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 đến 20 tháng 04 năm 2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: “ Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non” - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Điều kiện và đối tượng để áp dụng sáng kiến là đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Giao Thịnh 1.Thực trạng hoạt động liên quan đến công tác Quản lý bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên trường Mầm non Giao Thịnh
  11. 2. Những ưu điểm, nhược điểm để đổi mới và nâng cao chất lượng - Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm): Từ những kết quả, thực trạng trên tôi đã đưa ra một số biện pháp sau: + Nâng cao trình độ trên chuẩn của giáo viên + Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên + Tích cực bồi dưỡng cho giáo viên xây dựng bộ hồ sơ + Tổ chức thăm lớp, dự giờ + Công tác chỉ đạo điểm + Bồi dưỡng qua chuyên đề + Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn + Bồi dưỡng giáo viên qua các phong trào thi đua + Công tác kiểm tra thanh tra nội bộ + Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để bồi dưỡng giáo viên. + Chỉnh sửa kế hoạch thích ứng với dịch covid 19 trong thời gian trẻ ở nhà và trẻ đến trường theo chỉ đạo của SGD-ĐT - Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Hiệu quả về mặt kinh tế: Nâng cao được hiệu quả quản lý và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Qua đó đã tiết kiệm được vốn ngân sách của Nhà nước, của trường, giáo viên không phải soạn giảng nhiều lần theo lối mòn, mà cần ngắn gọn, khoa học, kich thích trẻ mà chủ yếu là trẻ được thực hành và làm chủ bản thân qua các hoạt động. Hiệu quả về mặt xã hội: Qua đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các hoạt động của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát triẻn khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và tình cảm.
  12. Tập thể giáo viên đã nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục bậc học mầm non. Trẻ hứng thú tham gia hành động không mệt mỏi và hăng say làm việc mong hoàn thành bài tập cô giáo kết quả được nâng lên rõ rệt.Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Thủy, ngày 20 tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn Đinh Thị Hoa